Thực Ảnh

Chương 16




Chiếc xe chạy trên con đường rộng rãi của thành phố St. Petersburg.

Nhân viên cùng đi bên Nga giới thiệu cho Liễu bí thư tình huống cơ bản của St. Petersburg.

St. Petersburg là bến tàu lớn nhất, thành phố lớn thứ hai của Nga, nằm ở phía đông vịnh Phần Lan thuộc biển Baltic, diện tích 607 km vuông, tổng nhân khẩu của thành phố hơn 5,4 triệu người. St. Petersburg là một thành phố trên nước, diện tích mặt sông vượt qua tổng diện tích toàn thành phố 10%. Do bốn phía đều là sông nước, phong cảnh tú lệ, cho nên nó có danh xưng "Venice của phương bắc". St. Petersburg do hơn 300 cây cầu tương liên, số lượng dòng sông, đảo nhỏ và cầu của nó đều đứng nhất nước Nga.

Thành phố này do Peter đại đế một đời hùng chủ của Nga tự tay sáng lập, mục đích kiến tạo lúc ban đầu chính là để Nga học tập sự tiên tiến của phương tây, học tập Châu Âu, học tập tư bản chủ nghĩa. Cũng tại St. Petersburg phổ biến phong độ thân sĩ của Châu Âu, tổ chức vũ hội, phổ biến tiếng Pháp, xây dựng trường học, được xưng là "thành phố của Nga Châu Âu nhất", St. Petersburg là ảnh thu nhỏ lịch sử của Nga, thủ đô giáo dục, trung tâm văn hóa, càng được ca ngợi là thủ đô phương bắc của Nga.

St. Petersburg đã từng được Pushkin khen ngợi là "cửa sổ đi thông Châu Âu" của Nga, là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Cảnh quan nhân văn chính giáo ở chỗ này chỗ nào cũng có. Bất luận là nhà bảo tàng Hermitage nổi tiếng, cung điện Peter rộng lớn khí thế hay là múa ballet cổ điển, đều thể hiện một loại khí tức độc nhất vô nhị khác hẳn với các quốc gia phương tây khác. Kiến trúc cổ bên trong thành phố càng nổi danh, các kiến trúc cỡ lớn đều có phong cách Tây Âu, có rất nhiều danh thắng cổ tích, như cung điện Mùa Đông, cung điện Mùa Hạ, đều là những nơi đáng để ngắm cảnh du lãm. Tại nước Nga có một câu ngạn ngữ "chưa đi qua St. Petersburg thì vẫn chưa tính chân chính đến Nga."

St. Petersburg đã có hơn 300 năm lịch sử, đầu thế kỷ 18 Peter đại đế tại vùng châu thổ sông Neva thành lập pháo đài Petropavlovski được động thổ trên đảo Zaichtry, sau khi xây dựng thêm thành mới xưng St. Petersburg. Từ năm 1713 đến 200 năm sau vẫn là thủ đô của đế quốc Nga, đầu thế kỷ 20 đổi tên thành Petrograd. Năm 1924 vì kỷ niệm Lenin mà thay thành Leningrad, năm 1991 lại khôi phục nguyên danh là St. Petersburg. Trên lịch sử, St. Petersburg từng là trung tâm chính trị, văn hóa và công nghiệp của Nga, hiện là thủ phủ khu Liên Bang tây bắc của Nga.

Rất nhiều nhân vật nổi tiếng trên lịch sử Nga đều có liên hệ mật thiết với St. Petersburg. Tỷ như, thi nhân Pushkin vĩ đại của Nga có quãng thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời đều trải qua nơi này; những nhà âm nhạc nổi tiếng như Tchaikovsky, Glinka cũng trải qua thời gian quan trọng nhất trong sinh mệnh họ ở đây, tác phẩm nổi tiếng [Tội Ác Và Sự Trừng Phạt] của đại văn hào Nga Dostoyevsky cũng hoàn thành ở chỗ này.

