Xa Nhau Đủ Rồi! Về Thôi! Anh Thương

Chương 18




Trương Tử Tinh tỏ vẻ đồng ý với đề xuất tế tự của Đỗ Nguyên Tiển, nhưng nói rằng không có thời gian. Mà "kiến nghị bổ sung" của Thương Dung được Trương Tử Tinh trọng thị, Thương Dung thế nào cũng là nguyên lão tam triều, kinh nghiệm phong phú, đề xuất một kế hoạch kháng thiên tai tự cứu khá thực tế.

Trương Tử Tinh kết hợp một bộ phận tư liệu của Siêu Não, thêm vào bốn điểm trong kế hoạch của Thương Dung: một, sửa chữa thủy lợi, mở rộng thêm kênh rạch, do hạn hán đã phát sinh nên việc này không thể giải quyết được vấn đề căn bản; hai, khẩn cấp triển khai một phương pháp canh tác mới phù hợp với tình hình, kết hợp với tinh túy nông nghiệp nhiều đời, chế ra loại giống chịu hạn, lập tức canh tác; ba, dùng thực phẩm thay lương thực, chăn nuôi trên quy mô lớn; bốn, chiêu nạp nhân tài có kinh nghiệm dò tìm mạch nước ngầm các nơi.

Đối với Sùng Hầu Hổ đi dẹp Bình Linh Vương và Hoàng Phi Hổ đang lo việc viễn chinh Viên Phúc Thông, Trương Tử Tinh hạ lệnh tạm ngừng binh sự, hỗ trợ việc chống hạn, lại sai hậu cần bộ đội bổ sung vật tư.

Sau khi an bài xong mọi việc, Trương Tử Tinh lưu lại một mình Văn Trọng.

"Lão thái sư, quả nhân từng nghe người tu đạo có thể dùng phép thuật hô mưa gọi gió, di sơn đảo hải, không biết có thể mượn thuật này để giải nỗi khổ của dân?", Trương Tử Tinh nói một câu lập tức khiến Văn Trọng suy tư nửa này.

Văn Trọng ngẫm nghĩ rất lâu mới mở miệng nói: "Người tu luyện cần thuận theo thiên đạo, nếu trái pháp, tự tiện thi triển loại đạo thuật nghịch thiên kháng hạn này sẽ có trở ngại đối với tâm cảnh, thậm chí còn mắc vào vòng nhân quả, có đại nạn tới đầu".

Trương Tử Tinh cố ý nói: "như nếu có thể giúp con dân thoát cảnh hạn tai, dù bị báo ứng cũng có làm sao? Xin thái sư đem pháp quyết này truyền cho quả nhân".

Văn Trọng kinh hãi: "bệ hạ thân thể ngàn vàng, sao có thể như vậy? cho là phải ứng kiếp, cũng là lão thần chịu mới phải, vấn đề là phép hô mưa gọi gió không phải vạn năng, cho dù là bất chấp thi thuật, cũng không giải quyết được khốn cảnh của Đại Thương trước mắt".

Thì ra, loại pháp thuật di sơn đảo hải kia, thực tế giống như một loại pháp thuật dịch chuyển, đem một dạng vật thể tạm thời di tới nơi khác, nhưng loại dịch chuyển này có thời gian và quy mô hạn chế, quy mô quá lớn không thể vận chuyện, thời gian qua đi lại phục hồi nguyên trạng. Trong Phong Thần Diễn Nghĩa từng có đoạn Khương Tử Nha lấy nước ở Bắc Hải để chế ngự Vũ Dực Tiên, cái nói là nước bắc hải không phải là toàn bộ nước trong Bắc Hải, chỉ là một bộ phận mà thôi, nếu không phải nhờ Tam Quang Thần Thủy của Nguyên Thủy Thiên Tôn, chỉ sợ đã bị Vũ Dực Tiên đập cánh một cái là tan biến. Mà thuật hô phong hoán vũ thì tự như một loại pháp thuật chuyển hóa, đưa hơi nước lên không trung, hóa thành mưa rơi xuống, nhưng có tổn hao và lãng phí tương đối, hạn chế về cự ly, thể tích, pháp lực càng cao thì cự ly có thể điều khiển càng cao, số lượng cũng nhiều hơn. Nhưng bây giờ các nguồn nước đều cạn kiệt, diện tích hạn hán lại rất lớn, loại pháp thuật này không thích hợp sử dụng.

