Vẫn Là Tình Yêu

Quyển 4 - Chương 9: Bức bách




Kỳ thật không chỉ Haldore Khodorkovsky, nhiều thương gia của Nga cũng đều bất ngờ.

Từ năm 95 trở đi, Ma Sinh Hương Nguyệt đã từng bước bán ra ngoại trừ các ngành gang thép quặng, sản nghiệp về lĩnh vực thương nghiệp phân bố trên toàn nước Nga ra, đa phần đều bị Liên Xô giải thể trong hai năm, đều đã được Ma Sinh Hương Nguyệt thu mua. Trải qua việc kinh doanh trong mấy năm nay, đa phần đều đã đi vào quỹ đạo, lợi nhuận nhiều! Nhưng lần đầu năm chín bảy, những xí nghiệp bán ra bất luận là số lượng hay chất lượng, đều vượt ra khỏi dĩ vãng.

Những thương gia này một mặt vui mằng nếu tìm được dự án mà chính họ cũng hài lòng, đồng thời là suy đoán xem dụng ý của Ma Sinh Hương Nguyệt làm như vậy là có ý gì? Tại sao nền kinh tế Nga lúc này đang từng bước thay đổi, chuyển sang bình thường, những xí nghiệp có lợi nhuận khả quan? Lẽ nào một vài lĩnh vực họ không biết Ma Sinh Hương Nguyệt và kẻ đứng sau cô ta lại bị thua lỗ lớn? Ý đồ của một số kẻ trong đó ép giá thu mua các xí nghiệp này lại bị Ma Sinh Hương Nguyệt cự tuyệt không chút do dự!

Họ đau biêt rằng, sở dĩ Ma Sinh Hương Nguyệt chọn lựa bán các xí nghiệp trong tay vào lúc này, nhưng là vì hành động gom vốn của Phương Minh Viễn, mặc dù hai năm trước, sau nguy cơ tài chính của Mexico, Phương Minh Viễn đã lấy khoản vốn trong tay thông qua nhiều con đường thâm nhập vào các quốc gia Đông Nam Á mà Thái Lan đứng đầu, đến bây giờ, đã có hơn bốn mươi tỉ đô số vốn giấu trong thị trường các nước Đông Nam Á, đợi những nhà đầu cơ tài chính kích nổ!

Nhưng việc này, tất nhiên nguồn vốn chuẩn bị trong tay càng nhiều càng tốt, một khi xảy ra sự cố, còn có đường sống sót, hơn nữa, sau khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á ảnh hưởng đến Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng có thể ảnh hưởng đến Nga! Nhiều tài sản trong tay bị lộ ra. Đợi sau cuộc khủng hoảng lại tiếp tục thu mua. Điều này không hề nghi ngờ là có lợi nhuận rất lớn.

Hơn nữa, tất cả các xí nghiệp mà Ma Sinh Hương Nguyệt thu mua, qua nhiều năm kinh doanh, mặc dù đã có lợi nhuận khả quan, nhưng quy mô những xí nghiệp này tương đối nhỏ và phân bố khuyết điểm tản ra. Điều này khiến cho việc quản lý của Ma Sinh Hương Nguyệt hao phú nhân lực và vật lực rất nhiều, cũng nhân cơ hội này điều chỉnh lại các sản nghiệp này. Đương nhiên, điều quan trong hơn cả là, tất cả các kỹ thuật mà các xí nghiệp này dùng, trong mấy năm qua đã hoàn toàn bị tiêu hóa hết, những thứ họ còn giữ trong tay đã không còn ý nghĩa thực tiễn nữa.

Sự thật không chỉ có Ma Sinh Hương Nguyệt, Lâm Liên ở Nhật bản, cũng đang làm như vậy.Từng bước thu mua ép giá cổ phiếu không cao, xí nghiệp qua tay trong đợt động đất ở Kobe. Hơn nữa, còn lấy lãi việc đổi Yên Nhật thành tiền đô và tiền của các nước Châu Âu! Đồng thời, tiến hành hiệp thương với các ngân hàng Nhật bản, thông qua sản nghiệp dưới tay Phương Minh Viễn, mượn bản quyền, mục tiêu vay khoản tiền lên đến hai phẩy năm tỉ đô la Mỹ! Đương nhiên, khi trả lại phải tính bằng đồng Yên.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á, đồng thời cũng là một bữa tiệc quốc tế xung quỹ, hình thức thương mại nào có thể khủng hoảng như vậy, trong mấy tháng ngắn ngủi, lấy mấy năm của một quốc gia thậm chí là mười mấy năm tích lũy thổi quét làm cho nền kinh tế, đời sống nhân dân của một quốc gia bị thụt lùi mất mười mấy năm, thậm chí có thể mấy năm đến mười mấy năm đều không hoãn lại được.

