Viễn Cổ Cuồng Tình

Quyển 2 - Chương 37: Vĩnh biệt người thân




Nguồn: Mê truyện

Lý Uyên gật nhẹ đầu, lại hỏi Trần Thúc Đạt:

- Trần Thượng Thư thấy thế nào?

Trần Thúc Đạt là quý tộc triều Trần, vừa có học thức vừa có tài. Y vốn là Thái Thú Quận Giáng, lúc Lý Uyên khởi binh, y liền dâng Quận Giáng đầu hàng, sau được thăng làm Hoàng Môn Thị Lang. Bùi Tịch miễn chức Lại bộ Thượng thư, lại do Trần Thúc Đạt tiếp quản, thế nhưng y vẫn chưa được vào hàng ngũ Tướng Quốc. Đến đầu năm nay, Tướng Quốc Đậu Uy qua đời, Thái tử Lý Kiến Thành tích cực đề cử Trần Thúc Đạt, y mới chính thức tiếp nhận Tướng vị của Đậu Uy, trở thành một trong năm tướng quốc của triều Đường.

Lý Uyên cũng có ý định làm suy yếu thế lực của Quan Lũng. Tuy lão nhờ có sự ủng hộ của Quan Lũng mới có thể nhanh chóng ổn định Quan Trung, thế nhưng sự cường thế của Quan Lũng cũng khiến Lý Uyên hết sức bị động.

Thế nhưng sĩ tộc Sơn Đông lại ủng hộ triều Tùy mới, làm cho Lý Uyên nhất thời không tìm được thế lực nào có thể đối kháng được Quan Lũng, lão liền dần dần bồi dưỡng sĩ tộc phương Nam, như là Tiêu Vũ cùng Trần Thúc Đạt. Lão muốn bồi dưỡng ra một người có thể đối kháng được thế lực Quan Lũng, cho nên Trần Thúc Đạt mới có thể chỉ trong vài tháng ngắn ngủi mà liên tiếp được thăng chức, chính là vì lý do trên.

Trần Thúc Đạt khom người nói:

- Bệ hạ, chúng ta vừa đến Quan Trung liền gặp loạn Tiết Cử, sau đó lại mất đi Hà Đông sau đại bại với Bắc Tùy. Cho tới bây giờ khó khăn lắm mới dẹp được loạn Lương Sư Đô, dân chúng Quan Trung chưa từng được nghỉ ngơi mà liên tục bị dồn nén dưới áp lực chiến tranh. Hiện tại thì giá gạo Trường An coi như là ổn định, thế nhưng các loại vật tư khác thì thiếu thốn. Bệ hạ, hiện tại lòng dân đang ổn định, thần cho rằng không nên tiếp tục phát động chiến tranh, đối nội mới là việc chủ chốt.

Thái tử cùng ba đại thần nhất trí phản đối, làm cho Lý Uyên bỏ đi ý niệm tấn công Hà Đông. Lão gật gật đầu:

- Được rồi! Tiêu Tướng quốc, Tùy sứ giao cho ngươi tiếp đón, nói cho hắn biết, Đại Đường là triều đình trọng tín, đã ký hiệp nghị hòa bình thì tuyệt không lật lọng.

- Ngu xuẩn.

Trong thư phòng Tần Vương Phủ, Lý Thế Dân không kìm nổi giận dữ, quát lên. Y mới nhận được tin tức, phụ hoàng đã bỏ qua cơ hội đánh Hà Đông lần này, lại bị một cái hiệp nghị trói tay trói chân, khiến cho y cực kỳ tức giận.

Người đưa tin cho y chính là Hộ bộ Thượng Thư Đậu Tấn. Bởi Lý Thế Dân cùng Đậu Quỹ tại Lũng Tây đã bắt tay hợp tác đối phó Tây Tần, cho nên hai người đã thành lập quan hệ riêng tư, điều này cũng khiến cho Đậu gia dần dần có xu hướng dựa vào Lý Thế Dân.

