Tịch Mịch

Chương 23




Chiến tranh khởi đầu nảy sinh u mê ở bờ Tây bắc sông Chương Thủy, sau đó giống như vậy tuyên cáo u mê kết thúc. Qúa trình chấm dứt đột ngột khiến nhiều ánh mắt vẫn chú ý nơi này vô cùng thất vọng. Càng làm cho người ra bực bội chính là bởi vì đương sự song phương cố ý giấu diếm,, bên ngoài chiến tranh liên miên và nguyên nhân chấm dứt cũng chưa được làm rõ ràng.

Những kẻ đứng xem duy nhất chỉ có thể xác định là, đầm Cự Lộc căn bản không hề có tổn thương gì. Ngoại trừ việc số quân lương ở Khúc gia trang mà Trương Kim Xưng ngầm kết giao bị mất một cách khó hiểu ra, song phương giao chiến cơ bản là không có tổn thất gì. Hai thành Minh Thủy và Thanh Chương là Trương Kim Xưng khi Trình Danh Chấn ra ngoài đã lấy thân phận Đại đương gia ép hắn tiếp quản, lúc tiếp quản không lọt vào chống cự. Mà sau khi Trương Gia Quân lui binh, hai thị trấn đang khuyết chủ này lại giao cho Trình Danh Chấn. Hai bên vừa lùi vừa tiến phối hợp ăn ý, dường như chỉ có tiến hành đổi nơi đóng quân, căn bản là không có phát sinh bất cứ xung đột gì.

Còn về phần vì sao Trương đại đương gia lại trở nên khoan hồng độ lượng như vậy, có duy nhất một cách nói đó là, giữa Trương đại đương gia và Cửu đương gia vì có kẻ tiểu nhân châm ngòi mà sinh ra chút hiểu lầm, khiến cho hai gã hào kiệt huých đầu, sau khi trực tiếp thương lượng, giải thích rõ ràng thì hiểu lầm cũng hết. Kẻ tiểu nhân gây nên thị phi này đã uổng bao sức lực, từ giờ về sau cũng chẳng có ai chào đón nữa. Còn Trương đại đương gia và Trình cửu đương gia sau khi hiểu lầm, hai người họ ngược lại càng tín nhiệm nhau hơn. Nếu không, Trương đại đương gia cũng sẽ không đợi mình quay lại đầm Cự Lộc mà đã sai người đưa nhạc phụ của Trình Danh Chấn đã bị giữ làm con tin ở đầm Cự Lộc làm lễ vật tặng cho Vương Ma Tử ra ngoài.

Trong mắt người có tâm, cách nói này đương nhiên không đang tin. Nếu như quả thật là hiểu lầm nói dăm ba câu là giải quyết xong, Trương Kim Xưng sao lại phải uổng phí sức lực điều Trình Danh Chấn hướng về Hà Đông? Cần gì phải huy động nhiều nhân lực, gần như đem toàn bộ quân tinh nhuệ trong tay đi vây thành Bình Ân.

Nhưng nếu như nói nguyên nhân xung đột không phải do hiểu lầm, thì dù sao đôi bên lại không muốn đấu với nhau. Các nơi phái dò thám, xung quanh ba huyện Minh Thủy, Bình Ân, Thanh Chương cũng không hề tìm thấy bất cứ dấu vết huyết chiến nào. Điều duy nhất nhìn qua có thấy chút dị thường chính là ngoài thành Minh Thủy, ruộng thu hoạch bị đốt thành những tảng lớn. Nhưng cái đó nói lên được điều gì? Tro càng làm cho ruộng màu mỡ thêm, các hộ nông dân nhân lúc trời hanh đem vật khô đốt thành than ủ phân đó cách phương thức thường làm ở vùng Hà Bắc, ai cũng có thể phân tích được