Phải biết rằng trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 97, nếu Trung Quốc đưa bốn con hổ của Châu Á liệt vào danh sách tự học hỏi và theo đuổi mục tiêu, giới truyền thông nhắc tới họ cũng phải có chút khép nép, lúc đó trên các mặt báo, thậm chí ngay cả giáo trình của học sinh trung học cũng đều nhắc đến “bốn con hổ Châu Á” với thái độ đầy kỳ vọng,lúc này trong nước cho rằng nền kinh tế của Trung Quốc trong hai mươi năm tới sẽ vượt qua “bốn con hổ Châu Á”, còn về việc “bốn con rồng Châu Á” càng phát triển hơn thì không cần phải để ý tới. Năm đó Nam Việt còn có một khẩu hiệu, phải mất hai mươi năm để đuổi kịp Thái Lan! Nhưng sau cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á, các nước Đông Nam Á ngoài Singapore đều đang bị tổn thất, mà bốn con hổ Châu Á từ đó không gượng dậy nổi, đến đầu thế kỷ sau, vẫn không có quốc gia nào thoát ra khỏi di chứng sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á.

Nhưng quá trình này cũng giồng như xiếc đi dây, chỉ cần bước hơi lệch một tí, thì sẽ bị ngã! Bốn mươi tỷ đô la Mỹ, đối với cá nhân mà nói là một con số khổng lồ,nhưng trong thị trường đầu tư du lịch quốc tế chẳng qua cũng chỉ như một hòn đá ném trên bầu trời đầy sao mà thôi! Mặc dù Phương Minh Viễn tự tin có thể nắm chắc hướng đi của cuộc khủng hoảng tài chính này, nhưng nhóm cá sấu khủng hoảng tài chính này, kẻ nào không danh tiếng lừng lẫy, không khéo như những nhân vật lão làng, hơi sơ ý, những khoản tài chính của anh ta sẽ bị họ nuốt chửng cả xương cốt.

Tổn thất về tài chính, sau này Phương Minh Viễn có thể kiếm lại, nhưng bỏ lỡ cơ hội của mình, kế hoạch sau này của Phương Minh Viễn cũng không đủ vốn để hỗ trợ, cứ như vậy, sẽ tạo thành phản ứng dây chuyền, Phương Minh Viễn cũng không có cách nào chịu được được. Vì vậy, Phương Minh Viễn không thể không điều động nguồn vốn của mình làm tốt công tác chuẩn bị! Mà vốn vay của cụ Quách và Trịnh Ngu Đồng cũng là để tăng thêm nguồn vốn! Việc này cũng chỉ là một bước bên trong đó.

Ngày mùng 5 tháng riêng ở Hồng Kông, mặc dù trời đầy mây, nhưng nhiệt độ lại tăng lên. Đây là sự bắt đầu ngày tết âm lịch Hồng Kông “mùa đua ngựa đầu năm âm lịch”.

Ở những vùng ngoại thành Hồng Kông, ngoài những trường đua ngựa, lúc này đã rất nhiều người, khắp nơi đều đến xem cuộc đua ngựa giữa du khách và dân thành phố Hồng Kông. Cuộc đua ngựa ở Hồng Kông đến bây giờ đã có lịch sử hơn trăm năm, có thể nói là đã du nhập vào đời sống người dân thành phố Hồng Kông. Nghe nói, trong sáu triệu người dân thành phố Hồng Kông có đến một phần ba chơi đua ngựa, vào những ngày bình thường đa số người dân Hồng Kông đều rất chú ý đến hoạt động đua ngựa. Thậm chí mỗi giờ đua ngựa, có thể nói là thời gian đặc biệt mà toàn bộ người Hồng Kông hết sức chú ý, cảnh sát phải tiến hành quản chế giao thông ở nhãng khu vực này, rất nhiều các hoạt động xã hội, thậm chí ngay cả các tiết mục trọng điểm trên tivi cũng tránh vào thời gian này. Mà mỗi ngày đua ngựa ngoài những người ham mê trực tiếp đến trường đua, còn số khác, nhiều người Hồng Kông lại tụ tập phân bố ở phắp các đầu trạm hoặc ở nhà xem tivi, radio.

Đua ngựa ở Hồng Kông vì vậy đã trở thành ngành công nghiệp đứng hàng đầu trên thế giới: Thi đấu quốc tế tham gia vào nước nhà nhiều hơn, số người tham gia cũng nhiều nhất, số đầu tư và tỉ lệ người xem cao nhất...ngay cả các hoạt động đua ngựa ở Mỹ, Anh, Nhật...cũng không có sự sôi động như ở Hồng Kông.

