Thư Gửi Người Thi Sĩ Trẻ TuổI

Quyển 1 - Chương 36: Con đường của nhân vật chính bị lệch




Triệu Thái thú đoán thông kỳ án

Tế Điên sư mở hòm khám hai thây

Quan Triệu Thái thú thẩm vấn Phùng Ngươn Khánh, rồi hỏi Tế Điên phải làm sao? Tế Điên đáp:

- Nếu lão gia hỏi, thì ta nói Phùng Ngươn Khánh bị Oan khuất mà!

- Thánh tăng đã nói Phùng Ngươn Khánh bị Oan khuất, vậy hung thủ là ai?

- Hung thủ dễ tìm thôi. Hoà thượng ta ra một lát là tóm ngay.

- Xin Thánh tăng từ bi, từ bi cho.

- Lão gia phái hai người đi với ta nhé!

Quan Tri phủ liền phái Lôi Tư Viễn, Mã An Kiệt cùng đi biện án với Tế Điên. Hai người theo Tế Điên ra khỏi nha môn. Tế Điên nói:

- Ta bảo mấy ông trói ai thì cứ trói lại, kêu mấy ông bắt ai thì cứ bắt ngay nhé!

- Cái đó tự nhiên rồi!

Lôi đầu, Mã đầu đáp rồi cùng đi trước. Đầu kia có một người đi lại, mình mặc áo tang, tay xách giỏ rau. Tế Điên bước tới hỏi:

- Chú đi đâu đó?

- Tôi đi mua rau.

- Chú để tang ai vậy?

- Tôi để tang mẹ tôi.

Tế Điên nói:

- Lôi đầu lại đây trói ông ta lại.

Lôi đầu lật đật bước tới trói nghiến người mặc áo tang lại. Người ấy hỏi:

- Tại sao lại trói tôi?

Tế Điên đáp:

- Mẹ chú chết, tại sao chú không rước thầy tụng kinh thí cô hồn?

- Tôi không có tiền.

- Không được! Chúng ta phải lên quan mới được. Lôi đầu hãy dẫn người này lên nha môn đi!

Lôi đầu nghe Tế Điên nói chắc như thật, không biết ý Hòa thượng là sao, cũng không dám trái lịnh. Đương lúc dẫn người ấy đi, Mã An Kiệt mới hỏi:

- Bạn ơi! Bạn họ gì?

- Tôi họ Từ, gọi là Từ Trung, nhà ở hẻm thứ tư tại góc thành phía Đông và chuyên nghề nấu bếp.

- Mẹ anh làm sao chết vậy?

- Mắc bệnh lâu, bị đàm chặn nghẹt mà chết.

Tế Điên nói:

Chú không nói thiệt, hãy lột áo giày tang chú ấy ra rồi đưa về nha môn cho lão gia tra xét.

Về đến nha môn, người ấy bị lột áo giày tang và đưa vào trong trình bẩm với quan huyện. Quan huyện lập tức thăng đường, dạy đem Từ trung ra xét hỏi; có tế Điên ngồi một bên chứng kiến. Quan huyện hỏi:

- Ngươi tên họ là chi?

- Tiểu dân họ Từ tên Trung.

- Mẹ ngươi làm sao chết vậy?

- Bị đàm chặc nghẹt mà chết.

Quan phủ nói:

- Tình tiết vụ này như thế nào?

- Nó hại chết mẹ nó đó! Tế Điên nói:

Quan Tri huyện nghe ngạc nhiên, truyền lệnh:

- Từ Trung! Ngươi phải khai thiệt vụ này.

- Bẩm lão gia! Mẹ tôi chết vì bệnh thiệt mà.

Tế Điên vọt miệng nói:

- Lão gia đi khám nghiệm tử thi thì sẽ biết ngay.

Quan Tri phủ lập tức truyền cho Hình phòng, Ngỗ tác cùng với bọn nha dịch đi khám nghiệm tử thị Quan Tri phủ ngồi kiệu, áp giải Từ trung theo. Tế Điên cũng đi theo đền nhà Từ Trung. Các quan nhơn địa phương ở gần đó đếu nói:

- Lão gia chỉ làm rối thêm thôi! Rõ ràng là mẹ Từ Trung bị bệnh chết, mọi người giúp đỡ anh ta tẩm liệm đây mà!

