Nuông Chiều Nữ Chính Trong Ngược Văn

Chương 34: Lễ Hội Của Trường (1)




Thứ đầu tiên tôi cảm nhận được là cái lạnh.

Cái chăn đâu rồi nhỉ? Tối qua tôi để nó ở bên dưới chân mà? Khều khều chân xuống phía dưới, nhưng thứ tôi cảm nhận được không phải là cái chăn vải như mong chờ mà là một cái gì đó thô và ráp. Chăn đâu rồi? Sao lúc cần không thấy lúc thấy lại không cần vậy? Chắc là phải tự đi lấy rồi, lạnh thế không biết? Tối hôm qua gió mùa đông bắc về à?

Mắt vẫn nhắm nghiền, tôi ngồi dậy, tay quơ quơ xuống phía dưới để xem cái chăn tối qua đã bị đá đâu mất rồi. Mà sao tự dưng chỗ ngủ của tôi rộng vậy nhỉ? Tối qua thằng Mận còn gác cả hai cái chân của nó lên cổ tôi mà, nhỏ Hường không kém cạnh cũng chèn chỗ tôi mà ngáy khò khò ( nhưng vẫn thường hay bao biện rằng “ tao không ngáy, tao chỉ thở to mà thôi “). Kệ, chắc thằng Mận rơi xuống dưới đất luôn rồi. Nhưng bực thật, cái chăn đâu rồi!? Đừng bắt tôi phải lội xuống đất đấy nhé! Nhưng quả thật, tôi quơ tay đến đâu cũng chỉ thấy không khó ẩm và lạnh tới đó. Và cả không gian cũng như đã rộng ra qua một đêm. Tối qua bốn người ngủ trên cái phản be bé, dưới cửa số đối diện với cái tủ âm tường rất to, chỉ cẩn khi tỉnh dậy, nhoái người xuống một tí là chạm vào cái tủ này ngay. Nhưng giờ thì lại chẳng có cái tủ nào cả... Thôi đành mở mắt ra vậy.

Trời vẫn còn tối, ánh sáng mờ mờ, xanh xanh. Chắc bây giờ mới chỉ chừng năm giờ sáng gì đó, thảo nào lạnh vậy. Cái tủ âm tường đã biến mất, thay vào đó là một bức tường đá, và rơm. Tôi hình như đang nằm trên một cái sàn đá, quần bò và một cái áo phông cũ thay cho bộ đồ ngủ tối qua. Thôi, chắc cái chăn vải biến mất rồi, ngủ tiếp thôi.







Năm phút sau, tôi nhận ra rằng cái tủ âm tường đã hoàn toàn biến mất.

Tôi đang ngủ trên một cái sàn đá.

Tôi không đang mặc bộ đồ ngủ tối qua mà là một bộ quần áo tôi chưa từng biết tới.

Và rơm.

RƠM.

Rơm.

Sàn đá.

Tủ âm tường

.

..



….

….

TÔI ĐANG Ở CHỖ QUÁI NÀO THẾ NÀY!?

Thở đều. Thở đều lại nào. Đang mơ thôi. Mọi chuyện chỉ là một giấc mơ thôi. Ngủ đi. Sáng mai dậy là mọi việc lại trở về như cũ hết.

Thở đều.

Thở đều.

Nhưng làm sao một người có hể ngủ lại được khi cái sự thật rằng người đó đang ở một nơi xa lạ và lạnh lẽo và rất giống một cái tù giam đang chằm chằm nhìn họ? Cảm giác như rằng một nửa bên não của tôi đang muốn từ chối tất cả, bảo tôi rằng tôi phải thở đều và ngủ đi. Còn phần còn lại thì như đang muốn hét lên một cách sợ hãi và nói rằng tôi nên thử đập đầu vào mấy cái tường đá này xem nó có thật là đá không.

À. Thực ra hai mảng đó là một.

Mảng thứ hai thực ra lại bình tĩnh. Nó bảo rằng chuyện này đang xảy ra đấy. Hãy chấp nhận thế đi.

Tôi biết rằng cho dù có mảng não thứ hai đó, tôi vẫn sẽ mất nhiều năm tháng để có thể nuốt trôi cái sự thật này vào mảng não còn lại. Bởi vì nó đang thét gào một cách sợ hãi.

Thở đều. Thở đều.

