Người Tình Giấu Mặt

Chương 52: Nhầm lẫn-Tai nạn-Nhận ra tình cảm (2)




Năm nghìn binh lính Mã tộc của Mã Chí Thư thất bại bởi kỵ binh của quân Tống, tương đương với việc thắng bại đã định.

Không thể không phân tích một chút, năm mươi nghìn Mã quân là đến như thế nào vậy. Đội quân nòng cốt tất nhiên là năm nghìn tộc binh của Mã Chí Thư khi khởi binh. Ở trước trận chiến này, hầu như không bị tổn thất gì. Ở lần này, là các bộ tộc nhỏ tìm đến nương tựa. Bọn họ được Mã tộc thu nhận, trở thành lực lượng hậu bị của Mã tộc. Đội quân này có khoảng ba nghìn người, ý chí chiến đấu cũng rất mạnh.

Nhưng cũng chỉ có tám nghìn người này là đáng tin. Còn lại hơn mười hai nghìn binh lính là thuộc về ba đại gia tộc trong bốn đại gia tộc của Quảng Nam là Hoàng, Vi, Chu, ngang hàng với Mã tộc. Lúc đầu, Mã Chí Thư khởi nghĩa, bọn họ còn thờ ơ lạnh nhạt. Về sau thấy y quét ngang Lưỡng Quảng, liền lần lượt tới đầu hàng. Tuy rằng các thủ lĩnh đều được ban tước Vương. Nhưng không thể trông cậy vào mấy kẻ chỉ biết gió theo chiều nào thì theo chiều ấy được.

Về phần hai mươi nghìn binh lính còn lại, là hỗn hợp binh lính người Hán. Mã Chí Thư cũng không quá trông cậy vào bọn họ. Cơ bản là đem bọn làm dân phu để sai khiến.

Quả nhiên, thấy nguy cơ bị bao vây, nhóm binh lính người Hán bỏ lại binh khí, chạy thục mạng. Nhân số của bọn họ chiếm một nửa quân Mã, bọn họ vừa chạy trốn, liền dẫn đến tình cảnh binh bại như núi đổ.

Thủ lĩnh ba nhà Hoàng, Vi, Chu thấy vậy cũng chỉ si ngốc đứng nhìn. Bọn họ bảo tồn thực lực, xem tình hình rồi tính tiếp. Vì thế liền quay đầu ngựa lại, mang theo tộc nhân chạy trốn.

Nhưng bọn họ không biết rằng, bọn họ đã rơi vào kế của Địch Thanh. Trong binh pháp có câu “Quy sự vật át”, không thể xem thường dục vọng cầu sinh của con người. Nếu binh lính địch phát hiện không có đường sống, bọn họ sẽ nhất định liều mạng cầu sống.

Huống chi, trong tay ông ta chỉ có ba mươi nghìn quân đội, nghĩ muốn một ngụm nuốt hết năm mươi nghìn Mã quân, cũng chỉ là mơ mộng hão huyền!

Nhưng ông ta biết rõ, các lộ quân cấu thành nên Mã quân, trên thực tế mỗi người đều có tính toán riêng. Nếu tình thế thuận lợi, bọn họ đồng tâm hiệp lực tiến tới, một khi thấy tình thế không ổn, khẳng định là chia năm xẻ bảy, tranh nhau chạy trối chết. Cho nên ông ta ra lệnh cho hai cánh vây kín, rồi lại ra lệnh quân đội thả chậm tốc độ. Chính là muốn cho nhóm quân không thuộc dòng chính của Mã quân, rõ ràng mà cảm nhận được nguy hiểm bị vây quanh. Cũng làm cho bọn họ có đủ không gian chạy trốn.

Nhưng chủ lực của Mã Chí Thư, cũng không dễ bao vây như vậy. Sau khi ba nhà Hoàng, Vi, Chu rút khỏi chiến trường, vòng vây rốt cuộc khép lại.