Nghe Văn Trọng giải thích xong, Trương Tử Tinh hết sức thất vọng, vốn hắn còn ôm không ít hi vọng dựa vào đạo thuật làm mưa, giờ không khỏi lộ ra vẻ bất lực. Văn Trọng thấy thiên tử sầu mi lo lắng, lập tức lên giọng nghĩa khí: "bệ hạ, lão thần quen không ít đạo hữu trong tứ hải, không bằng lão thần đi tìm bọn họ, xem có biện pháp nào tốt không".

Trương Tử Tinh nhất thời cũng không nghĩ ra biện pháp nào, chỉ miễn cưỡng khích lệ vài câu, tống hắn ngồi lên Mặc Kỳ Lân, đằng không bay đi.

Vừa tiễn Văn Trọng đi, thái giám liền báo Phi Liêm cầu kiếnM mấy năm nay Phi Liêm hết mực cẩn thận, không dám lộ đầu, hôm nay lại chủ động cầu kiến, khiến cho Trương Tử Tinh trong lòng ngạc nhiên.

Tin tức Phi Liêm mang tới càng khiến Trương Tử Tinh kinh hãi: "Bệ hạ, lần này bỗng đại hạn hán khiến sinh linh ta thán, không phải là trời hàng tai ách mà có người cố ý hãm hại!".

Chẳng nhẽ Phi Liêm cũng biết chuyện Nữ Oa năm xưa? Trương Tử Tinh biến sắc, vội vàng nói: "ái khanh mau đem nội tình bẩm cáo !".

"Bệ hạ từng nghe qua "Hạn Bạt"?", nhắc đến tên Hạn Bạt, ánh mắt Phi Liêm rất nhanh lóe lên một tia hận ý.

"Hạn Bạt?", Trương Tử Tinh chỉ thấy có chút quen tai, Siêu Não- trí năng tiến hóa đã lên tới mức đáng kể-lập tức truyền ra một loại tin tức tương ứng. "Sơn Hải Kinh" từng nhắc tới vị hạn thần này, gọi là Nữ. Nữ từng tham gia cuộc chiến Hoàng Đế, Xi Vưu, đánh bại Phong Bá, Vũ Sư, góp công lớn trong việc tru diệt Xi Vưu.

Phi Liêm giải thích nói: "Hạn Bạt là thượng cổ thiên nữ, cũng gọi là Nữ Bạt, tướng mạo kinh khủng, tính tình cổ quái, pháp thuật chủ đạo là gây hạn hán, bị thế gian căm ghét. Lúc Hoàng Đế quyết chiến cùng Xi Vưu, Xi Vưu dũng mãnh vô song, Hoàng Đế không địch được, nhờ tiên nhân hỗ trợ gọi thần thú Ứng Long tới vây công Xi Vưu. Ứng Long giỏi hút nước, hóa thành bão tố vây khốn quân Xi Vưu. Không ngờ bên Xi Vưu có Phong Bá, Vũ Sư pháp thuật còn giỏi hơn, điều khiển bão tố quay lại đánh tới phe Hoàng Đế, Hoàng Đế đại bại. Nữ Bạt nghe lệnh Cửu Thiên Huyền Nữ tới tương trợ, sử pháp thuật tan gió ngưng mưa. Cuối cùng Hoàng Đế nhờ vào chư tiên giúp đỡ, đánh bại Xi Vưu ". Nguồn: http://truyenfull.vn

"Sau khi Hoàng Đế thắng Xi Vưu, Nữ Bạt đi đâu?"

Phi Liêm đáp: "Nữ Bạt và Ứng Long vốn là thần trên trời, lần đó tuy là lĩnh chỉ hạ giới, nhưng lại tiêm nhiễm khí phàm gian, không được trở lại thiên đình. Hoàng Đế phong Nữ Bạt là Hạn thần, Ứng Long là Vũ thần, nhưng đem Nữ Bạt phong ấn tại nơi Xích Thủy phía bắc, đặt làm cấm địa, để tránh gây họa nhân gian. Nữ Bạt này vốn bị Hoàng Đế phong ấn, hôm nay không biết người nào lại thả ra, Nữ Bạt ngàn năm oán niệm không phải tầm thường, gây ra đại hạn trong thiên hạ, khiến giang sơn Đại Thương chúng ta rơi vào kiếp nạn".

