Thí Chủ Mau Tỉnh Lại

Chương 37: Bi kịch đụng áo




- Hiểu Lam, tôi yêu cầu chị không phải là tháng tám, tháng chín mà là giữa tháng sáu.

Triệu Quốc Đống sa sầm mặt lại, ánh mắt hắn lóe lên làm Ngụy Hiểu Lam cảm thấy đối phương sợ rằng không chỉ là mất hứng. Mặc dù có chút khó hiểu nhưng Ngụy Hiểu Lam vẫn lập tức nhận sai:
- Bí thư Triệu, đây là trách nhiệm của tôi. Tôi tưởng rằng chỉ cần có thể đảm bảo gia cố công trình trong tháng sáu là được. Nếu ngài không hài lòng thì tôi sẽ lập tức bố trí đội ngũ thi công tăng tiến độ.

Triệu Quốc Đống cũng biết mình làm có hơi quá một chút. Dù sao cơn Đại hồng thủy năm 1998 là cơn lũ lụt lớn nhất 54 năm qua, rất nhiều người cả đời không gặp khí hậu cực đoan như vậy. Mưa lớn liên tục làm cho hệ thống sông Trường Giang bị uy hiếp lũ lụt, tổn thất của nó là rất lớ mà tiền tài không thể tính toán nổi.

Ai cũng nói chuyện không liên quan tới mình thì không cần lo. Nhưng nếu hắn đã ngồi trên vị trí đó thì hắn phải làm chút việc có ích cho dân chúng khu vực hắn phụ trách.

- Hiểu Lam, tôi không phải có ý phê bình chị. Từ lý thuyết mà nói thì cách làm của chị không sai, nhưng bây giờ đã khác.
Triệu Quốc Đống nói rất rõ ràng. Hắn mượn cơ hội mà sửa đổi suy nghĩ, xem làm như thế nào có thể tìm một lý do thích hợp cho mình.

- Lần trước tôi lên Bắc Kinh và tới Bộ Thủy lợi gặp Bộ trưởng Dương, cũng chính là nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Dương trước đây của tỉnh ta. Bây giờ Bí thư Dương đã là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Bộ trưởng Dương đã nói chuyện với tôi về khí hậu năm nay. Căn cứ mấy chuyên gia Bộ Thủy lợi phán đoán thì năm nay hệ thống lưu vực sông Trường Giang và Tùng Hoa sẽ xuất hiện thời tiết khí hậu cực đoan nhất từ khi thành lập Trung Quốc đến nay, rất có thể sẽ có cơn mưa rất lớn đổ xuống lưu vực sông Trường Giang. Mà Ninh Lăng chúng ta lại có dòng Ô Giang nằm ở trung hạ du, lại là nơi tập hợp của nhiều con sông nên nếu thời tiết cực đoan xuất hiện mà hệ thống đê điều của chúng ta chưa được gia cố đầy đủ thì sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản và tính mạng người dân, khi đó chúng ta sẽ là tội nhân thiên cổ.

Ngụy Hiểu Lam có chút giật mình. Cô nhìn thấy vẻ mặt Triệu Quốc Đống rất nghiêm túc nên cảm thấy đối phương không phải là nói láo. Lúc này Ngụy Hiểu Lam mới cẩn thận nói.
- Bí thư Triệu, nếu là như vậy tại sao ngài không chính thức đề xuất trong Hội nghị thường vụ Thị ủy? Như vậy cũng có thể khiến cả Thị xã cảnh giác cao độ, có thể triển khai việc chống lũ lụt trong phạm vi toàn Thị xã, hoàn thiện hệ thống đê điều cũng thuận tiện hơn. Hơn nữa đây không chỉ là vấn đề Ninh Lăng chúng ta, toàn tỉnh, thậm chí cả lưu vực Trường Giang, Tùng Hoa cũng cần phải cảnh giác cao độ mới đúng.

Triệu Quốc Đống ra vẻ bất đắc dĩ, hắn lắc đầu nói:
- Hiểu Lam, tin tôi nhận được cũng không phải qua con đường chính thức. Mấy vị chuyên gia kia chỉ là căn cứ một số kinh nghiệm và những gì nắm được để đưa ra phán đoán, thiếu chứng cứ cụ thể về khí tượng. Cho nên suy đoán này đã khiến Bộ Thủy lợi có tranh luận, cũng không chính thức thông báo xuống các địa phương. Dù sao tin này một khi chính thức đưa ra sẽ có thể ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Khi không có chứng cứ xác thực, chính quyền chỉ có thể dựa theo hình thức bình thường gia cố hệ thống đê điều phòng chống lũ lụt mà thôi.

- Thì ra là như vậy. Chẳng qua Bí thư Triệu, ngài cảm thấy mấy chuyên gia đó dự đoán có thể tin được sao?
Ngụy Hiểu Lam vẫn có chút khó hiểu. Nếu là như vậy Triệu Quốc Đống dựa vào cái gì mà phản ứng quá khích đến thế.

