Nơi Nào Củi Gạo Không Vương Khói Bếp

Chương 24: Đề bút gieo tình




Nếu như ai khôn khéo hay tinh ý một chút sẽ nhận ra chính sách mới về nông nghiệp của triều đình có điểm rất độc đáo. Đó là mỗi hộ dân dù nhân khẩu nhiều hay ít cũng đều được nhận cùng một tiêu chuẩn ruộng đất. Như vậy vô hình chung, quy mô của các hộ sẽ nhỏ đi đồng thời việc sinh con gái cũng sẽ trở thành một phong trào phổ biến. Điều này cũng chính là điều mong muốn của những nhân vật đầu não trong triều đình. Họ mong muốn rằng trong năm mươi năm này, số lượng nhân khẩu cùng ruộng cày có thể khôi phục đạt mức như năm Thiên Bảo thứ nhất, khi đó dân số Đại Đường là năm ngàn vạn người.

Sáng sớm hôm nay, Trương Hoán đã dẫn theo tất cả các quan lại trong triều đình đi tới ngoại ô phía đông của thành Trường An để giúp dân chúng thu hoạch lúa. Vị hoàng đế này, đầu đội mũ nan, chân đi giày vải, trên người mặc một chiếc áo ngắn, tay cầm lưỡi hái cùng thu hoạch lúa với dân chúng. Nhìn Trương Hoán như một nông dân thứ thiệt vậy. Đây cũng không phải là lần đầu tiên vị hoàng đế này cùng tham gia cắt lúa với bà con. Ngay từ lúc còn ở Võ Uy, Lũng Hữu, Trương Hoán cũng đã dẫn theo các quan viên của mình giúp dân chúng thu hoạch lúa. Và từ đó việc làm này đã trở thành thông lệ. Đối với các quan viên thì điều này không hề bắt buộc, tất cả đều có thể tham gia hoặc không tham gia. Nếu có thành ý thì tới, còn không muốn đi thì cũng không cần miễn cưỡng. Nhưng có điều đây cũng là một dịp để khảo hạch về điều thiện quan trọng nhất trong bốn điều thiện của kẻ làm quan: nghe được điều đức nghĩa.

Có thể cùng tham gia gặt lúa với dân chúng cũng chưa chắc là có thể nghe được những điều đức nghĩa. Nhưng nếu không tham gia thu hoạch lúa hay tham gia qua loa hời hợt cho có mặt thì tuyệt đối sẽ không thể nào nghe được dù chỉ một lời bàn luận về đức nghĩa. Hàng năm đều có các Ngự sử giám sát đi các nơi để điều tra, thu thập về tình hình quan lại ở các địa phương. Dĩ nhiên các Ngự sử giám sát này, một là không hỏi các quan viên, hai là không vào nha môn mà bọn họ đến tận các bờ ruộng, gặp từng người dân để hỏi han về các quan viên của địa phương đó. Ngoài ra, các Ngự Sử Giám Sát này còn thường xuyên nhận được các báo cáo bí mật của các phòng Giám sát. Ánh mắt của nhân dân sáng rõ như tuyết, sẽ không dễ dàng tha thứ cho bất cứ tên tham quan, hay những tên quan biếng nhác nào cả. Cho nên mỗi vụ thu hoạch lúa, các quan viên của Đại Đường đều ra tận ruộng, cùng với bách tính tham gia làm lụng trên các thửa ruộng.

“ Bệ hạ, người cũng nên nghỉ ngơi một lát đi thôi” Hàn tướng quốc đứng thẳng người, lau mồ hôi cười nói với Trương Hoán.

Trương Hoán cũng gật đầu cười nói: “ Được rồi, chúng ta nghỉ ngơi một chút đi”

Hắn nhìn về phía xa xa thấy nhi tử Lý Kỳ của mình đang thỉnh giáo một lão nông về cách cắt lúa. Trương Hoán cũng không quấy rầy việc làm của Lý Kỳ. Hắn ngồi bệt xuống một bờ ruộng ở gần đó để nghỉ ngơi. Một tên thị vệ bưng tới cho hắn một siêu nước. Sau khi uống mấy ngụm nước, hắn đưa mắt nhìn về phía Hàn tướng tướng quốc cười nói: “ Hàn tướng quốc à, áo lao động khanh đang mặc hình như chính là cái mà khanh đã mặc khi đi thu hoạch lúa năm ngoái phải không”