Binh pháp có nói, quân ta có đông hơn quân địch thì dùng kế sách bao vây, quân ta ít hơn quân địch thì dùng kế sách tấn công. Ba mươi ngàn quân tinh nhuệ Tây Bắc, bao vây bảy ngàn Mã quân. Ý chí đã mất, binh lính Mã tộc cho rằng dù cho có trường mâu, lá chắn loại tốt nhất, cũng không thể giúp bọn họ ngăn cản được quân Tống giết chóc. Trong đầu bọn họ bây giờ chỉ có một ý niệm, đó là chạy trốn.

May mà ba mươi nghìn người vẫn là có chút ít, hơn nữa phần lớn tập trung ở phía Bắc. Phía Nam chỉ có mười nghìn quân Tống, không đủ để ngăn cản quân Mã tộc. Sau khi phải trả một cái giá thê thảm và nghiêm trọng, người Mã tộc đã thoát khỏi vòng vây.

Vừa lao ra khỏi vòng vây, việc làm đầu tiên của người Mã tộc là vứt bỏ tấm chắn và trường mâu. Lại cởi bỏ áo giáp trên người, chỉ còn bộ quần áo, liền vắt chăn lên cổ chạy tan tác trốn về hướng Nam.

Bọn họ nghe nói, Tống triều là quốc gia tôn trọng lễ giáo. Thậm chí hoàng đế còn từng ra lệnh, đối với kẻ thù, đánh lui liền thôi, không được truy kích. Hiện tại trốn đi, hẳn là an toàn.

Bọn họ lại đã quên một sự kiện, Thống soái lúc này của nhà Tống, là một danh võ tướng!

Trước khi xuất chiến, Địch Thanh đã hạ lệnh, một khi Mã quân bỏ chạy, tất cả quân đội lập tức đuổi theo giết. Việc truy kích không có hạn chế, cho dù đuổi tới chân trời góc bể, cũng phải giết sạch phản quân, không để lại hậu họa!

Trên thế giới này, chỉ có những cuộc truy kích, mới không cần quan tâm bên nào nhiều quân hơn, cứ thực lực mạnh, là có thể đánh giết.


Từ giữa trưa cho đến lúc mặt trời lặn, quân Tống một hơi đã đuổi giết được năm mươi dặm!

Ở khi ra khỏi vị trí, Địch Thanh ra lệnh cho các cấp tướng lĩnh, nếu không thể một trận là thắng, thì bọn họ sẽ phải giằng co với Mã Chí Thư thêm một năm, thậm chí là vài năm.

Ở thời này, Quảng Tây trong mắt người Hán vẫn là nơi hoang dã ít người. Hơn nữa chướng khí vô cùng dày đặc, bất cứ lúc nào cũng có khả năng tử vong. Binh lính Tây quân đều là người phương Bắc, nếu có thể, bọn họ cũng không muốn ở lại nơi này dù chỉ một ngày.

Không thể không thừa nhận sức mạnh của tinh thần, trong đầu có suy nghĩ “Một trận thành công, về nhà đón tết”, khiến binh lính quân Tống hưng phấn, kiên trì đuổi giết bại quân tới tận dưới thành Ung Châu!

Càng làm cho bọn họ mừng rỡ như điên chính là, cửa thành còn chưa kịp đóng!

- Còn cái gì phải chần chừ! Các huynh đệ, tấn công.
Một trận chém giết nhẹ nhàng, quân Tống đã khống chế được cửa thành phía bắc.

Bởi vì thành Ung Châu là trọng trấn đầu tiên phía tây nam, nên thành cao rộng lớn. Nếu Mã quân giống như lần trước tử thủ thành, quân Tống chỉ có thể kiên trì công thành. Tuy rằng không kích thích bằng việc tấn công Côn Luân quan, nhưng vẫn có thể khiến người ê cả răng.

Địch Thanh đã chuẩn bị cho việc công thành. Trên thực tế, ông ta suất lĩnh ba mươi nghìn Tây quân là tiền quân. Phía sau còn có hai mươi nghìn Nam quân, phụ trách việc vận chuyển công cụ công thành, cùng với lương thảo đồ quân nhu.