- Cái này khó nói, nhưng cá nhân tôi thì khá tin vào nó. Hơn nữa nói thật hệ thống thủy lợi của Thị xã Ninh Lăng chúng ta quá yếu, nhất là hệ thống đê điều phòng chống lụt bão chỉ làm cho có hình thức khiến tôi rất lo lắng. Có một số việc chúng ta thà tin là có, không dám tin là không. Thà chấp nhận cùng nhiều tiền để nâng cấp, gia cố, dù sao hệ thống đê điều cũng cần được đầu tư, chỉ là đi trước một bước mà thôi. Nếu như thật sự gặp chuyện kia thì coi như chúng ta làm hết khả năng của mình. Nếu không gặp cũng là việc tốt, coi như là chúng ta cẩn thận mà thôi.
Triệu Quốc Đống thở dài một tiếng.

Ngụy Hiểu Lam trầm ngâm một chút. Cô cũng khá khó xử ở vấn đề này. Tài chính Tây Giang mặc dù là tốt nhất trong chín quận, huyện Ninh Lăng, nhưng so sánh với các quận phát triển khác trong tỉnh thì không đáng nhắc tới. Đầu tư lớn về thủy lợi sẽ ảnh hưởng đến tài chính đầu tư cho các hạng mục khác. Chỉ riêng công trình gia cố hoàn thiện đoạn đê sông Ô Giang, mặc dù Triệu Quốc Đống lấy mặt mũi cá nhân thuyết phục cục Thủy lợi bỏ ra một phần tài chính, nhưng Tây Giang vẫn phải bỏ ra không ít. Điều này cũng làm Tằng Lệnh Thuần và Hạ Đồng rất khó chịu.

Hạ Đồng còn đỡ một chút, dù sao biết là do Triệu Quốc Đống tự mình nói chuyện thì y không dám ngang nhiên phản đối. Nhưng Tằng Lệnh Thuần lại khác. Tằng Lệnh Thuần và Triệu Quốc Đống có quan hệ khác so với Hạ Đồng, rất nhiều chuyện dám công khai tranh luận với Triệu Quốc Đống. Điều này làm Ngụy Hiểu Lam bị kẹp ở giữa rất khó xử.

Nếu là người khác thì nhất định sẽ cân nhắc có phải Triệu Quốc Đống muốn thò tay vào ăn chặn ở công trình này hay không? Nhưng Ngụy Hiểu Lam lại biết Triệu Quốc Đống ngoài việc chú ý tiến độ công trình ra thì các vấn đề khác mặc kệ. Tất cả công trình từ đấu thầu đến đầu tư xây dựng thì đều do Ngụy Hiểu Lam phụ trách.

Thấy Ngụy Hiểu Lam không trả lời, Triệu Quốc Đống cũng biết chỗ khó xử của cô. Chẳng qua chuyện khác còn có thể nói, chỉ riêng chuyện này không thể nào có cửa để hắn nhường bước. Hắn thà mang tiếng trên lưng cũng phải làm việc này.

Triệu Quốc Đống cũng biết Tằng Lệnh Thuần rất khó chịu với mình vì việc này. Dù sao dự toán của Tây Giang đã sớm có, Triệu Quốc Đống bây giờ lại đầu tư nhiều vào lĩnh vực thủy lợi như vậy, vượt xa so với dự toán, Tằng Lệnh Thuần lầm Chủ tịch đương nhiên không thể đáp ứng. Nếu Triệu Quốc Đống ngồi trên vị trí đó cũng không thể đáp ứng.

- Hiểu Lam, tình hình kiểm tra hệ thống đê điều phòng chống lụt bão sông Tú Hà thế nào rồi?

Ngụy Hiểu Lam thở dài một tiếng rồi cười khổ nói:
- Bí thư Triệu, đê sông Tú Hà và trước đây không khác gì nhau, bình thường đều không bị ảnh hưởng mấy, thậm chí chúng tôi cũng tiến hành chỉnh đốn qua. Nhưng nếu xuất hiện thời tiết cực đoan như ngài nói thì đê Sông Tú Hà nhất định có chuyện. Chẳng qua nếu như muốn gia cố toàn bộ đê Sông Tú Hà, thứ nhất thời gian khá gấp, thứ hai vấn đề tài chính là tương đối lớn. Đê Sông Tú Hà theo bình thường do tài chính quận phụ trách, nhưng không thể không lên cục Thủy lợi xin tiền. Mảng này nếu muốn gia cố theo tiêu chuẩn cao như ngài đề ra thì ít nhất cũng phải là mấy triệu. Cá nhân tôi cho rằng điều này là không cần, hơn nữa hoàn toàn có thể là ngài đoán sai.

Triệu Quốc Đống im lặng không nói gì.

Hắn biết chỉ riêng công trình gia cố hệ thống đê điều sông Ô Giang đã mang tới vài câu nghi vấn. Đây vốn là công trình của Thị xã, cục thủy lợi còn không ý kiến, Tây Giang muốn làm như vậy làm gì? Bây giờ nếu như lại mạnh mẽ gia cố hệ thống đê điều Sông Tú Hà mà không ai chú trọng, Triệu Quốc Đống nghĩ mình nhất định bị Ủy ban kỷ luật Thị xã, thậm chí Ủy ban kỷ luật Tỉnh ủy cũng phải nhìn chằm chằm hắn, nghi ngờ hắn có phải muốn ăn chặn từ việc này không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.