"Thì ra là vậy! không ngờ lại là tên Hạn Bạt này tác oai tác quái!", Trương Tử Tinh lộ sát ý: "Nếu diệt trừ Hạn Bạt, có thể tiêu trừ thiên tai lần này không ?"

Phi Liêm nghe ra sát khí trong lời thiên tử, trong bụng mừng rỡ, vội vàng gật đầu xưng phải, lại thấy Thiên tử nghiêm mặt: "Hạn Bạt xuất thế không người nào biết, ngươi từ đâu biết tin này?"

Phi Liêm kinh hãi, cũng may phản ứng rất nhanh, vội vàng thưa: "Tiểu Đản tháng trước gặp một nữ tử nơi thâm sơn, cả đầu không tóc, tướng mạo xấu xí, mà ở nơi đó, nước trong suối, khe đều cạn kiệt. Hạ thần tò mò tra sử sách, mới xác định nữ tử này là Hạn Bạt, không dám chậm trễ, tức tốc tới bẩm với bệ hạ".

"Tiểu Đản tận mắt nhìn thấy? nó có cùng Nữ Bạt giao thủ? Xem ra quả nhân phải triệu nó tới hỏi thử xem…", Trương Tử Tinh liếc Phi Liêm giờ này mồ hôi đầm đìa một cái: "Ái khanh có biết Nữ Bạt bây giờ ở chỗ nào?"

Phi Liêm cúi đầu đáp: "hạ thần không biết…"

Trương Tử Tinh đầy thâm ý nhìn hắn một cái nói: "chuyện ái khanh vừa bẩm tấu hết sức trọng yếu, chuyện này giao cho ái khanh toàn quyền phụ trách, tất phải tìm thấy tru diệt Hạn Bạt kia".

Phi Liêm lộ vẻ khó khăn: "Hạ thần lực lượng ít ỏi, sao có thể địch nổi thượng cổ hung thần này? Xin bệ hạ phái người tài hơn".

Trương Tử Tinh nghiêm mặt nói: "chuyện này quan hệ trọng đại, ái khanh không cần thối thoát, quả nhân cho ngươi quyền điều binh để truy lùng tung tích Hạn Bạt, nếu như phát hiện, lập tức hồi báo, quả nhân sẽ phái cao nhân hỗ trợ, thay ngươi tiêu diệt Hạn Bạt".

Phi Liêm nghe thấy mấy chữ cuối cùng, sắc mặt chợt biến, đang định giải thích thêm gì lại bị Trương Tử Tinh ngăn trở: "chuyện hết sức khẩn cấp, ái khanh mau tức tốc đi chuẩn bị, nếu thành công tất có trọng thưởng".

Phi Liêm không dám kháng mệnh, cáo từ rời đi.

"Cửu Thiên Huyền Nữ, cũng gọi Huyền Nữ, Nguyên Nữ, Cửu Thiên Nữ, Cửu Thiên Nương Nương, là thượng cổ nữ thần, có nhiều hóa thân: một, Nữ Oa nương nương; hai: Ấn Độ Đại Hắc Thiên chiến thần; ba: Phật giáo người nghĩ ra phép du già Hương Thủ bồ tát; bốn: thủy tổ Thương Triều Huyền Điểu, xưng làm Phượng Hoàng thánh mẫu…", Trương Tử Tinh xem qua các thần thoại tư liệu trong Siêu Não, nắm tay dần dần nắm lại thành quyền, chẳng lẽ là quỷ kế của Nữ Oa nương nương? Khí vận Đại Thương suy giảm? tám chín phần là vì người này! Không ngờ lại có thể hi sinh thiên hạ bách tính để chứng tỏ lời tiên tri của mình đúng đắn, giỏi cho một vị thánh nhân nương nương! Bất kể thế nào, nếu như Phi Liêm nói là thật, nhất định phải sớm trừ diệt Hạn Bạt!

Từng ngày từng ngày trôi qua, Văn Trọng ra ngoài tìm bằng hữu giúp đỡ vẫn chưa trở lại, Phi Liêm truy tìm Hạn bạt cũng không có kết quả, tình hình hạn hán càng trở nên nghiêm trọng. Cũng may biện pháp kháng hạn của Trương Tử Tinh có tác dụng không nhỏ, lại nhờ Siêu Não khống chế một số robot, đào được một số giếng nước mới ở Triều Ca, tạm thời giải quyết được vấn đề thiếu nước trước mắt. Nhưng đối với cả thiên hạ mà nói, cũng là nước xa không cứu được lửa gần, không cách nào giải quyết vấn đề về căn bản.

