Tiếu Nhi, Sơ Nhi

Chương 48




Hai tuần sau.

Hauck lái chiếc Bronco tới trước cánh cổng bằng đá to lớn. Anh hạ thấp cửa kính, nhoài người ấn nút. Một giọng nói vang lên hỏi. - “Ai vậy?”

“Tôi, trung úy Hauck đây.” - Anh đáp lại.

“Xin mời lái xe vào nhà.” - Giọng nói trong nhà đáp lại. Hai cánh cổng từ từ mở ra. - “ Ông Khodoshevsky đang đợi ông.”

Hauck lái xe dọc theo con đường trải nhựa đài. Thậm chí bây giờ chỉ nhấn ga một chút thôi cũng đã khiến chân anh đau nhói. Anh đã bắt đầu một số liệu pháp, nhưng còn phải qua nhiều tuần nữa. Các bác sỹ bảo rằng anh có thể không bao giờ còn tự đi như bình thường được nữa.

Khu nhà thật rộng rãi. Anh lái xe qua một chiếc hồ rộng. Có một khu đất được rào chắn lại - có lẽ để dành cho ngựa. Tới nơi trong cùng, anh lái tới một khu nhà to lớn kiểu Grudia mái ngói đỏ tươi, phía trước là một khoảng sân cực rộng với một đài phun nước trang trí công phu ở giữa, nước phun lên từ những hình điêu khắc vào bể nước bằng đá cẩm thạch.

Đúng là tỷ phú đã khiến mọi thứ dành cho triệu phú thành ra hỏng cả, Hauck nhớ lại. Thậm chí theo tiêu chuẩn của khu Greenwich thì anh cũng chưa bao giờ thấy một nơi nào lộng lẫy như thế này cả.

Hauck bước ra khỏi xe. Tay nắm gậy, bước lên bậc cấp dẫn tới cửa trước tráng lệ. Anh đưa tay nhấn chuông. Một bài thánh ca vang lên, khiến anh ngạc nhiên. Một phụ nữ ra mở cửa. Người phụ nữ rất hấp dẫn, kiểu Đông Âu. Có lẽ đây là nguời giúp việc.

“ Ông Khodoshevsky bảo tôi đưa ông vào phòng riêng.” - Cô ta mỉm cười. - “Ông đi theo lối này.”

Một cậu bé khoảng sáu hay bảy tuổi chạy vượt qua anh trên một chiếc xe ô tô đồ chơi. - “Bíp, bíp!”

Người giúp việc kêu lên: “Michael, không được!” - Cô mỉm cười: “Xin lỗi ông.”

“Cảnh sát đây.” - Hauck nháy mắt - “Bảo cậu bé không được vượt quá tốc độ bốn mươi cây số một giờ nhá.”

Hauck được dẫn qua nhiều phòng, nguy nga như trong một cung điện rồi tới một phòng cho gia đình ở mé bên của tòa nhà. Căn phòng được trang trí với những bức tường vòm cửa sổ cong nhìn ra ngoài từ khu nhà. Trong phòng bày một băng ghế dài bằng da rất lớn, treo một bức tranh hiện đại dễ nhận biết, mà Hauck biết nó có giá trị rất lớn, mặc dù anh không hoàn toàn hiểu được việc tác giả sử dụng gam màu xanh trong đó. Một bảng điều khiển các phương tiện nghe nhìn khổng lồ gắn trên tường, bao gồm một hệ thống âm thanh nổi và một màn hình ti-ti sáu mươi inch.

Trên màn hình ti-vi đang chiếu một bộ phim cao bồi miền tây cổ điển.

"Chào trung úy. ”

Hauck nhìn thấy một đôi chân đang gác lên chiếc ghế đệm dài, một thân hình to lớn, rậm lông nằm trong một chiếc ghế mặc chiêc quần soóc rộng thùng thình và chiếc áo phông quá khổ màu vàng với dòng chữ: TIỀN LÀ CÁCH TRẢ THÙ TỐT NHẤT.

"Tôi là Gregory Khodoshevsky.” - Người đàn ông giơ một tay ra, cái bắt tay khá chặt - “Mời ngồi.”

Hauck ngả người ngồi thoải mái trên ghế, anh chống người dựa vào chiếc gậy - “Cảm ơn.”

“Tôi thấy ông không được khỏe?”

