Thủ Hộ Thiên Sứ

Chương 12: Những tháng ngày nông nổi




Đường Kính Chi mỉm cười không nói, cho tay vào lòng ngực lấy ra công văn cho phép khai hoang đào kênh, đặt trước mặt Trương Gia.

Trương Gia nhận lấy xem thật kỹ, khẽ thở dài, xem ra Đường Kính Chi đã quyết tâm làm lớn một phen rồi, trả lại công văn, không lằng nhằng khuyên can gì nữa, mà nói thẳng:

- Đường công tử muốn Trương mỗ giúp việc gì cứ nói:

- Đơn giản lắm, Trương tiên sinh giúp tại hạ làm tổng chỉ huy, xong chuyện, tại hạ nhất định có báo đáp.

Đường Kính Chi vừa dứt lời, Trương Gia đã xua tay:

- Không cần, khai hoang đào kênh là chuyện tốt đẹp tạo phúc cho muôn dân, cũng là tâm nguyện mà Trương mỗ vất vả bôn ba mấy năm luôn muốn hoàn thành. Chỉ cần Đường công tử không chê ta lắm mồm lắm miệng, Trương mỗ nguyện không nhận một đồng, dốc sức trợ giúp.

Đường Kính Chi sớm được nghe về nhân phẩm của Trương Gia, biết ông ta không tham tiền tài, nhưng tuyển người ta làm công cho mình, làm gì có lý nào không trả tiền:

- Tạo phúc thì tạo phúc, nhưng số tiền này Trương tiên sinh vẫn phải nhân, đó là do tiên sinh lao động chính đáng kiếm được, và lại chuyện không phải xong trong ngày một ngày hai, sau này Trương tiên sinh lấy gì nuôi gia đình?

Trương Gia còn định chối từ, Trương Khác cắt ngang:

- Hơn nữa Đình Nhi nay đã bảy tuổi, qua vài năm nữa là có thể kiếm người làm mai gả đi, khi ấy Trương tiên sinh không có món hồi môn nào đáng kể, chẳng phải làm hỏng hôn nhân đại sự của Đình Nhi sao.

Thực ra luật pháp quy định nam nữ 16 tuổi mới được cưới gả, nhưng trong dân gian đa phần không biết quy định này, phần còn lại có biết cũng chẳng bao giờ tuân theo, con gái lớn để trong nhà làm cái gì? Sớm muộn cũng là cũng thành con nhà người ta, gả sớm đỡ mấy năm nuôi phí cơm, vả lại con gái lớn, xung quanh ong bướm cũng nhiều, gả sớm tránh thị phi, vì thế nên nữ tử ở đây xuất giá sớm, mười ba mười bốn tuổi làm mẹ là chuyện thường.

Nhà quan quý thì nữ tử gả muộn, đương nhiên hai vấn đề trên chẳng cần phải lo, còn công chúa hoàng gia còn muộn nữa vì lễ nghĩ rườm rà rắc rối, nhưng cũng không bao giờ quá 20 tuổi.

Như nghĩ tới chuyện gì, Trương Gia đột nhiên đỏ mặt, muốn chối từ cũng không nói ra miệng được nữa. Còn ở sảnh bên Ngọc Nhi và mẹ con Trương phu nhân ăn cơm, nghe Trương Đình nói một câu, sắc mặt đều biến đổi.

Từ khi sang sảnh bên, ngồi đợi mẹ con Trương phu nhân đi vào, Ngọc Nhi mời một câu rồi cầm đũa ăn như không có ai ở bên cạnh, nàng xông pha giang hồ mấy năm, sớm tạo thành thói quen cố gắng có cơ hội là ăn bụng thật no, đảm bảo thể lực tinh thần ở trạng thái đỉnh phong.

Thói quen này với người giang hồ rất quan trọng, vì giờ giấc bất thường, đôi khi chẳng biết bữa cơm tiếp theo lúc nào, nếu vì đói bụng làm mệt mỏi không may bị kẻ địch đánh lén rất có thể mất mạng.

Trương phu nhân tính hướng nội, nhát gan, không dám tiếp xúc với Ngọc Nhi, nhưng từ khi tướng công mất quan chức, trong nhà không còn nguồn thu nhập ổn định, rất ít khi được thấy miếng thịt, nàng là người trưởng thành rồi, không quan trọng lắm, nhưng nữ nhi còn nhỏ.

Hơi do dự một chút, nàng nắm tay nữ nhi dắt tới bên bàn.

Trương Đình là cô bé bạo dạn, mặc dù thấy Ngọc Nhi lầm lì không dễ thân cận, nhưng vẫn lập tức cầm đũa gắp miếng thịt bò lớn cho vào miệng.

Nó chẳng còn nhớ lần trước được ăn thịt là bao giờ nữa rồi, hàm bành ra, nhai ngấu nhiến.

Trương phu nhân thấy thế thì xấu hổ lắm, nhưng không lên tiếng bảo con ăn cho nhã nhặn, chỉ lấy khăn tay ra lau mỡ chảy ra khóe miệng con.

Nhìn nữ nhi ăn sung sướng như vậy, trên mặt Trương phu nhân mang nụ cười hiền từ và cưng chiều của người mẹ.

Ngọc Nhi vừa ăn vừa để ý Trương phu nhân, chẳng phải nàng chú ý tới hò, chỉ là thói quen lúc nào cũng quan sát động tĩnh xung quanh của nàng, thấy Trương phu nhân không ăn miếng nào, chỉ lo gắp cho nữ nhi, trong lòng dâng lên thiện cảm với nữ nhân này, đúng là một người mẹ hiền.

Đưa đũa ra gắp một cái bánh bao bỏ vào bát Trương phu nhân, sau đó Ngọc Nhi tiếp tục cúi đầu ăn.

