Kinh diên: là buổi nói chuyện ở Ngự tiền mà Hoàng Đế thiết lập để đàm luận kinh sử từ thời Hán Đường đến nay.
- Sói chứ sao nữa.
Vẫn là A Nhu thông minh…
- Nguyên Trạch.
Đi ra thấy Vương Bàng đã thay một than trường bào màu đen, vẫn giống như người khác nợ y 800 xâu tiền vậy, một đôi mắt quầng thâm đang ngồi ở chỗ kia. Trần Khác hỏi thân thiết:
- Sao vậy, dạo này thức đêm nhiều hả?
- Đã mấy ngày không ngủ, không nghỉ ngơi rồi.
Mắt Vương Bàng đầy tơ máu, khóe môi thì nhếch lên cười nói:
- Đã xem qua số sách kia của Long lão nhi rồi.
- Cực khổ rồi.
Trần Khác cười nói:
- Có thu hoạch gì không?
- Có.
Vương Bàng gật đầu nói:
- Y tìm chỗ chết.
- Hả?
Trần Khác khẽ cau mày:
- Nói thế là sao?
Vương Bàng lấy từ trong tay áo ra một quyển sách rồi đưa ra trước mặt Trần Khác nói:
- Ngươi xem…
Trần Khác nhìn quyển sách kia, là “Lễ luận” của Long Xương Kỳ viết, tiện tay lật xem, thì lật đến một trang có kẹp một tờ phiếu tên sách. Hắn đọc với tốc độ cực nhanh, rồi xem hai trang nội dung không sót một chữ. Thấy rất nhiều lời nói chê bai Chu Công, vả lại chú trọng vào trình bày phân tích cuốn “Kim đằng” là hậu nhân làm giả.
Cuốn “Kim đằng” là “Thượng Thư” thu nhận sử dụng, Chu Công khẩn cầu với Tổ tông, cam nguyện lấy thân mình thay cho sắc thư của Chu Vũ Vương. Nói một cách đơn giản là, sau năm Võ Vương chiến thắng Ân Trụ, cái nghiệp thống nhất thiên hạ còn chưa thành công, thì đột nhiên ông ta bị bệnh nặng khiến cho quần thần lo sợ. Chu Công đã lấy thân mình làm vật thế, thiết đàn nắm bích cầm khuê ngẩng mặt lên trời cầu nguyện, nói rằng nếu như Cơ gia họ mắc nợ trời một đứa con trai thì ông ta xin nguyện lấy tính mạng mình để đổi lấy Võ Vương, sau đó bày ra các lý do loại như sẽ hầu hạ thần tiên. Cuối cùng nói, nếu như chỉ là sợ điều bóng gió, thì xin trời hãy giáng điềm lành để an ủi các thần tử mang trong mình những lo sợ như bọn họ.
Sau khi cầu nguyện, mở khóa xem xét chiêm triệu thư trong tủ, quả nhiên là cát tượng. Chu Công lập tức thu sách văn cho vào trong tủ được buộc bằng tơ vàng… cũng chính là mật phong trong “Kim Đằng” báo cho người trong coi tủ không được tiết lộ. Sau đó vào cung chúc mừng Võ Vương nói:
- Ngài không có tai họa, thần vừa mới nhận được mệnh của ba vị tiên vương, ngài chỉ cần suy xét tính kế lâu dài để xây dựng thiên hạ, cái này gọi là ông trời đã suy xét chu toàn cho Thiên tử.
Ngày thứ hai, bỗng nhiên Võ Vương khỏi hẳn.
Chính là một câu chuyện xưa đơn giản như vậy, về sau những căn cứ chính xác mà mọi người coi Chu Công là hiền lương nhân đức, Long Xương Kỳ lại to gan công bố, cố sự “Kim đằng” là do Chu Công bịa đặt, và lên án Chu Công là đại gian!
- Ông già này cũng to gan lớn mật đấy.
Trần Khác đứng lên than thở. Phải biết rằng, niên đại này, địa vị của Chu Công ngang hàng với Khổng Tử, thậm chí vượt qua cả Mạnh Tử, Chân Tông triều vừa mới xây xong Chu Công miếu, lão đầu này lại bốp bốp mà vả vào mặt.
Tuy nhiên chỉ có điều Chu Công bị mắng hai câu, tính gì chứ? Triều Tống tự do ngôn luận, thiếu quyền uy, thư sinh, sĩ phu bắt được ai thì mắng đấy, đến Khổng Tử chỗ nào cũng bị trách mắng. Với địa vị như hôm nay của người này, chắc là không hề đả thương một chút nào đến ông ta đâu nhỉ?
Thấy trong mắt Trần Khác tràn đầy nghi hoặc, Vương Bàng không khỏi khinh miệt nhếc mép cười nói:
- Phương thức dấu sách thư cuối cùng của Chu Công, ngươi không thấy rất quen sao?
- Phương thức dấu sách thư…
Không phải nguyên nhân là tên của “Kim đằng” đó sao. Trần Khác trầm ngâm rồi nói:
- Có gì đó không ổn?
Thấy hắn phản ứng chậm lụt như thế, sự khinh miệt trong lòng Vương Đằng càng tăng, nhận nhịn nói:
- Triều đại nào cũng có người bắt chước…
- Ồ, ngươi nói là…
Trần Khác không thể giả bộ ngu si được, bằng không thì chín quá sẽ hóa nẫu. Hắn hạ giọng nói:
- Kim quỹ chi minh?
Phiên bản này so với phiên bản nguyên gốc nổi tiếng gấp vạn lần.
- ừ.
Vương Bàng hạ giọng nói:
- Truyền thuyết trên phố, cái gọi là “Kim quỹ chi minh”, kỳ thực là giả dối hư ảo, chính là Triệu Hàn Vương vì muốn kéo cái vận mệnh của mình, đã bịa đặt ra ngoài để Thái Tông a dua theo.
Phải nói sao nhỉ? Con nghé mới sinh không biết sợ con hổ, tiểu tử này đúng là có can đảm mới giám nói như vậy.
Tuy nhiên đó cũng là điều nói thật, Triệu Đại không rõ rang chết trong “Chúc ảnh phù thanh”, ngôi vị hoàng đế thuộc về cho Triệu Nhị. Lúc ấy, thiên hạ ồ lên, đều cho rằng Triệu Nhị đã giết anh để cướp ngôi, bởi vì lúc đó hai huynh đệ bọn họ đấu tranh rất gay cấn, hơn nữa khi ấy đứa con cả của Triệu Đại là Triệu Đức Chiêu đã hơn 25 tuổi, con thứ Triệu Phương Nghiệp đã trưởng thành, tại sao Triệu Đại phải bỏ qua con trai để truyền ngôi cho Triệu Nhị?