Về chi tiết chiến tranh, còn có cách nói khác là bộ hạ của nhị tặc Trương, Trình cùng xuất phát ở một chỗ, khi đánh cả bọn đều không hạ thủ. Đôi bên lĩnh quân đành phải áp dụng phương thức từ thời thượng cổ, mỗi bên phái ra năm tên tướng lĩnh ra so đấu, kẻ thua chịu khoanh tay, người thắng được nhận toàn bộ binh mã của đối phương. Kết của là Trình Danh Chấn phóng ngựa vượt qua giáo, đâm liền hai tướng của Trương Kim Xưng rơi xuống đất. Sau khi tướng lĩnh thứ ba ra mặt, hắn đã cố ý nhẹ tay. Trương Kim Xưng thấy vậy biết Trình Danh Chấn hắn nể mặt mình cho nên không đánh hiệp thứ tư, thứ năm nữa. Đôi bên ngầm hiểu với nhau là đã bắt tay giảng hòa.

Cách nói thứ hai này có hoang đường hơn cách nói thứ nhất. Người truyền bá chủ yếu là có chút thân thích với bên Minh Thủy, khi mùa xuân qua được Trình Danh Chấn ưu đãi, trong suy nghĩ đơn giản của người nghèo, người tốt thì sẽ bách chiến bách thắng. Lúc tán loạn, Trình Danh Chấn khai hoang đồn điền, mượn giống và nông cụ của nông dân, làm cho nhóm lưu dân vốn mất đường sống nay lại có hy vọng. Người tốt như vậy đương nhiên là sẽ không thể bị người xấu ức hiếp. Nếu không thì chính là ông trời không có mắt, thì thần phật cũng điên hết rồi. Tuy rằng thần phật trên đầu cũng không tỉnh táo như vậy.

Ngoài hai cách nói dân gian này ra, trong xung quanh các huyện ở đầm Cực Lộc còn có một loại lưu truyền phạm vi hẹp nữa, cơ bản là không ai tin cả. Đó là, Trình Danh Chấn đã cấu kết với ái thiếp Liễu Thị của Trương Kim Xưng. Sau khi bị y phát hiện chính tay y đã đâm chết ái thiếp của mình, rồi phát binh tìm Trình Danh Chấn hỏi tội. Nhưng lúc đó y bị váng đầu chuẩn bị không đầy đủ còn Trình Danh Chấn lại nổi tiếng là hồ ly chín đuôi, sau khi phát hiện ra tình hình đã lập tức hồi binh, trước đó dùng độc kế chặt đứt con đường vận chuyển lương thực của Trương Kim Xưng, sau đó mạo hiểm phái một chi đội thẳng hướng về đầm Cực Lộc, đánh vào hang ổ của Trương Kim Xưng.

Xuất phát từ tinh binh đều ở dưới thành Bình Ân, lực lượng trong đầm Cự Lộc căn bản là không đủ để chống lại sự trả thù Trình Danh Chấn. Cho nên Trương Kim Xưng đành phải nuốt cục hận này vào lòng và bắt tay giảng hòa với Trình Danh Chấn. Từ đó về sau hai bên là ruột cây đay cán thành sợi, hai đầu sợ hãi, cho nên tạo thành thế cân bằng. Không ai dám động đến ai, cũng không ai dám ở sau lưng đâm đối phương của mình nữa.

Sở dĩ có ít người tin vào cách nói thứ ba là vì cách nói này có rất nhiều lỗ hổng. Đầu tiên là nơi dừng chân cuả Trình Danh Chấn không ở đầm Cự Lộc, hắn vốn dĩ là không thể có cơ hội thông đồng với ái thiếp của Trương Kim Xưng. Tiếp theo là lão bà Ngọc Diệm La Sát Đỗ Quyên của hắn nổi tiếng trên giang hồ là một đại mỹ nhân, tuy tính tình hơi ghê ghớm một chút nhưng dù sao tuổi tác cũng tương đương với trượng phu. Trình Danh Chấn không có lý do gì mà đào tươi đặt ngay trước mặt lại không gặm, lại phi đến nhà Trương Kim Xưng trộm quả hạnh nát cho đỡ thèm thuồng. Tiếp nữa, đây cũng là điều quan trọng nhất, khởi nguyên của cách nói thứ ba này đều là tiểu quan lại, sai dịch, kẻ nhàn dỗi lắm điều trong nha môn… Những kẻ đó xưa nay đều nói dối chủ nhân không chớp mắt, trong mười câu thì phải có đến hơn chín câu là dối trá. Tin vào lời của bọn họ thì sớm muộn gì tiền mua quan tài cũng không còn. Hơn nữa, đầm Cự Lộc và quan phủ lúc này là không đội trời chung, lời từ miệng quan phủ nói ra còn không bẩn thỉu như chủ nhân của nó sao?