Quan Tri phủ sai mở nắp quan tài ra. Từ Trung nói:

- Lãi gia muốn mở nắp quan tài để khám nghiệm, nếu tìm không ra thương tích thì sẽ làm sao đây?

- Cái thằng lộn sòng này! Tế Công là Phật sống, đã bảo mẹ ngươi chết có duyên cớ thì chắc chắn là có duyên cớ rồi! Bây đâu! Mở nắp quan tài cho ta khám nghiệm.

Lập tức, quan nhơn mở nắp quan tài. Hình phòng, Ngỗ tác bước lại khám nghiệm, thấy thây của lão thái thái không có dấu vết chi, quả là người chết vì bệnh. Cả Hình phòng và Ngỗ tác đều ngây người ngạc nhiên, nghĩ bụng: "Lão gia chúng ta vô cớ đòi mở nắp quan tài, chuyện này chỉ có nước lấy khăn che mặt vẫn không hết xấu hổ!". Quan Tri phủ hỏi Ngỗ tác:

- Tử thi có bị thương không?

Ngỗ tác ngây người ra, lắc đầu. Quan Tri phủ cũng cả kinh! Tế Điên hơi cười cười, nói:

- Từ Trung! Chú không chịu nói thiệt sao?

- Mẹ tôi chết vì bệnh thiệt mà! Lão gia vô cớ muốn mở nắp quan tài để khám nghiệm, tôi bây giờ phải làm sao đây?

Tế Điên liền bước tới cho một đá vào đầu quan tài, đầu quan tài bị tét ra, từ trong đó lăn ra một chiếc đầu người đàn ông. Quan Tri phủ xem thấy bỗng nhiên nổi giận, hỏi:

- Đầu người này ở đâu ra thế?

Tế Điên đáp:

- Xin lão gia cứ hỏi anh ta thì rõ.

Từ Trung sợ đến mặt mũi tái xanh, đáp:

- Lão gia muốn hỏi tôi xin trả lời: Chiếc đầu người này không phải là của người ngoài, mà của chính em trai tôi tên là Từ Nhị Hỗn. Em tôi làm tạp dịch ở tiệm vàng nơi ngõ Tiền Đường, một ngày kia hắn trở về muộn, cầm theo 70 lượng bạc. Hai chúng tôi cùng nhau uống rượu, và hắn uống quá nhiều. Tôi hỏi hắn:

- Bạc này ở đâu chú có vật?

- Không phải là anh em thân thiết, tôi không nói đâu! Hắn đáp. Chưởng quỹ tiệm vàng của hắn tối hôm kia đến tiệm gạo ở cửa Thông tế lấy tiền, hắn biết được bèn cắp theo một con dao chờ sẵn ở Đông Thọ Lâm. Giết chết Hàm chưởng quỹ xong, hắn đem số bạc ấy về nhà. Tôi nghe hắn nói, sợ việc làm tầy trời đó sẽ liên lụy đến mình, bèn phục rượu cho hắn say rồi giết chết hắn. Mẹ chúng tôi nhơn bị bệnh chết bất ngờ, tôi mới đem chiếc đầu của em tôi giấu dưới đáy quan tài của mẹ, còn thi thể hắn tôi đem giấu trong hang động. Tôi cho là việc làm này người không biết, quỷ không hay, nào ngờ hôm nay bị lão gia tra xét! Đó là tình thiệt, tôi đã khai trình.

Quan Tri phủ nói:

- Bạch Thánh tăng! Việc này phải làm sao đây?

- Cho mời chủ tiệm vàng Thiên Hòa đến để kết thúc vụ án, bảo cho biết: cha hắn bị Từ Nhị Hỗn làm tạp dịch ở tiệm vàng giết chết.