“Chỉ là phẫu thuật nhỏ thôi mà.” - Hauck vờ vịt - “Ở hông.” Người đàn ông người Nga gật đầu. - “Tôi cũng phải phẫu thuật đầu gối tới mấy lần. Hậu quả của những lần trượt tuyết đấy.” - Ông ta cười. - “Tôi hiểu ra rằng không nên trượt tuyết xuyên qua cây.” - Khodoshevsky với tay vặn nhỏ tiếng ti-vi. - “ Ông thích xem phim cao bồi không trung úy?”

“Chắc chắn rồi. Tất cả mọi người đều thích.”

“Tôi cũng vậy. Đây là bộ phim yêu thích của tôi: Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại. Mặc dù tôi cũng không chắc mình thuộc tuýp người nào. Vợ tôi thì khẳng định rằng tôi thuộc tuýp thứ ba, tên vô lại.”

Hauck cười: “Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là một trong những chủ đề chính của bộ phim. Tất cả bọn họ đều có những động cơ riêng.”

“Đúng vậy.” - Khodoshevsky mỉm cười. - “Tôi nghĩ là ông nói đúng - tất cả bọn họ đều có động cơ riêng. Vậy thì tôi nợ gì ông ở chuyến viếng thăm này đây, trung úy Hauck?”

“Tôi đang điều tra một vụ án. Có một cái tên tôi hy vọng có thể có ý nghĩa nào đó với ông, Charles Friedman.”

“Charles Friedman à?” - Khodoshevsky nhún vai. - “Tôi xin lỗi, nhưng không, có phải đúng tên thế không nhỉ?”

Gã này thật tài, Hauck nghĩ. Bẩm sinh. Hauck nhìn Khodoshevsky thật lâu. - “Tôi hy vọng là vậy.”

“Mặc dù vậy, vì ông đã nhắc đến cái tên đó” - Khodoshevsky vui vẻ - “tôi có nhớ một người có tên là Friedman. Anh ta quản lý một vài khoản lợi nhuận ở một thành phố tôi có đến cách đây một hoặc hai năm. Tôi nghĩ là Thư viện Bruce. Tôi cũng có tham gia đóng góp. Tôi nhớ ra rồi, anh ta có người vợ rất hấp dẫn. Có thể tên anh ta là Charles, nếu đúng thế. Vậy, anh ta đã làm gì?”

“Anh ta chết rồi.” - Hauck nói. - “Anh ta có liên quan tới một vụ án tôi đang điều tra, một vụ gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy.”

“Một vụ tai nạn.” - Khodoshevsky nhăn mặt. - “Thật quá tệ. Giao thông ở đây thật không thể chịu đựng nổi, trung úy ạ. Tôi chắc là ông cũng biết điều đó. Đôi khi tôi sợ phải tự mình băng qua đường vào trong phố.”

“Ddặc biệt là khi có ai đó không muốn ông thành công.” - Hauck nói, chăm chú nhìn vào đôi mắt cứng rắn của Khodoshevsky.

“Đúng thế. Tôi nghĩ là đúng. Có lý do gì để ông liên hệ người đàn ông đó với tôi không?”

“Có.” - Hauck gật đầu. - “Saul Lennick.”

“Lennick!’’ - Khodoshevsky thở dài. - “ừ, Lennick thì tôi có biết. Thật kinh khủng là một việc như vậy lại xảy ra. Ngay trong ngôi nhà của ông ấy. Ngay ở trong thành phố này. Đó là một thử thách, tôi chắc đấy, dành cho ông, trung úy ạ.”

“Ông Friedman cũng đã bị giết cách đó vài tuần. Ở quần đảo Virgin của Anh... Cuối cùng hóa ra Charles và Lennick từng là đối tác tài chính của nhau.”

Khotioshevsky trợn mắt như thể rất ngạc nhiên. - “ Đối tác à? Thật điên rồ, cái quái quỷ gì đang xảy ra quanh đấy thế không biết. Nhưng tôi e là tôi không bao giờ gặp lại người đàn ông đó nữa. Xin lỗi vì ông đã đi cả quãng đuờng như vậy tới đây chỉ để biết được điều này. Giá như tôi có thể biết được nhiều hơn để giúp ông."’

Hauck với lấy cây gậy: “Cũng không phải là thất bại hoàn loàn. Tôi ít khi được nhìn thấy ngôi nhà nào lớn như thế này.”

“Tôi sẽ rất hân hạnh được đưa ông đi xem xung quanh.”