Ngoài cửa sổ thỉnh thoảng hiện lên những công trình kiến trúc trùng trùng tràn ngập vẻ phong tình của Châu Âu, cũng xác minh thuyết pháp của nhân viên bên Nga.

Địa điểm của cơ quan Phủ thị chính St. Petersburg, bản thân nó cũng là một địa điểm du ngoạn nổi tiếng, gọi là cung điện Smolny.

Cung Smolny nằm ở phía đông bắc TP St. Petersburg, một nơi nằm ở chỗ ngoặt trên sông Neva, là một tòa kiến trúc ba tầng có vẻ ngoài trang nhã, xây vào đầu thế kỷ 19, nguyên là một học viện dành cho giới quý tộc nữ. Từ "Smolny" đến từ "nhựa đường" trong tiếng Nga, khi mới đây nơi đây thuộc về xưởng nhựa đường. Cung Smolny nằm giữa trung tâm TP St. Petersburg, màu sắc chỉnh thể cùng giống như cung điện Nữ hoàng Ekaterina, giữa màu lam và màu trắng tạo cảm giác thoải mái sạch sẽ, là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách Nga và phong cách Baroque, là một mẫu điển hình tại giáo đường St. Petersburg.

Kiến trúc chủ thể của cung Smolny vươn ra hai cánh, cấu thành đình viện chính trong cung, vào những năm 60 của thế kỷ 20 lại tại cửa chính xây thêm 8 cây cột trụ tráng lệ và 7 cửa hiên hình vòm, cùng với tu đạo viện Smolny có kiến trúc theo kiểu Baroque tại phía bên phải nó hợp làm một thể, hợp xưng quần kiến trúc Smolny.

Cung Smolny có truyền thống cách mạng đậm đà.

Giữa CMT10 Nga năm 1917, uỷ ban cách mạng của đảng quân sự Bôn sê vích được thiết lập tại cung Smolny, làm bộ tư lệnh của CMT10. Lenin tại phòng khách hội nghị Smolny phát biểu thư kêu gọi đối với công dân nước Nga, tuyên bố tất cả chính quyền thuộc về Soviet. Từ trung tuần tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau, Lenin từng sống và làm việc ở nơi này. Phòng khách hội nghị, lầu ba là phòng làm việc đầu tiên của Lenin, lầu hai là phòng làm việc và nơi sinh hoạt thường ngày của Lenin, đó là ba thánh địa cách mạng của cung Smolny. Phòng khách hội nghị trang trí bằng đá cẩm thạch màu trắng, phòng làm việc và phòng sinh hoạt bày biện khá đơn giản, sau này từng được sửa làm phòng trưng bày văn hiến. Ở đây có xây bia kỷ niệm của Lenin cùng Mark, Ăng-ghen.

Tại tả ngạn sông Neva đứng sừng sững một tòa tu đạo viện cao quý trang nhã.

Cung Smolny là một tòa kiến trúc kiểu Baroque ba tầng có bề ngoài trang nhã, cực kỳ xa hoa, mỗi tầng từng là trường học nội trú, nhưng bởi lâu xá của tu đạo viện không thích hợp làm phòng học nên bị thay đổi. Mãi đến năm 1918 khi thủ đô dời đến Moscow mới thôi, ở đây vẫn là trung tâm chính quyền của Soviet.

Nga vẫn thực hành chính sách "để phong cảnh lại cho dân", dù tại thủ đô Moscow, điện Kremlin nơi làm việc của tổng thống cũng là nơi mở cửa đối với bên ngoài. Các du khách có thể đi vào du lãm, giáo đồ có thể cầu nguyện tại trong giáo đường cách phòng tổng thống chỉ một bức tường.

