Viễn Cổ Cuồng Tình

Quyển 3 - Chương 46: Lời hứa nghìn vàng




Một gã binh lính trẻ đang ưu tư, tâm tình buồn bực giống như trời sắp đổ xuống. Một binh sĩ trong lều thấy thế

, vỗ vào đầu y cười mắng:

- Hà Bắc nếu biến đổi, ngươi trở về làm ruộng là được. Ngươi tưởng mình là quý tộc, sẽ bị áp giải tới Thái Nguyên chắc?

- Ta không phải lo lắng cái này. Điều ta lo lắng là Kiều Ngũ mặt rỗ bị chết trận ở Nhạc Thọ. Y còn nợ ta hai trăm xâu tiền, kiếm ai để đòi nợ đây?

- Binh hoảng mã loạn, bảo trụ tính mệnh mới là quan trọng nhất. Tiền chỉ là vật ngoài thân, mất thì có thể lại kiếm về…

Một gã lão binh chậm rãi nói.

- Không thể nói như vậy. Có tiền kiếm, đương nhiên không thể buông tha.

Hỏa Trưởng vừa nói, ánh mắt lại vừa nhìn về phía sông tìm kiếm. Đây là hành động vô ý thức của gã, bọn họ cũng không chỉ dựa vào quân lương kiếm sống. Bỗng nhiên, gã đứng lên nói:

- Anh em, lợi nhuận tới cửa rồi.

Trên mặt sông, một con thương thuyền ba trăm thạch đang từ hướng Nam i đến. Trên thuyền có buồm, không có người kéo thuyền. Thuyền có cắm một thương cờ hình tam giác.

Đầu thuyền đứng một người nam tử khoảng hai mươi tuổi. Đầu đội khăn, thân mặc trường bào. Đây là y phục của thương nhân. Người này chính là chủ tướng quân Nam Lộ Từ Thế Tích. Y chắp tay phía sau, ánh mắt chăm chú nhìn vào trạm canh gác (trạm này dùng để đốt lửa báo động) trên bờ.

Đậu Kiến Đức để bảo hộ huyện Chương Nam, liền tu kiến hai mươi lăm trạm canh gác ở giữa huyện Chương Nam cùng huyện Nhạc Thọ. Nếu có tình huống dị thường phát sinh, thì sẽ đốt lửa để báo nguy cho huyện Chương Nam.

Mà Từ Thế Tích thấy chính là một trong những trạm canh gác đó. Đây là cái đầu tiên, xây dựng dựa vào bờ kênh. Nhưng Đậu Kiến Đức lại không nghĩ tới, kênh đào lại trở thành bí quyết làm giàu của trạm tranh gác.

Lúc này, một chiếc thuyền nhỏ theo đường thủy dưới chân trạm gác đi ra, trên thuyền đứng bảy tám gã binh sĩ. Trong ánh mắt mỗi người tràn ngập hưng phấn cùng khát vọng. Bởi thật lâu rồi bọn họ không nhìn thấy một thương thuyền lớn như vậy.

- Dừng lại!

Hỏa Trưởng đứng đầu vung trường đao, ở xa cất tiếng gọi.

Thuyền lớn buông buồm. Còn cách một trăm bước thì chậm rãi dừng lại. Bảy tám gã binh sĩ hành động nhanh chóng, nhảy lên thuyền lớn. Từ Thế Tích chắp tay cười nói:

- Mấy quân gia có chuyện gì cần không?

- Chuyện gì à?

Hỏa Trưởng quan sát y từ trên xuống dưới một lát. Thấy dáng người y khôi ngô, vạm vỡ, thật không dám đi đến đánh một quyền. Hỏa Trưởng vòng vo hai mắt, trong lỗ mũi thở ra khí lạnh nói:

- Chúng ta nhận được tình báo, trên thuyền của ngươi có hàng cấm. Chúng ta muốn lục soát.

- Muốn lục soát sao?

Từ Thế Tích mỉm, xua tay nói:

- Vậy thì mời!

Trong lòng hỏa trưởng kinh ngạc. Vung tay lên:

- Đi vào tìm!

Vài tên binh sĩ đều tiến vào trong thuyền. Nửa ngày không thấy động tĩnh:

- Các ngươi, có phát hiện ra hàng cấm không?

Hỏa trưởng có chút lo lắng hỏi.

- Hoả trưởng, trong thuyền có vàng!

Bên trong thuyền truyền ra tiếng của binh sĩ trẻ, nhưng không phải rất vui sướng.

Hai mắt của Hỏa Trưởng sáng lên. Dĩ nhiên có vàng. Đầu năm nay, vàng là thứ đáng giá. Đầu của y nóng lên, cũng bất chấp giọng nói của thủ hạ có chút lạ, liền tiến vào thuyền nói:

- Để lại cho lão tử!