Cái phổi này! Thở đều không thì bảo!

Nhưng khi tôi còn đang bận rộn chỉnh đốn những thứ tôi vốn không thể kiểm soát, một giọng nói từ xa vọng tới, kèm theo một ánh đèn le loi. Cái hầm đá này không chỉ lạnh, nó còn rất tăm tối, với ánh sáng lờ mờ sẵn có mà tôi đoán là ánh trăng rọi đến từ xa xa.

- Thằng trời đánh nào ở trong này thế?!

Giọng nói như đến từ một người đàn ông râu ria, cọc cằn và lùn tịt. Một bàn tay vừa cục mịch vừa thô ráp xuất hiện nơi xa xa phía trái. Nó ngày một đến gần hơn cho đến khi tôi nhìn rõ người đàn ông trong một bộ áo lính cũ sờn. Hắn ta thấp như một cái bàn uống trà, mặt mũi ẩn hiện manh nha trong ánh đèn dầu và ánh trăng. Tim tôi như dừng lại khi nhìn thấy kẻ đó. Như rằng có một mảng não thứ ba đang hoạt động, báo trước về một điều gì đó rất rất không ổn.

Như rằng việc tên này đang mặc mộ bộ áo lính kiểu xưa, với thắt lưng quanh cái thùng nước lèo to tướng và cái mũ có vẽ hình một con voi không mắt thay vì một bộ quần áo thực sự đang nói lên một điều gì đó rất hiển nhiên. Như rằng tôi đã...

Không! _ Mảng não đầu tiên thét lên _ Không đời nào. Chuyện đấy là hoàn toàn không thể. Không. Không. KHÔNG!

Nhưng trước khi mảng não thứ hai kịp đáp trả, tôi nhận ra tôi đã đúng về một thứ. Song sắt, tôi đang đứng sau một song sắt. Kẻ lạ mặt kia đã đến ngay trước mặt tôi. Ánh đèn dầu nhạt nhòa đủ để chiếu sáng một phần nào khung cảnh của cái hầm đá lạnh lẽo này. Nó còn phản chiếu những cái song thẳng đứng và chắc chắn trước mặt tôi.

Tên kia nhìn tôi.Hắn mở miệng rồi một nụ cười xuất hiện, như mèo gặp mỡ. Hắn quay mặt về phía bên trái_ nơi hắn vừa bước đến từ_ và hét lên:

- Này Đan. Nhìn xem hôm nay ông Trời cho cái gì vào rỏ của chúng ta này!

Tôi im lặng như tờ. Đáng lẽ tôi nên làm gì đó. Nhưng khi bộ não của tôi còn đang bận bịu tiêu hóa sự thật rằng tôi đang ở sau những thanh song sắt khiến đôi bàn chân đờ hẳn ra. Chỉ chừng vài giây sau, một gã mới đi vào, cũng cầm trong tay một cái đèn dầu. Hắn cao, lảnh khảnh như một trong những cái song sắt ở đây vậy, nhưng có phần gãy gọng và hơi gù. Kẻ này ăn mặc hệt như tên lùn kia. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất chính là việc hắn không đi một mình. Mà bên trái hắn, đi chậm hơn hắn hai bước là một người phụ nữ. Mụ ta mặc áo đỏ chét, như màu son môi của cô tôi vào một ngày nắng đậm. Và cho dù nơi đây vẫn còn hết sức u tối, ( hai cái đèn dầu vẫn không thấm vào đâu với nơi mà tôi mới nhận ra là rất rộng này) bộ cánh đỏm dáng của mụ vẫn thật chói lóa. Áo còn thêu mấy con thỏ màu hồng, màu trắng, bướm bay cò nhảy. Tưởng như mấy cái đó là một sự cố gắng hết cỡ để mọi người không nhìn vào khuôn mặt bè và cái cổ béo múp.

Vâng, chính tôi cũng đang tự hỏi làm sao mà đúng lúc đó tôi lại có thể quan sát nhiều như vậy. Như rằng bên cạnh nỗi sợ hãi đang bùng nổ ở mảng não đầu là sự bình tĩnh tính toán của mảng não hai. Chúng cùng lúc làm hoạt động, khiến tôi cứ như một con sâu không hơn không kém, đờ ra như tượng.