Những thứ như thang, xe lầu, trước ở Côn Luân quan không được sử dụng. Địch Thanh đã hô to may mắn. Ai ngờ ở dưới thành Ung Châu, vẫn không cần dùng tới. Cái này khiến ông ta quả thật muốn hỏi ông trời, mình có phải là con nuôi của ông trời không?

Kỳ thực không có nguyên nhân khác, chỉ có điều là nhớ nhà không chịu nổi…

Các quân đội phía sau không ngừng tiến vào thành. Trong thành vang lên tiếng giết chóc khắp nơi, ánh lửa ngút trời.

Địch Thanh thì mang theo Trần Khác, đi lên cửa thành, quan sát toàn bộ tình hình chiến đấu trong thành. Lúc này, cửa thành bốn phía đều bị quân Tống chiếm lĩnh. Không có chuyện vây ba cửa bỏ một cửa, chỉ cần đầu hàng thì miễn chết, người phản kháng, giết!

Một trận chiến mà định toàn cục, toàn bộ Lưỡng Quảng đã nắm trong tay của Địch Thanh. Nhưng Trần Khác nương theo ánh lửa, nhìn thấy trên mặt ông ta lại lộ ra vẻ lãnh đạm, thậm chí có chút thất vọng…

Thất vọng cái gì? Là bởi vì đối thủ hữu danh vô thực? Hay là chê chiến đấu chấm dứt quá nhanh? Cũng hoặc là quen với những trận đấu lớn ở Tây Bắc, đối với những trận đấu nhỏ này, thực sự không có hứng thú?

Khi Trần Khác đề xuất vấn đề này, Địch Thanh chỉ cười lắc đầu, không đáp lại. Mà cười nói:
- Lần bình định này, Tam Lang cũng có công lớn.
Dừng lại một chút rồi nói:
- Không nói lần này, cũng không nói cái sa bàn kia. Chỉ riêng nói tới việc đại quân tiến vào Quảng Tây tới nay, không có ai bị hại bởi chướng khí, công lao của ngươi cũng đã rất lớn.

Quảng Tây thời cổ, có một biệt danh nghe không hay lắm, đó là “Chướng hương”. Nhằm chỉ nơi này có chướng khí rất nặng. Người bên ngoài đi vào đây, rất dễ bị khí độc tập kích. Nhẹ thì nôn mửa, nặng thì hôn mê bất tỉnh, thậm chí tử vong. Lần này, Địch Thanh tiến vào Quảng Tây tiêu diệt địch, lo lắng nhất không phải là Mã quân, mà là chướng khí. Một khi gặp phải vùng có chướng khí nhiều, thì làm sao có thể đánh?

Nghe nói Trần Hi Lượng đã từng trúng khí độc, chưa trị còn bị nhốt vào nhà tù, nhưng vẫn không sao. Địch Thanh cảm thấy hứng thú, liền hướng ông ta hỏi nguyên do. Trần Hi Lượng nói cho Địch Thanh. Từ khi biết mình đi đến Hành Dương nhậm chức, Tam Lang đã liên tục viết thư dặn dò, mỗi ngày phải ăn cây Ý Dĩ Nhân. Nói rằng ăn một thời gian, có thể giúp thân thể thích nghi với chướng khí. Còn phải thường xuyên nhai cau…Cây cau có tên gọi khác là “Tẩy chướng đan”. Hai loại cây này đồng thời dùng, thì cho dù khí độc xâm hại, cũng không lo sợ. Trần Khác sợ phụ thân cả ngày tiếp xúc với xác chết nên mới khuyên như vậy.

Địch Thanh nghe vậy mừng rỡ. Dù sao cây Ý Dĩ Nhân và cây cau, cũng không phải thứ quý giá gì, còn là thổ sản phía Nam. Địch Thanh liền ra lệnh, thu thập đủ cây Ý Dĩ Nhân và cây Cau. Yêu cầu bộ hạ mỗi ngày đều phải ăn hai bữa cháo Ý Dĩ Nhân, cùng nhai cau. Còn phối hợp thêm mấy đơn thuốc của thái y. Kết quả, Tây quân vào Quế (tên khác của tỉnh Quảng Tây) một tháng, gần như không bị chướng khí làm hại.

