Sáu Tuổi Tiểu Xà Hậu

Chương 27: Trở lại nghi án hỏa thiêu Trác phủ




Sắc trời đã tối, tôi quét sạch cái thuyền gỗ, cột bên bờ. Trên nóc nhà cách đó không xa có thể thấy rất rõ khói bếp tỏa lên, xem ra ông nội định đãi bà mối ăn cơm tối.

Tôi rửa tay bên bờ, vẩy sạch nước, về nhà.

Trong phòng bếp, cái chõ (dùng để thổi xôi ý) bốc hơi nghi ngút, trong không khí có mùi thịt thoang thoảng. Ông nội cầm chén hạt tiêu trong tỷ, làm một chén nước chấm, bên cạnh lu nước là một chậu rau cải xanh. Tôi đi tới, rửa sạch từng lá rau, cắt thành từng miếng nhỏ.

Nhấc chõ xuống, lửa trong lò đang cháy đượm, nước trong nồi đang sôi, bỏ rau vào, chờ hơi nước bốc lên thì vớt ra, để vào cái tô Thanh Hoa, bưng ra. Xem ra hôm nay nhà làm mối là nhà giàu ở trấn trên, ông nội chiêu đãi rất thịnh soạn.

Hơn một năm này, người bước vào nhà xin làm mối không ngừng nghỉ, ra phố mua muối, già có phụ nữ có đang xì xào

cười sau lưng. Tôi nhìn qua thì bọn họ cũng không né, chỉ cười đến mức càng mập mờ hơn. Mỗi lần gặp phải những người phụ nữ này sẽ có có người bước vào cửa, ông nội luôn chiêu đãi rất thịnh soạn, nhưng chỉ có hôm nay là vô cùng long trọng.

Người đi rồi, ông nội nói là nhà họ Vương ở trấn trên bảo người tới cầu hôn. Nhà họ Vương tôi có biết, nhà mở cửa hàng gạo, bên bờ sông cách chỗ chúng tôi không xa có xưởng xay sát mới mở của nhà họ Vương.

“Tuổi của hai con trai nhà họ Vương cũng xấp xỉ con, theo ý ông, con coi trọng ai thì lấy người đó.”

Con trai của nhà họ Vương tôi đã gặp. Trong cuộc thi đấu thuyền rồng lần trước, thím tiệm tạp hóa dẫn tôi đi xem, bà cố nhà họ Vương ngồi trên lầu cao bên bờ sông để tôi ngồi cạnh, bên cạnh là lão nhị, đang chém sóng trên thuyền rồng là Trảm Lãng - lão đại. Trong ấn tượng của tôi hai người đều rất thoải mái.

Tôi không trả lời. Tôi không biết nên nói sao với ông nội. Thật ra thì tôi đang nhớ tới một người khác. Cô gái chưa lấy chồng có người nhớ thương trong lòng không phải là chuyện mất mặt gì. Nhưng tôi chỉ gặp người mà tôi nhớ thương có một lần.

Sáng sớm hôm nay, tôi nhúng cây chổi nhỏ vào nước, quét sạch sẽ phía ngoài thuyền gỗ, một lát nữa sẽ có người qua sông.

Đặt cây chổi nhỏ xuống, tôi ngồi xổm xuống cởi dây thừng cột thuyền. Có tiếng bước chân từ xa tới gần, dừng trước mặt. Một đôi giày vải chắc chắn, ống quần quấn gọn trong xà cạp.

Tôi ngẩng đầu, người kia đang cúi đầu, ánh mắt lơ đãng chạm vào nhau. Cười hờ hững: “Tôi qua sông.”

Tôi cúi đầu, đứng lên, cùng anh lên thuyền, hai tay luân phiên kéo sợi dây thừng, thuyền gỗ từ từ xuyên qua làn nước, tiếng nước chảy khẽ khàng vang lên. Anh ngồi vào chỗ đuôi thuyền, tôi rũ mắt, chỉ có thể nhìn thấy vai anh.

Tới bờ bên kia, anh lấy một đồng ra đưa cho tôi, tôi yên lặng nhận lấy. Anh đi xa, tôi lấy ra một đồng khác từ trong ngực, đặt vào lòng bàn tay. Hai đồng, tôi đã gặp anh hai lần rồi.