Hàn tướng quốc kinh ngạc nói: “ Cái áo mà thần mặc năm ngoái là máu trắng, năm nay thần đã đem nó nhuộm thành màu lam rồi. Sao bệ hạ lại có thể nhìn ra được vậy”

“ Bởi vì những mụn vá này đây” Trương Hoán vừa nói vừa chỉ vào một đường khâu vá ở trên tay áo của Hàn tướng quốc: “ Trẫm còn nhớ rất rõ, là năm ngoái tướng quốc làm không cẩn thận nên đã làm rách tay áo, chẳng phải là chỗ này hay sao”

Nói đến đây Trương Hoán khẽ thờ dài một hơi: “ Khi còn ở Lũng Hữu trẫm đã nghe nói tướng quốc là người hết sức tiết kiệm, áo lông mặc mười năm mới bỏ đi, chỗ ở chỉ cần đủ tránh gió mưa, không vì người nhà mà tư hữu tài sản riêng. Thấy rằng tướng quốc là người thân phận đứng đầu bách quan mà vẫn cần kiệm, không hề thay đổi bản sắc của mình. So sánh một chút, trẫm tự thấy mình thật là xấu hổ.”

Hàn tướng quốc vội vàng đứng lên khom người thi lễ nói: “ Bệ hạ, xin người đừng tự trách mình như vậy, bệ hạ chính là một quân vương cần kiệm hiếm có từ xưa đến nay rồi. Cho đến nay, hậu cung bất quá chỉ có mười người, số cung nữ, hoạn quan cũng chỉ có năm trăm mà thôi. Năm xưa Huyền Tông hoàng đế, hậu cung có tới hơn bốn vạn người. Năm nào cũng tiêu tốn của quốc gia đến mấy trăm vạn bạc cho bọn họ. Vì vậy dù nói thế nào đi nữa thì cũng không thể không nói đây chính là một trong những căn nguyên của loạn An Sử. Trong khi đó từ khi bệ hạ lên ngôi tới nay mới có năm năm, nhưng luôn quan tâm chú trọng tang nông (dệt – nông nghiệp), phát triển công thương nghiệp, hạ thuế khóa, mở rộng giáo dục. Quả thật là đã rất được sự tin cậy của dân chúng. Thần sở dĩ là đơn giản tiết kiệm, cũng bởi vì ảnh hưởng đức tính của bệ hạ, không dám xa xỉ lãng phí.

Trương Hoán yên lặng, gật gật đầu, hồi lâu mới nói: “ Mạnh Tử viết, sống trong gian nan cực khổ, thì khi chết đi sẽ được an lạc. Mấy tháng trước đây trẫm đã phóng túng cho hậu cung dệt may bộ quần áo xa xỉ này đây. Nghĩ lại trẫm thấy mình đã chi quá tay rồi. Vì thế trẫm đã hạ chỉ xuống bên dưới, không cho phép nhập các loại gấm Tứ Xuyên cũng như các mặt hàng xa xỉ phẩm khác vào trong hậu cung. Trẫm còn định nghiêm cấm thị trường, không cho phép bán ra các loại lụa là, gấm vóc Tứ Xuyên. Nhưng trẫm nghĩ lại thấy không chừng Hồi Hột lại cần những thứ này nên trẫm đã thay đổi chủ ý.”

Nói tới đây, khóe miệng của Trương Hoán lộ ra một nụ cười cổ quái, hắn nhìn sang Hàn tướng quốc một chút, ý chừng muốn xem vị tướng quốc này có hiểu dụng ý của mình đang muốn chuyển sang chủ đề khác hay không. Hàn tướng quốc cũng cười, dĩ nhiên là ông ta hiểu được ý tứ của hoàng thượng. Sau chiến dịch Toái Diệp thành công thì Hồi Hột nhất định là mục tiêu tiếp theo cần xử lý. Nhưng dĩ nhiên là hoàng thượng không muốn lại phải dùng đến binh đao, mà dụng ý của ngài là hy vọng có thể khiến nội bộ Hồi Hột tự chém giết lẫn nhau, từ đấy mà dẫn đến tự sụp đổ. Để làm được điều này thì cần phải có thủ đoạn thật là cao minh, hoặc là mượn đao giết người, hoặc là phải ly gián, phân hóa. Có như vậy mới có thể tiêu diệt hoàn toàn cái mối uy hiếp lớn nhất với Đại Đường lúc này.