Vừa nhìn vào, cái miệng y há rộng ra, không thể nói lên lời. Chỉ thấy bên trong buồng nhỏ của tàu, tất cả huynh đệ của mình đều ngồi xổm xuống. Hai tay đặt trên đầu, bên cạnh có gác đao sáng bóng. Hơn mười người to lớn đang lạnh lùng nhìn y.

Không đợi y phản ứng, một cây đao đã gác lên cổ. Phía sau truyền đến tiếng cười nhạt của thanh niên kia:

- Tưởng vơ vét tài sản của ta sao? Không có cửa đâu! Khi ta ăn bát cơm này thì ngươi đáng bú sữa đấy!

Hỏa trưởng sợ hãi quỳ xuống nói:

- Tiền bối tha mạng!

Một lúc lâu sau, mấy trăm chiến thuyền lớn chậm rãi xuất hiện. Huyện Chương Nam nằm cách phía Tây kênh đào mười dặm. Cũng đào một tuyến sông đi thông vào huyện, nhưng không thể chứa được thuyền lớn của quân Tùy.

Một đội thuyền lớn kéo dài hơn mười dặm của quân Tùy cập bờ kênh đào. Từng đội binh sĩ Tùy từ trên thuyền đi xuống. Phía sau là đội kỵ binh cũng nhanh chóng đi theo.

Ba mươi nghìn bộ binh cùng mười nghìn kỵ binh nhanh chóng sắp xếp đội hình giữa đồng trống. Đây là quân Tùy Nam Lộ từ thành Lê Dương đến. Trải qua gần mười ngày đi thuyền, rốt cuộc đã đến huyện Chương Nam.

Trên đồng trống, đội ngũ chỉnh tề, khôi giáp lóe sáng, đao mâu như rừng. Tinh thần binh lính sung sức, trong mắt tràn ngập khát vọng lập công.

Từ Thế Tích cưỡi ngựa lao nhanh trong đội hình. Y cao giọng hô to:

- Đây là thời khắc vinh quang nhất. Quân nhân Đại Tùy cho tới bây giờ đều là bách chiến bách thắng. Giơ cao hoành đao trường mâu trong tay các ngươi. Dùng dũng khí cùng ý chí chiến đấu của các ngươi, bảo vệ vinh dự của quân nhân Đại Tùy.

Từ Thế Tích rút mạnh chiến đao ra, hướng huyện Chương Nam bổ tới:

- Giết!

- Giết!

Bốn mươi nghìn tướng sĩ cùng lúc hô lớn. Thanh âm vang vọng đất trời. Bốn mươi nghìn người xuất phát, lao về phía huyện Chương Nam bát ngát mênh mông.

Vài tên binh sĩ đứng trên trạm canh gác, thấy thanh thế của quân Tùy to lớn, ai ai cũng sợ đến nỗi run rẩy. Bọn họ đều biết, huyện Chương Nam xong đời rồi. Trong huyện, binh sĩ toàn mặc bì giáp, áo bố, cầm gậy gỗ làm trường mâu, là một đám ô hợp. Làm sao có thể là đối thủ của quân Tùy?

Lúc này, một gã quan quân cưỡi ngựa chạy tới, xoay người xuống ngựa, chạy đến trạm canh gác của quân địch:

- Tướng quân có lệnh, lập tức đốt lửa.

Binh sĩ quân Tùy đá Hỏa trưởng một cước:

- Nhanh đốt lửa!

Hỏa trưởng lắp bắp hỏi:

- Là muốn đốt lửa thông báo bình an sao ạ?

- Không! Là đốt lửa thông báo có đột kích.

Hỏa trưởng có chút hồ đồ. Đã như vậy, còn bắt bọn họ làm cái gì. Đội thuyền tới, bọn họ tự nhiên sẽ đốt lửa báo có nguy hiểm. Nhưng nghĩ kỹ, y lại minh bạch. Phỏng chừng thấy đội thuyền, tất cả mọi người đều ba chân bốn cẳng chạy mất, ai còn quan tâm đốt lửa báo nguy.

- Ngũ lang, lão Bình, theo ta đi đốt lửa, đốt bốn điểm!

Chỉ chốc lát, bốn trụ khói đã bốc lên cao. Đây là biểu thị tình hình nguy cấp, có hơn một trăm nghìn quân Tùy đánh huyện Chương Nam. Rất nhanh, cách đó mười dặm cũng xuất hiện bốn cột khói. Từng cột từng cột thay nhau xuất hiện.

Từ kênh đào tới huyện thành Chương Nam cũng không xa. Chỉ cách mười dặm. Bốn mươi nghìn quân Tùy chạy nhanh trên quan đạo. Lúc này, huyện Chương Nam đã lọan thành một đoàn.