Vì che dấu tai mắt thiên hạ, chế tạo ra tính hợp pháp trong việc mình kế vị, Triệu Nhị nghĩ hết cách, thậm chí còn không tiếc đem cuộc sống hàng ngày của Thái tổ triều rót vào việc sửa chữa hết thảy văn kiện phía chính phủ. Với thần võ anh minh của y, Thái tổ phải tôn kính thái tổ y như thế nào, mà nhiều lần ám thị muốn truyền ngôi cho y…
Nhưng người lúc đó đều trải qua thời đại của Thái tổ, hết thảy những gì y làm, đều là giấu đầu hở đuôi, chỉ càng khiến cho người ta khinh miệt thêm. Ngay lúc Triệu Nhị đến gần với biên giới của sự sụp đổ, thì Triệu Phổ người luôn đấu tranh cả đời với y, đột nhiên lên tiếng nói: “Đừng tranh giành nữa, Triệu Nhị làm hoàng đế là hợp lý đấy, bởi vì đây là mẹ ông ta nói, Triệu Đại cũng tán thành.”
Triệu Phổ nói, trước khi Đỗ Thái Hậu lâm chung chính là không nhắm được mắt, Triệu Đại vô cùng hiếu thuận đã đau lòng hỏi:
- Mẹ, mẹ còn tâm nguyện gì không ạ?
Đỗ Thái Hậu nói:
- Ta lo Triệu gia sẽ tái diễn vận mệnh của Sài gia, cái gì mà vận mệnh Sài gia? Mẹ hóa con côi bị Triệu Đại cướp ngôi hoàng đế chứ sao.
Vì thế liền mệnh cho Triêụ Đại, sau khi chết nhường ngôi hoàng đế cho Triệu Nhị, và đợi sau khi Triệu Nhị chết, lại nhường ngôi cho Triệu Tam.
Triệu Phổ nói, vì sao ta không biết? Bởi vì ta đây làm nhân chứng, di chúc của Thái Hậu cũng là ta chấp bút, sau khi viết xong cất vào trong cái hộp vàng, chôn vào một nơi nào đó trong tẩm cung của Thái Hậu.
Triệu Nhị vừa nghe đã ngầm hiểu lập tức sai người đi tìm, quả nhiên là tìm thấy cái hộp vàng, vừa mở ra đã thấy, quả đúng như lời Triệu Phổ nói có di chúc của Thái Hậu truyền ngôi cho ông ta. Lúc đó Triệu Nhị rơi lệ, nắm lấy tay Triệu Phổ nói:
- Đồng chí tốt, may có ngươi không thì quả nhân phải oan ức trong mông muội rồi.
Vì thế căn cứ hợp pháp để Triệu Nhị kế vị đã được tìm thấy, Triệu Phổ cũng như cá ướp muối muốn thay đổi, một lần nữa quay về Chính sự đường đại sát tứ phương…
Đây chính là cái gọi là “Kim quỹ chi minh”, nhưng căn bản là không chịu nổi phải cân nhắc đắn đo. Thứ nhất, nếu quả thực là có đồ vật này, vậy thì vì sao Triệu Phổ không lấy ngay ra, lại phải chờ thêm bảy năm, nhìn Triệu Nhị chịu hết thảy dày vò mới ra tay? Đây không phải là chơi đùa kẻ khác hay sao? Với tính cách của Triệu Nhị không đoạt lấy mới là lạ, lại còn để cho ông ta làm tể tướng nữa chứ. Thứ hai, khi Đỗ Thái Hậu lập di chúc thì Triệu Đức Chiêu đã 21 tuổi rồi, hơn nữa Triệu Đại Xuân Thu đang thịnh, nhìn không ra mấy năm sau sẽ có dấu hiệu rẽ sang hướng khác, dù Lão Thái Thái ngất đi tỉnh lại, chắc cũng không thể nghĩ ra cái gì mà gọi là mẹ hóa con côi được?
Người thời ấy nói lý ra thì đều khinh miệt Triệu Phổ này không có khí tiết, Triệu Đại coi y là huynh đệ, quay đầu lại lại liếm lỗ đít cho Triệu Nhị.
Chỉ có điều Kim quỹ chi minh đã trở thành căn cứ căn bản để Triệu Nhị kế thống, ai cũng không dám công khai nghị luận. Đến triều đại Chân Tông thâm chí là bản triều, lại càng trở thành thánh dụ của tổ tông không thể nghi ngờ. Nhưng bây giờ, Long Xương Kỳ nói cổ sự “Kim đằng” là do Chu Công bịa đặt, mà chỉ trích ông ta là đại gian, như vậy thì “Kim quỹ chi minh” bắt chước nó, là cái gì đây?
Rồng có vảy ngược, động đến người chết, quan gia của Đại Tống cho dù có khoan dung nhân ái đi nữa, cũng không thể bỏ qua cho y…
Nhìn vẻ mặt lão thành ngây ngô của Vương Bàng, Trần Khác không rét mà cũng phải run lên. Tuy hắn chỉ muốn tìm ra chỗ sơ suất trên học thuật của Long lão nhi, không muốn cho người này quá đắc ý mà thôi. Mà lần ra tay này của Vương Bàng, chính là muốn cho ông già này phải thân bại danh liệt a!
Nhìn vẻ mặt của Trần Khác, Vương Bàng biết hắn không đành lòng, liền nói lạnh lùng:
- Nếu như Long Xương Kỳ lập địa thành thánh, thì người đọc sách trong thiên hạ đều muốn tôn ông ta. Lúc này ông ta vì người nào đó mà phất cờ hò reo, thì người kia của ngươi dù chỉ có một chút xíu hi vọng cũng sẽ mất.
Y nhìn Trần Khác chăm chú rồi nói:
- Còn đây đang trong lúc sinh tử, không được có lòng dạ đàn bà…
- Đại loại chính là như vậy.
Trong thư phòng của Triệu Tông Tích, Trần Khác đã thuật lại lời của Vương Bàng cho y nghe.
Mấy ngày qua, nhìn Long Xương Kỳ trở thành tiêu điểm của người đọc sách Biện Kinh, những nơi người này đến thì ngựa xe như nước, chen chúc nhau, Triệu Tông Tích tự nhủ trong lòng, không cần phải vội, kia đều là lừa gạt người khác.
Nhưng khi nghe biện pháp mà Vương Bàng đưa ra, trên mặt y lại tỏ ra không chút hỉ sắc, mà lâm vào trầm tư suy nghĩ.