Trên thực tế, Đại Đường cũng đã từng áp dụng kế sách tương tự để làm cho dân tộc Thổ Phiên tự suy yếu, bạc nhược đi. Một mặt, Đại Đường vẫn tán đồng việc liên minh giữa hai nước, cổ vũ chủ trương mở rộng về hướng tây của Thổ Phiên. Nhưng mặt khác Đại Đường lại âm thầm, nghiêm khắc không chế việc giao dịch buôn bán với dân tộc Thổ Phiên. Đại Đường nghiêm cấm thương nhân và người dân của mình bán lương thực, đồ sắt và các loại vật tư chiến lược khác cho Hồi Hột. Mà chỉ bán hoặc trao đổi cho bọn họ các sản phẩm đồ sứ, tơ lụa, trà, và những sản phẩm xa xỉ khác để đổi lấy dê bò của họ. Từ đó từng bước là suy yếu, hao mòn thực lực của dân tộc Thổ Phiên. Từ đó đẩy dần, “ giúp đỡ” để dân tộc này đi vào cái bẫy diệt vong. Cuối cùng cả Thổ Phiên chìm trong nội chiến liên miên. Đại Đường nghiễm nhiên “ bất chiến tự nhiên thành”

Tình hình của Hồi Hột hiện nay cũng giống như vậy. Hai tháng trước đây Hồi Hột chính thức cùng với Đại Thực kết làm đồng minh, và ngược lại tuyên bố không đội trời chung với Đại Đường. Đồng thời đem sửa quốc danh từ Hồi Hột sang Hồi Cốt. Với việc thực hiện một loạt các hành động ấy, cùng với những mẫu thuẫn căng thẳng vốn đã tồn tại trong nội bộ Hồi Hột trước đó, thì chính tân Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư là người đã nhân danh vì tương lai của dân tộc quyết không chùn bước, mà quay sang đối đầu và gây hấn với Đại Đường. Chính những động thái này của ông ta đã khiến cho nội bộ Hồi Hột xuất hiện một cuộc nội chiến. Các bộ tộc “ thân Đường” như Phó Cố, Hỗn, A Bố Tư cùng với những tộc nhân của Dược La Cát Linh, đã tập hợp lại với nhau, nhân số lên đến mấy chục vạn người. Tất cả những người này đều tiến về phía đông định cư khắp cả một dải Khả Đôn thành. Sau khi thương nghị tất cả đồng ý tôn Dược La Cát Linh lên làm Khả Hãn, thỉnh cầu Đại Đường để đứng lên chống lại Hiệt Kiền Già Tư.

Dĩ nhiên tin tức này đối với Đại Đường là một tin tức rất có lợi, nhưng Trương Hoán cũng không hề vội vàng xuất binh tấn công Hiệt Kiền Già Tư. Sở dĩ như vậy là bởi vì sau chiến dịch Toái Diệp, Đại Đường cũng đã mỏi mệt, cần phải có thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức. Lý do thứ hai chính là việc, bản thân Trương Hoán đã dự liệu đi năm nước cờ trong cuộc chơi này. Ở thời điểm hiện tại cũng chỉ có thể đi tới nước thứ ba mà thôi, đó là việc ủng hộ phái “ thân Đường” thực hiện việc phân chia Hồi Hột, làm cho thực lực của Hiệt Kiền Già Tư bị hao mòn, suy giảm dần đi. Nước cờ thứ tư mà vị hoàng đế này định đi đó là phân hóa việc trao đổi buôn bán với Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Trương Hoán sẽ chỉ cho phép vận chuyển các đồ sứ, tơ lụa, các mặt hàng xa xỉ phẩm từ Đại Đường sang Hồi Hột trao đổi mua bán. Đồng thời nghiêm cấm mang các loại vật tư chiến lược lên phương bắc. Dĩ nhiên đây cũng chỉ là một cách ngăn ngừa kìm hãm Hồi Hột. Đồng thời còn phải khóa chắt một lối khác, đó là không để cho Hồi Hột nhận được vật liệu trợ giúp từ phía tây, cũng không được để cho Hồi Hột sử dụng các sản phẩm xa xỉ của Đại Đường đem đi trao đổi lương thực với phương tây.

ment--> ng. Thực tế, hắn rất thích nghe Thôi Diệu giảng giải sử ký, quan hệ cá nhân với Thôi Diệu cũng rất tốt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.