Thằng Ngốc (II): Cuộc Sống Sau Này

Chương 3: Thăng Long Thành Năm Đó Có Thiếu Niên Phần Cuối




HOÀNG ĐẾ KHÔNG THỂ THỪA NHẬN RẰNG, NGÀI THÈM MUỐN GHEN TỊ VỚI SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA THẾ GIA BIẾT CHỪNG NÀO.

Dù kẻ chủ mưu sau vụ án thư nặc danh kia là ai thì cũng đã mở màn cho cuộc tranh trữ, đưa những cuộc tranh đấu ngầm trước đây ra trước tiệc. Không quan tâm đến mưu phế Thái tử cũng được, muốn được làm Thái tử cũng xong, trước đây đều âm thầm tiến hành, liều mạng để lộ ra là không nên, ví dụ như Tề vương đã bị đày kìa. Qua sự kiện thư nặc danh này, quần chúng không rõ chuyện còn tưởng có người không ưa Tề vương, thay trời hành đạo, nhưng các lão hồ ly đều đã ngửi thấy mùi tranh trữ hết rồi.

Trong chuyện thư nặc danh, mọi người đều có nghi vấn. Năm ấy khi lập Thái tử cũng từng trải qua một màn tranh đấu, chỉ là không trắng trợn như bây giờ thôi, mọi người đều khá kín đáo, cũng như cạnh tranh trên triều vậy. Lúc đó Thừa tướng Ngụy Tĩnh Uyên đã nói với Hoàng đế: Cần lập trữ. Hoàng đế suy nghĩ, thấy cũng đúng. Các đại thần đều tán thành. Sau đó mọi người cùng tranh luận, nói Hoàng hậu không có con trai trưởng, nhưng Hoàng hậu vẫn chưa già, không bằng cứ đợi ít lâu (đúng là miệng quạ đen, nói xong chưa đến hai năm Hoàng hậu lên nóc mất tiêu). Cũng có người nói Hoàng trưởng tử là trưởng, nên lập anh ta. Ngoài ra còn đưa ra một số thí sinh khác, bảo xuất thân của mẹ cao quý, có giáo dưỡng tốt hơn. Tiếp đến triều đình tranh cãi, tiến hành vài cuộc thi. Cuối cùng Hoàng trưởng tử giành chiến thắng.

Lúc đó, các hoàng tử đều còn nhỏ, tầm ảnh hưởng của bản thân chỉ có tác dụng hữu hạn, phần lớn nhờ mẹ ruột của mình, trong triều nhìn vào thế lực của họ là chủ yếu. Bây giờ, dòng họ bên mẹ vẫn còn, thế lực trong triều cũng có, điểm khác biệt lớn nhất chính là, các hoàng tử đều đã trưởng thành, có thế lực của riêng mình.

Hoàng đế vẫn còn nhớ rõ cuộc tranh giành khi ấy, ngài dò xét các con một vòng, nghi ngờ nhìn triều thần, các đại thần ngày trước vì tranh chức Thái tử mà gây hỗn loạn thế nào ngài vẫn chưa quên. Là cha thì không thể nghi ngờ chính con trai mình, dù có chứng cớ trước mặt, xử phạt Triệu vương, sau khi tuyên bố kết quả ngài vẫn quyết gỡ tội cho con trai. Chuyện do Triệu vương làm (vì bằng chứng nó thế), nhưng chưa chắc do Triệu vương chủ mưu, nhất định có người làm hư con trai mình.

“Khanh không biết đâu, lúc đó ở đây, chính nơi đây,” Ngón tay Hoàng đế chỉ vào sân trống vắng tanh trước mặt, “Chính ở đây, bọn họ tranh cãi văng nước miếng, Hạ lão thái sư quá cố (ông nội của Hạ hoàng hậu, truy phong Thái sư) gừng càng già càng cay, tám mươi ba tuổi, mà vẫn vừa cầm hốt bản (*) muốn rượt đánh Tưởng Tiến Hiền. Tưởng Tiến Hiền không dám đánh lão già này, cầm thủ hốt đập Hạ Chấn, vừa chạy vừa đập, dọc đường cướp được tám cái thủ hốt. Khanh thấy lão tiểu tử Cố Sùng bây giờ ra vẻ đạo mạo thế chứ hồi trước là kẻ phá hoại nhất! Thấy ai sắp thua thì giúp kẻ đó! Đây là cung Đại Chính! Thế mà chúng dám làm thế đấy!” Ngừng một chút, bổ sung, “Đến năm sau Hạ thái sư qua đời.”