Vì Đậu Uy qua đời đầu năm, vốn là phải do hậu nhân đến tiếp nhận tước vị, không ngờ thái tử Lý Kiến Thành lại cực lực đề cử Trần Thúc Đạt, khiến cho Đậu gia bị mất Tướng vị, điều này làm cho Đậu gia cực kỳ bất mãn với Thái tử, ngược lại càng thắt chặt quan hệ với Lý Thế Dân.

Thực tế thì cao tầng của triều Đường cũng có đấu tranh phe phái kịch liệt. Bùi Tịch, Lưu Văn Tĩnh, Độc Cô Chấn, Tiêu Vũ, Đậu Uy là năm vị tướng của triều Đường. Kết cấu quyền lực của năm tướng thì khá cân bằng, Lưu Văn Tĩnh và Độc Cô Chấn ủng hộ thái tử Kiến Thành, Bùi Tịch và Đậu Uy thì ủng hộ Tần Vương Lý Thế Dân, mà Tiêu Vũ là phái trung gian.

Nhưng sau khi Đậu Uy qua đời, quan điểm trên triều cũng cho là Đậu Tấn sẽ thay chức, thế nhưng Thái tử Lý Kiến Thành lại cực lực đề cử Trần Thúc Đạt. Lý Uyên cũng muốn làm suy yếu thế lực của Quan Lũng, cho nên liền đi ngược lại suy nghĩ của mọi người, thăng chức Trần Thúc Đạt trở thành Tướng Quốc. Thế lực của Thái tử liền chiếm ba vị trí, thế lực của Lý Thế Dân giảm mạnh, phá vỡ cân bằng vốn có.

Áp lực chính trị mạnh mẽ khiến cho Lý Thế Dân không thể không chấm dứt chiến dịch Hà Hoàng, trở lại kinh nhận chức Thượng Thư Lệnh, để đền bù cho y khi thế lực trong triều của y bị suy yếu. Tuy nhiên chức Thượng Thư Lệnh này khác hẳn chức Thượng Thư Lệnh của Dương Nguyên Khánh, đây chỉ là một cái danh phận mà không có thực quyền, điều này khiến cho Lý Thế Dân vừa chiến thắng trở về rất buồn bực.

Tuy nhiên Lý Thế Dân cũng biết rõ, mình mạnh mẽ ở mặt quân sự thì tất nhiên phụ hoàng sẽ phải nâng đỡ Thái tử về mặt chính trị để y cũng trở thành một thế lực trong chính trị. Nếu như mình lại mạnh mẽ trên cả hai lĩnh vực quân sự và chính trị thì sẽ uy hiếp đến địa vị của Thái tử. Đây là điều mà phụ hoàng tuyệt đối không thể chấp nhận.

Lý Thế Dân chắp tay sau lưng, đi đi lại lại trong phòng, rồi hỏi Đậu Tấn:

- Thái độ của phụ hoàng thế nào, chẳng lẽ người ủng hộ cái gọi là đại nghĩa đơn giản thế sao?

Đậu Tấn khom người thi lễ.

- Khởi bẩm điện hạ, nghe nói Thánh thượng muốn nhân cơ hội đánh Hà Đông, thế nhưng bị bọn người Thái tử khuyên can, liền từ bỏ ý định tấn công Hà Đông.

- Không được, ta phải đi khuyên bảo phụ hoàng. Quân Tùy đánh Hà Bắc, Hà Đông không còn quân, nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội này thì về sau sẽ tiếc mãi không thôi.

Lý Thế Dân rốt cuộc ngồi ko yên, y muốn nhân lúc chuyện này còn chưa quyết định, thuyết phục phụ hoàng đổi ý. Lý Thế Dân rời phủ, vội vàng đi về Hoàng Cung.