- Cống hiến này tuy bình thường, nhưng là mấu chốt của thắng lợi.
Địch Thanh cười nói:
- Ta nhất định sẽ báo cáo quan gia, không để ngươi..
Nời nói còn chưa dứt, ông ta bỗng biến sắc, nhìn trong thành không nói ra lời. Chỉ thấy hoàng cung kia của Mã Chí Thư, đột nhiên bốc cháy đầy trời. Toàn bộ kiến trúc bằng gỗ, đảo mắt cái đã nằm trong biển lửa.

Thấy như vậy, Địch Thanh bất đắc dĩ thở dài nói:
- Cái này có chút phiền toái…

Từ lúc khai chiến đến giờ, vẫn thấy Địch Nguyên soái lộ ra vẻ bình tĩnh. Giờ ông ta lại thất vọng như vậy, bởi vì kết quả mà ông ta không muốn có đã xảy ra – Mã Chí Thư dường như đã tự thiêu.

Đối với Địch Thanh mà nói, tiêu diệt phản loạn, sợ nhất chính là tên đầu sỏ sống không thấy người, chết không thấy xác.


Đến lúc hửng đông, trong thành đã có kết quả. Chỉ một đêm, quân Tống chém giết năm nghìn ba trăm người. Cộng thêm hôm qua chém giết hơn ba nghìn người, dòng chính của Mã Chí Thư, trên cơ bản đã bị diệt tuyệt. Chiêu phục dân chúng bị uy hiếp có bảy nghìn hai trăm người, đều được thả về quê nhà. Cùng với việc phát hiện ra một thi thể mặc áo long bào trong hoàng cung…

Điều này làm cho quân Tống vốn đang mệt mỏi một lần nữa phấn khởi tung hô. Dựa theo lẽ thường, cỗ thi thể này nhất định là Mã Chí Thư. Trùm phản loạn đã bị xử lý, đánh một dấu tròn viên mãn trong chiến dịch này. Sau đó, mọi người có thể về nhà mừng năm mới, thăng quan phát tài, đại soái thì thành anh hùng dân tộc. Còn có gì sung sướng hơn?

Nhưng Địch Thanh không nghĩ như vậy. Ông ta nhìn thi thể bị đốt đen thui kia, thản nhiên nói:
- Nhìn không ra khuôn mặt, chỉ dựa một bộ long bào, chưa thể xác định y chính là Mã Chí Thư.

Kỳ thực, Địch Thanh là người cẩn thận, làm sao không biết đạo lý nhiều một chuyện không bằng ít một chuyện? Chỉ có điều, ông ta không muốn lừa dối quan gia. Chưa xác định, chính là chưa xác định, ta tuyệt đối không thể giả mạo công lao.

Cũng may, sau trận thắng lợi này, uy vọng của Địch Thanh đã vượt qua chức quan mà ông ta mang. Cho dù ông ta nói Mã Chí Thư còn sống, mọi người cũng không dám nói hai lời.

Mấy ngày sau, Địch Thanh làm từng bước giải quyết hậu quả sao trận chiến. Tây quân trải qua hứng phấn của chiến thắng, cũng không lười nhác, thu dọn các phòng ở bị phá hủy, chôn cất các thi thể. Kiểm tra binh lính địch còn sót lại. Bằng không, nếu bọn họ cứ như vậy trở về, chắc chắn lại có chuyện xảy ra.

Về phần truy kích nhóm địch còn lại, có người làm thay thay bọn họ.
Trần Hi Lượng xuất thân là quan văn, ở trong chiến tranh cũng không làm được chuyện gì, nhưng sau cuộc chiến Ung Châu biến thành một mảnh đất hoang, trọng trách xây dựng, an dân lại nặng nề không giao cho ông thì còn giao cho ai nữa. Bởi vậy ngày thứ hai sau khi thu phục Ung Châu, Địch Thanh liền bổ nhiệm ông làm quan phụ trách tất các công việc của dân, an ổn dân chúng, khiến ông cả ngày bận bịu.