Hauck đứng dậy nhăn mặt: “Để lần khác vậy.”

"Chúc ông may mắn với cái chân của mình. Và tìm ra được ai là kẻ chịu trách nhiệm cho những việc kinh khủng đó.”

"Cám ơn ông.” - Hauck bước một bước về phía cửa. - “Ông biết đấy, trước khi tôi đi, có một thứ tôi có thể cho ông xem. Chỉ là để đề phòng trường hợp nó có thể giúp ông nhớ ra điều gì chăng. Tự tôi đã xuống vùng biển Caribê cách đây một tuần.” — Hauck lôi chiếc điện thoại ra. - “Tôi thấy có một thứ rất hay ở ngoài khơi hòn đảo đó. Tôi đã chụp nhanh một tấm hình của nó. Cũng buồn cười là nó chỉ đậu cách nơi Charles Friedman bị giết có vài dặm.”

Hauck đưa điện thoại cho Khodoshevsky. Ông ta tò mò nhìn tấm hình trên màn hình một cách chăm chú. Đó là tấm hình anh đã chụp trong khi chạy bộ ở đảo.

Đó là chiếc du thuyền của Khodoshevsky. Chiếc Gấu Đen.

“Hừm.” - Khodoshevsky lắc lắc đầu, bắt gặp ánh mắt Hauck. - “Thật buồn cười là cuộc đời lại nhiều cái trùng hợp đến vậy, đúng vậy không, trung úy?”

"Không còn gì để nói nữa.” - Hauck nhìn Khodoshevsky, nói.

" Đúng, ông nói đúng.” - Khodoshevsky đưa trả Hauck chiếc điện thoại - “Không còn gì để nói.”

“Tôi sẽ tự tìm đường ra.” - Hauck nói, tay nhét điện thoại vào túi - “Chi khuyên ông một điều cuối cùng, ông Khodoshevsky ạ, nếu ông không phiền, ông có vẻ rất thích phim cao bồi miền Tây, vì vậy tôi tin là ông sẽ hiểu.”

“Vậy lời khuyên đó là gì?”

Hauck nhún vai: “ Ông biết câu này chứ, ‘Hãy biến ngay khỏi chỗ này'?”

“Tôi nghĩ là mình nghe thấy nó ở đâu rồi. Cảnh sát trưởng bao giờ cũng nói câu đó với những kẻ xấu. Nhưng tất nhiên là chúng không bao giờ nghe lời cả.”

“Không, chúng không bao giờ nghe cả.” - Hauck lại bước thêm một bước nữa ra phía cửa. - “Đó là cái làm nên những bộ phim cao bồi miền Tây. Nhưng chỉ một lần này thôi, ông biết đấy, bọn người xấu nên biến đi, ông Khodoshevsky ạ.” - Hauck nhìn Khodoshevsky chăm chú. — “Ông nên làm như vậy. Nếu ông hiểu tôi định nói gì.”

“Tôi nghĩ là mình hiểu.” - Khodoshevsky mỉm cười.

“À mà nhân tiện, ” Hauck quay lại, chỉ gậy ra phía cửa “đó quả thực là một con thuyền tuyệt đấy, ông Khodoshevsky ạ, nếu ông hiểu tôi định nói gì.”

PHẦN KẾT

“Cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Con người sinh ra rồi lại trở về với đất. Ở đó, trong vòng luân hồi vô cùng tận, sự sống lại hồi sinh.”

Đó là một ngày hè ấm áp, bầu trời trong xanh đến tuyệt diệu. Karen ngồi nhìn chiếc hộp nhỏ đựng tro của Charlie trong khoang mộ để mở. Cô đã đưa anh về nhà, như cô đã từng hứa. Anh xứng đáng với điều đó. Một giọt nước ứa ra từ khóe mắt cô.

Anh xứng đáng với điều đó, và còn nhiều hơn thế nữa. Karen nắm chặt tay Samantha và Alex. Với chúng, mọi việc đã rất khó khăn, khó khăn hơn bất cứ ai khác. Chúng không thể hiểu. Tại sao bố mẹ lại giữ kín những điều bí mật như vậy với chúng? Làm sao bố chúng có thể bỏ đi, dẫu truớc đó bố chúng đã làm những gì? Và cho dù bố chúng có là ai?

"Chúng ta đã là một gia đình kia mà.” - Samantha nói với Karen, bối rối, thậm trí có chút trách móc trong giọng nói run rẩy của mình.