Mụ đàn bà cũng nhìn tôi và bắt đầu cười. Tên cao kều lại không nói gì, chỉ im lặng cầm cái đèn của hắn.

- Quả là trời cho, Toan.

Giọng của người phụ nữ ấy trầm hơn tôi tưởng nhiều. Như kiểu một người mẹ đang vỗ về đứa con bằng một câu truyện thần tiên sai lệch.

- Đúng lúc nữa chứ Đan, phiên chợ chỉ hai tiếng nữa là mở cửa rồi. Con bé này có thể mang ra ngay lập tức. Chúng ta thiếu một mạng sau khi con bé kia trốn đi.

Giọng trầm ấm nhưng nụ cười thì không hề ấm áp, như tiếng khục khục của nồi nước bị chèn ép đang sôi:

- Hi hi hi. Nhưng quần áo của nó đang mặc thì không thể chấp nhận được. Kiểu quần áo gì vậy? Vừa kì quặc lại bó sát. Chẳng lẽ nó từ trên trời rơi xuống sao.

- Vậy thì nó từ đâu ra?_ Tên cao kều mở lời lần đầu tiên, giọng như bị cảm lạnh lâu năm.

Cả ba kẻ kia nhìn nhau, rồi chầm chậm quay lại nhìn tôi như một đoạn phim quay chậm. Tôi, vẫn đang đờ ra như một con sên, nhìn lại họ. Hai mảng não vẫn tiếp tục cố gắng nuôi trôi thêm vài ý tưởng nữa. Ví dụ như là việc ba kẻ này hình như đang nói đến việc bán tôi trong một phiên chợ.

Bỗng dưng cái hầm đá, à không, cái nhà giam này không còn lạnh nữa. Nó trở nên quá ấm cúng cho cái người tôi đang bỗng dưng giảm nhiệt độ. Không cần gương, tôi cũng có thể biết rằng máu đã rút hết khỏi mặt tôi. Và tôi chấp nhận điều từ nãy giờ tôi vẫn cố gắng không nhận ra.

Tôi đã quay về một khoảng thời gian trước cái hiện tại tôi từng biết đến. Bây giờ, cái sự thật là tôi đang ngồi một cách ngu ngốc trên một nền đá trong một cái tù giam trước ba kẻ lạ mặt có ý muốn bán tôi _ một con bé rơi từ trên trời xuống _ trong một phiên chợ chỉ còn hai tiếng nữa là bắt đầu đã trở thành cái hiện tại duy nhất. Tôi biết đây không là mơ. Vì cái lạnh của nền đá lá thật. Cái cảm giác từ một bộ quần áo tôi chưa từng biết tới là thật. Là ánh đèn kia, vừa ấm nóng vừa lạnh lùng cũng là thật. Năm giác quan của tôi đang hoạt động, và chúng nói đang báo cáo cho tôi cái sự thật này.

- Nó từ đâu ra không phải là điều quan trọng _ Mụ nói với giọng điệu ‘ mọi chuyện đến đây là hết, không bàn cãi gì nữa ‘ _ Nhưng nó đã rơi vào tay chúng ta tức là ông trời muốn thế. Hoặc con nhỏ này bị ngu, đầu óc không đuợc bình thuờng.

- Nếu nó bị ngu thật thì sẽ không ai mua đâu. Chẳng có kẻ nào muốn mua một con bé bị bệnh ngu về cả.

Mụ già có vẻ bắt đầu bực với tên lùn, nhưng mụ cũng không nói rằng hắn nói không đúng. Mụ quay lại nhìn tôi, tôi nhìn mụ. Hai bên nhìn nhau. Mắt hơi giật, mụ hỏi:

- Mày là ai?

Tôi mở mồm, muốn nói một câu gì đó. Nhưng thực sự, tôi phải nói gì bây giờ? Nói gì cũng đuợc, trừ cái câu mà tôi nói ngay sau đó:

- Tôi không ngu.

Và mụ với hai tên kia bắt đầu cuời, lần này cả tên cao khèo cũng tham gia:

- Thấy chưa, nó có ngu đâu. Cứ để nó đấy, hai giờ nữa mang ra chợ. Cứ bảo nó là dân man di mọi rợ không biết cách ăn mặc của nguời Đại Á.

- Nhưng...

- Không nhưng nhị gì hết. Đi làm việc đi!