Ba mươi nghìn quân coi giữ đã thấy bốn cột khói ở xa xa. Đó là một trăm nghìn quân đội đánh tới. Tiếng cảnh báo chói tai vang lên khắp nơi, bọn lính sợ đến hồn phi phách tán. Một ít binh sĩ rời doanh trại, lén lút chạy trốn.

Huyện Chương Nam đối với Đậu Kiến Đức mà nói, thuộc về hậu phương. Để đối phó với một trăm nghìn quân Tùy, Đậu Kiến Đức cũng không có để tinh binh ở huyện Chương Nam. Trái lại, y chỉ để lại phần lớn là nhược binh.

Ngoại trừ năm nghìn quân đội thủ thành có chút trang bị ra. Còn lại hai mươi lăm nghìn người đều là tân binh mới chiêu mộ, chỉ mặc bì giáp, cầm binh khí thấp kém. Rất nhiều binh sĩ ngay cả bì giáp cũng không có, chỉ dùng vải bố thô ráp buộc chặt lại.

Kỳ thực trang bị cũng không phải quá trọng yếu, quan trọng là quân tâm sĩ khí. Đang lúc cày bừa vụ xuân, rất nhiều binh sĩ đều lo lắng tình hình trong nhà, không có tâm trạng tham dự chiến tranh. Lại càng không muốn chết trên chiến trường.

Cửa thành đã đóng, hai mươi lăm nghìn binh sĩ đứng ở ngoài được tổ chức lại, đứng ngoài ngăn cản địch. Trong lòng bọn lính sợ hãi vạn phần. Không ngừng có binh sĩ bỏ lại trường mâu, chiến đao, chạy nhanh ra khỏi đội ngũ, liều mạng chạy ra cánh đồng bát ngát.

Có một người làm mẫu thì có hai người theo. Có hai người chạy trốn thì có mười người noi theo. Đào binh càng ngày càng nhiều, quan quân liên tục giết mấy người, nhưng cũng không ngăn trở được.

Chủ tướng huyện Chương Nam là Đổng Khang Mãi, là đại ái tướng tâm phúc của Đậu Kiến Đức. Y đứng trên đầu thành chăm chú nhìn vào một dải màu đen đang càng ngày càng gần. Đó là quân Tùy đang đội trời đạp đất, đã đến gần năm dặm, trong lòng y lo lắng cực độ.

- Tướng quân!

Một gã tướng lĩnh dưới thành cưỡi ngựa vội tới, cao giọng hô to:

- Bọn lính chạy trốn càng ngày càng nhiều, đã không thể khống chế được.

- Ai dám chạy trốn thì làm thịt hắn, không được rối loạn, nhất định phải ổn định cho ta.

Đổng Khang Mãi tàn bạo hạ lệnh.

Tuy rằng y hạ nghiêm lệnh, nhưng y chính mắt thấy các tướng lĩnh căn bản là không ngăn cản được đào binh. Không ngừng có một đám đào binh chạy khỏi đội ngũ, hướng ruộng hoang chạy đi.

Đổng Khang Mãi đã ý thức được huyện Chương Nam không thể giữ được. Thành thì thấp bé, cửa lớn thì mỏng, rất dễ bị công phá. Y xoay người hét:

- Mệnh lệnh các huynh đệ xếp thành hàng tập trung lại.

Đổng Khang Mãi thúc ngựa chạy hướng hành cung. Vương phi cùng hơn mười người ngoại thích tộc nhân của Đậu Kiến Đức đều ở trong hành cung. Vốn cho rằng ở đây là an toàn, không ngờ lại trái ngược lại.

Đổng Khang Mãi minh bạch, thành trì cùng nhà kho đã mất, Đậu Kiến Đức sẽ không trách y. Quân đội bại vong, Đậu Kiến Đức vốn đã tính đến. Nhưng Vương phi tuyệt không thể bị quân Tùy bắt làm tù binh. Y phải hộ tống Vương phi cùng tộc nhân rời khỏi.

Rất nhanh, cửa phía Bắc thành mở, Đổng Khang Mãi suất lĩnh ba nghìn binh sĩ hộ vệ Vương phi cùng tộc nhân nhanh chóng rời khỏi thị trấn. Y biết đại thế đã mất, trước cứ chạy thoát đã.

Bốn mươi nghìn quân Tùy một đường đi nhanh, đã cách ngoài thành Chương Nam một dặm. Thấy quân địch ước chừng có hai mươi nghìn người, y giáp không chỉnh tề, vũ khí cũ nát không đồng nhất, đội hình tán loạn, Từ Thế Tích cười lạnh một tiếng, chiến đao vung lên, lớn tiếng hô to:

- Giết…!

- Giết…

Mười nghìn kỵ binh giận dữ hét lên, vung lên chiến đao, như trận bão tràn về hướng quân địch. Ba mươi nghìn bộ binh đi sát theo phía sau, thanh thế ùn ùn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.