- Đa tạ.

Trương phu nhân vội lên tiếng cám ơn, có điều thấy Ngọc Nhi chẳng để ý tới mình, có hơi ngượng, gắp bánh bao, cắn từng miếng nhỏ một.

Thiên Lý Hương là tửu lâu có tiếng của Lạc Thành, thức ăn nơi đó làm tất nhiên là hương sắc vị đều trọn vẹn, Trương phu nhân cắn khẽ một miếng, thấy đầu lưỡi có vị nước thịt đậm đà thơm phức truyền tới, thế là nàng vội lấy đũa gắp cho nữ nhi một cái bánh bao.

Trương Đình được mẫu thân chiếu cố quen rồi, mẫu thân gắp cái gì nó ăn ai nó, chỉ vài ba miếng đã nuốt hết cái bánh vào bụng, còn liếm mép thòm thèm:

- Bánh bao, bánh bao, Đình Nhi muốn ăn bánh bánh bao.

Trương phu nhân vội suỵt một cái bảo con nói nhỏ thôi, sau đó nhìn Ngọc Nhi một cái, gắp thật nhanh cho con cái bánh bao, Trương Đình háu ăn muốn đưa tay cầm bánh mới nhớ trong tay vẫn nắm chặt khối ngân bảo, bảo mẹ:

- Nương thân, người mau cất chỗ bạc này đi, ngày mai chúng ta còn đi tìm y sư khám bệnh cho ngoại công.

Giọng nói hồn nhiên trong treo của Trương Đình tức thì khiến Ngọc Nhi lẫn Trương phu nhân đều ngẩn ra.

Ngọc Nhi không ngờ cô bé con này nhất định đòi giữ khối nguyên bảo là vì muốn khám bệnh cho ngoại công, lòng thầm tán thưởng. Tay Trương phủ nhân run run, cái bánh bao rơi xuống bàn, nàng quay đầu đi, dùng ống tay áo lau sạch nước mắt.

Đợi tới khi nàng quay lại, vành mắt đã đỏ hoe, gật đầu nghẹn giọng nói:

- Ừ, nương thân cất kỹ rồi, mai chúng ta đi mời y sư xem bệnh bốc thuốc cho ngoại công.

Trương Đình nhét khối ngân bảo vào trong tay mẫu thân, cười toét miệng, còn đứng lên lau nước mắt cho mẫu thân, lúc này mới nhón cái bánh bao trên bàn đút tọt vào miệng, nhai nhồm nhoàm:

- Nương thân, bánh bao ngon lắm, người cũng ăn đi, có rất nhiều mà.

Ngọc Nhi đưa tay ra vỗ đầu Trương Đình tán dương, cũng nói:

- Ừm, Trương phu nhân đừng khách khí, ăn thêm nhiều một chút.

- Vâng.

Trương phu nhân nhìn nữ nhi ăn ngon lành, cười cười mãi rồi nước mắt lại chảy ra.

~~~~~~~~~~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~~

Đường Kính Chi ngồi ở đại sảnh, thấy Trương Gia nhận lời giúp mình, lòng mừng rỡ, nói thực, chuyện khai hoang và đào kênh này Đường gia chẳng có tí xíu kinh nghiệm nào, nếu không có Trương Gia ra mặt giúp đỡ, y không nắm chắc được phần nào.

Nghề nào cũng có chuyên môn riêng, Trương Gia ngồi ở vị trí quản sự Truân Điền này lâu như thế, lại một lòng muốn làm chút việc thực cho bách tính, nhiều năm qua khẳng định đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và tri thức chuyên nghiệp ở phương diện này.

Ngoài ra còn có một điều đáng quý nữa, ba năm qua Trương Gia luôn nỗ lực vì khai phát mảnh đất hoan nữa, cho nên chuyện thăm dò địa hình, kiểm tra chất lượng đất, quy hoạch hướng đào kênh, cùng tìm kiếm chỗ thích hợp lập thôn làm ấp, cho nên coi như tất cả đã có, chỉ cần đủ nhân lực và tiền bạc nữa là xong.

Nếu không thì riêng những chuyện kể trên nhanh cũng mất nửa năm, một chuyện lớn như thế không có một loạt quy hoạch chuẩn bị trước mà bắt tay vào làm thì chỉ có thất bại.

Thêm nữa, đợi nạn châu chấu qua đi, nếu như không có lựa chọn nào tốt hơn, những nạn dân kia sẽ quay trở về nhà, tiếp tục sinh tồn, tới khi đó nếu như ruộng đất vẫn còn chưa khai phát ra, có ai chỉ vì miếng cơm mà tiếp tục ở lại đào kênh san đất cho y.

Nên với Đường Kính Chi mà nói, thời gian rất eo hẹp, đó là một trong số nguyên nhân mà y cực kỳ coi trọng Trương Gia.

- Trương tiên sinh, tại hạ xưa nay làm việc sảng khoái nhanh gọn, không thích vòng vèo, đợi chuyện hoàn thành, tại hạ trả cho tiên sinh 300 lượng bạc, tiên sinh thấy sao?

Một nhà bốn miệng ăn bình thường, muốn ăn ngon lành một chút, cả tháng cũng chỉ tiêu hết 200 đồng, mặc dù Trương Gia trước kia lớn nhỏ cũng là quan viên, nhưng 300 lượng bạc là con số khủng khiếp rồi.

Trương Gia không ý thức hết được tầm quan trọng của mình trong việc này, nghe vậy lắc đầu liên tục:

- Quá nhiều, quá nhiều, Đường công tử chỉ cần trả Trương mỗ 30 lượng là đủ rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.