Để đề phòng dịch bệnh sau chiến tranh thì Trần Khác cũng không được nhàn rỗi, hắn phải hướng phụ thân mình đề ra một số biện pháp phòng dịch bệnh. Sau khi nghe được ý kiến thì Trận Hi Lượng hết sức tán thành, sau đó liền giao hết mọi việc này cho hắn phụ trách… Không còn cách nào khác Trần Khác đành phải mang theo người bận bịu công việc hơn mười ngày, thấy giai đoạn dễ phát sinh dịch bệnh nhất đã qua đi, cuối cùng hắn cũng có thể thở phào một hơi.

Hiếm khi Trần Hi Lượng trở vể ăn cơm chiều nên Trần Khác suy nghĩ một chút, và cảm thấy đây là thời điểm nói chuyện của hắn và tiểu muội muội với ông ấy.

- Các người ăn xong hết rồi chứ?
Trần Khác đưa mắt ra hiệu cho Tống Đoan Bình và Ngũ Lang nói:
- Ăn xong thì ra ngoài đi dạo một chút đi.

- Đệ còn muốn ăn thêm một bát nữa a.
Ngũ Lang có chút không hiểu ý hắn, vẫn cứ một mực ôm khư khư bát cơm của mình, đi đến vại cơm vừa múc vừa nói, thì bị Trần Khác cầm chiếc đũa gõ vào tay nói:
- Buổi tối nên ăn ít thôi rồi hoạt đồng nhiều chút mới sống lâu!


- Ồ…
Ngũ Lang buồn bực đặt bát xuống, rồi đứng dậy một cách không tình nguyện nhỏ giọng lầm bầm:
- Đúng là hay cằn nhằn mà…

Tống Đoan Bình ở bên cạnh ghé tai y nói nhỏ vài câu thì thần sắc y lộ ra vẻ giật mình, rồi cũng nhau quay lại mờ ám nhìn về hướng Trần Khác cười ha hả không ngừng.

- Cút ra ngoài mau!
Trần Khắc làm bộ dáng uy hiếp đuổi hai người ra khỏi phòng, nhưng vẫn không quên dặn dò:
- Đưa Huyền Ngọc đi cùng đi, ít nhất cũng phải làm cho cậu ta cách xa nơi đây một dặm!”
Bằng không thì lỗ tai của cậu ta quá thính rồi!


- Con tính làm cái gì đây?
Trần Hi Lượng thấy hắn đuổi hết các huynh đệ ra ngoài thì kỳ quái nói:
- Cái này cũng khác thường quá đi.

- Là do mồm miệng bọn họ rất lợi hại ạ.
Trần Khác cười cười rồi ho khan một tiếng nói:
- Phụ thân, người xem Trần gia chúng ta đến con chuột cũng là đực, có phải nên cân bằng âm dương một chút hay không ạ?

- Chuyện này thì ta và con lập trường rất giống nhau.
Trần Hi Lượng cười cười nói:
- Con cho là ta không nóng ruột sao? Nhị ca con đã thề nếu không thể đỗ tiến sĩ thì không cưới vợ, nếu khoa này nó còn không đỗ thì việc này còn phải kéo dài thêm bốn năm nữa? Nếu con có thể làm cho nó thay đổi chủ ý thì đúng là thay vi phụ này giải quyết ưu phiền rồi.

- Nhị ca cũng không phải là không chịu cưới, là người ta không chịu đồng ý thôi.
Trần Khác bĩu môi nói:
- Con không có nói nhị ca.

- Ý con là nói ta a…?
Khuôn mặt Trần Hi Lượng nhất thời nhăn nhó đứng lên nói:
- Chuyện của vi phụ các con cùng đừng quản tới.

Trần Khác nghe được trong lòng cảm thấy khá thú vị! Nếu như lúc bình thường thì nhất định phải truy hỏi cho tới cùng nhưng hôm nay hắn cũng không có cái hứng thú kia:
- Con cũng không nói cha, con là nói mình ạ.