Trước cửa Ngự Thư Phòng, Lý Thế Dân chắp tay sau lưng đi qua đi lại, còn hoạn quan đang thay y vào bẩm báo. Chuyện quân Tùy chiếm U Châu cũng khiến cho y cảm thấy rất lo lắng. Dương Nguyên Khánh chiếm U Châu thì đã đặt được bước chân đầu tiên trên con đường khuếch trương, còn quân Đường thì lại bị vây khốn ở Quan Trung sau đại bại ở quận Hoằng Nông.

Nếu như lúc trước quân Đường chỉ có Hà Đông, sau đó chiếm được Hà Tây và Ba Thục của Quan Lũng. Như vậy thì một khi quân Tùy chiếm được Hà Bắc, thì Hà Đông và Hà Bắc nối liền tạo thành cục diện phân chia triều Đường.

Dương Nguyên Khánh bây giờ đã trở thành kình địch mạnh nhất của bọn họ, đối phó với kình địch như vậy mà phụ hoàng còn muốn giảng nhân nghĩa, thì thực đúng là một Tống Tương Công thứ hai.

- Điện hạ.

Một hoạn quan đứng ở cửa ngự thư phòng nói:

- Thánh thượng tuyên Điện hạ vào yết kiến.

Lý Thế Dân chỉnh lại quan phục, bước nhanh vào ngự thư phòng. Bên trong, Lý Uyên đang thương nghị với Thái tử Lý Kiến Thành về chuyện khoa cử của tháng sau. Triều Đường cũng muốn cử hành khoa cử đầu tiên sau khi lập quốc, tuyển người tài trong thiên hạ. Trong lúc đang bề bộn công việc, Lý Kiến Thành liền chủ động xin tham dự, đảm nhiệm chức tổng quản khoa cử lần này.

Hai cha con đang thương nghị, Lý Thế Dân bước đến, quỳ xuống dập đầu với phụ thân.

- Nhi thần thỉnh an phụ hoàng.

Thông thường thì đại thần không cần thiết phải quỳ với Hoàng Đế, thế nhưng Lý Thế Dân dùng thân phận con trai tham kiến phụ thân nên y sử dụng lễ tiết cực kỳ kính trọng.

Lý Uyên mặc dù có chút bất mãn với việc Lý Thế Dân chậm chạp phát động chiến dịch tiêu diệt Lương Sư Đô, thế nhưng đây dù sao cũng là đứa con mà lão coi trọng, hơn nữa Lý Thế Dân đánh bại Lương Sư Đô với tổn thất rất nhỏ, đoạt được hơn bốn mươi ngàn người cùng mấy chục ngàn con chiến mã, điều này khiến Lý Uyên rất cao hứng.

Lý Uyên cười ha hả nói:

- Hoàng nhi không cần đa lễ, nơi này chỉ có ba cha con chúng ta, tùy ý một chút cũng tốt.

- Tạ phụ hoàng.

Lý Thế Dân đứng lên thi lễ với đại ca Kiến Thành, Lý Kiến Thành gật gật đầu:

- Nhị đệ ngồi xuống nói chuyện.

Lý Thế Dân ngồi xuống, hạ thấp người nói:

- Nhi thần đầu tiên là muốn cảm tạ phụ hoàng ban thưởng.

Chiến dịch Hà Hoàng kết thúc, Thổ Dục Hồn bồi lễ, cống nạp cho triều Đường hơn hai trăm nghìn trâu bò cùng hơn ba trăm nghìn con dê. Lý Uyên thưởng toàn bộ cho quân đội của Lý Thế Dân, Lý Thế Dân phân chia phần thưởng cho tướng sĩ, để họ mang bò dê về nhà, điều này làm cho y tiến một bước chiếm được quân tâm.

Lý Uyên gật gật đầu.

- Đó là phần thưởng mà tướng sĩ lập công nên có, hoàng nhi đến vì điều này sao?

- Không! Nhi thần đến vì chuyện của sứ Tùy.

Ở bên cạnh, sắc mặt của Lý Kiến Thành lập tức trở nên có chút ngưng trọng. Anh ta đã mơ hồ đoán được nhị đệ đến là vì chuyện của sứ Tùy. Bây giờ quả nhiên đã bị anh ta đoán trúng rồi.