Trần Khác cũng không lên tiếng, chỉ yên lặng nhìn y đọc "Chính trị gia thiên” của hắn, mặc cho Triệu Tông Tích trong lòng đang giao chiến.
- Đừng xem nữa.
Rất lâu sau, Triệu Tông Tích mới phục hồi lại được tinh thần, y mắng:
- Còn không giúp ta trù tính ư?
- Cách này là một chiêu phải giết.
Trần Khác để sách xuống thản nhiên nói:
- Nhưng ngày sau tai họa khôn lường.
- Cái gì mà tai họa về sau?
Triệu Tông Tích trầm giọng nói.
- Đây là văn tự ngục.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Lão Long đã chin mươi tuổi, được mọi người kính ngưỡng, thanh danh ra đến cả hải ngoại. Nếu như dùng cách này để mưu hại thì sẽ để lại ấn tượng thế nào cho kẻ sĩ trong thiên hạ đây?
- Đây chính là chỗ ta cố kỵ đấy.
Triệu Tông Tích vuốt cằm nói:
- Khi Vũ Lăng tiên sinh làm văn, sợ chỉ là có điều cần phải suy xét, không có ý tứ nói bóng gió.
- Ừ, hiển nhiên là thế.
Trần Khác gật đầu nói:
- Nếu như ông ta có ý há chăng lại hiến cho triều đình? Chẳng lẽ là ông cụ ăn thạch tín, chán sống rồi hay sao?
- Đúng vậy, cách của Vương Nguyên Trạch là mưu hại.
Triệu Tông Tích hít một hơi thật sâu nói:
- Không phải vạn bất đắc dĩ ta sẽ không làm như vậy.
- Ừ.
Trần Khác gật đầu, vuốt ve quyển sách trên tay nói:
- Cuốn “Chính trị gia thiên” này, chờ đến khi dịch ra tiếng Hán, ngươi nhất định phải xem. Trong đó có một quan điểm ta rất đồng ý, chính là tính chính nghĩa là căn cơ của chính trị gia lập than, nhưng hành động không chính nghĩa chắc chắc sẽ mang lại ảnh hưởng bất lương, có lẽ sắp tới cũng có lẽ là lâu hơn.
- Ta biết ý này của ngươi.
Triệu Tông Tích gật đầu nói:
- Chính là Khổng Tử đã nói “Tựu thị khổng tử thuyết đích, quân tử chi vu thiên hạ dã, vô thích dã, vô mạc dã, nghĩa chi dữ bỉ”
(BTV dịch: Quân tử khắp thiên hạ, không có cái nhất định phải ra sao mới có thể, cũng không có cái gì nhất định phải ra sao mới không thể, chuẩn mực hành sự duy nhất là nghĩa)
- Đúng.
Trần Khác gật đầu nói:
- Nhưng nói đi thì phải nói lại, nhất mực ngay thẳng thì cũng không thành chuyện được. Chuyện này nếu không xử lý thích đáng, thì chúng ta sẽ mất đi người của Tân Học Đảng, không còn sự giúp đỡ của bọn họ, chúng ta thua là điều không thể nghi ngờ.
- Đúng, thánh nhân còn giảng đạo kinh quyền cơ mà.
Triệu Tông Tích chậm rãi nói:
- Tuy là quyền, nhưng trước đây không rời khỏi kinh, mà nó chỉ là thay đổi của quyền.
- Đây là lẽ phải.
Trần Khác gật đầu khen ngợi:
- Cho nên chúng ta có thể chỉ trích ông ta phỉ báng Chu Công, nhưng không thể lấy “Kim đằng” ra để mưu hại. Như vậy tuy hiệu quả là dựng sào thấy bóng, nhưng sẽ vùi lấp ngươi vào chỗ bất nghĩa.
Dừng lại một chút nói:
- Huống chi ai cũng biết, Long Xương Kỳ là do Triệu Tông Thực mời đến, ngươi lại là đối thủ lớn nhất của gã, tùy tiện tung ra “Kim đằng” chỉ e sẽ bị quan gia coi là có dụng tâm tà ác, mất sẽ nhiều hơn là được.
- Vậy chúng ta nên làm gì bât giờ?
- Để ta suy nghĩ…
Trần Khác chậm rãi đứng lên nói:
- Từ giờ đến kinh diên còn bảy ngày nữa, để ta suy nghĩ xem, có biên pháp hay hơn không… Mấy ngày nữa không khí của kinh thành sẽ thay đổi. Sẽ có người nói Long Xương Kỳ phỉ báng Chu Công, nói Chu Công là đại gian thần. Chu công là ai? Đó là thánh vương mà bản triều lập nên! Là đối tượng mà tất cả các sĩ phu sùng bái, một học trò nghèo như Long Xương Kỳ ông, không ngờ lại ngang nhiên chửi bới, tự nhiên sẽ khiến cho quan viên triều đình phải cảnh giác.
Trước kia, mặc dù mọi người đều đã đọc qua văn chương của Long Xương Kỳ, nhưng không ai nghiên cứu từng cuốn một. Bây giờ bị người nhắc nhở, bọn quan lại lập tức đi tìm cuốn “Long thị văn tập” tản ra mùi mực in, bắt đầu kiểm tra cẩn thận, vừa nhìn thực sự là có văn chương như vậy. Vì thế, có đại nho đã nã pháo vào Long Xương Kỳ, nói rằng con người này không chỉ chê trách Chu Công, mà còn chỉ “Lục Kinh” vô hoàng đạo, cho rằng con người này lý kinh phản đạo, không đáng để noi theo.
Nếu là người bình thường nã pháo thì cũng chẳng lấy gì làm lạ, nhưng quan trọng là người nã pháo có thân phận không hề tầm thường, chính là minh chủ của văn đàn Âu Dương Tu, có ảnh hưởng lớn đến văn đàn này, càng ảnh hưởng đến Long Xương Kỳ. Chỉ có điều ông luôn chuyên tâm chú trọng vào cải cách văn thể, và không đề cập đến Kinh học mà thôi. Giờ phút này đây đột nhiên lại làm khó dễ, đương nhiên sẽ gây ra chấn động không nhỏ.
Rất nhiều người đã sớm không ưa lão Long, trước kia lo lắng xúc phạm khiến nhiều người tức giận, luôn không dám lên tiếng. Lúc này đây có Âu Dương Tư khai quả pháo đầu tiên, lập tức sẽ ùa theo phê phán y là lý kinh phản đạo, dị đoan hại giáo…vv
Những văn nhân ủng hộ lão Long, đương nhiên sẽ không im miệng, mà sẽ lập tức đánh trả ngay, nói rằng bọn họ đố kị người tài không cho phép có những cách nhìn khác… Trong vòng có mấy ngày ngắn ngủi, trong thành Biện Kinh đã trở nên ầm ĩ, cuộc tranh luận càng ngày càng sôi nổi.