- Con...
Trần Hi Lượng có chút bất ngờ rồi chợt bật cười ha ha nói:
- Xem ra con ta đã không chờ được nữa rồi...
Nói rồi vỗ vỗ lên đầu hắn nói:
- Con yên tâm, việc hôn nhân đại sự của con vi phụ đã có chủ trương rồi.
Nói xong thì cười hề hề rất thần bí nói:
- Vốn tính hai năm nữa mới nói nhưng nếu con đã hỏi đến thì ta cũng nói cho con biết, ta đã an bài sẵn cho con một mối hôn nhân rồi, chỉ có điều ta cùng với bên thông gia đã nói rõ, chờ lúc con vào kinh đi thi rồi mới thành thân.

- A...
Trần Khác kinh ngạc đến mức há hốc mồm.

- Tiểu tử ngươi không ngờ tới phải không?
Trần Hi Lượng tủm tỉm cười nói.

“...”
Quả thực là không nghĩ tới a. Trần Khác dùng sức chà mạnh mặt mình, trừng mắt nhìn lão cha nói:
- Chuyện lớn như vậy mà cha không nói với con trước một tiếng?

- Việc này còn cần gì phải thương lượng?
Trần Hi Lượng cười nói:
- Huống chi lúc đó ta thì ở Biện Lương, con thì ở Mi Châu viết thư qua lại cũng tốn gần nửa năm, đến lúc đó cơm canh đều lạnh hết rồi. Hơn nữa nếu con biết thì có ích gì sao? Chẳng lẽ có thể chắp cánh bay đến xem bộ dáng của vị hôn thê của mình à?
Ông vỗ vỗ bả vai của đứa con mình nói:
- Yên tâm đi, chẳng lẽ ta còn đi hãm hại con mình sao?

- Chuyện này cũng không phải như vậy!
Trần Khác buồn bực nói:
- Con đã đáp ứng với Tô bá phụ sẽ thành thân với tiểu muội rồi...

- Tô... Tô tiểu muội?
Trần Hi Lương chợt sửng sốt nghiêm mặt nói:
- Ta nhớ rõ con đã từng nói có đánh chết cũng không muốn có người vợ thông minh như vậy... lời này không phải do con nói sao?

- Đúng là con đã nói như vậy.
Trần Khác thở dài nói:
- Nhưng đó cũng chỉ là nói trong lúc nhất thời thôi, có ai biết tình huống lại biến hóa thành như vậy đâu?

- Biến hóa cái rắm a?!
Trần Hi Lượng một bộ dạng phẫn nộ phất phất tay áo nói:
- Con cứ thay đổi xoành xoạch kiểu đó, khiến cho người khác rơi vào tình huống khó xử!

- Cha còn trách con a? Cha nếu báo trước cho con một tiếng thì đâu có lâm vào tình huống khó xử chứ?
Trần Khác cũng tức giận nói.

- Việc hôn nhân đại sự phải nghe theo mệnh của cha mẹ mai mối, con có hiểu hay không hả?
Trần Hi Lượng vỗ mạnh bàn trừng mắt nói:
- Đến góc tường đứng cho ta!

- Đúng là lão già phong kiến mà...
Trần Khác tự biết mình đuối lý nên than thở một câu, rồi cũng ngoan ngoãn đi đến bên góc tường đứng úp mặt vào đó.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trần Hi Lượng ở trong phòng tức giận hơn nửa ngày, cuối cùng cũng quay đầu lại hỏi:
- Các ngươi chưa làm gì vượt quá giới hạn chứ?

- Đương nhiên là không có ạ.
Trần Khác một mực thề thốt phủ nhận nói:
- Con đã coi nàng như thân muội muội nha!

- A, vậy thì dễ giải quyết rồi.
Trần Hi Lượng nghe được sắc mặt hòa hoãn lại nói:
- Ta sẽ viết một phong thư đem tình huống nói rõ cho Tô bá bá.

- Tuyệt đối không được, chẳng may Tô bá bá nhất thời không chịu được đả kích.
Trần Khác khẩn trương liên tục xua tay nói:
- Huống chi con cũng không nỡ để tiểu muội gả cho người khác.

