Người Tình Giấu Mặt

Chương 88




- Ngươi đến chỉ để nói với ta những chuyện này sao?
Trần Khác vừa nghe, vẫn là cuộc đấu tranh vô tận của quan trường, đột nhiên thấy mất hứng, nói:
- Những chuyện ấy thì có liên quan gì đến ta?

- Có liên quan. Quan gia muốn gặp ngươi.
Triệu Tông Tích thản nhiên đáp.

- Gặp ta…
Vẻ mặt Trần Khác ngay lập tức nghiêm lại.

- Ừm.
Triệu Tông Tích nói vọng ra ngoài:
- Đi thôi.

- Đi đâu?

- Vào cung.

- Gấp vậy, dù sao cũng phải để ta thay y phục đã chứ.

- Mặc thế này là quá đẹp rồi.


Trên đường vào cung, Trần Khác lại có chút hồi hộp, nói:
- Chuyện này…quá đột nhiên vậy.

- Còn tưởng rằng ngươi lè kẻ không biết hồi hộp.
Triệu Tông Tích cười cười, hạ thấp giọng nói:
- Hôm nay vào cung vấn an, ta đã nói với quan gia chuyện tháng trước ngươi bị tấn công. Quan gia nhân hậu liền bảo ta đưa ngươi đến một chuyến.

- …
Trong lòng Trần Khác có chút cảm động, sao hắn lại có thể không biết? Trở thành người từng được quan gia triệu kiến, những người đó nhất định ném chuột sợ vỡ đồ, sự an toàn của cá nhân chắc chắn sẽ được bảo đảm hơn.

- Không chỉ là cho ngươi tăng thêm thanh sắc.
Triệu Tông Tích hạ giọng nói:
- Quan trọng là chắc đến tám phần là sẽ hỏi về sông Lục Tháp, ngươi dự định sẽ nói thế nào?

- …
Trần Khác nhìn Triệu Tông Tích:
- Có ý gì?

- Hai tướng Văn - Phú vốn có tiếng tăm, lại trẻ trung khỏe mạnh, còn nhiều thời gian..
Triệu Tông Tích chậm rãi nói:
- Nếu ngươi một chút thể diện cũng không cho họ, e là sau này sẽ rơi vào tình huống khó xử.

Trần Khác biết Triệu Tông Tích thế này là vì muốn tốt cho mình. Đối với một người mới chuẩn bị tiến vào quan trường mà nói, để cho một vị lãnh đạo tuổi không lớn căm ghét thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến toàn bộ sự nghiệp sau này. Hơn nữa, thật không may, hai vị tể tướng đều được công nhận là ‘chính nhân quân tử’, đối đầu với họ thì ngay cả một danh tiếng tốt cũng không thể có được.

- Ai sợ chứ?
Trần Khác cười lạnh lùng đáp:
- Cùng lắm thì quay về quê Tứ Xuyên, để ta cho mấy tên ngụy quân tử đó chùi đít, đừng hòng! Ông đây khó khăn lắm mới có được cái mạng này, làm sao có thể khom lưng trước quyền quý khiến ta không được tận niềm vui?

- Ôi…
Triệu Tông Tích cười khổ nói:
- Vậy ngươi thi tiến sĩ quái gì?

- Mười năm học hành gian khổ, dù sao cũng phải tự cho mình một tiếng nói chứ.
Trần Khác lạnh lùng đáp:
- - Ta vốn dự định, nếu như làm quan mà vui vẻ thì sẽ làm vài năm, coi như công hiến một chút cho triều đình. Nếu như không vui vẻ, ta lập tức quay về nhà, sống cuộc sống nha nội của ta.

- Nha nội? Ngươi vẫn còn kiểu lý tưởng này sao?
Triệu Tông Tích kinh ngạc hỏi.

- Ta đã nói với ngươi rồi mà.

- Ta nghĩ là ngươi chỉ giỡn thôi.

- Ta cũng cho rằng quan gia Đại Tống trắng đen không phân biệt là trò cười.