Mà ở St. Petersburg cũng là như vậy: cung Smolny vẫn là phòng làm việc của Phủ thị chính St. Petersburg và Leningrad của Soviet trước đây, đến nay Phủ thị chính từ thị trưởng cho đến các bộ vẫn còn đang làm việc tại đây, bên này là phòng làm việc thị trưởng, bên kia vốn là phòng làm việc của tổng thống Putin, hiện tại là phòng làm việc của chủ nhiệm Phủ thị chính.

Du khách bước vào cung Smolny chỉ có hai điều cấm kỵ, thứ nhất là không lớn tiếng ồn ào, thứ hai là không chụp ảnh. Vì không ảnh hưởng đến công việc của các quan viên.

Ngày hôm nay cho dù có quý khách quan trọng đến thăm, quy định này vẫn phải được chấp hành.

Sau khi đoàn xe của nhóm Liễu bí thư đến, trong đám người hoan nghênh có không ít du khách nước ngoài. Đương nhiên, nói họ hoan nghênh Liễu bí thư, không bằng nói là đang xem náo nhiệt càng chuẩn xác hơn.

Vốn khách đường xa đến đây, hẳn là ngủ lại khách sạn trước, sau đó mới an bài hành trình viếng thăm chính thức. Tuy nhiên Liễu Tuấn yêu cầu đến cung Smolny xem trước, chiêm ngưỡng nơi đã từng sống và làm việc của bậc thầy cách mạng Lenin.

Đối với yêu cầu như vậy của khách, phía Nga sẽ không cự tuyệt.

Bởi vì quan hệ thời gian, ngày hôm nay không có an bài viếng thăm chính thức và hội đàm, chỉ có một bữa tiệc đón gió tẩy trần.

Liễu bí thư suất lĩnh toàn thể thành viên của đoàn đại biểu chiêm ngưỡng thánh địa cách mạng, sau đó mới theo chân các nhân viên của phía Nga đến ngủ lại tại khách sạn. Buổi tối, thị trưởng Antonina thiết yến khoản đãi nhóm quý khách Liễu Tuấn bí thư.

Theo giới thiệu của nhân viên bên Nga, mở tiệc chiêu đãi lần này quy cách như quốc yến của Nga.

Nhóm Liễu Tuấn cùng đi với các đại biểu đặc biệt Andrew và thị trưởng Antonina, đi vào phòng yến hội, dàn nhạc tấu lên khúc nhạc hoan nghênh vui tươi. Những cô gái Nga mặt mang nụ cười dẫn khách ngồi vào vị trí. Tân khách vừa vào bàn thì yến hội chính thức bắt đầu. Toàn trường đứng lên, dàn nhạc tấu vang quốc ca hai nước.

Trước khi chủ nhân và khách nhập tọa đã dọn xong món ăn nguội, mỗi người có 4,5 loại món ăn lạnh, thông thường là đồ ăn chay, món mặn đầy đủ cả.

Khi tiến hành yến hội, thị trưởng Antonina và Liễu bí thư tiến hành giao lưu ngắn gọn, bầu không khí rất vui mừng.

Món ăn trên yến hội đơn giản mà tinh tế, gồm các món ăn nổi tiếng của Nga, tỷ như khoai tây hầm thịt bò, cá nướng bơ, trứng cá muối. . .đều đủ cả.

Mùi vị rất giống như lần trước Vương Manh Manh mời hai vị đầu bếp mỹ nữ của Nga nấu cho Liễu bí thư.

Sau yến hội, khách và chủ tiến hành hội đàm lần đầu tiên, chỉ thuần theo lễ tiết, không có liên quan đến nội dung chính thức bao nhiêu nên thời gian cũng không phải quá dài. Thị trưởng Antonina mời nhóm Liễu bí thư đi nghỉ ngơi.

Sau đó, nhân viên công tác tiến hành hiệp thương, lại lần nữa xác nhận an bài hành trình trong thời gian Liễu bí thư viếng thăm TP St. Petersburg.

Việc này đương nhiên không cần Liễu bí thư quan tâm.