- Ngươi không phải coi nó là thân muội muội sao?

- Cảm tình thì có thể từ từ bồi dưỡng, còn nếu người đã gả ra ngoài thì không còn cách nào vãn hồi đâu.
Trần Khác cảm xúc dâng tràn, thở dài nói... Gặp được Bát Nương, có ảnh hưởng rất mạnh tới người trong Trần gia.

- Ngươi nói cái gì thế...
Trần Hi Lương than nhẹ một câu, có chút bực bội đứng dậy nói:
- Ta bây giờ công việc bề bộn không có thời gian ngồi nói dông dài với ngươi, việc này để nói sau đi.
Nói xong đẩy cửa đi ra ngoài.

- Ai ui...
Động tác nhanh chóng của ông, làm Tống Đoan Bình và Ngũ Lang đang ghé tai vào cửa nghe lén bất ngờ không kịp giữ thăng bằng ngã luôn vào trong phòng.

- Kỳ quái, thật sự là quá kỳ quái!
Nhìn lũ yêu ma quỷ quái này, Trần Hi Lương lắc lắc đầu nổi giận đùng đùng bỏ đi.

Trần Hi Lượng vừa đi thì Tống Đoan Bình liền nhảy dựng lên, tiến đến gần Trần Khác nói:
- Tam Lang, ngươi cũng không thể bội tình bạc nghĩa, nếu không chúng ta sẽ khinh bỉ ngươi cả đời.

- Có thể hay không thì ta không biết...
Trần Khác cười lạnh một tiếng nói, rồi tóm lấy y nói:
- Nhưng ta biết, ngươi lập tức sẽ không thể tự mình đứng lên rồi!

Vào lúc hai người đang đùa giỡn thì Địch Vịnh xuất hiện ở cửa, nở nụ cười nói:
- Tam Lang, cha ta cho mời ngươi.

Lúc này Trần Khác mới buông Tống Đoan Bình ra, chỉnh đốn lại quần áo rồi cùng Địch Vịnh đi đến soái trướng nói:
- Trở về ta sẽ xử lý ngươi sau!

- Nguyên soái, người tìm vãn bối?
Trần Khác cao giọng nói.

- Phải.
Địch Thanh một thân mặc đạo bào màu lam, đầu đội khăn Tiêu Dao, một bộ dạng nhàn nhã ngồi trên giường. Thấy hắn tiến vào liền đem quyển “Xuân Thu” đang đọc khép lại nói:
- Đến đây ngồi.

Trần Khác liền ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên dưới Địch Thanh.

- Nghe phụ thân ngươi nói ngươi phải trở về?
Địch Thanh hỏi.

- Vốn sau khi hoàn thành “Phương pháp phòng dịch” rồi sẽ đi.
Trần Khác nhẹ giọng nói:
- Không ngờ lại bị cha vãn bối phái đi làm việc, đến bây giờ thời tiết đã chuyển lạnh, khả năng bệnh dịch phát sinh rất thấp nên vãn bối muốn trở về...
Trần Khác thấp giọng nói.

- Trở về cũng tốt, bổn soái cũng đang muốn thu quân khải hoàn.

- Trở về lúc này sao?
Trần Khác có chút giật mình nói:
- Mã Chí Thư sinh tử còn chưa rõ, huống chi hai đệ đệ của y vẫn còn sống. Như thế nào có thể thu quân khải hoàn đây?

- Ha hả...
Trên khuân mặt tuấn lãng của Địch Thanh hiện lên một tia tự giễu nói:
- Dù sao cũng phải chừa cho người khác một chút cơ hội lập công chứ.
Ngừng lại một chút rồi lại nói:
-Tôn Ti Soái ấy đã đến Tân Châu...

- Vô sỉ!
Trần Khác nuốt một hơi nói:
- Trận chiến vừa kết thúc thì bệnh của y liền khỏi ngay.

