Sau Khi Trao Đổi Thân Thể Cùng Thần Bóng Tối

Chương 10: Thổ lao kỳ nhân




Đệ nhất chương

Thôn Tú Đào có tín ngưỡng tế tự hồ thần.

Thôn Tú Đào là một thôn trang nhỏ. Nó nằm cạnh huyện Đại Thành phồn vinh, nằm ngay trên tuyến đường quan trọng, muốn đến Đại Thành, ắt phải ngang qua thôn Tú Đào. Nhưng vì khoảng cách từ nó đến Đại Thành nói gần không quá gần, mà nói xa cũng không quá xa, vị trí lưng chừng như vậy khiến nó không có cách nào trở thành một Đại Thành thứ hai, không thể níu giữ những bước chân nam lai bắc vãng của giới thương nhân, chỉ có thể miễn cưỡng trở thành nơi nghỉ chân một hai ngày cho họ.

Vì thế, thôn Tú Đào nói phát đạt thì không quá phát đạt, nhưng so với các thôn trang nhỏ khác, cũng coi như náo nhiệt.

Hào quang của thôn Tú Đào bị Đại Thành nọ che khuất, khi người ta nhớ tới thôn Tú Đào, thường chỉ có một ấn tượng mơ hồ, tỷ như nói mấy lời không liên quan đến đại sự kiểu “Nhà trọ ở đó hình như cũng lớn lắm”, điều duy nhất có thể xem như đặc sắc, chính là tập tục tế tự hồ thần xưa nay ở thôn Tú Đào.

Truyền thuyết được lưu truyền lại trong thôn có nói rằng, việc tế tự hồ thần ở thôn Tú Đào là chuyện đã có từ xưa nay, chỉ có điều khi đó chính là dùng người để tế tự, bạch cốt tích tụ dưới đáy hồ nhiều vô số kể. Sau này trải qua thay đổi triều đại, sự gột rửa của thời gian, chuyện tế người dần dần không được chấp nhận nữa, cũng dần dần bị người quên lãng theo dòng lũ lịch sử.

Giờ đây, hồ Mãn Hoa của thôn Tú Đào, là một nơi hiền hòa yên tĩnh, tình thơ ý họa.

Dĩ nhiên, đây chỉ là lời giải thích của người ngoài mà thôi, còn người tường tận nội tình đều biết rằng, hồ Mãn Hoa không phải là nơi có thể tùy tiện đến, vì thế mà ngoại trừ thời gian tế tự cố định ra, thôn dân hầu như sẽ không đến gần hồ Mãn Hoa, chỉ có người ngoài không biết gì mới rảnh rỗi không đâu mà mò tới đó.

Đặc biệt, là một vài văn nhân không biết đang nghĩ cái gì trong đầu.

“Thôn Tú Đào, hồ Mãn Hoa.”

Khương Thu, tự Tái Phùng, chính là văn nhân tiêu biểu cho “không biết đang nghĩ cái gì trong đầu”.

Trên đường đi qua thôn Tú Đào, hắn nghe nói đến hồ Mãn Hoa, lòng liền tràn đầy chờ mong.

Hôm nay trong lúc đang say khướt, hắn ngã xuống ở một gian khách điếm nhỏ bụi phủ khắp nơi, một tay còn cầm chén rượu. Nhà trọ nhỏ nọ không có mấy người ghé thăm, khắp nơi đều rách rách nát nát, ưu điểm duy nhất chính là giá rẻ. Đúng lúc trên người Khương Thu không mang bao nhiêu lộ phí, là một văn nhân vừa nghèo vừa hèn, mới chạy tới nơi này tìm nơi ngủ trọ.

Hắn cầm chén rượu trong tay, hai mắt mơ mơ nhìn xà nhà kết đầy mạng nhện, khuôn mặt mơ mộng thốt lên: “A! Thật đẹp! Cái tên thật đẹp! Mãn Hoa hồ!”

Trong nhà trọ không có ai, tên tiểu nhị duy nhất ở đó cũng thấy rất buồn chán, chống mặt lên nói chuyện phiếm cùng khách nhân duy nhất: “Công tử, ngài nói chuyện ta nghe không hiểu a, tên làm sao mà đẹp chứ?”

Khương Tái Phùng nghe cậu ta nói như thế, bèn quay đầu lại chậm rãi hỏi rằng: “Tiểu huynh đệ, ngươi bao tuổi rồi?”

Tiểu nhị nọ chớp chớp mắt: “Ta mười bốn tuổi rồi.”

“Ừm, có đi học không?”

Cậu ta lắc đầu: “Không có, nhà ta không có tiền cho ta đọc sách.”

“Vậy thì thế này, tương phùng tức là hữu duyên, tiểu huynh đệ, ta đọc một bài thơ cho ngươi, ngươi nghe nhé, a?” Hắn chỉnh chỉnh vạt áo, ho hai tiếng: “Khứ niên kim nhật thử môn trung, nhân diện đào hoa tương ánh hồng, nhân diện bất tri hà xử khứ, đào hoa y cựu tiếu xuân phong. Có đẹp hay không? Có đẹp hay không?”