Phương Minh Viễn và mẹ con Vũ Thu Hạ còn có Lâm Dung và mấy người nhân viên đi cùng, đang trên đường đi đến trường đua ngựa nhà họ Quách.

-Anh đến Hồng Kông mà không qua trường đua thì không thể nói là đã đến Hồng Kông.

Tình nhi một tay kéo tay của Phương Minh Viễn, một tay kéo tay Thu Hạ, vẻ mặt rất vui sướng.

-Đối với người Hồng Kông, lễ hội mùa xuân thường đi xem đua ngựa, cá độ là một hoạt động truyền thống của người Hồng Kông bao nhiêu năm nay. Minh Viễn, Dung Dung, các cậu chắc không hiểu rõ lắm về đua ngựa Hồng Kông. Đừng tưởng rằng đây chỉ là một trò chơi đánh bạc cá độ, tiền kiếm được đều quy về Trang gia!

Vu Thu Hạ cười duyên dáng nói.

-Không phải sao?

Lâm Dung bất ngờ nói. Trông ấn tượng của cô, không phải đua ngựa Hồng Kông có cá độ sao? Mỗi năm có không ít người Hồng Kông nhờ đó mà có được rất nhiều tiền thưởng, trong đó cũng không thiếu người vì thế mà giàu có hơn.

-Ban đầu đua ngựa Hồng Kông chủ yếu là các hoạt động vui chơi giải trí, do người phương Tây của Hồng Kông tổ chức. Từ cuối thế kỷ trước, Hồng Kông mới có cá độ, từ đó hoạt động vui chơi giải tí trong sáng mới có ý nghĩa đánh bạc, vì vậy ở Hồng Kông, đua ngựa còn được gọi là cược ngựa. Chỉ có điều trong thời gian rất lâu, hoạt động này trước nay chỉ có người phương tây và một số tầng lớp Hồng Kông tham gia vào hoạt động giải trí cao cấp này, nguyên nhân rất đơn giản,tiền chơi rất cao!

Vu Thu Hạ nhớ lại nói.

-Trước đây ba tôi đã từng nói, vé vào cửa ngồi ghế đầu cũng phải một đô la Hồng Kông, một vé đặt con ngựa nào ít nhất cũng năm đô la Hồng Kông, vào lúc này, đã là một phần ba đến một phần hai thu nhập một tháng người dân phổ biến.

-Thật là đắt quá à !

Lâm Dung thè lưỡi nói :

-Vậy tại sao chị Thu Hạ còn nói không phải trò đánh bạc cá cược ?

-Đó là thực trạng trước chiến tranh thế giới thứ hai, sau này, hoàn toàn khác. Bây giờ nhà tổ chức đua ngựa Hồng Kông là tập đoàn đua ngựa Hồng Kông, một tổ chức phi lợi nhuận, thu nhập các dự án mỗi năm của tập đoàn đua ngựa Hồng Kông, trong đó ngoài ba phần trăm tiền hoa hồng tập đoàn vẫn duy trì xoay chuyển như thường,và bảo vệ phương tiện này, 80% còn lại cho vào quỹ thưởng cho người dân, còn 14% nộp thuế cho nhà nước,3% làm từ thiện! Vì vậy tập đoàn đua ngựa Hồng Kông là cơ cấu nộp thuế nhiều nhất cho Hồng Kông, năm trước khoản tiền thuế của nó tôi không nhớ cho lắm, nhưng tôi có thể nói cho chị, nó chiếm 10% đến 11% tổng thuế năm ngoái của Hồng Kông.

Phương Minh Viễn và Lâm Dung hít một hơi, 10% tổng thuế năm ngoái của Hồng Kông, đó đúng là một con số khả quan.

-Hơn nữa,tập đoàn đua ngựa Hồng Kông hay là tổ chức từ thiện lớn thứ ba Hồng Kông, khoản tiền từ thiện mỗi năm đến một tỉ đô la Hồng Kông! Những khu vui chươi giải trí ở nhiều bệnh viện, trại dưỡng lão, trường học, công viên…của Hồng Kông đều quyên tiền tu sửa hội đua ngựa đồng thời duy trì hoạt động. Tôi nhớ đại học khoa học kỹ thuật Hồng Kông đã từng được mấy tỉ đô la Hồng Kông để xây dựng từ tập đoàn đua ngựa Hồng Kông, hơn nữa mỗi năm còn được khoản kinh phí giáo dục rất khả quan từ tập đoàn!

Vu Thu Hạ chỉ về phía Phương Minh Viễn nói.

-Chúng tôi đến rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.