Liễu bí thư ngủ lại trong căn hộ quý khách của mình, sau khi rửa mặt xong mới thay một bộ áo ngủ thoải mái, ngồi ở ghế sofa gọi điện thoại cho Tiểu Thanh. Đương nhiên, suy nghĩ đến tính năng bảo mật không tốt của thông tin vô tuyến nên khi Liễu Tuấn và Tiểu Thanh nói chuyện với nhau sử dụng chính là tiếng địa phương của Liễu gia sơn.

Tiếng địa phương của TQ rất nhiều chủng loại, tuyệt đối nhiều nhất trên toàn thế giới. Trong đó tỉnh N đặc biệt nhiều nhất, trong một tỉnh không có loại tiếng địa phương nào là thông dụng. Cụ thể đến TP Bảo Châu khu Hướng Dương, loại tiếng địa phương có thể nói là khác âm đến mười dặm. Tình hình "quá phận" nhất chính là: người của cùng một thôn, khẩu âm của đầu thôn và cuối thôn cũng có sự khác nhau rất nhỏ.

Mà một thôn chí ít có trên ba loại khẩu âm khác nhau rõ ràng.

Tiếng địa phương của Liễu gia sơn tại khu Hướng Dương có thể coi là tương đối hẻo lánh. Cho dù nhân viên đặc công có lợi hại, chỉ một giờ ba khắc chỉ sợ cũng tìm không được người tinh thông tiếng địa phương Liễu gia sơn tới làm "phiên dịch" .

Tuy như vậy, Liễu Tuấn và Tiểu Thanh vẫn tương đối cẩn thận, đối với một số đề tài vô cùng mẫn cảm thì cố trò chuyện không quá đi sâu vào. Lại nói hai người họ đã làm phu thê nhiều năm, rất nhiều khi đã có thể làm được "tâm ý tương thông", có thể nói là nói đầu biết đuôi. Một số câu chỉ cần thoáng nhắc qua thì trong lòng có thể hiểu rồi.

"Tiểu Tuấn, đến St. Petersburg chưa?"

Bên kia điện thoại, Tiểu Thanh dùng giọng điệu rất nhẹ nhàng mà hỏi.

Liễu Tuấn mỉm cười đáp: "Ừ, mới vừa cơm nước xong, tắm cũng xong rồi."

Vốn Tiểu Thanh dự định đến St. Petersburg để chủ trì "công việc bí mật", suy nghĩ đến vấn đề ảnh hưởng nên cuối cùng bỏ ý định, chỉ cắt cử đại biểu qua đây, nếu như Liễu Tuấn có yêu cầu gì tgi2 có thể tùy thời chỉ thị đại biểu này.

Tiểu Thanh thấy lần này yêu lang đến thăm Nga, gánh vác đại sứ mệnh rất lớn nên đương nhiên rất quan tâm, đã ra chỉ thị cho phân bộ của tập đoàn Thịnh Nghiệp tại Nga phải "toàn lực ứng phó".

"Hì hì, hương vị thức ăn tại Nga có quen không?"

Tiểu Thanh cười hì hì hỏi.

"Ha ha, cái này chính em cũng biết còn hỏi, có hương vị nào mà anh không quen?"

Tiểu Thanh liền nghịch ngợm: "Nói như vậy, hương vị thức ăn của bộ lạc Châu Phi anh cũng quen hả?"

"Đừng nghịch ngợm, anh vừa mới ăn cơm xong đấy, Nga cũng không phải trong nước, nếu như anh bị ói cũng không có ai bổ sung dinh dưỡng đâu."

Tiểu Thanh cười khanh khách: "Như vậy thì càng tốt, cho anh nếm thử tư vị chịu đói đi. . . này Tiểu Tuấn, bà Antonina mới làm thị trưởng nên nóng lòng muốn làm ra thành tích đấy, anh cần phải cho người ta một vài chỗ tốt!"

Liễu Tuấn mỉm cười, đối với ý nghĩ này của Tiểu Thanh cũng rất tán thành

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.