Trúc Mã Cưng Chiều Tôi Đến Tận Trời

Chương 190




"Who put Bella in The Wych Elm", có nghĩa là "Ai đã đặt Bella vào cây du núi" là một dòng chữ viết theo phong cách graffiti trên tòa tháp cao chót vót ở Hagley, một ngôi làng nhỏ thuộc hạt Worcestershire, Anh. Ngày nay, du khách khi tới Worcestershire đều muốn đến thăm ngôi làng và tận mắt nhìn thấy dòng chữ này.

Dòng chữ này có điều gì mà lại thu hút đến vậy? Thực ra, nó không chỉ khiến du khách tò mò, mà nó còn là một sự nhắc nhớ lạnh gáy về một vụ án mạng bí ẩn và nổi tiếng nhất lịch sử Birmingham, khi mà suốt 75 năm qua, những tình tiết bí ẩn đã ăn sâu vào đời sống của cư dân địa phương và khiến cảnh sát đau đầu khi không thể tìm ra nguồn cơn sự việc và thậm chí là danh tính của nạn nhân.

Chuyện kể rằng, vào một buổi chiều tháng 4/1943, nhóm 4 cậu bé trong làng rủ nhau vào rừng Hagley - đất cũ của lãnh chúa Cobham, để tìm trứng chim. Chúng phát hiện bên trong một thân cây đã chết và thối rỗng một hộp sọ người chỉ còn sót lại vài chiếc răng và búi tóc. Hoảng sợ, tất cả bèn thống nhất là đặt thứ vừa tìm được về vị trí cũ và không bao giờ nhắc lại về nó nữa.

Thế nhưng, bí mật lại quá sức chịu đựng đối với Tommy Willetts - cậu bé ít tuổi nhất. Cậu đã kể chuyện cho bố mẹ và họ tìm gặp cảnh sát để trình báo.

Cảnh sát nhanh chóng vào cuộc và tìm được phần còn lại của thi thể chỉ còn lại xương trắng được che phủ bởi vài mảnh quần áo đã rách nát. Trên một bàn tay vẫn còn chiếc nhẫn cưới màu vàng trong khi một bàn tay khác đã biến mất. Tất cả đều được đặt rải rác trong thân cây du núi đã chết khô.

Người phụ nữ được xác định là chết ở độ tuổi khoảng 35, đã từng sinh con một lần. Giới điều tra cho rằng cô chết do bị ngạt thở, và đã ở trong thân cây này ít nhất là 1 năm; điều khiến nhiều người lạnh gáy là các nhà điều tra cho rằng cô được đặt vào thân cây du núi này khi vẫn còn sống và sau đó mới chết ngạt trong thân cây này. Bàn tay phải của nạn nhân sau đó cũng tìm được ở khu vực lân cận, đồng thời trong miệng nạn nhân, người ta cũng tìm thấy một mảnh vải taffeta.

Dù có kết quả xét nghiệm ADN từ răng và tóc, cảnh sát vẫn không thể xác định được danh tính nạn nhân. Thời điểm đó, chiến tranh thế giới thứ hai đang giai đoạn cao trào, cản trở phần nào việc điều tra vì nhiều người ra trận hoặc di cư đến nơi khác.

Giáng sinh năm đó, những dòng chữ bí ẩn được viết in hoa bằng phấn trắng bắt đầu xuất hiện trong làng, đều cũng chung một câu hỏi, rằng: “Ai đã bỏ Bella vào cây du núi?".

Những dòng chữ tương tự bắt đầu xuất hiện khắp thị trấn, và cảnh sát vẫn im lặng trước những động thái đó, đồng thời âm thầm điều tra. Đây là lần đầu tiên nạn nhân được gọi bằng một cái tên chính thức. Điều này chứng tỏ chủ nhân của bức vẽ có quen biết với người phụ nữ xấu số, hoặc cũng có thể đây chính là hung thủ trong vụ giết người man rợ, theo cảnh sát.

Hành động này thể hiện hắn ta đang cố tình chế giễu cảnh sát bằng cách gửi thông điệp thách thức. Cái tên Bella cũng dần trở nên nổi tiếng, khiến mọi người đều dần mặc định đó chính là tên của nạn nhân và cảnh sát cũng bắt đầu sử dụng cái tên đó.

Kết quả điều tra ban đầu đã truy lùng ra một cô gái bán hoa sống ở Birmingham có tên là Bella, người được báo cáo mất tích vào năm 1941, nhưng phía cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận chính thức nào.

Vào năm 1953, địa phương nhỏ bé này lại được một phen chấn động khi tròn 10 năm sau ngày Bella trong cây du núi được tìm thấy, một người phụ nữ tên Una Mossop đã khai báo rằng em họ của mình - Jack Mossop - đã cùng một người Hà Lan tên Van Ralt đặt một người phụ nữ vào trong cây du núi nọ; hai người đã làm thế khi đang say rượu. Câu chuyện nhanh chóng bị bác bỏ khi Jack Mossop là một bệnh nhân tâm thần và đã chết trước thời điểm Una khai báo được vài năm.

Qua thời gian, những giả thuyết mới đã được đưa ra.

Margaret Murray, một nhà nhân chủng học khẳng định vụ án này có liên quan đến thuật phù thủy. Bà cho rằng việc cắt bỏ bàn tay và nhốt cơ thể vào trong một thân cây rỗng là một trong những truyền thống cổ xưa nhằm một mục đích nào đó.

Giả thuyết khác lại xác định rằng nạn nhân là gián điệp người Hà Lan có tên Clarabella Dronkers, người đã chuyển thông tin mật cho Đức Quốc Xã và bị chính phủ Hà Lan thanh trừng vì tội phản bội. Và cái tên Bella trong những nét vẽ graffiti bí ẩn kia cũng được trích ra từ tên thật của người này.

Từ những năm 1970, câu hỏi gây ám ảnh này được sơn lên những bức tường trong lâu đài của công tước Wychbury Obelisk ở công viên Hagley. Đôi khi những bức vẽ này biến mất nhưng ngay sau đó sẽ có một bức vẽ mới thay thế, như thể luôn có người nào đó trong ngôi làng nhỏ muốn bí ẩn về Bella không chìm vào quên lãng.

Ngay cả lực lượng cảnh sát cũng vẫn không ngừng điều tra về vụ án. Hồ sơ được mở cho đến tận năm 1999, hơn nửa thế kỷ sau khi người ta phát hiện ra xác phụ nữ xấu số. Tuy nhiên, đến nay, hầu hết nhân chứng đều đã chết và danh tính thực sự của "Bella" cùng người đầu tiên viết dòng chữ trên có lẽ sẽ mãi là một ẩn số chưa có lời giải.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.