Khuôn mặt tiểu nhị ngơ ngác.

Khương Tái Phùng tiếp tục chìm đắm vào những suy nghĩ của mình: “Hoa đào, thật đẹp a, vừa kiều mà lại mị. Tiểu huynh đệ, ngươi nói xem, loài cây đang nở rộ bên Mãn Hoa hồ kia, liệu có phải một gốc đào hoa kiều diễm?”

Tiểu nhị há miệng, vẻ mặt không hiểu nổi: “Công tử ngươi nói gì vậy? Bên hồ Mãn Hoa đâu có hoa đâu.”

Vẻ mơ mộng trên mặt Khương Tái Phùng cứng lại. Hắn nghiêm mặt chất vấn tiểu nhị: “Ngươi nói cái gì? Rõ ràng đã gọi Mãn Hoa hồ, thế nào sẽ không có hoa chứ? Hoa đi đâu rồi?”

Trên mặt tiểu nhị lập tức lộ ra nụ cười “bát quái”: “Vị công tử này, ta nói cho ngươi nghe, hắc hắc, đây cũng là ta nghe được từ người già trong thôn, nghe nói a, Mãn Hoa hồ sở dĩ gọi Mãn Hoa hồ, kỳ thực mãn không phải hoa, là xương người chết!”

“Xương?”

“Công tử, ngươi không biết đúng không? Ngày xưa cúng hồ thần chính là dùng người sống mà cúng, tuy rằng đã rất lâu không dùng người sống tế tự nữa, nhưng mà vật chìm dưới Mãn Hoa hồ, tất cả đều là xương cốt a.”

Khương Tái Phùng kinh ngạc, há miệng mà đáp không ra lời.

Tiểu nhị thấy mình đã dọa sợ được một người đọc sách đầy bụng thi thư rồi, trong bụng thầm đắc ý: “Đáng sợ lắm phải không? Cho nên công tử, ngươi đừng có lúc nào cũng Mãn Hoa hồ nữa. Nơi đó thế nhưng là chỗ tà môn a!”

Khương Tái Phùng mở to hai mắt, lặng người đi: “Hồ kia quả nhiên rất hấp dẫn người a!”

“Gì?”

“Ngươi nghĩ mà xem, hai người yêu nhau, trong đó có một người bị buộc phải làm tế vật, ái nhân chết rồi, mà người kia hãy còn mỗi ngày đi tới bên hồ, chỉ mong sao được gặp lại vong hồn mà mình mong nhớ ngày đêm ấy… Thê không thê mỹ? Thê không thê mỹ?”

Hai mắt tiểu nhị trợn tròn xoe. “Công tử, ta không hiểu ngài đang nói gì cả.”

Tình cảm trong lòng Khương Tái Phùng dâng trào mãnh liệt, hắn uống một hơi cạn sạch chỗ rượu còn lại một cách hào hùng, đập bàn đứng dậy: “Được! Khương Thu ta hôm nay sẽ đến xem Mãn Hoa hồ thê mỹ tuyệt luân ấy!” Nói đoạn thẳng bước đi ra ngoài.

Tiểu nhị trợn hai mắt gọi với theo sau: “Công tử! Công tử! Ai nha! Mãn Hoa hồ không thể tùy tiện đến a! Ai đến đều sẽ…”

Khương Tái Phùng không có nghe thấy những lời còn lại, đã sớm chạy mất hút từ lâu.



* huyện Đại Thành thuộc vùng Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Thời cổ là đất của nước Yên và nước Triệu, nơi đây địa linh nhân kiệt, dân phong thuần phác, phố sông liền nhau, giao thông tiện lợi.

* vừa kiều mà lại mị: kiều diễm và quyến rũ (vốn cũng không khó hiểu lắm nhưng mình vẫn chú thích)

* “Khứ niên kim nhật thử môn trung, nhân diện đào hoa tương ánh hồng, nhân diện bất tri hà xử khứ, đào hoa y cựu tiếu xuân phong.”

Đề đô thành nam trang (hay còn gọi Đề tích sở kiến xứ) là một trong số rất ít những bài Đường thi nói về chủ đề tình yêu của tác giả Thôi Hộ. Tuy sáng tác ít nhưng Thôi Hộ được “lưu danh thiên cổ” cũng nhờ vào bài thất ngôn tứ tuyệt gắn với “thiên tình sử” nhiều giai thoại này.

Khi sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng mượn hai câu trong bài thơ này để miêu tả tâm trạng Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy thì Kiều đã bước vào con đường lưu lạc.

Dịch nghĩa

Đề thơ ở trại phía nam Đô Thành

Ngày này năm ngoái tại cửa đây

Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng

Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao

(Chỉ thấy) hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.