Dư Tĩnh tuy rằng ngu ngốc, lòng dạ hẹp hòi lại hay đố kị, nhưng ít nhất đều hiện ra mặt cũng không thể xem như vô sĩ. Nói đến Tôn Miện kia, mới là văn nhân vô sỉ điển hình. Tên này ngày ngày thường thích đàm binh, thuyết lý rõ ràng. Lúc Mã Chí Thư làm loạn, phỏng chừng biết mình không có khả năng bị phái đi phía Nam thì nói năng rất mạnh miệng, nào ngờ triều đình khi tuyệt vọng thì cái gì cũng có thể thử, hạ chỉ thay đổi Quảng Nam Tây lộ An Phủ Sứ...

Tôn đại nhân lúc ấy hoảng hốt, nhưng đã lỡ mạnh miệng nói muốn thu hồi là không có khả năng. Gã lại hướng triều đình đề xuất một loạt yêu cầu quá phận sự, nhưng không ngờ lại được thỏa mãn, không còn cách nào khác gã đành phải chảy lệ mà xuôi về Nam...Gã chậm chạp tiến về Sầm Mi sau nghe được tin Dương Điền chiến bại, dọa gã sợ đến vỡ mật mới báo cáo lên trên nói: “Bị mắc quái bệnh nằm trên giường không dậy nổi” nán lại và đóng quân tại Sầm Mi dưỡng bệnh.

Một lần nán lại là mấy tháng liền, mãi cho đến lúc nghe được tin Trấn Nam quan đại thắng thì gã lập tức khỏi bệnh, hành quân ngày đêm chạy tới Ung Châu, như sợ không được hưởng công lao bình định quân phản loạn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bình sinh Trần Khác không ghét kẻ ác ôn, nhưng chỉ hận những loại vô sỉ như vậy. Hắn lòng đầy căm phẫn lên tiếng :
- Các Tướng công kia, thật sự là mắt bị mù mà!

- Được rồi, cho dù không có Tôn Miện thì còn có Lý Miện...
Địch Thanh ánh mắt nhìn hướng cửa sổ trầm mặc hít sâu một hơi rồi nói:
- Có lẽ các Tướng Công vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng ta.

- Nguyên soái...
Trần Khác không đành lòng xem bộ dáng anh hùng thoái chí ngẩng đầu nói:
- Vãn bối nghĩ không ai sẽ hoài nghi sự trung tâm của ngài, vãn bối nghĩ đám người đề phòng ngài, đều là Túy ông chi ý bất tại tửu (tâm tư không lưu ý tới việc uống rượu – về sau có nghĩa là có dụng ý khác).

- Tại hồ sơn thủy dã (mà để ý thưởng ngoạn sơn thủy nơi đây).
Địch Thanh nghe vậy hoài niệm nói:
- Mỗi khi đọc tới bài “Túy Ông Đình Ký” của Âu Dương Công, ta cảm thấy rất xúc động.
Nhưng lão dù sao cũng không phải chua xót cho văn nhân, chỉ hoài niệm một chút liền phấn chấn nói:
- Yêu cầu kia của ngươi nếu không đưa ra nữa sẽ không còn cơ hội.

- Vâng.
Trần Khác liếc nhìn Địch Thanh một cách đầy thâm ý rồi nói:
- Sau khi hồi kinh, nếu triều đình cho ngài làm Xu Mật Sứ, thì ngàn vạn lần mong Nguyên soái đừng tiếp nhận!

“...” Địch Thanh kinh ngạc một hồi, rồi thần sắc dần dần trở nên sát phạt quyết đoán nên có của một Đại Nguyên Soái:
- Ngươi có ý tứ gì?

- Ý của vãn bối...
Trần Khác thở dài trong lòng, mình dù sao cũng chỉ là một tiểu nhân vật, lời nói không có bao nhiêu phân lượng, nên đem lão Âu Dương ra làm lá chắn:
- Cũng là ý của Âu Dương công.

- Âu Dương công? Tại sao lại nói ra lời ấy?
Địch Thanh nhìn chằm chằm Trần Khác nói.

- Một là trăng tròn lại khuyết.
Trần Khác nhẹ giọng nói:
- Hai là, đây là điều tối kỵ của nhà binh!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.