(*) Hốt bản (hay thủ hốt): thẻ bằng ngà, bằng ngọc hoặc bằng tre của quan lại khi vào chầu, dùng để ghi việc thời xưa.

(**) Hạ Chấn là em ruột Hoàng hậu, đã chết - chương 38. Cố sùng là tộc trưởng bản tông Cố thị.

Mặt Trịnh Tĩnh Nghiệp xuất hiện hắc tuyến, lựa lời khuyên lơn: “Đều qua cả rồi.”

Hoàng đế hấp háy mũi: “Rốt cuộc bọn họ đều hùa nhau đánh Ngụy Tĩnh Uyên tại trận. Khổ thế nào Ngụy Tĩnh Uyên cũng từng trải qua, xương cốt khỏe mạnh, một mình có thể đánh được tám…” Nói đến đấy, nước mắt chảy dài, “Ta có lỗi với Ngụy Tĩnh Uyên!”

Trịnh Tĩnh Nghiệp trầm mặc: “… Sao Thánh nhân lại nghĩ vậy.”

Hoàng đế lục mò trong tay áo, moi moi móc móc, Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy ngài nước mũi hai hàng thế thì khá khiếm nhã, rút cái khăn từ trong tay áo ra đưa cho Hoàng đế, vỗ nhẹ vào tay, sau đó vỗ thêm vài cái nữa. Hai mắt Hoàng đế ngập nước, không nhìn rõ gì, bị Trịnh Tĩnh Nghiệp chọt chọt mấy cái rồi mới nhận khăn, lau nước mắt, lau nước mũi. Tiếng xì mũi vang dội, khiến da đầu Trịnh Tĩnh Nghiệp ngứa ran.

Hoàng đế khóc xong, lau nước mũi rồi mới sảng khoái, tỉnh táo được một chút: “Không nói, không nói nữa, chỉ càng thêm đau lòng mà thôi. Ai cha, khanh nói xem, ta muốn ra lệnh đặc xá cho con của Ngụy Tĩnh Uyên trong di chiếu, có được không?”

Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm mặt nói: “Lệnh của bệ hạ, thần không thể không nghe.”

Hoàng đế hít một hơi thật sâu, giọng nói cũng hòa hoãn: “Xem thử đi, chuyện thư nặc danh này do ai làm?”

“Thần ngu muội, Triệu vương cũng đã chịu phạt. Sắp tới chính đán, phiên sứ (*) đang trên đường đến, không nên xảy ra sự cố nào, nếu Thánh nhân có ý muốn tra lại, thần nghĩ xin để qua tháng giêng rồi hẵng nhắc lại.”

(*) Phiên sứ: sứ giả từ các nước thuộc địa.

“Bây giờ có nói cũng không sao, trẫm cũng chẳng có hi vọng gì ở Tam lang, thằng nhỏ này, tính tình chậm chạp nhát gan, thiếu chính kiến! Rồi sẽ nghe lời tiểu nhân thôi! Bây giờ phạm sai lầm, bị phạt, hết duyên với đại vị, âu cũng là số phận. Cũng chẳng phải Tứ lang, nó cũng không có khí phách. Nhị lang lại thiếu cái tâm. Còn Ngũ lang Lục lang Cửu lang thì qua lại với thế gia quá sâu, nếu ta chết, nhất định Tưởng Tiến Hiền, Thẩm Tấn sẽ chủ trì, chúng cầm quyền, lại có mẹ của Ngũ lang, Lục lang ở đó, cục diện quý báu mà trẫm đã dùng cả một nhà Tể tướng đắc lực nhất của mình để đổi ắt sẽ trở về như cũ, ta sợ tâm huyết bốn mươi năm của mình sẽ bị nước cuốn trôi. Ta chết không nhắm mắt!” Nước mắt Hoàng đế lại chảy dài.

Trịnh Tĩnh Nghiệp kinh hãi: “Sao Thánh nhân lại nói lời chẳng may thế.”

Hoàng đế nắm chặt cổ tay Trịnh Tĩnh Nghiệp, đôi mắt đẫm lệ nhìn sâu vào mắt ông: “Ta và khanh quân thần một đời, những chuyện sau này, giao hết cho khanh.”