Dù có thế nào, thì ngày Triều đình mở kinh diên cũng sắp đến rồi.
Cái gọi là kinh diên chính là để cho Hoàng Đế giảng kinh thư, đây là hoạt động quan trọng quốc gia lấy văn giáo để trị thiên hạ, không chỉ có Kinh diên giảng quan tham gia, mà các đại thần trong triều cũng phải bồi tiếp. Sở dĩ thêm một chữ “Diên”tiệc, là bởi vì sau khi giảng thư xong, bình thường Hoàng Thượng đều ban yến tiệc phong phú cho các quan đại thần bồi tiếp và các giảng quan.
Chế độ đời Tống, hằng năm từ tháng hai đến thàng năm, tháng tám đến đông chí, mỗi một kỳ gặp ngày lẻ sẽ cử hành kinh diên , do các giảng quan thay phiên nhau giảng, ngày đó gọi là xuân giảng, thu giảng. Mùng 1 tháng 8, là ngày mở đầu cho thu giảng.
Sau buổi triều sớm hôm đó, quan gia cùng chúng thần chuyển đến Nhĩ Anh Các… Đây là nơi để các anh tài thân cận của Hoàng Đế đến nghe giảng đạo.
Trước tối một ngày, Nội Thị Tỉnh đã ở phía nam khu vực bảo tọa trong điện, hai bên trái và phải mỗi bên đều có kim ngạc lư hương, ở phía đông hơi chếch nam của chiếc lư hương bên trái, đặt một chiếc ngự án và giảng án, tất cả đều hướng về tây. Trên bàn án có bố trí các bản thảo để giảng, được đè lên bởi một chiếc thước vàng.
Bây giờ tất cả các huân thần công tướng, Lục bộ Cửu Khanh, quan viên của quán các, Gián quan của Ngự sử, các quan Cấp sự trung, Tự ban, Minh tán, đều mặc triều phục đứng xếp hàng ngoài điện.
Giờ thìn đã đến, quan gia thăng tọa, chúng quan viên dưới sự hướng dẫn của Hồng Lư Tự Minh tán quan, lần lượt vào điện hành lễ, sau đó tất cả ngồi vào chỗ của mình. Trần Khác than là Tập Hiền Điện Tu Soạn, hiển nhiên là có tư cách đến nghe. Lúc này hắn đang đứng trong hàng, mắt nhìn mũi, mũi nhìn long, cũng không biết là đang suy nghĩ những cái cái gì.
Sau khi hành lễ như một công cụ, với những nghi lễ phiền phức, Mnh tán quan cao giọng:
- Tuyên Tiến Giảng quan Long Xương Kỳ bước ra khỏi hàng.
Long Xương Kỳ than mặc phi bào được ban thưởng đặc biệt, mái tóc trắng xóa, dưới sự dìu đỡ của học sinh, ông ta run rẩy đến trước ngự giai, hành lễ với quan gia.
- Ái khanh miễn lễ.
Thấy vị quan già hơn tám chin mươi tuổi này, quan gia mang vẻ mặt ôn hòa nói:
- Thánh nhân nói, thân thân, nhân dã, kính trường, nghĩa dã. Mời ngồi đi.
Sau đó có người hầu bàn mang nệm tựa lưng đến mời Long Xương Kỳ ngồi xuống.
Long Xương Kỳ vô cùng cảm kích, đổi mắt ửng đỏ nói:
- Thảo dân đâu có tài đức gì mà lại có thể vào lúc tuổi già như ngọn nến trước gió, được thấy thánh nhan của thiên tử, trong lòng vô cùng xúc động. Có thơ dâng cho bệ hạ, muốn biểu hiện tấm lòng của thảo dân.
- Mời giảng.
Triệu Trinh vuốt cằm nói.
- Trung thiên thịnh thế tằng an bình, thụy mạch gia hòa biểu tuế thành. Sô ngu bạch tượng xuất hiệu đồng. Vặn lý Hoàng Đồ củng đế kinh. Y quan văn vật tế thì hanh. Hải ngung ninh mật vô biên cảnh. Hạng Vũ nhai ca nhạc thái bình…
Ông già ở phía kia ngâm xướng với giọng điệu truyền cảm, cuốn hút, đại thần phía dưới nghe thì buồn ngủ, loại tán ca này mọi người làm nhiều lắm rồ, thật sự là không có hứng.
Triệu Trinh tính tình nhẫn nại khó khăn nghe xong, cười nói:
- Lão tiên sinh chúc phúc, quả nhân xin nhận, cũng xin chúc lão tiên sinh sống lâu trăm tuổi.
Minh tán quan lại sợ ông già kia cảm thán liền nhanh chóng nói:
- Vào giảng.
Vì thế, Long Xương Kỳ bèn ngồi xuống sau giảng án bắt đầu giảng, hôm nay ông ta nói về “Kinh Dịch”, đây là cao nhất của quần kinh, nguồn của đại đạo. Phương diện này trình độ khá cao, tất cả mọi người đều cho rằng là cao nhân. Mà Long Xương Kỳ am hiểu nhất, chính là Dịch học. Học vấn sáu mươi năm của ông ta không phải khoác lác, lại cố ý muốn giảng tốt bà học quan trọng nhất cuộc đời này, đương nhiên là khẩu xán liên hoa, hết sức lôi cuốn.
Nhưng lão này khác thường, không cho cách nói của tiên Nho là đúng, rất nhiều lời kinh người, còn khiến cho rất nhiều đại thần bảo thủ phải nhíu mày, thầm nghĩ lão nhân này cũng quá không coi Thánh hiền ra gì a?
Rất nhanh nửa canh giờ tiến giảng đã kết thúc, người hầu bàn dâng cho Long Xương Kỳ bát súp. Triệu Trinh hỏi chúng thần:
- Long ái khanh giảng ngôn ngữ tinh tế, hàm ý sâu xa, chúng khanh gia thấy thế nào?
Các đại thần nhìn nhau tất cả các ánh mắt đều dừng ở Âu Dương Tu.
Triệu Trinh cũng nhìn Âu Dương Tu, cười hỏi:
- Âu Dương ái khanh thấy thế nào?
- Bẩm bệ hạ.
Mặt của Âu Dương Tu không chút thay đổi bước ra khỏi hàng nói:
- Lão nhân này học vấn và tu thân đều thâm hậu nhưng tâm thuật bất chính, gò ép, nói ra những lời quái đản. Vi thần cho rằng những lời giảng này không mẫu mực!