- …

Trong xe ngựa rơi vào im lặng, cả hai người đều không nói gì nữa.

Lúc sắp tới Tuyên Đức môn, Triệu Tông Tích nhẹ nhàng ấn vào vai Trần Khác, thấp giọng nói:
- Ngươi nghĩ thế nào thì cứ nói thế đi.

- Liệu có phải lời nói của ta sẽ bị cho là ý của ngươi?
Trần Khác đã hiểu rồi.

- Ừm. Ngươi là do ta gọi vào cung, bọn họ tất nhiên sẽ cho rằng ngươi đang nói thay ta những chuyện không tiện nói ra.
Triệu Tông Tích khoát tay cười nói:
- Kệ bọn họ đi. Ta chỉ là tôn thất đồ nhàn rỗi gì đó. Ngươi chỉ cần quan tâm nói chuyện gì đó vui vẻ là được.

- ….
Trần Khác lại lặng im.


Nếu như phải lựa chọn hoàng cung khí thế nhất trong các triều đại Trung Quốc, nhất định sẽ có một trận tranh luận. Nhưng nếu phải chọn cái tồi tàn nhất thì sẽ không hề có tranh luận, vì còn nơi nào khác ngoài hoàng cung của Triệu Gia ở thành Biện Kinh. Đời trước kia là Đường tuyên võ quân Tiết độ sứ Nha thử (nơi làm việc), Hậu Lương sửa nha thử này thành Kiến Xương cung, mở ra lịch sử nơi này là hoàng cung.

Sau này, trải qua thời Hậu Tấn, Hậu Chu mới đến lượt triều đại này. Xây dựng hưng thịnh ba năm, ổn định chính quyền Triệu Khuông Dận, cuối cùng triệu tập đám thợ thủ công, lệnh cho người xây dựng dựa theo chế độ cung điện Lạc Dương đời Đường. Nhưng vì dân chúng xung quanh từ chối chuyển đi, hoàng đế triều Tống cũng không biết làm thế nào cưỡng chế phá dỡ, cuối cùng đành đem Hoàng Thành và Cung Thành hợp làm một, thiết lập một bộ phận cơ quan trung ương tại tiền bộ Hoàng cung, đem tẩm cung của Hoàng đế, hậu phi cung và một số cơ sở cung đình xây dựng ở hậu bộ Hoàng Cung, ở giữa ngăn cách bởi con phố ngang từ đông sang tây.

Nếu như vẽ thành bức tranh nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ phát hiện hoàng cung của các triều đại khác đều có trục ở giữa, khéo léo đối xứng, chuẩn mực nghiêm ngặt. Chỉ có hoàng cung của Tống Triều, cố nhiên mỗi một bộ phận đều chú ý chuẩn mực, nhưng về chỉnh thể thì giống như một đống gỗ xếp cùng nhau, chỉ yêu cầu công năng đầy đủ, những cái khác không chú ý hết được.

Đương nhiên cái gọi là ‘tồi tàn’ cũng là vì đặt trong dòng lịch sử trường kỳ để so sánh. Chỉ riêng ở thời đại này Hoàng cung Đại Tống vẫn là quần thể kiến trúc tráng lệ nhất trên thế giới. Mỗi người dân lần đầu đứng trước cửa Tuyên Đức môn đều rung động sâu sắc trước sự hùng vĩ này.

Nhưng không bao gồm Trần Khác, bởi vì hình dạng và cấu tạo của Tuyên Đức môn giống với Ngọ môn của Cố cung đời sau, nhưng mà vẫn nhỏ hơn một chút. Cái gọi là “tằng kinh thương hải nan vi thủy” (đã ra tới biển xanh thì sẽ không còn chú ý đến nước ở chỗ khác) , đối với người từng tham quan cố cung Bắc Kinh mà nói, rất khó có một cung điện nào có thể khiến họ kinh ngạc đến vậy.