Quan Tri phủ truyền cho chủ tiệm vàng đến, và nói rõ Từ Nhị Hỗn đã chết, bảo hắn kết thúc vụ án ngay tại phủ đường. Quan Tri phủ sai người áp tải Từ trung về lấy tang vật, lại cho chôn thi thể mẹ hắn, rồi sung Từ Trung vào quân số đi ra biên cảnh. Lão gia cùng Tế Điên trở về nha môn, kêu Phùng Ngươi Khánh lên cho biết anh ta vốn bị Oan khuất và được thả ra ngaỵ Sự việc này làm ầm ĩ cả thành Lâm An. Nếu không phải Tế Công trưởng lão thì ai có thể biện được vụ án kỳ xảo này?

Quan Tri phủ sau khi thả Phùng Ngươn Khánh, bèn dâng văn thư lên tướng phủ. Xét vì, Đoàn Quốc Thanh - Tri huyện Tiền Đường - coi thường nhơn mạng, xét vì hồ đồ, không xứng chức vụ, phụng chỉ cách chức quan tri huyện, rồi mời Tế Công lại uống rượu và hỏi:

- Bạch Thánh tăng! Ngài bắt Hoa Vân Long như thế nào?

Tế Điên bèn đem những sự việc đã qua thuật lại. Giây lát có người vào bẩm:

- Sài Nguyên Lộc, Đỗ Chấn Anh đã giải phạm nhân về đến.

Quan Tri phủ lập tức thăng đường, gởi một phong thư phúc đáp cho quan phủ Khúc Châu, thưởng cho các quan nhơn ở Khúc Châu áp tải 20 lượng bạc, và dạy họ trở về. Sài Nguyên Lộc, Đỗ Chấn Anh bước đến giao trình:

- Bắt giữ Hoa vân Long và bọn chứa chấp: Điền Quốc Bổn, Đặng Thành, Dương Khánh. Thâu hồi tang vật gồm: đôi bạch ngọc lung linh trong suốt, mũ phụng quan đính 13 hạt minh châu.

Quan Tri phủ xem kỹ tang vật thấy tất cả còn nguyên vẹn, bèn truyền lịnh đem giải tội phạm ra trước công đường và hỏi:

- Ai là Hoa Vân Long?

Bốn tên giặc đều tự xưng tên. Tri phủ lại hỏi:

- Này Hoa Vân Long! Ở am Ô Trúc, vì gian dâm không thành giết chết thiếu phụ; tại Thái Sơn lầu, giữa ban ngày giết chết Tần Lộc; ở phủ Tần tướng lấy trộm ngọc chúc Phụng quan rồi đề thi lên vách, tất cả đều do tay ngươi phải không?

- Vâng, chính tôi làm.

Quan tri phủ hỏi:

- Điền Quốc Bổn, Khưu Thành, Dương Khánh! Các ngươi chứa chấp Hoa Vân Long phải không?

Điền Quốc Bổn nghĩ thầm: "Mình cung khai đầy đủ cũng không hề chi! Chỉ cần thân thích của mình biết, không giết mình là được". Nghĩ rồi bèn cung khai tất cả. Quan Tri phủ ra lệnh:

- Tạm giam bọn giặc đóng trăn nhốt vào khám hết!

Tế Điên nói với quan Tri phủ:

- Ta xin cáo từ về thăm chùa. Ngày mai khi Tần tướng đích thân thẩm tra bọn giặc, ta sẽ đến.

- Như vậy cũng được. Xin mời Thánh tăng!

Tế Điên cáo từ ra khỏi nha môn đi về phía Lãnh Tuyền Đình thì gặp ngay Dạ hành quỷ Tiểu côn lôn Quách Thuận. Quách Thuận lật đật chạy đến dập đầu thi lễ. Tế Điên nói:

- Này Quách Thuận! Đừng làm thế! Trước đây ta có sai Lôi Minh và Trần Lượng đem cho ngươi một phong thư, ngươi có xem chưa?

- Trước đây nhờ ơn sư phó cứu mạng. Đọc thơ xong tôi đến Lâm An ngaỵ Ban ngày ở khách điếm, tối lại lên chùa Linh Ẩn, náu mình trên nóc Đại Hùng bửu điện. Một hôm có hai tên giặc là Tạo nguyệt bồng Trình Trí Viễn, Tây lộ hổ Hạ Đông Phong đến chùa định hành thích, và chúng bị tôi đuổi chạy đi rồi!

