Võ Lâm Tĩnh Hải

Chương 55: Công phu




Lần cuối cùng tôi gặp bà ngoại là vào tháng 6 năm 2011. Mẹ gọi điện thoại cho tôi nói bệnh của bà đã rất nặng, không ăn được cơm nữa, chỉ dựa vào truyền dịch để duy trì sự sống. Tôi nói sao có thể, lúc tết về thăm bà chẳng phải vẫn khỏe mạnh hay sao. Năm ngoái không phải đã làm phẫu thuật rồi sao.

Tôi nói: “Trung thu con sẽ về thăm bà”.

Mẹ tôi nói: “Kiệt à, trung thu con mới về e rằng không gặp được bà ngoại con nữa”.

Tôi nói: “Vậy đợi tới sinh nhật mẹ con sẽ về.”

Tứ Xuyên tháng sáu, trời đã rất nóng, tôi vừa xuống máy bay là lên xe bus về thị trấn Đa Duyệt. Khi còn nhỏ ngồi xe đi thăm bà tôi luôn có cảm giác xa vô cùng, ngủ xong một giấc vẫn thấy đang vượt núi vượt đèo. Còn bây giờ khoảng cách luôn được tính bằng thời gian, từ Bắc Kinh tới Thành Đô mất ba tiếng máy bay, từ Thành Đô tới Nga My mất một tiếng đường cao tốc, từ Nga My tới Đa Duyệt chẳng qua chỉ mất bốn mươi phút đi đường, dường như chớp mắt đã tới.

Lúc đó tôi không ý thức được thời gian không chờ đợi bất cứ ai. Lúc ấy trong tôi dù có lo lắng nhưng vẫn lạc quan, tôi không tin người thân của mình sẽ rời khỏi thế giới này. Ở quê có rất nhiều kênh, hai bên đường đều là ruộng lúa, phía xa ruộng lúa là một rừng trúc xanh, dưới rừng trúc chính là nhà dân. Gần tới trưa, từng cuộn khói bếp xoay tròn trên bầu trời xanh hiếm thấy, gió thổi vang tiếng ve, quyện với mùi lúa thơm. Tâm trạng tôi cũng rất vui.

Trong kí ức của tôi, bà ngoại là một người béo, mặc dù năm ngoái nhìn thấy bà sau khi phẫu thuật đã gầy đi nhiều, nhưng có lẽ do mùa đông mặc nhiều quần áo nên bà vẫn là người mập mạp như trong trí nhớ của tôi. Nhưng lần này sau khi xuống xe vào thăm bà đã thấy bà gầy lắm rồi, tâm trạng vui vẻ ban nãy khi thấy bầu trời xanh lam bỗng chốc bay biến hết.

“Cháu về rồi à?”. Bà ngoại nắm tay tôi.

“Vâng, cháu về rồi”. tôi cũng nắm lấy tay bà.

Mẹ tôi nói, đợt trước bà không ăn được gì, chỉ truyền dịch, hai hôm nay tâm trạng vui vẻ nên ăn được một chút. Bữa cơm trưa, tôi nấu cháo cho bà, bà ngồi bên bàn ăn đã lâu không ngồi, nhìn chúng tôi ăn cơm. Có lẽ tâm trạng vui nên bà ăn hết một bát cháo, mọi người cũng vui lây.

Thực ra bệnh của bà tôi đã rất nặng, tôi vốn không ý thức được bát cháo này bà vốn không thể tiêu hóa nổi, nhưng tôi khi nhìn thấy bà ăn được chút đồ ăn lại rất ngây thơ cảm thấy ấm lòng, trong tiềm thức cho rằng con người chỉ cần ăn được ngủ được là sẽ không chết.

Sau bữa cơm trưa, tôi biếu bà ngoại một khoản tiền, bà không từ chối như lần trước, tôi ngồi bên bà, bà nắm tay tôi nói chuyện. nhớ lại lần gặp nhau cuối cùng ấy, chỉ cần có cơ hội là bà sẽ nắm tay tôi, bàn tay bà dù thô ráp nhưng ấm áp, giống như hồi bé vậy, chỉ là chẳng bao giờ rắn chắc như trước, giờ chỉ còn những khớp tay gầy gò.

Bà nắm tay tôi, hỏi mẹ tôi: “Mai sinh nhật con phải mua chút gì chứ?”.

“Mua gì chứ? Con không mua gì”. Mẹ tôi đang ngồi gọt táo.

Bà lấy số tiền tôi cho bà ra, đưa cho mẹ tôi một nửa: “Cầm lấy đi đánh một chiếc vòng, nếu không đủ thì bảo con trai con đưa cho”. Bà quay sang nhìn tôi, gương mặt ngập tràn nụ cười.

Sau bữa cơm tối, mẹ tôi hỏi: “Bà có muốn ra ngoài đi lại không?”.

Quả thực hôm nay tâm trạng của bà ngoại rất ổn, bà đứng dậy đi lại hai bước sau đó nói: “Đi đi, lâu lắm không bước chân ra ngoài cửa rồi”.