Sau đó lựa ra “những lời ngông cuồng” mà Long lão đầu vừa nói, phê phán từng câu chữ một.
Mọi người đều cười thầm trong lòng, quả nhiên Âu Dương Tu vẫn như cũ một chút cũng không nể mặt người khác.
Vốn Long Xương Kỳ đang ăn canh, nghe thấy vậy ông ta nuốt không xuôi, nhưng Hoàng đế thì không nói lời nào, ông ta cũng không thể hé rang, chỉ có thể nghe Âu Dương Tu ở đó làm xấu mặt mình.
Cũng may có người thay ông ta nói chuyện, Tri Chế Cáo Lưu Sưởng bước ra, lập tức phản bác Âu Dương Tu nói là, Dục gia chi tội, kỳ vô từ hồ? (Muốn đổ tội cho người, há chẳng có lời lẽ nào sao?). Dựa vào đâu mà cổ nhân có thể tập trung vào kinh thư, Vũ Lăng tiên sinh lại không thể, dựa vào cái gì mà cho rằng cái mà cổ nhân tập trung vào là quyền uy, người thời nay đề xuất dị nghị chính là nói xấu thánh hiền?
Hai người liền tranh luận trong điện, cũng có đại thần nhao nhao trợ giúp, cuộc cãi cọ ngày càng kịch liệt, rất nhanh tiêu điểm liền từ “Kinh Dịch”, rồi đến một điểm khiến người ta tranh luận nhất của Long Xương Kỳ đó là, Chu Công có phải là gian thần hay không?
Theo tuyệt đại bộ phận các quan viên, Chu Công đại sự cổ hủ, xây dựng Đông Đô, chế lễ soạn nhạc, quy chính Thành Vương, cả đời cái quan luận định, không thể chỉ trích, sao lại là gian thần?
Lúc này, sắc mặt Triệu Tông Thực còn đen hơn đít nồi, trong lòng thầm mắng Văn Ngạc Bác, ngươi đề cử điểu nhân gì đây? Thiệt thòi ta đây đều tận sức thay y tạo thế, đây không phải là chơi khó hay sao?
Nhưng vào thời điểm này không thể không bảo vệ Long Xương Kỳ, bằng không thì gã sẽ trở thành trò cười?
Vì thế gã nháy mắt, thủ hạ được chuẩn bị từ sớm lên tiếng nói:
Ngôn luận của Vũ Lăng tiên sinh, cho dù kinh thế hãi tục, nhưng cũng không phải là không có căn cứ. “Sử ký” nói, Thành Vương tuổi còn nhỏ, Chu Công thay Thành Vương quản lý chính vụ, chủ trì quốc sự. Nhưng mà Chu Công phạt giết Võ Canh, Quản Thúc, thả Thái Thúc, lại nói là phụng mệnh Thành Vương, cái này tự nó có mâu thuẫn, khó tránh khỏi có hiềm nghi giả danh Thành Vương, tiến hành các hành động loại trừ.
- Chu Công nhiếp chính, dùng danh nghĩa của Thành Vương hạ chiếu, xưng “Vương Nhược Viết” (*), làm Quản thúc nghi ngờ Thành Vương như con rối.
Lại có quan viên nói:
- Trong cuốn “Tuân Tử” có viết: “Chu Công bài trừ Thành Vương, để lấy thiên hạ của Vũ Vương, đây há không phải là soán vị sao!.”
(*):"Vương Nhược Viết" là một loại cách thức thường thấy trong chữ khắc trên đồ vật bằng đồng thau thời Tây Chu, thường được dịch là "Vương nói như thế này" hoặc "Vương nói như thế" hoặc cho rằng "Nhược" ở đây không có ý nghĩa thực tế.
- Vấn đề “Chu Công có xưng vương hay không” người thiên cổ còn phải phân vân.
Lưu Sưởng biết rõ vấn đề này không thể tiếp tục tranh luận, lập tức ba phải nói:
- Vũ Lăng tiên sinh chỉ đề xuất cái nhìn của ông ấy thôi, hơn nữa trước kia tiên sinh không cầm quyền, đương nhiên là ngôn ngữ không cố kỵ. Khi văn tập phát hành trong thiên hạ, hiển nhiên là có sửa chữa, xóa những ngôn luận trong cuộc tranh luận này là được rồi…
Về phần Chu Công rốt cuộc là vì lợi ích của triều Chu, quang minh chính đại liệu trị Vương chính, hay là có dã tâm cướp ngôi. Chỉ có điều những cuộc tranh luận chỉ mang tính đùa giỡn âm mưu quỷ kế mà không thể đạt được, thực ra vẫn còn tồn tại. Đây cũng chính là thể hiện cho tư tưởng hỗn loạn, Nho học suy thoái của thời Ngũ Đại Tống sơ. Nhóm sĩ phu không ai có niềm tin đơn nhất, ai nói cũng có lý, hiển nhiên sẽ làm mọi chuyện trở nên rối rắm.
Thấy Lưu Sưởng muốn bỏ qua đốt này, đương nhiên là các quan không chịu, họ nói:
- Nếu chỉ là nghi ngờ có lí có cứ, ai cũng không thể nói gì, nhưng lão lại trắng đen không phân, tùy ý phỉ bang, lại nói “Kim đằng” là Chu Công làm giả, lòng dạ này phải trừng phạt rồi! Một cuốn “Kim đằng”, chính xác ghi trong “Thượng Thư”, chẳng lẽ Khổng Tử cũng là bịa đặt sao?
Đầu tiên thì Triệu Trinh vẫn hứng thú nghe, nhưng khi nghe đến đó thì cau mày, nói:
- Long khanh gia, ngươi nói “Kim đằng” là sách giả, có chứng cớ gì không?
- Thảo dân…
Long Xương Kỳ vạn lần không ngờ được rằng, vốn nên là một màn diễn xuất để mình nổi danh, sao lại làm ra thứ quái quỷ như thế này chứ. Ông ta cố gắng kiềm chế sự hoảng sợ trong lòng, đứng dậy chậm rãi nói:
- Thảo dân không dám vọng ngôn, có ba lý do. Thứ nhất “Kim Đằng” là văn thể suông sẻ, không giống cổ văn. Thứ hai, Tả truyện nói 'Chu nhân dĩ húy sự thần, danh chung tương húy chi', Điển Lễ nói “Tốt khu nãi húy”. Mặc dù lúc đó Vũ Vương bị bệnh, những còn chưa chết, mà lại xưng “Nguyên Tôn Mỗ” làm húy danh. Chu Công định ra Chu lễ, làm sao có thể phạm sai lầm này? Thứ ba, cách chọn từ của cuốn sách này là “Thư”, nói “hạ địa” không nói “hạ thổ”, đều là những từ ngữ từ thời Đông Chu đến nay, cho nên sự nổi danh của “Kim đằng”, đã che cả thời chiến quốc.
