Phạm Lỗi

Chương 23: Cứu Karin




Ở phía nam của Trung Quốc có một ngọn núi tên là Báo Tử, sở dĩ tồn tại ngọn núi tên Báo Tử này bởi vì từ rất lâu trước đây có vị thôn dân ở trong núi nhìn thấy một con mắt thật to, nhãn thần lóe sáng hung ác độc địa, trong miệng thì có răng nanh thật dài, đồng thời càng không ngừng đối vị thôn dân kia mà gầm rú đuổi theo, thoát được một kiếp trở lại trong thôn, chưa kịp hết kinh hoàng liền miêu tả dáng dấp của quái vật đáng sợ kia cho các thôn dân trong làng cùng Vu sư đức cao vọng trọng, kết quả… Vu sư nói cho thôn dân biết, đó là quái vật ăn thịt người gọi là [Báo tử]

Báo tử? Thế nào lại có một con báo ở nơi này?? Đây là nghi hoặc của toàn bộ thôn dân.

Vu sư nói cho mọi người biết, kỳ thực vì việc thôn dân lên núi đốn củi đã đánh thức giấc ngủ trăm năm của nó khiến nó tức giận mà ăn thịt người.

Vậy phải làm sao bây giờ? Lỡ như nó chạy xuống núi đến đây ăn thịt mọi người thì sao?? Thôn dân đều rất sợ hãi quái vật chưa từng thấy qua kia.

Chỉ cần chúng ta hằng năm đều kính dân một đồng nam (Nam hài), lắng lại sự phẫn nộ của nó thì nó sẽ không đả thương đến người khác nữa. Vu sư nói ra phương pháp mà toàn bộ thôn dân đều không thể tin được.

[Nhất định phải đồng nam đấy!]

Bọn họ tuy rằng tôn trọng Vu sư nhưng không dám ào ào gật bừa cái phương pháp của Vu sư vì vậy liền qua loa kết thúc việc này tại đây.

Chính là sau đó không lâu, càng nhiều người thấy được [con báo] thường hay xuất hiện ở trong núi, hơn nữa có không ít gà, cừu thậm chí là ngựa lần lượt mất tích, vài ngày sau thì phát hiện thấy thiếu chi tàn thịt bị vứt bỏ ở giữa rừng núi.

Sợ hãi của thôn dân càng ngày càng gia tăng, không thể tránh được, bọn họ đành phải làm theo chỉ thị của Vu sư — kính dâng ra đồng nam thứ nhất.

Thế nhưng lúc thôn dân đem đồng nam kia dâng đến con báo một chút áy náy cũng không có, ngược lại là giằng co với nhau về việc tổ chức nghi thức cúng bái, hi sinh một đồng nam để duy trì không gian sinh hoạt bình an của thôn làng.

Qua rất lâu rất lâu sau đó… Lại sắp đến một năm mới.

Mọi người trong thôn Báo Tử ngoại trừ đón năm mới đồng thời cũng tích cực chuẩn bị nghi thức kính dâng tế phẩm.

Tế phẩm năm nay chính là đứa con trai thứ hai của Vu sư.

Con trai của Vu sư có tên gọi rất khả ái [Mặc Ngữ], đứa bé chỉ mới mười bốn tuổi. Khuôn mặt thì trắng nõn đáng yêu, thân hình nhỏ nhắn xinh xắn, tuy nó khả ái  nhưng trời sinh lại không thể nói.

Mặc ngữ không thể nói chuyện dù cho có được bồi dưỡng như thế nào đi chăng nữa, cho nên trong mắt Vu sư phụ mẫu nó là một phiền phức, cả hai đều sủng ái và đặt hy vọng lên người anh trai ưu tú thông minh của nó, Mặc Ngữ vì vậy từ nhỏ liền mất đi tình thân nên có.

Mà ngoài nó ra, thôn dân kỳ thực đều ở trong đáy lòng len lén bàn luận rằng Mặc ngữ trời sinh không thể nói chuyện là bởi vì lão thiên gia cần nghiêm phạt cái kiến nghị dâng sống tế phẩm trước đây của Vu sư, khiến cho hậu đại của hắn phải chịu cực khổ.

Nhưng khi đã có suy nghĩ riêng của mình, Mặc ngữ cũng không thèm quan tâm. Nó cảm thấy không có người cũng tốt, từ nhỏ đến lớn cứ như vậy đã trở thành thói quen, bất quá nó học cái gì cũng đều chậm chạp, hơn nữa hiểu biết không được nhiều lắm, điểm này cứ khiến Mặc Ngữ canh cánh trong lóng, rất khó chịu.

Mà khi nó biết mình sắp trở thành tế phẩm cũng không cảm thấy khổ sở gì, chỉ là rốt cuộc cũng có thể đi vào ngọn núi Báo Tử chưa từng đến quá này, điều đó khiến nó vui vẻ đến nỗi đã quên đi số phận sau này của mình.

Phi thường an phận mà trở thành tế phẩm.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.