Cuối cùng Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không thể ngồi yên, đứng lên quỳ xuống: “Bệ hạ! Bệ hạ vẫn đang độ khỏe mạnh, sao lại, sao lại…” Mũi Trịnh Tĩnh Nghiệp chua xót, rơi nước mắt.

“Khanh khoan khóc, nghe ta nói, khanh không trải qua chuyện ngày trước, không biết bọn chúng nực cười đến thế nào. Ta nói rõ với khanh, chuyện này, khanh cứ yên lặng mà xem, có ý kiến gì thì báo với ta trước,” Hoàng đế hạ đầu xuống, muốn ghé tới chỗ Trịnh Tĩnh Nghiệp, thấy Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng nước mắt nước mũi nhòe nhoẹt, trả khăn tay mình đã xài qua về chủ cũ, Trịnh Tĩnh Nghiệp tự cảm thấy tự hại thân, lau qua loa, Hoàng đế mới nói tiếp, “Thay ta xem thử, từ Thập Tứ lang trở xuống, có đứa nào ổn không.”

Trong lòng Trịnh Tĩnh Nghiệp muốn nói, cúi xuống dập đầu lại thôi. Đây là sự tín nhiệm rất lớn, nói gì để thể hiện lòng trung cũng đều không đủ giãi bày những cảm nhận trong lòng. Không phải ‘Rốt cuộc cũng tìm được một cơ hội để tương lai Trịnh thị hai mươi năm sau bước lên tầm cao mới’, mà là ‘Hoàng đế đã tín nhiệm như vậy, phải suy nghĩ vì Hoàng đế một chút mới được.’

Hoàng đế vỗ nhẹ vào vai Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Khanh là trụ cột triều đình! Nhất định phải vững vàng! Ta còn ở đây, thế mà bọn họ lại có thể cứ rảnh liền bàn chuyện khôi phục chế độ cũ. Chế độ cũ có thể tùy tiện khôi phục được sao? Phong quan thưởng tước cho đám kém cỏi đó ư? Rồi sao nữa? Chúng sẽ vơ vét đất nước này cho bằng hết, đến lúc đó, chưa chắc thiên hạ này vẫn còn họ Tiêu nữa đâu,” Giọng nói của Hoàng đế lạnh lẽo dần, “Đến bây giờ có thể bảo vệ hoàng thất tiền triều đã là không tệ rồi, thế gia thì sao? Nương nhờ chủ mới, vẫn sẽ là quan cao! Vẫn bổng lộc giàu có như trước! Rồi lại gây họa cho chủ mới.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp nhẹ giọng nói: “Những lời này của Thánh nhân, không bằng nói với chư vương. Chư vương hiểu rồi, Thánh nhân sẽ không phải lo lắng như vậy.”

Hoàng đế khoát tay “Không thay đổi được đâu! Chưa nói gì khác, chỉ một chữ hiếu thôi, haha! Không thay đổi, không thay đổi được đâu. Khanh nói xem, thật là kì quái, chúng ta thường nghe ở dưới báo về một nữ tử thông minh có kiến thức nào đó, ta đây của cải khắp nơi, nhưng sao một người cũng chẳng gặp? Đều một đám ngu đần!” Vợ người khác lúc nào cũng tốt hơn, Hoàng đế cảm khái. Đây cũng là bài học kinh nghiệm, các bà vợ lớn vợ nhỏ nhà ngài, có chuyện gì đều mời người nhà mẹ đẻ tới bàn bạc, đến lúc quyết định thì mới nhớ ra, đi tìm ngài.

Trịnh Tĩnh Nghiệp là người lý trí, xúc động xong, đột nhiên cảm thấy gì đó không thích hợp, Hoàng đế lên cơn à? Bây giờ nói những lời này, đến khi ngài suy nghĩ rõ ràng thì có giết người bịt miệng không? Điều này Trịnh Tĩnh Nghiệp không dám chắc.

Quả thật Hoàng đế là người rất thành, ngài là một vị vua mạnh mẽ, có chí lớn, nhưng không phải là người chồng, người cha lạnh lùng, vì bệnh nghề nghiệp nên có tính đa nghi, nhưng trong lòng vẫn ấm áp như mặt trời. Cả đời ngài chỉ quan tâm nhất đến hai điều: Một, kéo dài sự nghiệp; Hai, kéo dài huyết mạch.

