Trùng Sinh Vân Thiển Y

Chương 22: Tiếu ngạo giang hồ công lược (bốn)




Lúc này, chiến thuyền đi biển của quân Tùy đã đạt tới hơn tám thuyền. Nhưng mục tiêu của Dương Nguyên Khánh là một nghìn chiến thuyền. Hắn đi đến nơi này, chính là muốn thị sát xưởng đóng thuyền còn có bao nhiêu chiến thuyền cần sửa chữa.

- Trong vòng một tháng, có thể sửa chữa được bao nhiều chiến thuyền?

Dương Nguyên Khánh quay đầu hỏi Thự Thừa Triệu Quang Tài.

Triệu Quảng Tài liền vội vàng tiến lên đáp:

- Từ khi nhận được lệnh của điện hạ, nhóm thợ liền chia làm hai ca. Bất kể ngày đêm đều liên tục tạo thuyền. Cho nên, chúng thần cam đoan trong vòng một tháng, có thể giao cho điện hạ hai trăm thuyền lớn.

Dương Nguyên Khánh gật gật đầu. Lại hướng hai huynh đệ Trương Long Trương Hổ hỏi:

- Bảo các thợ đóng thuyền sau khi sửa xong thuyền, thì lên thuyền đi tới cửa sông giống như lần trước. Ta cũng muốn bọn họ làm thuyền viên.

Dừng một chút, Dương Nguyên Khánh lại hỏi:

- Đã triệu tập được bao nhiêu thợ làm thuyền có kinh nghiệm?

Trương Long khom người nói:

- Hồi bẩm điện hạ, có ước chừng ba nghìn người.

Dương Nguyên Khánh buông lỏng xuống, hắn chỉ vào một chiếc thuyền lớn phía xa nói:

- Lên thuyền đó đi xem.

…….

Thái Nguyên, Tử Vi Các thông qua đề nghị của Sở Vương Dương Nguyên Khánh, chuẩn bị đánh Thanh Châu, quyết tâm tiêu diệt Đậu Kiến Đức. Tin tức này truyền ra, lập tức chấn động triều đình, không ít đại thần tỏ vẻ bất mãn.

Quân Tùy cướp được Hà Bắc và Trung Nguyên, đã mang đến cho triều Tùy một gánh nặng thật lớn. Mắt thấy việc thu lương thực ngày càng ít đi, vậy mà Tử Vi Các lại quyết định tấn công Thanh Châu. Đúng là đã đói lại còn rách, vua và dân trên dưới đều tỏ vẻ phản đối.

Nhưng vẫn có người tán thành, chủ yếu là các quan viên Hà Bắc. Cuộc sống của dân chúng Thanh Châu đang khốn khổ, họ chỉ mong quân Tùy tới giải cứu. Nếu có thể thu phục Thanh Châu, vậy thì dân chúng nơi đó sẽ không phải di cư tới Hà Bắc, mà có thể cứu tế tại chỗ.

Tin tức rất nhanh truyền tới dân gian. Bên trong thành Thái Nguyên dẫn phát một hồi tranh luận thật lớn. Khắp nơi đều đang nghị luận chiến dịch lần này. Thậm chí tranh luận còn gay gắt hơn so với lần đại chiến Trung Nguyên.

Bất kể là phản đối hay là tán thành, đều không thể thay đổi được quyết định của Tử Vi Các. Quân đội bắt đầu tập kết với quy mô lớn. Lương thực trong kho lúa Thái Nguyên được đắp chồng chất lên thuyền. Từng chiếc thuyền lớn chở đầy lương thực mới thu hoạch chuyển đến Hà Bắc.. qua Hoàng Hà và vận hà, đi tới quận Hà Gian.

Giữa trưa, ở một quán rượu phía bắc thành Thái Nguyên, khách nhân đang ăn uống rất náo nhiệt. Từng bàn ăn đều nghị luận tới chiến sự chinh phạt Đậu Kiến Đức lần này. Tranh luận kéo dài từ triều đình tới dân gian.

- Tình hình thiên tai của Hà Bắc đã giải quyết xong? Dân đói ở Trung Nguyên đã trấn an hết? Hai gánh nặng lớn còn không biết nên giải quyết như thế nào, vậy mà đã muốn kéo Thanh Châu đi vào theo. Một Hà Đông nho nhỏ, có thể chịu nổi gánh nặng lớn như vậy không?