- Ta chán quá đi mất, sao bọn họ lại có thể thất bại nhẹ nhàng như thế được?

Mong muốn mà không đạt được, mọi người nhìn sông Chương Thủy xa xa mà không cam lòng. Nhưng thất vọng cũng không được mấy ngày, bọn họ lại bị chú ý vào một chuyện lớn khác. Đầu tháng tám, rốt cuộc huyện thừa huyện Thanh Hà Dương Thiện Hội cũng không kìm nén được tính tình, dẫn quân đã được huấn luyện suốt một năm vượt qua sông Chương Thủy, thử thăm dò hướng vùng Hồ Ly bên ngoài đầm Cự Lộc.

Vốn là y định đánh đòn gió nhưng sau khi xác nhận thực lực của đối phương y lập tức rút lại suy nghĩ này. Ai ngờ rằng đúng lúc Trương đại đương gia một bụng tức giận không có chỗ trút liền suất ba vạn quân tinh nhuệ đón quận binh quận Thanh Hà tại Dã Trư Lĩnh. Hai bên chiến đấu kịch liệt trong hai ngày đêm không phân thắng bại, đến sáng ngày thứ ba trận thế vừa mới kéo lại thì Minh Châu Quân thuộc Trình Danh Chấn lại gia nhập chiến trường nằm ngoài dự đoán của mọi người, từ phía nam xuyên thẳng cánh tả Dương Thiện Hội. Trương Kim Xưng thấy viện binh đã đến lập tức như người không muốn sống chỉ huy tấn công mạnh. Hai đội nhân mã giống như kìm, trong nháy mắt liền kẹp vỡ vỏ cứng của quân Thanh Hà. Dương Thiện Hội bị người phá từ tứ phía không thể không lui về phía sau. Trương Kim Xưng đắc thế không tha đuổi theo, đuổi từ Dã Trư Lĩnh tới Kinh Thành, lại từ Kinh Thành đuổi tới Tông Thành, thiết lập cứ điểm ở bờ tây Chương Thủy quận Thanh Hà. Lão cũng không để ý đến lời khuyên can của Trình Danh Chán, giết qua Chương Thủy rồi lao tới hang ổ của Dương Thiện Hội. Dương Bạch Nhãn ddược xưng là trải qua hơn sáu trăm chiến tích chưa từng chiến bại lúc này vận lại quá đen, ở huyện Thanh Hà bị đám người Trương Kim Xưng, Hách Lão Đao, Lư Phương Nguyên thay nhau đánh tàn bạo, chưa đến năm ngày đã phải bỏ thành mà đi, đem toàn bộ nam, nữ, già trẻ giao cho kẻ tặc của đầm Cự Lộc.

Những kẻ nhà giàu còn muốn đề cập chiếu theo lệ thường như của năm ngoái, chi tiền để tránh thảm họa. Không ngờ tình tình Trương Kim Xưng lại thay đổi bất thường, sau khi vào thành căn bản là không đếm xỉa đến sự năn nỉ của chúng dân mà trực tiếp chặn ở các cửa thành, sau đó tàn sát đến các nhà có tường cao, sân to. Vơ vét sạch sẽ tài sản của bọn nhà giàu, sau đó mở kho nhà quan và phủ kho, lấy hết vàng bạc chia hết cho toàn bộ tướng sĩ và dân chúng cùng khổ.