Chỉ cần không phải Thái tử bị vô số người cùng hãm hại, hại đến mức ngài cảm thấy Thái tử đã đi về phe đối địch với mình. Làm cha, ngài không dễ dàng vứt bỏ con trai, nhưng bên cạnh đó, sự nghiệp mà ngài đã nỗ lực cả một đời, cũng là thứ không thể buông lơi.

Quyết định cuối cùng của Hoàng đế: Đứa con nào không thể kéo dài sự nghiệp này, sẽ không cho kế vị, nhưng, sẽ cố gắng bảo vệ an toàn, phú quý bình an mà khai chi tán nghiệp. Chọn một người con có thể kéo dài sự nghiệp của ngài nhất để lập làm Thái tử, để Trịnh Tĩnh Nghiệp, người không thể hòa hợp với thế gia làm phụ tá, lúc đó thì chết cũng nhắm mắt.

Nói những lời này với Trịnh Tĩnh Nghiệp, không đơn giản chỉ là tâm trạng xúc động nhất thời, mà muốn gởi gắm, muốn Trịnh Tĩnh Nghiệp một lòng bảo vệ con ngài, bảo vệ giang sơn của ngài. Nếu không, con trai không thể tiếp tục chính sách này. Hoặc nếu muốn tiếp tục thì cũng phải sau khi tân quân đã xây dựng được uy tính của mình rồi mới có thể tiếp tục chính sách, mà chuyện này cần ít nhất năm đến mười năm. Trong thời gian năm đến mười năm này, thế gia trải qua đả kích có thể nghỉ ngơi lấy sức, khôi phục nguyên khí, cái tính tiếp tục kéo dài này chính là ưu thế lớn nhất của thế gia. Giờ phút này, Hoàng đế không thể thừa nhận rằng, ngài thèm muốn ghen tị với sức sống mãnh liệt của thế gia đến chừng nào.

***

Sau khi rời khỏi cung Đại Chính, tâm trạng của Trịnh Tĩnh Nghiệp nặng trĩu. Ý tứ muốn gởi gắm của Hoàng đế đã quá rõ ràng, vừa mừng lại vừa lo, vui vì có thể bảo đảm cho tương lai phần nào, lo vì trọng trách này thật nặng nề. Hoàng đế đối với ông rất chân thành, Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể chỉ lo lắng cho bản thân. Con đường tương lai, thật khó khăn! Nếu đã vậy, phải suy nghĩ kĩ hơn về người được chọn làm tân quân thêm một chút nữa mới được, tốt nhất là người có thể bài trừ những tệ nạn bấy lâu.

Suốt đường Trịnh Tĩnh Nghiệp suy tư mãi, cứ cảm thấy chỗ nào đó không ổn.

Đến nơi làm việc, Đường Văn Uyên đang ở trước vội vã chạy tới đón, nhìn thấy Trịnh Tĩnh Nghiệp, thở phào nhẹ nhõm, mở miệng định nói, bỗng trợn tròn hai mắt: “Tướng công, đây là…” Đường Văn Uyên ngượng ngùng nói, mắt nhìn vào tay Trịnh Tĩnh Nghiệp.

Lúc này Trịnh Tĩnh Nghiệp mới có phản ứng, ông vẫn đang cầm cái khăn lau ‘nước mũi rồng’ trong tay. Trịnh Tĩnh Nghiệp tỉnh bơ nhét khăn vào tay áo, nói: “Vội vội vàng vàng thế này, là có chuyện gì?”

“Tướng công biết chăng, Kỳ vương lại xảy ra chuyện rồi?”

“Cái gì?” Hoàng đế mới vừa bảo ông quan sát chư vương từ Kỳ vương trở xuống thì nay Kỳ vương liền xảy ra chuyện? “Nói rõ ràng xem.”

Kỳ vương Tiêu Lệnh Nghĩa, đứng vị trí mười bốn, là người đứng đầu trong các chư vương nhỏ tuổi. Nếu y gặp chuyện, e rằng năm nay khó qua.

Đường Văn Uyên là Đại Lý tự khanh, đàn em trong tay cũng lắm chuyện, làm một lãnh đạo lắm chuyện, bản thân ông ta cũng hay hóng hớt. Chẳng qua chuyện ông ta quan tâm tới hơi kì cục, không tám chuyện nhà, chỉ chuyên bàn về các ghi chép phạm tội, trình độ chuyên nghiệp. Bởi vậy có thể thấy, Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa ông ta tới Đại Lý khanh, coi như cũng là đúng người đúng việc.