Triệu Trinh không khỏi gật đầu, qủa thực là rất có lý. Triệu Tông Thực ở bên kia cũng thở phào nhẹ nhõm, tốt xấu gì lão nhân này cũng có thể tự bào chữa…
- Âu Dương ái khanh, ý của khanh thế nào?
Triệu Trinh nhìn về phía Âu Dương Tu nói.
- Thử lão chuẩn bị sẵn sàng quá!
Bệnh tiêu khát của Âu Dương Tu đã khá hơn, lại có khí lực để tranh cãi. Lập tức phản bác nói:
- Thứ nhất, Tần Hoàng đốt sách chôn người tài, “Thượng thư” nguyên bản cũng không còn toàn bộ. Sách lưu truyền ngày nay, là Hán Cao Tổ mệnh lão nho đọc thuộc lòng chỉnh lý bổ sung, khó tránh khỏi văn pháp có sai sót. Thứ hai, “Duy nhĩ Nguyên Tôn mỗ” trong cuốn “Kim đằng”, lúc ấy trong sách viết là “Nguyên Tôn Phát”, khi biên soạn vì Thành Vương kiêng kị mà sửa thành “mỗ” đấy.
Dừng một chút ông ta lại nói tiếp:
- Thứ ba, “Triệu Cáo” nói, Chu Công là triều đại dùng “thư”, tất cả đều gọi là “thư”, có thể thấy tất cả văn thư cổ đại, đều thống nhất gọi là “thư”. Thử lão chưa từng tại triều, không theo đọc điển tịch, cho nên có hiểu lầm này cũng không có gì là lạ.
Minh chủ văn đàn cũng không phải là hạng người dễ dàng, trong một khoảng thời gian ngắn đã tổ chức phản kích, bác bỏ lý do của Long Xương Kỳ, tất cả đều không thể tin nổi…
- Âu Dương đại nhân nói, cuốn sách này là lão Nho Hán triều sửa chữa.
Triệu Tông Thực ở bên này cũng không phải là đèn cạn dầu, lập túc có người phản bác lại:
- Tại sao quyển sách này lại không thể do Hán Nho làm giả?
- Không thể nào!
Hai bên lại một lần nữa đấu khẩu.
Triệu Trinh cũng bị làm cho choáng váng đầu óc, lẽ ra ông ta đã sớm hô ngừng nhưng sau đó mọi người lại quay lại. Nhưng hôm nay, không làm rõ được điều gì, thì cũng không thể khai tiệc được.
Tất cả mọi người đều đã đói bụng, chỉ có thể biết chịu đựng. Có người thông minh đã hiểu được mắt xích trong đó… Quan gia tám phần là từ “Kim đằng” liên tưởng đến “Kim quỹ” rồi. Cho nên không phân biệt là kết quả gì thì tuyệt đối cũng không thể bỏ qua. Vào lúc đó ánh mắt của Trần Khác và Triệu Tông Tích đã mấy lần nhìn nhau, đều cho thấy nỗi khiếp sợ và bất đắc dĩ từ trong mắt đối phương.
Phỏng đoán là bây giờ rất nhiều người đã đem món nợ này, tính lên đầu bọn họ. Dù sao thì từ trước Thành Biện Kinh cũng đột nhiên nổi lên những lời đồn từ bốn phía, cùng với việc đột nhiên Âu Dương Tu làm khó dễ, đều khiến cho người ta ngửi được mùi vị âm mưu như có như không trong đó, mà nếu có âm mưu thật … vậy thì hai người bọn họ là hiềm nghi lớn nhất, chỉ e là quan gia cũng có thể nghĩ như vậy…
Nhưng trên thực tế, hai người bọn họ cũng bị mông lung trong đó, kịch bản này căn bản là không phải do bọn họ viết ra.
- Vương Bàng…
Trong đầu Trần Khác hiện ra khuôn mặt trẻ tuổi anh tuấn nhưng lại làm cho người ta có cảm giác u ám lạnh lẽo kia. Nhất định là tiểu tử kia, nhìn ra mình ngó trước ngó sau, cho nên tự mình xuất thủ.
Thế lực của người Tân Học đảng, vượt xa so với tưởng tượng của mình…
Chỉ có điều vào thời điểm này, bùn đất rơi vào trong đũng quần, người sao mà biện bạch đây?
Đang lúc suy nghĩ lung tung đột nhiên nghe thấy Trệu Trinh gọi đến tên của mình, Trần Khác nhanh chóng bước ra khỏi hàng nói:
- Có thần.
Triệu Trinh híp mắt, sau khi quán sát hắn một hồi lâu, rồi buồn bã nói:
- Ngươi là Trạng Nguyên do quả nhân bổ nhiệm, chắc chắc là sẽ có cao kiến, không biết ngươi thấy thế nào?
Trần Khác và Triệu Tông Tích cùng không rét mà run, đột nhiên quan gia nổi lên một nỗi nghi ngờ, tưởng rằng hai bọ họ ở sau lưng phá rối.
Huynh đệ Triệu Thông Thực cười lạnh lùng, hại người rồi lại hại mình? Chúng ta nhiều nhất chỉ thiệt một lão đầu đất đã chôn đến cổ, các ngươi lại bị quan gia chán ghét rồi!
Các quan viên có mặt tại đây, cũng nghe thấy ngữ khí không tốt của quan gia, rồng có vảy ngược người động vào tất chết, “động” này có nghĩa là sờ cũng không thể sờ …
Trong đại điện vừa rồi còn nghe thấy những tiếng ầm ĩ, đột nhiên trở nên im lặng đến mức một tiếng kim rơi xuống cũng có thể nghe thấy, tất cả mọi người đều đang xem Trần Khác sẽ trả lời như thế nào. Người sáng suốt sẽ dễ nhận thấy, bất kể là hắn ủng hộ bên nào thì cũng đều không có kết quả gì tốt đẹp… Nói “Kim đằng” là thật, thì trong long quan gia, ắt sẽ là hình tượng của âm mưu gia. Còn nếu nói “Kim đằng” là giả thì lại càng nguy, đó là tìm đến đường chết rồi!
- Sao vậy, ái khanh không có cái nhìn gì sao?