Một người già vô cùng đau đớn, liên tục trách cứ lần quyết định này của triều đình.

Một vị nam tử trung niên tính tình hòa ái, khuyên bảo người già:

- Thích Ông, không thể nói như vậy. Cho dù không chiếm Thanh Châu, gánh nặng cũng đâu tự mất đi. Mắt thấy việc thất thu lương thực đã xác định. Đến lúc đó phần lớn dân đói của Thanh Châu tất nhiên sẽ tràn vào Hà Bắc hoặc là Trung Nguyên. Đến xa xứ xin cơm, không bằng an trí cho bọn họ ở quê hương. Ta cảm thấy đây chính là mục đích mà quân Tùy tấn công Thanh Châu lần này.

Một vị khách uống rượu khác thở dài nói:

- Mấu chốt là chúng ta còn có bao nhiêu lương thực? Chiến tranh mở ra, quân đội điều động, tiền lương liên tục đổ vào. Lương thực vốn không nhiều, trải qua lần chiến tranh này, chỉ sợ chả còn gì mà giúp nạn thiên tai.

- Lương thực hẳn là còn nhiều mà. Nghe nói lần trước chúng ta đàm phán với Đường triều, đã chiếm được không ít lương thực của bọn họ. Hẳn là lương thực còn sung túc, nếu không Sở Vương điện hạ sẽ không đưa ra quyết định này…

Khắp nơi là tiếng tranh luận, trong đó có một vị khách trung niên đang chậm rãi uống rượu trái cây, nhưng lỗ tai vẫn chú ý những nghị luận của đám đông.

Y lặng lẽ vén màn lên, nhanh chóng rời khỏi quán rượu. Người này đi tới chợ Bắc, đến trước cửa một hiệu thuốc. Một người tiểu nhị đi ra đón nói:

- Chưởng quầy đã trở lại!

Người đàn ông trung niên gật gật đầu, đi vào trong hiệu thuốc.

Giống như người Tùy đặt tình báo ở Bình Nhưỡng, người Triều Tiên cũng tương tự vươn xúc tua tới Thái Nguyên. Nửa năm trước, sau khi Vương phi gặp sự kiện kia, tình báo của Triều Tiên bị một lưới bắt hết. Nhưng hai tháng trước, Cái Tô Văn lại phái một đám quan viên Triều Tiên tới, tiếp tục thu thập tình báo của triều Tùy.

Khác với những nhân viên tình báo kiêm sát thủ lần trước. Lúc này, bọn họ đổi lại thành thương nhân. Người đàn ông trung niên tên gọi là Cao Văn Cảnh, là một thầy thuốc nổi tiếng ở Bình Nhưỡng. Y trở thành đầu mục tình báo của nhóm tình báo Triều Tiên lần này.

Y cùng hơn mười người thủ hạ, mua một hiệu thuốc ở chợ Bắc làm cứ điểm, liên tục xuất tiền thu thập các loại tình báo. Sau đó dùng chim ưng chuyển thư tới Liêu Đông. Cuối cùng mới mang đến nội thành của Triều Tiên, đưa đến tay của Cái Tô Văn.

Cao Văn Cảnh ước chừng bốn mươi tuổi. Y có thể nói lưu loát tiếng Hán. Nếu chỉ dựa vào vẻ bề ngoài, rất khó nhìn ra y là người Triều Tiên.

Cao Văn Cảnh vội vàng đi vào hậu viện, đến một căn phòng. Đến đây, y ngồi xuống trước bàn, mở một tấm lụa giấy ra, dùng bút đầu nhỏ viết tin tình báo mới nhất: “Quân Tùy phát động chiến dịch tấn công Thanh Châu, khiến dân gian rất là bất mãn”.

Đương nhiên, loại tình báo quan trọng này, y không có khả năng viết ra những nghị luận lung tung trong quán rượu. Trên thực tế, y nhận được tin tức chính xác từ trong triều đình, triều Tùy muốn tấn công Đậu Kiến Đức ở Thanh Châu, thu hoạch vụ thu trước khi hoàn thành chiến dịch.

Y đi quán rượu, chỉ là muốn nghe một chút ý kiến của người dân.