Trong mắt Lý Uyên hiện lên một sự kinh ngạc, lão nhanh chóng che dấu thần sắc bất an của mình, mỉm cười nói:

- Sứ Tùy đến chúc mừng chúng ta tiêu diệt được Lương Sư Đô, hoàng nhi thấy có gì không thích đáng sao?

Ánh mắt Lý Thế Dân liếc nhìn Lý Kiến Thành một cái, y không hi vọng huynh trưởng ở bên cạnh lúc này. Nhưng đại ca hiển nhiên không có ý rời đi, tên đã lên cung, không cho phép Lý Thế Dân không bắn.

- Phụ hoàng, triều Tùy là kình địch hàng đầu của chúng ta. Trước đây là vậy, bây giờ cũng vậy và sau này cũng không thay đổi. Bây giờ chủ lực của bọn chúng viễn chinh Hà Bắc, Hà Đông trống rỗng, đây là thời cơ tốt ngàn năm khó gặp để đả kích triều Tùy, đoạt lại Hà Đông. Nếu chúng ta vứt bỏ cơ hội lần này, vậy thì sau này chúng ta sẽ không còn cơ hội nữa. Phụ hoàng, phải tận dụng thời cơ ạ!

- Cái này…

Lý Uyên thật không ngờ thứ tử sẽ nói chuyện này. Lão nhất thời nghẹn lời. Buổi sáng lão vừa mới quyết định tuân thủ hiệp nghị, bây giờ thứ tử lại đến bàn ngược lại, hơn nữa nói rất hùng hồn đầy lý lẽ.

- Nhị đệ, chuyện này triều đình đã quyết định rồi.

Bên cạnh, Lý Kiến Thành ra sức dùng một loại ngữ khí ôn hòa để giải thích, duy trì dự trầm ổn của một Thái tử:

- Triều đình cho rằng nếu hai bên có hiệp nghị, hơn nữa đây là hiệp nghị giữa hai triều đình, nên tuân thủ. Không thể thất tín với thiên hạ, cái này liên quan đến lòng tín nghĩa và danh dự của quốc gia. Cơ hội còn có thể có, nhưng chữ tín đã mất lại khó mà lấy lại được. Đệ đừng khuyên phụ hoàng nữa.

Lửa giận trong lòng Lý Thế Dân bốc cháy với một tốc độ không thể ức chế, nhiệt huyết gần như muốn bốc lên đỉnh đầu. Nhưng y vẫn cố gắng nén cơn giận trong lòng, hít một hơi thật sâu nói:

- Hoàng huynh, hiệp nghị không thể đại biểu cho lợi ích căn bản của quốc gia, cái gọi là chữ tín chẳng qua chỉ là một thứ sĩ diện mà thôi. Sự tình liên quan đến nguy vong của Đại Đường ta, liên quan đến việc Đại Đường ta có thể giành được thiên hạ hay không. Huynh lại vì cái gọi là sĩ diện, khiến chúng ta mất đi cơ hội duy nhất đánh bại triều Tùy, hoàng huynh, huynh không cho rằng vì một chữ tín mà phải trả giá quá lớn hay sao?

Lý Kiến Thành cũng đã có chút nổi giận, anh ta trầm giọng nói:

- Nhị đệ, uy tín không phải sĩ diện, là chữ tín của một quốc gia, hiệp nghị mà chúng ta lấy danh nghĩa triều đình để ký kết, trên đó có chữ ký do tự tay Thái tử Đại Đường viết, có bảo ấn của phụ hoàng, đệ lại tùy ý xé bỏ nó, đệ muốn người trong thiên hạ nhìn Đại Đường thế nào, tin chúng ta thế nào. Bốn chữ “Bội bạc” đệ gánh nổi sao? Sau một trăm năm nữa, để con cháu chúng ta đánh giá chúng ta thế nào? Nhị đệ, tín là cái gốc để lập quốc, đệ đừng quá xem nhẹ chữ “tín” này.