“Đúng, chúng ta đã là một gia đình.” - Karen nói.

Cô đã tha thứ cho anh. Cô thậm chí, hiểu theo một cách nào đó, còn yêu anh trở lại.

Chúng ta đã là một gia đình. Có thể một ngày nào đó lũ trẻ sẽ tìm lại được tình yêu của mình dành cho cha chúng.

Viên giáo sỹ nói lời cầu nguyện cuối cùng. Karen nắm chặt lấy tay hai đứa. Cô nhớ lại cuộc đời mình. Cái ngày hai người gặp nhau. Họ đã yêu nhau ra sao. Rồi một ngày cô đã tự nhủ với chính mình rằng Charles là người cô lựa chọn.

Cuối cùng thì Charlie, người thuyền trưởng - đứng trước bánh lái con thuyền đi trong vùng biển Caribê, đang vẫy tay với cô từ khu vịnh riêng của họ. Máu trong người cô lại chảy rần rật với cái ấm cúng của mười tám năm chung sống.

“Bây giờ, theo truyền thống, để tưởng nhớ đến người quá cố, chúng ta mỗi người sẽ thả một nắm đất, để nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống này chỉ là nơi ở tạm nhỏ bé trước khi đến miền đất Chúa."

Bố cô bước lên. Ông đỡ lấy chiếc xẻng trên tay viên giáo sỹ, xúc một xẻng nhỏ đổ lên chiếc hộp. Đến mẹ cô, mẹ Charlie, Margery, anh trai của anh nắm chặt tay cô, rồi đến Rick và Paula.

Samantha vội vàng thả nắm đất trong tâm thái bị tổn thương, quay đi đưa chiếc xẻng cho Alex. Alex đứng một lúc lâu trước mộ, cuối cùng quay ra phía Karen, lắc lắc mái đầu: “Con không thể, mẹ à... Không.... ”

“Con yêu'? - Karen ôm chặt con trai hơn. - “ Được mà, con có thể làm được mà." - Ai là người có thể trách Alex được chứ? - “Đó là bố con, con à, dẫu bố con đã làm những gì.”

Cuối cùng, thằng bé cầm chiếc xẻng, đổ một xẻng đất, cố nén không trào nước mắt.

Đến lượt Karen. Cô xúc một xẻng đầy, thật đầy. Cô đã nói lời từ biệt với anh trước đây. Có còn điều gì để nói nữa đâu?

Em yêu anh thực sự; Charlie. Và em biết anh cũng yêu em.

Cô đổ xẻng đất.

Thế là hết. Cuộc sống họ có cùng nhau. Mình vừa mới chôn cất cho chồng mình hôm nay, Karen tự nhủ. Cuối cùng thì cũng phải vậy. Không thể khác được. Cô đã có quyền được nói như vậy.

Mọi người bước đến ôm lấy cô, hôn từ biệt. Cả ba người họ chờ đợi giây phút khi tất cả mọi người đi xuống dưới đồi. Karen vòng tay quanh cánh tay Alex, tay kia ôm lấy vai Samantha, kéo con bé lại gần: “Một ngày nào đó các con sẽ tha thứ cho bố. Mẹ biết điều đó là khó khăn. Nhưng bố đã quay về, Sam à. Bố con đã đứng ngoài đường ngắm nhìn ba chúng ta trong buổi lễ tốt nghiệp của con. Con sẽ tha thứ cho bố. Đó là cuộc sống.”

Khi họ đi xuống đồi, cô nhìn thấy anh sau tán cây du rậm rạp, đứng một bên đường. Anh đang mặc một chiếc áo khoác màu xanh hải quân trông rất đẹp trai. Mặc dù anh vẫn phải chống gậy.

Hai người nhìn nhau.

Mắt Karen tràn ngập cảm giác ấm áp, mà nhiều năm rồi cô không còn cảm thấy.

“Tới đây.” - Cô bảo lũ trẻ. - “Có một người mẹ muốn các con gặp.”

Khi họ đi tới chỗ anh, Alex quay nhìn mẹ, bối rối. - “Chúng ta đã biết trung úy Hauck rồi mà mẹ.”

“Me biết là các con đã biết, con à.” - Karen nói. Cô nhấc cặp kính râm, mỉm cười với anh. - “Mẹ muốn các con gặp lại chú ấy. Tên chú ấy là Ty.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.