Tàn sát trong thành Thanh Hà khiến cho bọn phú hộ không kịp chạy trốn. Trương Kim Xưng lại đốt hết thủ nha của quận Thanh Hà thành đất trống. Sau đó, lão mang của cải, lương thực và toàn bộ bách tính trong quận hùng hổ hướng thẳng về phía Thanh Dương, ở ngoài thành Thanh Dương hơn mười dặm, Dương Thiên Hội lại bại trận, toàn bộ quận binh gấp gáp chiêu mộ đã bị diệt hoàn toàn, chỉ có hơn mười tên gia đinh gia liều chết che chở gã trèo núi chạy trốn.

Quận Binh thất bại, những nhân vật tai to mặt lớn trong thành Thanh Dương lớn lập tức bỏ chạy được thì bỏ chạy, tẩu tán được thì tẩu tán sạch sành sanh, trực tiếp giao thành trì không người vào tay kẻ tặc của đầm Cự Lộc. Trương Kim Xưng không cần dùng nhiều sức đã đánh hạ được Thanh Dương, lúc này lập lại chiêu cũ, giết hết những người còn sống ở đó, mang theo lương thực đoạt được như cơn gió lốc quét về phía Du huyện cách đó không xa.

Ven đường thấy thôn trại, bất kể là lớn hay nhỏ đều quyết không tha. Giết phú, tế bần, phân của cải, cho vay lương thực. Lần nào cũng đúng thủ đoạn, đội ngũ của Trương Kim Xưng càng ngày càng lớn. Đến khi binh mã của lão đến đóng trú bên ngoài Du huyện, binh lính dưới trướng của y khi mới dời khỏi đầm Cự Lộc là ba vạn quân tinh nhuệ thì giờ đã thành mười hai vạn quân đông nghìn nghịt.

Huyện lệnh Du huyện Trương Bảo Lương cũng không dám mạo phạm oai vũ của Trương Kim Xưng, lấy danh nghĩa huynh đệ bổn gia mà ra khỏi thành khao sư, thỉnh cầu Trương Kim Xưng thả cho dân chúng trong huyện một con đường sống, y sẽ cống nạp đầy đủ lễ vật, gần như là dốc hết sức có thể. Nhưng Trương Kim Xưng chỉ cười ha hả, sai người móc tim Trương Bảo Lương ngay tại chỗ, rồi dẫn huynh đệ chạy về phía Cao Đường cách đó không xa.

Cao Đường bị tiêu diệt, Lịch Đình bị tiêu diệt, trước sau chưa đầy một tháng. Hơn phân nửa quận Thanh Hà đều rơi vào tay Trương Gia Quân. Quan chết trận hơn trăm, bọn phú hộ bị tịch thu tài sản thì vô số kể, quấy cho quan viên Hà Bắc thì thất kinh hồn vía. Nhóm quan viên địa phương nh hồn táng đảm, thư báo nguy cầu liên tiếp bay về hướng Đông Đô.

Biết trong thành Đông Đô có mấy vị đại nhân đóng quân, lúc báo nguy các thân sĩ còn chủ động gom đủ lễ trọng, thỉnh cầu quan quân xuất binh càng sớm càng tốt nhưng bọn họ chỉ như trông sao, trong trăng, khổ sở đến tận một tháng cũng không có được câu trả lời của Đông Đô.

- Đám thiên sát này sớm muộn gì cũng bị Hoàng thượng biết, đốt nhà chúng, diệt cả dòng tộc bọn chúng.

Quan viên địa phương và đám nhân sĩ căm phẫn, chỉ biết khóc trời đập đất mà nguyền rủa.

Dường như nghe thấy những lời nguyền rủa đó, qua mấy ngày rốt cuộc thì cũng có tin tức mới nhất liên quan đến Hoàng đế Bệ hạ từ phương Bắc truyền đến.

Mùa thu tháng tám Đại Nghiệp năm thứ mười một, Ất Sửu, Hoàng đế đi tuần biên ải phía bắc, Khả Hãn Đột Quyết suất bốn mươi vạn chúng, vây khốn Nhạn Môn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.