Tôi vẫn luôn không lên tiếng, hôn sự cũng vẫn không có tin tức gì. Không lâu sau, nghe nói lão đại nhà họ Vương ra ngoài học kinh doanh. Ngày anh đi, ngồi thuyền của tôi qua sông, tôi nhìn thấy lão đại nhà họ Vương đi một đôi giày vải màu đen, đường kim rất nhỏ, là hàng bên ngoài, không giống như đế giày của anh.

Lần thứ ba tôi gặp anh lại là nhà vậy. Anh lảo đảo nghiêng ngả chạy xuống bờ sông, nhảy ùm vào nước, tôi thấy anh lặn xuống dưới gầm thuyền. Một đám người lao tới bờ sông, nhìn xung quanh. Bọn họ đang tìm cái gì? Tôi nhấc cây chổi nhỏ lên, nhúng nước bên mạn thuyền, sóng nước che đi gợn sóng vừa rồi.

“Cô bé, có ai từ bên kia qua không?”

Tôi mù mờ lắc đầu. Đám người đi rồi. Đi xa. Tôi đâm vào nước, nhấc người đã mất hết sức lực lên.

Anh ngồi vào mép thuyền, thở phì phò, lâu sau mới phục hồi tinh thần lại. Đã sắp hoàng hôn, xung quanh ngoài tiếng nước sông chảy cũng không có nửa bóng người nào. Anh đứng lên, cười cười: “Cảm ơn em.” Tôi cũng đứng lên, vươn tay ra: “Một đồng.” Anh ngẩn người, lấy ra một đồng bạc. Tôi lắc đầu: “Một đồng.”

Đồng tiền thứ ba mang theo nước sông lạnh như băng nằm trong lòng bàn tay tôi.

Anh xoay người định đi, tôi hít một hơi, nói: “Lần sau vẫn là một đồng.” Anh quay lại, trong mắt thoáng hiện ánh sáng nhạt mà tôi nhìn không hiểu, gật đầu: “Được.”

Cuối cùng tôi không lấy chồng. Tôi nói với ông nội: “Con đang đợi người.” Ông nội chỉ thở dài, không nói nhiều.

Lão đại nhà họ Vương lại trở về, mặc đồng phục bằng vải dạ màu vàng, đi tới bờ sông. Lúc tôi đưa anh qua sông thì thấy giày da lớn trên chân anh, sáng loáng. Lúc anh lên bờ, đứng cạnh thuyền một lát. Tôi không lên tiếng, anh cũng không nói, nhưng sau đó lại đột nhiên xoay người đi.

Lão đại nhà họ Vương lại đi, nhưng không quay về nữa.

Tuổi xuân trôi nhanh như nước chảy, bọn chị em trên phố đã gả đi, có nhà đã có con gần mười tuổi rồi.

Hai năm qua không có ai tới làm mối, ông nội càng già đi, không hút nổi thuốc lào nữa. Tôi nghĩ có lẽ sẽ ở vậy chăm sóc cho ông tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Nhưng ông nội lo cho tôi hơn: “Một mình con, sau này phải sống làm sao?”

Có bộ đội vào trong trấn, chuyện này chẳng liên quan gì tới tôi. Tôi cẩn thận lau rửa thuyền gỗ nhưng tư tưởng không tập trung.

Một đôi chân quấn xà cạp dừng trước mặt tôi. Tôi ngẩng đầu, anh cúi đầu, điểm khác là lần này anh đội một cái mũ bạc màu, mặc quần áo giống y đám lính trên trấn.

“Qua sông ạ?” Lần đầu tiên tôi chủ động hỏi.

“Qua sông thì mấy đồng?”

“Qua sông một đồng.”

“Ngồi trên thuyền là một đồng, vậy dưới thuyền thì sao?” Anh hỏi như vậy, nhìn tôi.

Nụ cười đã trốn rất lâu của tôi từ từ hiện ra: “Trên thuyền dưới thuyền đều một giá.”

“Anh vẫn muốn hỏi, em tên là gì?”

“Tiểu Bội. Còn anh?”

“Viên Lãng.”

Tuổi xuân chảy xuôi như dòng nước, không quay trở lại, nhưng vẫn có vài người vẫn không quên quay đầu lại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.