Thế là mụ ta đi thẳng luôn, tên cao khều phải đi theo cầm cái đèn để soi đuờng cho mụ. Tên béo đứng nhìn tôi trong chốc lát, nhưng rồi hắn cũng đi luôn. Ánh đèn cuối cùng cũng biến mất. Một lẩn nữa chỉ còn ánh sáng lờ mờ từ ánh trăng. Tất cả xảy ra như một giấc mơ. Như rằng cái việc ba kẻ kia vừa mới buớc tới, những gì chúng nói tất cả chỉ là một cái ảo ảnh do bộ não mệt mỏi của tôi làm ra. Tôi nhìn vào nơi mà tôi biết những cái song sắt đang đứng. Run rẩy, đưa tay ra. Chúng lạnh lẽo, có lẽ còn hơn cả cái sàn. Và chúng nói với tôi rằng không, đây không phải là một giấc mơ. Bở cái lạnh tê da tái thịt ấy khiến tôi rợn xuơng sống. Chỉ lúc đó, tôi mới nhận ra tôi đã uớt hết lưng áo.

Phải ra khỏi đây. Ngay lập tức. Trước khi cái phiên chợ kia bắt đầu.

Giờ thì nỗi sợ hãi về việc tỉnh dậy ở một nơi xa lạ đã biến mất, thay thế vào đó là một nỗi sợ hãi mới. Tôi đã tỉnh dậy ở một nơi quá tệ hãi: một ổ buôn người. Đến thế kỉ mười tám nó mới thực sự được dẹp bỏ hòan toàn. Vậy thì có lẽ giờ tôi đang ở trước thời đó. Không biết là có quá xa không, nếu chừng những năm đầu tiên sau công nguyên thì hết sức là hỗn lọan.

Hai tay cố gắng hết sức bẻ, kéo, đập, hai chân thì đá hết lần này đến lần khác. Nhưng những chấn song vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ của chúng. Tôi không biết thời gian đã trôi qua bao lâu. Tim đập như điên, bàn tay dần mỏi nhừ, chỉ còn cách tìm một đường khác để thoát ra. Tôi bỏ mấy cái song, đi về phía bên trái, tay trái giơ ra trước để định vị các vật trước mặt trong bóng tối mịt mùng. Trên đường đi tay phải phát hiện ra cái cửa song. Nó không có ổ khóa, chỉ có một cái xích to lớn và chắc chắn quấn xung quanh rồi thắt nút ở phía cuối cùng, đòi hỏi một kẻ có sức mạnh hơn bình thường để có thể tháo ra.

Không... không tốt rồi. Thực sự là rất không tốt rồi. Tôi phải làm gì bây giờ. Tao không thể nào tháo nổi cái xích này cả, tôi vừa không đủ sức, vừa không thể thấy rõ cái nút thắt trong cái bóng tối đáng sợ này. Tay run run, tôi một lần nữa chạm vào rồi cố gắng dùng xúc giác để xem còn bất cứ cách nào mà mở được cái nút xích này ra không. Cái xích có lẽ to bằng cổ tay tôi, nó được quấn một cách cẩu thả, nhưng vì nó quá to, những cái quấn vốn cẩu thả này cũng trở nên hết sức chắc chắn. Tôi men theo cái vòng quấn thứ năm xuống phía dưới, nơi có cái nút thắt. Tim như nghẹn lại, trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi ra tìm ra cái nút thắt đó, tôi như mong ước rằng những kẻ này đã quên hay vô tình không buộc nút. Nhưng khoảnh khắc đó không giữ được lâu. Cái nút thắt, nó cũng chẳng có gì là phức tạp hơn cái dây xích, nhưng kích thước của nó đã đổi lại cho nhược điểm ấy, khiến cho tôi thậm chí không thể nhấc nó lên để có thể nheo nhìn cho rõ hơn.