Triệu Trinh dù sao cũng là nhân quân, nhìn thấy tất cả áp lực đều chạy hết lên vai Trần Khác, lại có chút không đành long, liền cho hắn một lối thoát. Dù có nói gì thì vào thời điểm này cũng là sai, không có quan điểm gì chính là tốt nhất.
- Thần có quan điểm.
Nào có biết Trần Khác vừa mới đảo qua một hồi mê man đã ngẩng đầu lên trầm giọng nói:
- Đầu tiên phải xin quan gia thứ cho thần tội vọng ngôn!
- Đây là Nhĩ Anh các, vốn là nơi được nói thoải mái.
Triệu Trinh khẽ cười nói:
- Nói đi không sao cả.
- Vâng.
Trần Khác ôm quyền nói:
- Khởi bẩm quan gia, vi thần có quan điểm là, Chu Công vì cầu phúc cho Vũ Vương đã làm sách dấu trong Kim đằng (*), trong lịch sử quả thực có chuyện này, nhưng cuốn “Thượng thư, Kim đằng” là do hậu nhân làm là không sai.
(*): Kim đằng 金縢 một thiên trong Kinh Thư 書經, vua Vũ Vương 武王 ốm, ông Chu Công 周公 viết các lời vua Vũ dặn lại cho vào trong hòm, lấy vàng gắn lại, không cho ai biết nên gọi là kim đằng.
Lời này có chút hơi vòng vo, mọi người suy nghĩ một chút mới hiểu, không khỏi thầm thán phục. Tiểu tử này thật nhanh trí, nói như vậy quả là vẹn toàn cả đôi bên, chỉ có điều là ngươi cần phải nói ra lý do a! Đường đường là trạng nguyên, không thể tin lời hàm hồ được.
- Hả?
Nghe xong cách nói này, hai mắt Triệu Trinh cũng sáng lên, cười nói với các tướng công:
- Hôm nay quả là được mở rộng tầm mắt rồi, lại xuất hiện thêm cách nói thứ ba rồi.
Chúng tướng công không hề quan tâm đến, không gây chuyện, đương nhiên là thấy mừng rỡ, nghe vậy họ cười nói:
- Kinh diên năm nay là thú vị nhất đấy.
- Chúng ta cần nghe một chút, xem cậu ta có đạo lý gì.
Triệu Trinh nghe xong nhìn về phía Trần Khác nói:
- Trạng nguyên lang, phải thể hiện chân tài thực học a, quả nhân cũng không thích Đông Phương Sóc (Đông Phương Sóc – Wikipedia tiếng Việt) đâu.
- Thần tự có chứng cớ xác thực.
Trần Khác cất cao giọng nói:
- Đầu tiên nói về vấn đề tại sao cái này là do hậu nhân làm, vì trong “Thượng thư. Kim đằng” nói: 'Công nãi tác thi dĩ di vương, danh chi viết 'Si hào' (BTV dịch: Chu Công làm thơ tặng vương, có tên là “Con cú”, nhưng “Mạnh Tử, Công Tôn Sửu” đã dẫn Khổng Tử nói: 'Tác thử thi giả, kỳ tri đạo hồ?' (Người làm bài thơ này, là người hiểu được đạo lý?) Hiển nhiên là Khổng Mạnh đều không biết tác giả của bài thơ này là ai, có thể thấy được lúc “Thượng thư. Kim đằng” xuất hiện, nhất địng là muộn hơn Mạnh Tử, cũng chính là thời kỳ Chiến Quốc sớm nhất.
Lời này vừa nói ra chúng thần đều bị giật mình, đúng vậy, rõ ràng là có lỗ hổng như thế sao chúng ta lại không để ý đến điểm này nhỉ?
Bọn họ biết rõ về “Thượng thư”, “Mạnh Tử” thì đương nhiên là biết Trần Khác không có nói dối, hai tướng chứng nghiệm là có thể chứng minh được áng văn này không phải do Chu Công làm.
Triệu Trinh cũng gật đầu, nhưng sắc mặt thì rất khó coi.
- Nhưng Chu Công làm sách dấu trong Kim đằng, trong lịch sử quả thực có chuyện này.
Trần Khác không muốn tìm đường chết, ngay sau đó bèn nói tiếp:
- Thần có vinh dự được đọc qua tập “Trúc thư kỉ niên” được cất giữ trong Tập Hiền điện, có dòng “Thập tứ niên, vương hữu tật, Chu Văn Công đảo vu đàn thiện tác Kim đằng”, cái này là ghi chú ban đầu của Cổ sử quan, có thể chứng minh xác thực có điểm không giống với “Kim đằng” trong “Thượng thư. Kim đằng”
- Ái khánh có thể đọc hiểu “Trúc thư kỉ niên” ư?
Triệu Trinh như bất ngờ có được niềm vui, không hiểu nói:
- Nghe nói ái khanh luôn học khoa đẩu văn ( - lời BTV: khoa đẩu dịch ra là con nòng nọc, mình xem hình thấy chữ hệt con nòng nọc, có lẽ vì thế nên được gọi là như vậy J), xem ra có hiệu quả, thành công rồi.
“Trúc thư kỉ niên” là bộ thẻ tre được khai quật từ triều Tần, văn tự bên trên là “Khoa đẩu văn” còn cổ xưa hơn cả chữ Tiểu Triện, mọi người chỉ có thể phân biệt một cách đại khái, là ghi lại sử sách của năm Hạ Thương Chu, nhưng nội dung rốt cục như thế nào thì chúng thuyết vẫn còn phải phân vân, truy cứu nguyên nhân đó là nuốt không trôi văn tự trên đó.
Thực ra Trần Khác đâu có thể đọc hiểu chữ cổ? Chẳng qua là “Trúc thư kì niên” là một cuốn sách đã được triều Thanh giải mã hoàn toàn, hắn đã xem qua bản dịch của bọn họ. Lần này để tìm ra phương pháp xử lý Long Xương Kỳ, hắn đã ôm kì vọng vạn nhất, đến “Thư viện Hoàng gia” của Đại Tống để tìm quyển sách này. Trình độ quản lý thư tịch của Đại Tống triều thực sự rất cao, rất nhanh bọn họ đã tìm được bản dập của “Trúc thư kỷ niên”.
Trần Khác ôm về nghiên cứu vài ngày, dựa vào trí nhớ siêu cường, vừa xem vừa phán đoán, không ngờ đã phá giải được ghi chép vào mấy năm trước khi Vũ Vương chết.