“Cha vợ Kỳ vương, không phải lúc trước từng bị lưu đày sao? Năm ngoái vừa về, bây giờ bị lôi nợ cũ ra.”

“Ai lôi? Lôi thế nào?”

Vẻ mặt Đường Văn Uyên rất kì quái: “Án thư nặc danh xảy ra, gieo rắc thư nặc danh trong kinh, Tề vương chịu phạt, thiên hạ hả lòng hả dạ. Dân chúng cảm thấy thế là thiên hạ đã trong sạch, nhất định phải kể lại oan khuất, thế thì liền…”

Trịnh Tĩnh Nghiệp lắc đầu: “Càn quấy! Hồ sơ vụ án đâu?”

“Vâng ạ! Kinh Triệu đang giữ, Tưởng tướng công đòi xem, lão Lý không ngốc, sao đưa cho ông ta được?! Tưởng tướng công đã phái người tới hai lần, thấy không đòi được, e là muốn đích thân tới. Lão Lý ôm hồ sơ tới đây, gặp ta, bảo ta mau đi tìm Tướng công, nếu không tìm được ngài, tạm thời ông ấy sẽ báo chuyện này lên Thánh nhân trước.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp quay người bước đi: “Đi xem thế nào!”

Trịnh Tĩnh Nghiệp mang Đường Văn Uyên đi một mạch, tuổi hai người không còn trẻ, nhưng bước chân như gió. Đến ngoài phòng làm việc bỗng nghe tiếng cãi cọ của Lý Ấu Gia và Tưởng Tiến Hiền, Tưởng Tiến Hiền nói: “Chẳng qua chỉ có một cái hồ sơ, cớ gì cần Kinh Triệu tự mình mang tới?”

Giọng Lý Ấu Gia sang sảng, cứ như muốn để cả cung Đại Chính nghe thấy: “Tưởng tướng công sai tôi tớ xuống chỗ hạ quan đòi đơn kiện của khổ chủ, thế mà không chịu viết biên nhận, hạ quan thấy có vấn đề, đành phải tự mang tới. Thì ra đúng là do Tướng công sai tới thật sao?”

Tưởng Tiến Hiền cắn chặt răng! Ông ta cũng đâu dễ sống gì cho cam? Kỳ vương phi là em họ của Thái tử phi ngày trước, đương nhiên Kỳ vương thuộc phe Thái tử ngầm, Thái tử rơi đài, Kỳ vương là thanh gỗ nổi vô chủ, Tưởng Tiến Hiền muốn kéo cậu ta về giúp cháu trai nhà mình, kiếm một cái nhân tình mà thôi.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nghe giọng nói thì bước chậm lại, thong thả tiến vào: “Chuyện gì mà ầm ĩ thế?”

Tưởng Tiến Hiền thầm rủa xui xẻo, buồn bã nói với Trịnh Tĩnh Nghiệp: “An Dân tới thật đúng lúc, ta đang rất buồn đây này. Thánh nhân tức giận vì chuyện Tề vương thế rồi, nay lại có thân thích làm chuyện phạm pháp phiền đến ngài, e là sẽ không hay đâu nhỉ?”

Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Chuyện xảy ra khi nào?”

Lý Ấu Gia tranh thủ trả lời: “Mới sáng nay ạ, hạ quan cũng chưa kịp thẩm tra, Tưởng tướng công liền sai người tới lấy hồ sơ và đơn tố, hạ quan rất là khó xử.”

“Chưa thẩm tra à?”

“Vẫn chưa thẩm tra!”

“Vậy ông còn ở đây làm gì? Mau đi thẩm tra ngay. Xong rồi thì báo lên.”

“Hạ quan tuân mệnh.”

Hai người kẻ hát người bè, quẳng Tưởng Tiến Hiền qua một bên.

Tưởng Tiến Hiền: “…” Đành phải mau phái người đi nhắc Kỳ vương chứ biết làm sao.