Nhưng mình không thể không làm gì đó được! Thử mở cái này ra xem, cứ thử đi rồi tính sau. Tay run rẩy như biết nhiệm vụ phía trước là bất khả thi, là rằng thời gian hai tiếng đang trôi qua rất nhanh và ánh sáng lòa nhòa của buổi bình minh bắt đầu chiếu qua cái cửa sắt quá nhỏ để chui qua trên tường kia thay cho ánh trăng. Tôi cố gắng nâng cái nút lên, nhưng tất nhiên là không được, đành thử tìm ra vị chí chính xác của nơi buộc nút rồi từ từ tháo nó ra như đang tháo một cái nút dây giày khổng lồ. Cái vị trí đấy không quá khó để tìm, đặc biệt khi bộ não tôi trong lúc ấy đang làm việc quá sức để trấn áp nỗi sợ hãi và để nhớ lại hàng trăm lần tôi vô thức tháo dây giày mà thậm chí không cần nhìn đến nó. Nhưng dây giày không nặng như thế này, nó mượt hơn và có thể tháo ra với một cái kéo ở một đầu dây. Ừ thì tôi đã tìm cái đầu dây để kéo rồi đấy, nhưng tôi làm sao có thể dùng cái sức cỏn con của mình để kéo nó ra đây.

Cố gắng, tôi phải làm được. Tôi. Phải. Làm. Được.

Một tay giữa cái nút để lấy đà, tay còn lại kéo, kéo thật mạnh về phía trước. Lần đầu tiên không được, làm lại. Lần thứ hai không hiểu sao bàn tay lại đẫm mồ hôi cho dù cái lạnh ở nhà đá này không hề thuyên giảm, tay tôi bị trượt khỏi cái dây xích, làm lại. Lần thứ ba không được, làm lại. Lần thứ tư không được, làm lại. Lần thứ năm móng tay cứa xích, có cảm giác đả gãy móng nhưng do chưa đủ ánh sáng nên không thể thực sự nhìn thấy gì, làm lại. Lần thứ sáu không được, làm lại. Lần thứ bảy...

Thực ra là không có lần thứ bảy nào cả, vì ở đằng xa, một cái cửa đã mở ra. Nó mở ra một nguồn sáng, khiến tôi nhìn thấy được cái hành lang bằng đá trước nhà tù này. Và từ nguồn sáng mà tôi đoán là một cánh cửa đó hai tên mặc đồ lính lúc nãy lại xuất hiện. Tim tôi như rơi xuống. Hai bàn tay bỏ lỏng cái xích, giơ ra trong thinh không trước hai cái song sắt một cách vô định. Hai tên đó tới chỗ tôi sao thật nhanh. Tên béo lại cười, như một con mèo nhìn miếng mỡ ngon lành trước mặt:

- Đi thôi con kia.

Tôi nghĩ mình đang nằm mơ, vì tất cả mọi thứ phải là một giấc mơ. Chuyện này không thể không thể không thể nào xảy ra được. Không thể!

Tên cao kều vẫn mở cá cửa ra một cách đơn giản như tôi tháo nút dây giày. Chỉ một tiếng ‘kịch’ đơn giản và cái dây xích rơi xuống, cánh cửa tù mở ra như nó chưa từng bị đóng vào, mong mảnh như một cửa làm bằng giấy. Hắn với tay vào, bàn tay xương xẩu và cũng dài hơn bình thường, nắm lấy cổ tay tôi rồi kéo ra. Tôi kêu lên, một âm thanh khó hiểu, như là sự trộn lẫn giữa sự sợ hãi và nỗi tức giận. Tên béo thì cười, tên cao kều không nói gì, kéo tôi đi về phía cái cửa bên trái.

- THẢ TÔI RA!

Tôi hét lên, không chỉ một lần. Tên béo chỉ cười, tên cao kều không nói gì. Hắn khỏe, thực sự rất khỏe.Cho dù tôi có cố gắng chống lại, cố gắng bám vào cái gì đó hay cố gắng cọ chân vào nền đá để giữ bản thân lại. Nhưng hắn chỉ cầm hai cổ tay tôi bằng một tay và kéo đi.

- Xin... xin hãy thả tôi ra.

- Im lặng đi.

Tên béo nói. Giọng nói không còn chút cười đùa. Nhưng hắn vẫn giữ nụ cười đểu cáng trên mặt. Và nụ cười đấy khiến tôi buộc phải im lặng.

Gào thét, kêu la thì có được gì đâu? Nhưng tôi vẫn muốn được gào lên, được thét lên để thỏa mạn sự sợ hãi. Nhưng trước khi tôi có thể mở miệng một lần nữa, cánh cửa đã ở trước mặt và tôi bắt gặp thế giới bên ngoài kia.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.