Đây chính là việc mà Trần Khác đã làm trong mấy ngày này. Tuy hắn không phải là người tốt lành gì, nhưng thực sự rất có ác cảm với văn tự ngục, cho nên chuyện mưu hại Long Xương Kỳ, hắn quả quyết sẽ không làm… Loại chuyện này không ngụy được. Triệu Trinh lập tức cho người mang “Trúc thư kỷ niên” đến để Trần Khác phiên dịch ngay tại chỗ, có Âu Dương Tu, Tư Mã Quang, Lưu Sưởng ở một bên giám sát, chỉ cần mấy cái là có thể phân biệt được hắn nói bậy hay là đọc hiểu thật.
Sau nửa canh giờ, mọi người đều vui mừng bẩm báo:
- Quả thực là Trần Khác xem và hiểu cổ triện văn, hắn phiên dịch có lẽ không phải là giả.
Đối với các nhà sử gia này mà nói, thì họ chỉ xem qua mấy ngày là hiểu, đơn giản chỉ là tốn chút thời gian mà thôi. Đương nhiên Trần Khác cũng biết điều này cho nên không thể nói dối được.
Giải quyết xong đại họa trong lòng, Triệu Trinh cảm thấy thoải mái, lúc này mới cảm thấy bụng đói meo, ngài liền vội ban lệnh thưởng yến tiệc…
Phú tướng công thì vẫn thờ ơ lạnh nhạt, cho đến giờ mới mỉm cười. Phú Bật rất chú ý đến Trần Khác này, không thể nghi ngờ gì nữa sự thông minh tài trí của hắn, nhưng vẫn không thể nào yên tâm được bởi vì hắn rất lỗ mãng, hành sự bất kể hậu quả, người như vậy sao có thể gánh vác xã tắc được?
Bây giờ thấy hắn đã trưởng thành, Phú tướng công cũng yên lòng. Phú Bật tự hỏi, dù là bản thân ông cũng không có bản lĩnh xử lý cẩn thận đến thế, nhưng Trần Khác lại làm được.
Trần Khác chứng minh Chu Công làm ra “Kim đằng” là xác thực. Đây là điều Hoàng thượng quan tâm nhất: lại chứng minh được “Thượng thư – Kim đằng” làm giả, rửa sạch được hiềm nghi hắn mưu hại Long Xương Kỳ, nhưng đồng thời chứng thực được sự nông cạn vô tri của Long Xương Kỳ … Người này chỉ biết một mà không biết hai, chỉ khảo chứng “Thượng thư – Kim đằng” là giả, liền coi đây là chứng cớ, tuyên bố Chu Công là gian thần, kết quả lại bị Trần Khác dùng “Trúc thư kỉ niên” hung hăng cho một cái bạt tai.
Điều này cố nhiên không thể thành lập tội danh Long Xương Kỳ nói xấu tiên hiền (bậc hiền triết đã khuất), bởi vì dù sao trước kia mọi người cũng không biết đến nội dung của “Trúc thư kỷ niên”, nhưng thái độ của y đối với Chu Công đã đủ khiến cho Hoàng thượng và quần thần ác cảm, còn muốn lập địa thành thánh sao? Nằm mơ đi…
Hay nhất chính là, Trần Khác trước sau chỉ phát biểu xung quanh vấn đề học thuật, khí phách hừng hực, không hề gây chuyện. Trước kia, trong suy nghĩ của những người đọc sách thì hắn chỉ là tài tử, nhưng trải qua chuyện này thì Trương Nguyên có thể thăng làm đại nho rồi.
Tuy dân đều yêu tài tử nhưng trong mắt sĩ phu, người thật sự có giá chính là đại nho! Đạo lý này rất đơn giản, bởi vì đại nho có thể giải thích kinh điển, lời của họ chính là quyền uy, cho dù người ta có thích nghe hay không thì cũng đều nghe tất…
- Đây coi là cái gì?
Tằng Công Lượng đi cạnh Phú Bật vuốt râu cười nói:
- Đáng thương cho hằng năm đính kim tuyến, lại đi may giá y (áo cưới) cho người khác?
- Nói cẩn thận, nói cẩn thận.
Phú Bật lắc đầu, nhưng nhìn về ánh mắt của Triệu Tông Thực vẫn không giấu hết được ý cười… Trong yến tiệc, sau khi nhét đầy bao tử, rốt cuộc Triệu Trinh cũng không kìm nổi liền hói:
- Trần ái khanh, nếu “Kim đằng” là giả thì tại sao Khổng Tử lại đem vào “Thượng thư”?
Đây cũng là vấn đề mà mọi người muốn hỏi, thân là sử quan thời Xuân Thu, khẳng định là Khổng Tử nắm giữ rất nhiều tư liệu về lịch sử, không thể căn cứ vào một câu chuyện sử thi diễn giải mà viết vào Thượng thư.
Vì thế trong điện lặng ngắt như tờ, tất cả mọi người đều chờ Trần Khác giải đáp. Bất giác, người Trạng nguyên trẻ tuổi này đã trở thành một đại nhân vật trong lòng bọn họ.
- Chuyện này…
Trần Khác nhanh chóng đứng dậy chắp tay nói:
- Xin bệ hạ thứ cho thần tội nói bừa.
- Ha ha ha…
Triệu Trinh cười nói:
- Tiểu tử nhà ngươi cẩn thận quá, quả nhân cũng đã sớm nói rồi, trong Nhĩ Anh Các, người nói vô tội.
- Vâng.
Trần Khác cung kính nói:
- Đạo lý rất đơn giản, bởi vì “Thượng thư” truyền cho đến ngày nay chính là sách giả do hậu nhân làm.
Âm thanh của hắn không lớn nhưng lại như tiếng sấm vang bên tai mọi người, các quan lại không ít người hóa đá, không cẩn thận còn cắn cả vào đầu lưỡi, đánh rơi mất bình rượu trong tay… Tóm lại là đều kinh ngạc đến ngây người.
“Thượng thư” là gì?Đó là một trong Ngũ kinh của Nho gia, là toàn bộ vốn căn bản của hệ thống Nho học.
Nếu như vào thời Minh – Thanh, đừng nói gì nữa, cứ kéo thẳng ra ngoài cho xong việc…
Nhưng đây là đang ở triều Tống, tất cả mọi người đều nhận thức được sự suy thoái của Nho học, lại là thời đại không biết nên làm thế nào để cứu bổ. Đúng lúc này đây, vì muốn tạo ra một bộ hệ thống tư tưởng hiệu quả, tất thảy mọi người đều hoài nghi, tất cả đều phủ định, họ đã sớm cho rằng Hán nho không đáng một đồng, thậm chí rất nhiều người bây giờ vẫn hoài nghi thực sự là có tồn tại tiên hiền hay không.