Chúng tôi men theo con đường trong thị trấn đi về phía làng, căn nhà cổ ở dưới làng cách thị trấn chừng hơn nửa tiếng đi bộ. dường như những kì nghỉ hè, nghỉ đông trong tuổi thơ của tôi đều trải qua ở căn nhà cũ dưới làng, bà ngoại khi ấy béo mập, nuôi tằm, nuôi gà,nuôi lợn, trồng vườn quả, trồng lúa, ngày nào giọng nói cũng lanh lảnh, tay chân nhanh nhẹn. Thế mà bây giờ, bà lại đi bộ chậm như thế.

Thôn Đa Duyệt nằm ở khu vực đồi núi, trung tâm thị trấn được đặt ở trên đập nước giữa các ngọn núi nhỏ, muốn đi xuống dưới làng đều phải đi trên đường dốc. Bà ngoại vừa đi vừa dừng, mỗi lần bước tới chỗ cao hơn, tầm mắt mở rộng hơn, bà liền chỉ về phía căn nhà mới xuất hiện trong tầm mắt và nói với mẹ tôi, đó là nhà của ai của ai, có họ hàng thân thiết lòng vòng như thế nào với nhà chúng tôi, mấy năm qua làm gì làm gì. Tôi không quen những người ấy nên chỉ đứng bên đường, nhìn bà ngoại thấp hơn tôi, gầy gò hơn tôi, dường như một cơn gió cũng thổi bay đi được, trong lòng cảm thấy vô cùng buồn bã.

Đi chừng mười mấy phút, chúng tôi đã nhìn thấy con đường nhỏ về căn nhà cũ trong núi.

Thực ra lúc ấy hoàn toàn chưa nhìn thấy nhà cũ, nhưng bà ngoại vẫn đưa tay chỉ về phía ấy, nói: “Men theo con đường nhỏ này, trèo lên con dốc kia, vòng qua khu rừng kia, đi qua nhà chú họ cháu là tới nhà chúng ta rồi. Cháu còn nhớ không? Khi còn nhỏ, mỗi kì nghỉ hè về đây, lúc cháu tức giận, cháu sẽ đeo cặp, đội mũ, bước từ trong nhà ra và nói muốn về thành phố, nhưng lần nào cháu cũng bước tới chỗ bờ ruộng và đứng đợi ở đó, ông ngoại sẽ tới tìm cháu về”.

“Cháu nhớ”. Sống mũi tôi cay cay.

Tôi nghĩ hôm ấy bà ngoại rất muốn đi về nhà cũ thăm nhà, nhưng bà thực sự không đi được nữa, chúng tôi đành quay về.

Bảy giờ tối vào mùa hè, trời Tứ Xuyên mói bắt đầu tối. Mặt trời ngả về phía Tây, rừng trúc hai bên đường và những cây khuynh diệp kéo dài chiếc bóng cuối cùng, trên núi đã bắt đầu có sương muối, xen lẫn mùi thơm của thức ăn không biết nhà ai vừa nấu bếp, máy chú chó chốc chốc lại sủa vang mấy tiếng. Bà ngoại và mẹ khoác tay nhau đi phía trước tôi, mọi thứ đều tốt đẹp như vậy, nhưng tôi thực sự cảm thấy buồn.

Buổi tối, bà ngoại ngủ say, mẹ cũng kéo tay tôi, khẽ nói: “Con trai à, đây có lẽ là lần cuối cùng mẹ làm sinh nhật mà có mẹ mình ở bên”. Nói xong mẹ bật khóc.

Lần ấy tôi ở bên bà ba ngoại ngày, lúc đi tôi nói với bà : “Trung thu cháu sẽ về thăm bà”.

Bà nắm tay tôi không muốn buông: “Trung thu cháu về e là không còn bà ngoại nữa đâu”.

Tôi nói: “Không đâu bà, mấy hôm nay bà ăn được ngủ được, bệnh tình chuyển biến tốt rồi”.

“Được rồi, vậy bà đợi cháu về”. bà nói: “Hai mẹ con đi đi, về Bắc Kinh chăm chỉ làm việc, bà không tiễn nữa”.

Lần tạm biệt cuối cùng ấy, bà thực sự không ra ngoài tiễn cửa, lúc ấy tôi cũng không suy nghĩ nhiều. Nhưng bây giờ nghĩ lại, bao nhiêu năm qua lần nào rời khỏi bà ngoại, chí ít bà đều bước tới cửa, nhìn theo bóng chúng tôi rời đi. Tôi nghĩ, bà đã cảm nhận được đó là lần cuối cùng gặp tôi, vì thế nếu thực sự bước ra ngoài tiễn tôi đi, bà sẽ khóc.

Quả nhiên bà ngoại không qua nổi trung thu, bà mất vào ngày 28 tháng 8 năm 2012, hưởng thọ bảy mươi mốt tuổi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.