Vào Tuyên Đức môn, một tòa cung điện hùng vĩ tọa lạc trên ba tầng bậc thềm của cung điện đập vào mắt, đây là điện Đại Khánh, tương đương với điện Thái Hòa thời sau này. Điều này khiến Trần Khác cảm thấy không quen, bởi vì ở giữa điện Thái Hòa và Ngọ Môn còn có một Thái Hòa Môn. Hai quảng trường lớn mở ra ở hai phía Nam Bắc lấp đầy sự mệnh mông của quang cảnh hoàng gia.

Nhưng Hoàng cung này của triều Tống, vừa bước vào cửa cung là chính điện, chỉ có ba tầng ban công ở trước điện làm tấm đệm, so với Tử Cấm thành không biết khó coi hơn bao nhiêu, xem ra tin đồn không tranh đất với dân là sự thật rồi. Điều này khiến cho Trần Khác cuối cùng cũng có chút thiện cảm đối với Quan gia triều Tống.

- Đi bên này.
Triệu Tông Tích ra hiệu cho Trần Khác rẽ phải, đi dọc theo hành lang hướng đông tiến vào c Tả Trường Khánh môn, đi khoảng một dặm theo hướng bắc, qua Tả Ngân Đài môn thì đến con đường Đông Tây ngăn cách trong ngoài cung. Ở trên hành lang này lại đi khoảng một dặm thì đến trước cửa điện Thùy Củng. Lúc này Triệu Tông Tích mới nói một tiếng:
- Đến rồi.

Dẫn Trần Khác đi vào điện Thùy Củng, Triệu Tông Tích để thái giám đi vào bẩm báo. Trong lúc chờ đợi, có một tiểu thái giám mời hai người đến nhĩ phòng sưởi ấm, lại đem cả canh gừng tới, và đem cho hai người hai đôi hài sạch sẽ…Tuy có che ô, nhưng đi con đường này hai người vẫn bị ướt sũng, đặc biệt là đôi giày đã bị ướt hoàn toàn.

Đợi hai người làm xong thì nội thị cũng tới truyền.

Hai người vội vàng đứng dậy, nín lặng tập trung, đi qua các lớp rèm thì tới cửa Ngự đường, liền gặp một người trung niên mặc bộ sa bào màu xanh lam, đầu cài trâm bằng ngọc bích, mặt mũi điềm đạm, thần sắc ốm yếu, đang ngồi trên giường nhìn họ mỉm cười.

- Hài nhi bái kiến thúc phụ.
Triệu Tông Tích lập tức chắp tay hành lễ.

- Thảo dân bái kiến Thánh nhân.
Trần Khác cũng vội vàng chắp tay hành lễ. Trên đường đến, hắn đã nhiều lần xác nhận đấy chính là lễ tiết của triều thần đại Tống khi gặp vua, tuy biết rõ rằng vì nguyên nhân lễ ‘quỳ’ chưa phát minh ra, nhưng hắn vẫn cảm thấy sai sót…Không cần phải ba lạy, chín khấu, thật sự đã là quá tốt rồi.

- Bình thân.
Một giọng nói ôn hòa vang lên:
- Tích Nhi, đây chính là Trần Tam Lang chứ?

- Vâng, thưa thúc phụ. Đây chính là Trần Khác.
Triệu Tông Tích đáp.

- Ồ…
Quan gia mỉm cười nhìn Trần Khác, thấy hắn dáng người cao to, vai rộng eo nhỏ, quả nhiên là người khí khái hào hùng, lại mặc một bộ trang phục Thái học sinh màu trắng, trong ánh mắt thể hiện vẻ khó mà rời xa được cuốn sách, cho người ta cảm giác văn võ song toàn. Ông không khỏi mỉm cười khen ngợi:
- Trần Ti gián đã nuôi được một người con ngoan.

Trần Khác cũng len lén quan sát Đại Tống, vị đại thúc trung niên ôn hòa này, lời nói cử chỉ khiến người ta như cây mùa xuân.

- Không cần gò bó. Cha mẹ ngươi và quả nhân sắp trở thành đồng hao rồi. Luận ra, ngươi còn phải gọi ta một tiếng dượng đấy.
Quan gia cười rộ lên nói.