Sự tranh luận của hai người con trai khiến trong lòng Lý Uyên vô cùng rối rắm. Kỳ thực cả hai bên lão đều tán thành, lão cảm thấy con trai trưởng nói đúng, không thể thất tín với thiên hạ. Nhưng lại cảm thấy Lý Thế Dân nói cũng có đạo lý, bỏ qua cơ hội này, e là sau này sẽ không có nữa. Trong lòng lão rất mâu thuẫn, thở một hơi thật dài.

- Thế Dân, đệ nghĩ về quân Tùy có phần quá đơn giản rồi. Nếu chúng ta động binh, quân Tùy sẽ lập tức lui quân từ Hà Bắc về. Cuối cùng một trận ác chiến, nếu thắng lợi thì còn dễ nói, nếu thất bại, hao binh tổn tướng, còn phải gánh thêm sự bêu danh là thất tín. Cái được không bù đắp đủ cái mất đâu!

Lý Thế Dân không để ý tới Lý Kiến Thành, tiến lên trước nói với phụ hoàng:

- Phụ hoàng, binh ở trong tối chứ không phải rêu rao ra, binh quý ở thần tốc, nhi thần nguyện đưa ra năm nghìn kỵ binh, nhanh chóng quận Diên An, nhân lúc đêm hôm qua Hoàng Hà bằng cầu nổi, trực tiếp đánh vào Thái Nguyên. E là tin tức chưa đến được Hà Bắc thì nhi thần đã lấy được Thái Nguyên rồi. Đồng thời tiếp tục phái hai nhánh quân đội giành lấy Phi Hồ Hình và Tỉnh Hình, nhốt chủ lực của quân Tùy ở Hà Bắc, Hà Đông sẽ lấy được dễ dàng. Nếu phụ hoàng lo lắng triều thần trách móc, chúng ta có thể tính kế. Trước tiên phái binh sĩ giả mạo quân Tùy xâm lấn Quan Trung, lúc đó chúng ta sẽ lại nói là quân Tùy phá bỏ hiệp nghị trước, muốn tiến công Bồ Tân Quan. Chỉ cần chúng ta trắng trợn tuyên bố, triều thần sẽ tin, người trong thiên hạ sẽ càng không biết ai đúng ai sai. Phụ hoàng, phải tận dụng thời cơ!

- Phụ hoàng, Đại Đường lấy thành tín lập quốc, không phải lũ tặc kiêu hùng dạng Đậu Kiến Đức, Lý Mật, không thể phủ nhận chữ tín của bản thân, càng không thể sử dụng mánh khóe bỉ ổi này. Cơ hội về sau vẫn còn, tuyệt không thể vì cái nhanh nhất thời được!

Hai huynh đệ tranh nhau, ai cũng không chịu nhường ai. Mâu thuẫn trong lòng Lý Uyên đã đến cực điểm, lão cúi đầu trầm tư hồi lâu, nói với Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân:

- Các con đều lui ra trước đi, để trẫm một mình suy nghĩ thêm.

Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân đứng dậy, thi lễ thật sâu với phụ thân rồi cùng lui ra. Khi ra đến ngoài ngự thư phòng, hai người không thèm nhìn nhau, mỗi người đi một hướng.

Mấy tên hoạn quan nhìn theo bóng dáng hai anh em họ mà lắc đầu, bọn họ là anh em ruột, tại sao lại tới mức độ trở mặt thành thù như vậy?

Lý Uyên chắp tay sau đít đi qua đi lại trong ngự thư phòng, một hồi cúi đầu trầm tư, một hồi lại ngửa mặt thở dài. Lý Uyên thực ra đã bị kiến nghị của Lý Thế Dân đả động, phái kì binh giành lấy Thái Nguyên. Lão biết đây là một cơ hội, hoàn toàn có thể làm được, chỉ là lão làm sao ăn nói với các triều thần?