Trương Tử Tinh vì muốn trấn an nhân tâm, điều động cả sĩ tốt hộ vệ bên người giúp đỡ dân chúng, mỗi ngày sau khi tan triều, Thiên tử liền dẫn theo quan viên, tự thân thăm hỏi và xem xét tai dân Triều Ca.

Cũng có lúc Trương Tử Tinh dẫn theo chúng phi tử giả nam trang cùng đi. Nhìn thảm trạng của tai dân, mấy người Khương Văn Sắc hết sức xúc động, sau khi về cung, Khương Văn Sắc lập tức làm ra quyết định: từ chỗ mình bắt đầu, hậu cung theo chế độ tiết kiệm nước. Loại chế độ này được Trương Tử Tinh công khai, áp dụng cả tới các quan viên trong triều, bất kể là quí tộc đại quan, đều chỉ được dùng một lượng nước đủ theo tiêu chuẩn, còn đâu đem chẩn tai, đồng thời cũng điều động lượng lớn tiền bạc vật tư từ quốc khố, chuyển tới các vùng bị nạn.

Đát Kỷ lúc đầu còn cố gắng bắt chước mấy vị tỷ tỷ theo thiên tử xuất cung vấn an dân chúng, nhưng đi được vài lần liền cáo bệnh tránh ở trong cung. Nàng vốn không phải gớm ghiếc hay khinh bỉ bình dân, mà là sợ hãi, sợ mình đi cùng thiên tử vài lần, sẽ bị tình cảnh làm cho xúc động. Dù sao, trong thời gian sau đó, Đát Kỷ tựa hồ an phận hơn không ít.

Chuyện thăm hỏi dân chúng này cùng với "Kháng hạn tuyên ngôn" Trương Tử Tinh tự tay viết được đăng trên Đại Thương Quý Khan, được dân chúng cảm động vô cùng. Quan viên thời này còn chưa tham ô hủ bại như hậu thế, lại thêm Triệu Khải, Mai Bá mấy trọng thần "cổ hủ" tự thân đôn đốc các bộ, quan viên đều không dám tàng tư giấu diếm; tai dân nhận được vật tư cứu tế đều cảm ân thiên tử không thôi.

Khiến Trương Tử Tinh tức giận là, có một số kẻ lợi dụng lúc hạn hán bắt đầu đứng lên hoạt động, đi khắp nơi truyền ngôn, nói thiên tử không nghe tổ tiên, phế trừ lễ pháp, ép buộc thi hành tân chánh, khiến cho trời căm người giận, làm thiên tai giáng xuống trừng phạt Đại Thương, nếu thiên tử chấp mê không tỉnh ngộ, còn có càng nhiều tai nạn đáng sợ hơn giáng xuống.

Trương Tử Tinh thấy mấy kẻ này lợi dụng hạn hán làm ra phản ứng chỉ trích tân chánh, không khỏi lửa giận đùng đùng, phái người điều tra bọn chúng, nhưng loại phương pháp truyền miệng này, dù cấm cũng như không, đặc biệt là ở các nước chư hầu, còn bịa đặt ra càng nhiều chuyện hoang đường hơn. Có chỗ còn nói Thiên tử thất đức bị trời trừng phạt, thiên hạ sắp sửa đại loạn, lúc đó sẽ có chân chúa xuất thế, thay thế thiên tử, cứu vạn dân thoát cảnh nước lửa.

Càng nghiêm trọng hơn là, do vốn rất tin quỷ thần, rất nhiều dân chúng bắt đầu tin vào lời truyền ngôn này, lại tiếp tục truyền bá. Không bao lâu, lời đồn đã truyền khắp thiên hạ, không chỉ tạo thành trở ngại rất lớn với tân chánh, còn khiến cho bách tính vốn sùng bái và tín nhiệm thiên tử cũng bắt đầu thay đổi thái độ.

Cấm đoán dân chúng còn khó hơn đắp đê ngăn lũ, đây là câu Trương Tử Tinh đau lòng tổng kết được. Xét tới tình huống nguy cấp này, hắn suy nghĩ trước sau, cuối cùng làm ra quyết định: tế trời cầu mưa!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.