Viết xong tình báo, đợi mực trên giấy khô hết, mới cẩn thận cuộn cuốn vải lại, cho vào một cái ống trúc. Đây là biện pháp mà bọn họ học được từ quân Tùy. Huấn luyện chim ưng đưa thư, thả ưng ở ngoài thành, trước đưa đến Liêu Đông, rồi từ Liêu Đông tới Triều Tiên.

Cao Văn Cảnh đi ra khỏi phòng, đưa ống trúc cho một tiểu nhị nói:

- Nhanh chóng gửi bức thư này đi, không thể chậm trễ.

Tiểu nhị tiếp nhận ống trúc liền vội vàng rời đi. Cao Văn Cảnh lúc này mới chậm rãi đi tới tiền đường của hiệu thuốc…

Ngày thứ hai sau khi Tử Vi Các làm ra quyết định, ở Trường An, Lý Thế Dân cũng nhận được tình báo khẩn cấp từ Đường Phong.

Trong phủ Tần Vương, Lý Thế Dân chắp tay sau lưng đi lại ở công đường. Trên bàn có đặt tình báo khẩn cấp từ Đường Phong. Ngồi một bên là quân sư Phòng Huyền Linh.

- Điện hạ, thần cảm thấy có chút kỳ quái. Mọi hành động quân sự từ trước tới nay của triều Tùy đều không có liên quan tới Tử Vi Các, mà là do Dương Nguyên Khánh trực tiếp bố trí. Đây chính là nguyên tắc riêng của quân đội triều Tùy. Như thế nào lần này lại để cho Tử Vi Các phê chuẩn?

- Có lẽ đây là triều Tùy muốn bắt đầu thay đổi chế độ triều đình.

Trưởng Tôn Vô Kỵ ngồi một bên tiếp lời nói.

- Không có khả năng!

Phòng Huyền Linh không chút do dự bác bỏ suy nghĩ của Trưởng Tôn Vô Kỵ:

- Cho dù là Dương Nguyên Khánh muốn đăng cơ, hắn cũng sẽ không đem quân quyền phân cho Tử Vi Các. Huống chi, hiện tại hắn vẫn là Sở Vương. Vết xe đổ của Vương Tự vẫn còn, hắn tuyệt đối sẽ không đem quân quyền giao cho Tử Vi Các.

Lý Thế Dân dừng bước. Phán đoán của Phòng Huyền Linh rất có đạo lý. Kỳ thực y cũng hiểu điều này không có khả năng. Để cho Tử Vi Các phê chuẩn, cho dù chạy theo hình thức, nhưng về quân quyền, Dương Nguyên Khánh tuyệt đối sẽ không hàm hồ.

- Vậy ý của tiên sinh là?

Lý Thế Dân nhìn chăm chú Phòng Huyền Linh hỏi.

Phòng Huyền Linh trầm tư một lúc lâu mới nói:

- Thần cảm thấy đây chỉ có một khả năng, là căn bản không có chuyện này!

Lý Thế Dân cả kinh:

- Vì sao nói như vậy.

Phòng Huyền Linh cười lạnh một tiếng, chậm rãi nói:

- Nói thật, thần không tin Dương Nguyên Khánh sẽ tấn công Thanh Châu vào lúc này. Thanh Châu có nạn thiên tai lớn, nếu lúc này hắn tấn công Thanh Châu, chỉ khiến người dân nơi đây kêu oán. Mà dân chúng của triều Tùy sẽ hận hắn mang thêm gánh nặng. Nếu hắn thông minh một chút, lợi dụng thiên tại của Thanh Châu cứu tế nạn dân, vậy thì hắn sẽ lấy được dân tâm của Thanh Châu. Lưu lại ác danh bất lực khi không cứu được nạn thiên tai cho Đậu Kiến Đức. Thần tin tưởng trong lòng Dương Nguyên Khánh cũng hiểu điều này.

Trưởng Tôn Vô Kỵ cũng đồng ý gật đầu, lại bổ sung nói:

- Nếu quả thật muốn tấn công Thanh Châu, hẳn là phải vô thanh vô tức, dùng thủ đoạn lôi đình chấm dứt chiến dịch. Chờ chúng ta nhận được tin tức, chiến tranh liền đã xong. Đây mới là phương án mà Dương Nguyên Khánh nên áp dung. Chứ không phải khua chiêng gióng trống như hiện tại, khiến chúng ta bắt được tin tức.

- Vậy Dương Nguyên Khánh làm như vậy, là có mục đích gì?

Lý Thế Dân không hiểu hỏi...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.