Đây không chỉ là vấn đề thất tín với thiên hạ, càng quan trọng hơn chính là thất tín với triều thần. Chín phần đại thần trong triều đều chủ trương giữ tín, lão lại quay lưng lại. Có lẽ có thể dùng biện pháp gì đó để triều Tùy thất tín trước, giống như những gì Thế Dân nói, phái người giả mạo quân Tùy xâm lấn Quan Trung trước, để qua mắt triều thần.

Đúng lúc này, bên ngoài phòng truyền đến tiếng bước chân gấp gáp,tên hoạn quan thở hổn hển đứng ở cửa bẩm báo:

- Điện hạ, thái hậu… Thái hậu không ổn rồi!

Lý Uyên hoảng sợ, liền vội vàng ngồi kiệu đi vào trong cung. Độc Cô Hoàng thái hậu là chị gái của Độc Cô Hoàng hậu vợ của Dương Kiên, cũng chính là con gái của Độc Cô Tín, gả cho cha của Lý Uyên là Đường Quốc công Lý Bính.

Lý Uyên cực kỳ có hiếu với mẹ mình, thời gian này mẫu thân sức khỏe không tốt, thái y ám thị có khả năng phải chuẩn bị hậu sự rồi, cho nên Lý Uyên ngày ngày đều lo lắng cho mẫu thân. Lão chạy đến cửa cung, chỉ nghe trong cung truyền đến tiếng khóc. Tâm can Lý Uyên bỗng nhiên rơi xuống vực thẳm, một lão hoạn quan quỳ trước mặt Lý Uyên khóc lớn:

- Bệ hạ, thái hậu đi rồi!

Lý Uyên thấy trước mắt mình tối sầm, lão té xỉu ngay tại chỗ.

Tháng hai năm Võ Đức thứ hai, Hoàng thái hậu triều Đường băng hà. Lý Uyên truy phong cho người mẹ đã mất của mình là Trinh Hoàng hậu. Trong lòng lão bi thương vô hạn, hạ chỉ cả nước để tang, phong binh khí ba tháng, trong ba tháng không được phép bàn bạc tới việc đánh Hà Đông.

Khí trời đã bắt đầu ấm áp, bầu trời trở nên trong xanh. Một vài chú chim hoàng tước mang theo những cành trúc nho nhỏ để xây tổ. Dưới ánh nắng mặt trời, từng ngọn cỏ mọc lên xanh mơn mởn. Băng trên sông đã tan hết, dòng nước mang theo những chiếc lá khô héo do mùa đông chảy dần về hướng Nam.

Theo mùa xuân đến, chiến dịch ở Hà Bắc lại một lần nữa bắt đầu. Quân Tùy triệu tập hơn mười vạn quân tinh nhuệ đóng quân ở hai quận Trác và Bác Lăng, giống như một cái kìm kẹp chặt quận Hà Gian, một Bắc một Tây. Mặt khác, lại có bốn vạn đại quân dưới sự điều khiển của Từ Thế Tích lái mấy trăm chiến thuyền xuất phát từ Bồ Tân đến thành Liễu Dương. Bọn họ chuẩn bị từ phía Nam hướng Hà Bắc phát động tiến công.

Triều Tùy tại khu vực Hà Đông chỉ có mười bảy vạn người. Mà chiến dịch Hà Bắc lúc này lại muốn điều động mười bốn vạn đại quân. Hầu như là số quân dốc hết cả nước.

Giữa tháng hai, Dương Nguyên Khánh dưới sự hộ vệ của ba nghìn kỵ binh đi đến đại doanh quân Tùy ở quận Trác. Lúc này, hắn bố trận có chút biến hóa. Hắn tự mình đảm nhiệm chủ tướng quân Bắc Lộ. Ra lệnh cho Lý Tĩnh làm Tư Mã quân Bắc Lộ, Bùi Hãnh Nghiễm làm phó tướng. Mà Tần Quỳnh được điều đi quận Bác Lăng làm chủ tướng quân Tây Lộ, La Sĩ Tín làm phó tướng. Trận chiến này không như bình thường. Cần phải lấy chữ ổn để chiến thắng. Tương đối mà nói, sự trầm ổn của Tần Quỳnh càng làm cho hắn yên tâm.