- Được! Bây giờ ngươi định đi đâu?

- Đi về thăm sư phó của tôi.

- Gặp sư phó, ngươi nói ta gởi lời thăm nhé!

- Vâng!

Rồi cáo từ đi thẳng. Tế Điên về đến trước chùa Linh Ẩn. Thầy giữ cửa thấy Tế Điên bèn nói:

- Tế sư phụ đã trở về rồi à?

- Kính chào chư vị! Tế Điên nói, để tôi ra phía sau thăm Lão hòa thượng.

Nói rồi vào sau chùa ra mắt lão Hòa thượng, xong trở về phòng mình ngơi nghỉ.

Ngày kế, Tần tướng phủ cho người đến thỉnh, Tế Điên lập tức đến Tần tướng phủ. Vừa thấy mặt, Tần tướng nói:

- Thánh tăng đi chuyến này sương gió cực khổ dữ đa! Tôi có ý làm một tiệc rượu mời Thánh tăng đến tẩy trần.

- Tướng gia lâu nay vẫn khoẻ hỉ?

- Vâng vâng, xin cám ơn Thánh tăng!

Nói xong mời vào thư phòng cùng ngôi xuống tiệc rượu dọn sẵn. Uống được vài chén, thì bên ngoài có gia nhân vào bẩm:

- Bẩm tướng gia! Quan Tri Phủ áp giải bọn trộm ngọc chúc phụng quan đến phía ngoài tướng phủ để chờ tướng gia thẩm sát.

Tần tướng lập tức cho mời quan Thái thú vào. Quan Tri phủ vào đến thư phòng thi lễ tướng gia xong, đem ngọc chúc phụng quan trình lên. Tần tướng trông thấy rất lấy làm vui vẻ:

- Bảo bối mất rồi nay được lại, không phải là việc quá may mắn sao?

Ngay lúc đó bọn giặc bị đưa vào. Tần tướng hỏi Hoa Vân Long trước. Hắn đều khai nhận hết. Tần tướng mới hỏi:

- Bài thơ trên vách tường có phải chính ngươi viết hay không?

- Vâng chính tôi.

Tần tướng còn sợ bắt lầm, bèn sai đem giấy bút cho Hoa Vân Long viết lại bài thơ trước mặt mình. Tần tướng nhìn bút tích rất phù hợp bèn dạy quan Tri phủ mang bọn giặc về nha môn nhốt vào ngục. Tần tướng ra lệnh:

- Bọn giặc không kể thủ hay tòng phạm đều đem chém đầu hết.

Ngay cả Dã kê lựu tử Lưu Xương, Thiết thối viên hầu Lưu Thông cũng đem ra chém ở những cây cột dựng cao ngoài cửa Tiền Đường. Tin này loan ra làm xôn xao cả thành Lâm An. Người ta rủ nhau đi xem chen chân không lọt. Nào ngờ tin Hoa Vân Long sắp bị chém lọt vào tai hai tên giang dương đại đạo vừa mới đến Lâm An. Hai người này cũng là trong nhóm 36 anh em kết bái ở huyện Ngọc Sơn. Một người tên là Kim diện quỷ Tiêu Lượng, một người tên là Luật lệnh quỷ Hà Thanh. Từ các tỉnh phía Bắc trở về, ngang qua Lâm An, nghe Hoa Vân Long sắp bị chém, Tiêu Lượng và Hà Thanh cũng không biết Hoa Vân Long phạm tội gì? Dù có biết đi nữa họ cũng bất kể, vì họ nghĩ rằng: "Chúng ta với Hoa Vân Long có tình kết bái, bây giờ anh ta bị bắt ở Lâm An, chẳng lẽ chúng ta khoanh tay làm ngở". Tiêu Lượng bàn tính cùng Hà Thanh xong, hai người cắp theo cương đao, nhắm hướng phía ngoài cửa Tiền Đường đi riết tới, định cướp pháp trường.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.