Kỳ vương nghe Tưởng Tiến Hiền truyền lời: “Lệnh nhạc làm chuyện hồ đồ, nạn nhân đã báo lên Kinh Triệu, chắc chắn Trịnh tướng công sẽ điều tra nghiêm túc. Tưởng tướng công cũng chẳng cản nổi, lệnh tiểu nhân đến báo Thiên tuế một tiếng, tính toán trước. Thánh nhân đã vì chuyện của Tề vương mà mất vui, nếu chuyện này liên lụy đến Thiên tuế, e rằng Thánh nhân càng giận, trái lại sẽ không hay.” Run tay, bình hoa đang ngắm rớt xuống đất.

Một tiếng xoảng vang lên, nô bộc Tưởng gia khom người lui xuống, thái giám phủ Kỳ vương nín thở hỏi: “Thiên tuế?”

Kỳ vương hồi phục tinh thần, nhìn hai tay trống không, khuôn mặt bình tĩnh trở lại: “Dọn mảnh vỡ đi, chớ để găm vào người.”

“Vâng.”

Kỳ vương chầm chậm bước vào sảnh nhỏ, thong thả đến thư phòng. Có một người trung niên râu ngắn đang đọc sách trong phòng, nghe tiếng bước chân, quay đầu thấy Kỳ vương, từ từ đặt sách xuống: “Điện hạ lo lắng điều gì?”

Kỳ vương bình tĩnh kể lại những chuyện xảy ra: “Tiên sinh thấy thế nào?”

“Tâm Triệu Dật đã chết, cũng chỉ biết đọc sách, không rõ lý lẽ.”

Kỳ vương cúi người: “Tiên sinh hãy chỉ bảo cho ta.”

“Chờ!”

“Chờ?”

“Không sai,” Trong mắt Triệu Dật tràn đầy bi thương, “Ta thường nghĩ tại sao Phế Thái tử lại bại, rốt cuộc nguyên nhân, chẳng qua vì hai chữ ‘vội vàng’. Bây giờ Tưởng Tiến Hiền mang tin tới, ông ta vô duyên vô cớ tốt với ngài? Vả lại vẫn chưa kết án, Vương chớ hấp tấp làm bừa!”

Kỳ vương hỏi: “Cái gì cũng không làm?”

“Phái người, đi hỏi thăm xem rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Không nói với Kinh Triệu doãn, nhưng nhất định sẽ nói với ngài, với Vương phi.”

“Vậy thì theo lời tiên sinh.”

Hiệu suất của phủ Kỳ vương cao, lại thêm sau khi bị Kinh Triệu thẩm tra thì cha vợ bên đấy khá căng thẳng, con rể vừa hỏi liền kể tóm tắt: “Chuyện đó, vì muốn để đồ cưới cho Vương phi thật hoành tráng.” Đúng vậy, nào là cướp người cướp ruộng vường; vì thấy bộ dạng con gái nhà người ta giống một tì nữ của vương phi, muốn gom về cho thành một đôi nên ép dân làm tì, bọn họ không thấy đây là chuyện gì lớn.

Kỳ vương đập nát một nghiên mực loại xịn, hỏi Triệu Dật: “Còn chờ nữa à?”

“Thiên tuế, ai nói gì cũng vô dụng, Thánh nhân thấy ngài tốt, thì mới là tốt. Trong mắt Thánh nhân, Thiên tuế không thể có khuyết điểm nào.”

“Ta muốn ly hôn, thế nào?”

Triệu Dật nhắm hai mắt: “Mọi việc đều tùy vào Vương.”

“Tiên sinh khổ tâm rồi.”

“Lại một thế gia chịu mất mặt.”

“Lòng ta cũng khổ.”

“Thánh nhân không thích thế gia chúng ta, Thiên tuế tránh lộ dấu vết mới tốt. Nhất là, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không thích thế gia, năm đó cũng vì có tên gian thần này…” Triệu Dật lại nghẹn ngào.

Thái tử trữ quân, dĩ thần chư quân (*), có thể nhẫn, sao lại không nhẫn.”

(*) Hiểu nôm na là Thái tử là người kế thừa ngôi vua, thần tử là kẻ phục vụ đức vua.

“Đến ngày đó, xin ngài hãy chấn chỉnh thiên hạ.”

Câu nói của Triệt Dật không nhằm vào đối tượng nào, nhưng Kỳ vương biết, đây là lời thỉnh cầu với y: “Nhờ tiên sinh viết biểu chương giúp ta.”

Hôm sau, Kỳ vương quả quyết dâng tấu, xin phép cha: Muốn ly hôn! Tiện thể bán cha vợ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.