Đại quân Bắc Lộ nằm ở phía Nam bờ sông Hoàng Hà thuộc quận Trác, có bảy vạn binh lính. Đại doanh đóng quân kéo dài hơn mười dặm. Trong đại doanh, quân trướng được sắp đặt chỉnh tề, binh sĩ chiến mã đi theo đường riêng. Ở giữa quân doanh là một khu đất trống rộng khoảng năm dặm dùng để huấn luyện. Bất luận là ban ngày hay đêm, đều có quân đội ở chỗ này huấn luyện.

Dương Nguyên Khánh cưỡi ngựa chậm rãi đi trên đường. Xa xa nhìn Dương Tư Ân suất lĩnh một nghìn mạch đao tân binh huấn luyện. Đây là nhóm tân binh được chiêu mộ từ năm ngoái. Dùng binh sĩ ở Tấn Trung là chính, từ mười vạn đại quân chọn ra. Mỗi người đều có vóc dáng to lớn, khôi ngô. Dựa theo tiêu chuẩn của mạch đao binh, chiều cao không thể thấp hơn sáu thước năm, phải năm lần liên tục giơ lên khóa đá nặng trăm cân. Hơn nữa còn muốn khiêng khóa đá trăm cân chạy được ba dặm. Điều kiện vô cùng nghiêm ngặt, có thể nói từ trăm người mới chọn ra được một người.

Như vậy, mạch đao quân đã đạt tới sáu nghìn người, cùng với năm ngìn trọng kỵ binh, trở thành quân đội tinh nhuệ nhất của quân Tùy.

Trên giáo trường, tiếng la vang lên như sấm. Dương Tư Ân thấy chủ tướng đến, y hô to một tiếng, hướng Dương Nguyên Khánh vung mạch đao lên. Một nghìn binh sĩ cũng theo y hô to, đồng thời hướng Dương Nguyên Khánh bổ ra một đao. Thanh thế đồ sộ. Dương Nguyên Khánh cười phất phất tay với bọn họ, quay đầu lại hỏi Lý Tĩnh:

- Lý Tư Mã nghĩ nếu như dùng năm nghìn trọng giáp kỵ binh đánh với sáu nghìn quân mạch đao, phần thắng sẽ nghiêng về bên nào?

Lúc trước, Lý Tĩnh cùng Bùi Hành Nghiễm tại quận Đinh Tương phòng ngự Đột Quyết, nên không có tham gia chiến dịch U Châu. Sau khi Triều Tùy cùng Đột Quyết ký hiệp định hòa bình, Dương Nguyên Khánh liền bảo bọn họ trở về. Quận Định Tương chỉ để lại hai nghìn trú binh. Chiến dịch lần này đối phó với Đậu Kiến Đức, Lý Tĩnh đảm nhiệm Tổng Hành Quân Tư Mã, Bùi Hành Nghiệm đảm nhiệm phó tướng cho Dương Nguyên Khánh.

Lý Tĩnh lắc đầu, cười khổ một tiếng:

- Nói thật, ty chức cũng không biết. Nếu như mạch đao trọng giáp bộ binh có thể chịu được đợt sóng xung kích thứ nhất của trọng giáp kỵ binh thì mạch đao trọng giáp bộ binh có thể chiếm được ưu thế. Nếu không thì trọng giáp kỵ binh sẽ đánh bại mạch đao bộ binh.

- Ta thấy Lý Tư Mã suy nghĩ rất hay.

Bùi Hành Nghiễm đứng bên cạnh tiếp lời nói:

- Hay nhất là bảo hai đội quân tỷ thí một phen. Ai mạnh ai yếu là biết liền? Tổng quản, có thể an bài một chút hay không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.