- …
Trần Khác toát mồ hôi. Tuy rằng bọn chúng cũng nói đùa với nhau như thế, nhưng ai dám leo lên kết thân với cửa này? Nên trong miệng liền đáp:
- Không dám.

- Cho dù không gọi là dượng thì cũng nên tự xưng là ‘thần’, chứ không phải là ‘thảo dân’, hay là chê chức quan Thừa sự lang quá nhỏ?
Quan gia mỉm cười nói.

- Không phải, thảo dân…, à không, vi thần….
Trần Khác gặp được Tống Nhân Tông danh tiếng lừng lẫy nên vẫn còn có chút hồi hộp. Lúc này mới bình tâm đáp:
- Thực ra là vi thần vẫn chưa xem mình là một vị quan. Thừa Sự lang này, không nhắc đến thì đã quên rồi.

- Ha ha ha, quên rồi là không được.
Quan gia phất phất tay liền có người đem đến hai chiếc đôn bằng gấm.

Triệu Tông Tích cảm ơn rồi liền ngồi xuống.

Trần Khác cũng không biết nên hay không nên ngồi, có chút sửng sốt. Kịch truyền hình thời trước cho hắn biết rằng, trong cung có rất nhiều quy tắc, ví dụ như ban thưởng ngồi là đối với những vị đại thần cấp cao, hoặc là những Vương công giống như Triệu Tông Tích mới được đãi ngộ. Một tiểu ca như mình thế này, không phải quỳ đã là tốt lắm rồi, sao dám tham vọng có một chỗ ngồi chứ?

- Ngồi đi.
Quan gia mỉm cười nói:
- Không cần câu nệ, người trong nhà nói chuyện phiếm, cứ xem ta như dượng của ngươi là được rồi.

Trần Khác miệng nói không dám, đặt nửa bên mông lên chiếc đôn gấm.


- Thật ra chúng ta cũng coi như tri kỷ đã lâu..
Quan gia sai người đưa cho Trần Khác và Triệu Tông Tích hai chén canh táo đỏ để họ uống chống lạnh. Đợi hai người uống một hơi cạn sạch, lúc này mới mỉm cười nói:
- Tự điển của ngươi, vẫn là lời tựa của quả nhân.

- Ân đức của Quan gia.
Trần Khác vội vàng đứng dậy đáp:
- Vi thần xin khắc sâu trong lòng.

- Ngồi xuống rồi nói, không cần động một tý là đứng dậy. Ngươi không chê khó chịu, quả nhân còn khó chịu sao.
Quan gia cười trách móc nói:
- Cái đó gọi gì là ân đức? Bản thân ngươi có thể không biết, cuốn tự điển này có ý nghĩa thế nào đối với triều Đại Tống này.

- Vi thần thật sự không biết, chỉ cảm thấy là nên làm việc này thì làm, chứ không nghĩ là làm kinh động tới Quan gia.
Trần Khác hạ giọng nói.

Triệu Tông Tích bất ngờ liếc hắn một cái, trong lòng cười thầm, nghĩ “còn tưởng rằng ngươi ở trước mặt ai cũng đều không biết trời cao đất rộng. Không ngờ lúc này cũng ngoan giống như chú mèo con vậy.”

- Theo lý thuyết mà nói, đây vẫn là thời kỳ hưng thịnh của văn hóa giáo dục. Quốc sách trăm năm của Đại Tống ta cũng vì thế mà rạng rỡ.
Quan gia mỉm cười nói:
- Người biết văn tự, đọc kinh điển, biết lễ nghĩa, hiểu tín nghĩa đang gia tăng nhanh. Sự hưng thịnh của văn hóa giáo dục của Đại Tống ta, chắc chắn sẽ vượt xa tám thời đại.

- Quan gia khen nhầm rồi.
Trần Khác toát mồ hôi, chẳng lẽ Hoàng đế muốn mở lớp học ban đêm xóa nạn mù chữ sao?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.