Người Đàn Ông Xấu Hiếm Có

Chương 45: Câu chuyện năm xưa




Lý Nghiêm biết tình thế không lành, lớn tiếng quát:

- Xông lên phía trước, xông lên phía trước.

Lúc này nếu như lùi về phía sau thì chỉ còn đường chết, xông lên may ra thì sống được. Hình Đạo Vinh dẫn người vượt lửa xung phong, thấy sắp tới cuối con đường rồi, chỉ qua con đường nhỏ này là đường lớn rộng rãi.

Nhưng đúng lúc đó, chỉ nghe trên núi có tiếng ầm ầm, đá lớn lăn tròn mang theo lực xung kích khủng khiếp, Hình Đạo Vinh còn chưa kịp nhìn rõ bị đá xô ngã xuống khe sâu vạn trượng, cơ bản là chết rồi.

Không bao lâu, đường núi đã bị chặn, không biết bao nhiêu sĩ tốt bị đè chết hoặc rơi xuống khe núi.

Lý Nghiêm đứng trên một tảng đá, nheo mắt nhìn xuyên qua khói đen, chỉ thấy bên đường lớn có một văn sĩ, đội khăn chít đầu, người mặc áo cánh hạc, tay cầm chiếc quạt gấp, đang chuyện trò vui vẻ với võ tướng trẻ bên cạnh.

- Là Hồ Chiêu.

Lý Nghiêm rút bảo kiếm ra, hét:

- Xông lên núi, bắt sống Hồ Chiêu cho ta.

Giọng khàn khàn, nhanh chóng bị tiếng gào thét hỗn loạn nhấn chìm, có điều vẫn có sĩ tốt nghe thấy ông ta hò hét, lập tức theo Lý Nghiêm xông pha khói lửa leo lên núi. Tiếc rằng sườn núi có tới bảy tám ngàn Ngũ Khê Man, liên tục bắn tên xuống.

Những người may mắn thoát khỏi biển lửa bị tên bắn chết, có quan quân võ nghệ cao cường, né được tên, vừa mới tới gần dốc núi thì bị mấy chục mũi thương trúc bay tới, ngã nhào lại biển lửa.

Hồ Chiêu lắc đầu:

- Lý Phương Chính à Lý Phương Chính, ông rất thông minh ... Ha ha Lương vương từng nói với ta, đừng có tính toán quá thông minh, không lại hại mạng mình. Theo ta thấy, câu này dùng trên người ông đúng là rất hợp.

Lý Nghiêm tính ra được trong sơn cốc sẽ có mai phục, nhưng ông ta lại nghĩ, thứ mà một tên mãng phu nghĩ ra thì người khác cũng nghĩ ra được nữa là đối thủ của ta. Cho nên đối thủ của ta nhất định mai phục ở đường vòng, đi sơn cốc là an toàn.

Thực ra ông ta tính toán, người khác không tính toán hay sao? Đôi khi người thông minh sống không thọ, tiếc là Lý Nghiêm không nghe được lời Hồ Chiêu nói, ông ta vừa xông ra khỏi biển lửa, chưa kịp đứng vững thì võ tướng bên cạnh Hồ Chiêu cầm một cây trúc thương ném xuyên cổ họng, lực phi mạnh tới mức ông ta ngã nhào vào biển lửa.

- Ngô Ngạn thực khỏe.

Trước khi chết Lý Nghiêm mới nghe được giọng Hồ Chiêu, cái tên giết ta tên là Ngô Ngạn ... Nếu năm xưa ta theo Hoàng Hán Thăng đi Tây Vực thì kết quả sẽ thế nào ...

***********************************

Tháng hai năm Thái Bình thứ tư với Lưu Biểu mà nói là một tháng ác mộng.

Lưu Ba bị phục kích ở Hán Nam, toàn quân bị diệt, mấy vạn binh mã của Lý Nghiêm chết trong khe núi, cũng bị diệt toàn bộ. Lưu Bàn ở Lâm Hoán cũng chẳng thoát nạn, Trương Nhiệm cải trang làm quân Lưu Ba, đột kích cánh trái, Chu Hân dẫn quân giáp kích, Lưu Bàn tính đường lui thì biết tin Cam Ninh đang đánh đại trại của Thái Mạo.

Nên đành dẫn tàn binh bại tướng chạy về Linh Dương, giữa đường gặp phải đại quân của Sa Ma Kha, mấy vạn quân Kinh Châu đầu hàng. Đồng thời Hồ Chiêu dẫn quân tập kích Đơn Dương, chẳng phí mấy công sức đã chiếm được Di Đạo, Đơn Dương.

Di Đạo nằm sát Di Lăng, là cánh cửa Tây Xuyên vào Kinh Bắc, nay nằm trong tay Sa Ma Kha, Tương Dương chấn động, toàn Kinh Châu chìm trong không khí ảm đạm.

Nhưng vận đen chưa hết.

Hạ tuần tháng hai, Lữ Bố dẫn Phi Hùng quân đột kích Lỗ Dương, đánh tới Nam Dương, phá liền ba thành.

Ác Hổ năm xưa tái hiện hùng phong, làm Lưu Biểu khiếp sợ.

Hàn Kỵ đi Từ Châu còn chưa có thư trả lời, chẳng lẽ Tào Tháo động thủ trước? Lưu Biểu sợ tới đổ bệnh nằm liệt giường, sự vụ lớn nhỏ ở Kinh Châu do Khoái Việt và Thái Mạo chủ trì, nhìn từ bề ngoài thì tất cả yên bình, nhưng dưới dòng chảy ngầm cuồn cuộn.

Trung tuần tháng ba Hoắc Tuấn dẫn 8000 Vô Nan quân, lấy Trương Tùng làm quân sư, Vương Uy làm phó tướng, tới được Võ Lăng.

Hơn hai năm nghỉ ngơi, làm quân Quan Trung dần khôi phục nguyên khí, không chỉ Quan Trung, gồm cả khu Kinh Triệu cũng dần khôi phục sinh khí, nhân khẩu ngày một tăng lên, trên quan đạo, khách thương qua lại không ngớt.

Đổng Phi phát lệnh mở chợ ngựa và chợ sắt, làm chuyện kinh doanh ở Trường An trở nên tấp nập.

Ngựa không ngừng từ Tây Vực tới Quan Trung, nói chuẩn xác là nô mã bị quân đội đào thải, vậy mà cung vẫn không đủ cầu.

Chiến mã Trung Nguyên thấp bé, lại không thuần chủng. Phải biết năm xưa Hán Vũ đế từng lập mã trường ở Trung Nguyên, dùng các loại ngựa cực phẩm Tây Vực giao phối ngựa Trung Nguyên, ý đồ bồi dưỡng ra giống ngựa phẩm chất tốt.

Nhưng ngựa tốt luôn kiêu ngạo, hay nói là hung dữ, không chịu phục người.

Hơn nữa khi ấy ngựa đa phần chỉ có một bàn đạp, người cưỡi ngựa thường hay bị ngã, ngay cả Hán vũ đế cũng gặp chuyện ấy. Cũng không biết là tên nào thất đứng hiến kế thiến ngựa, chiến mã ngoan ngoãn hơn nhiều, nhưng chuyện truyền thừa đành phải bỏ.

Chuyện gì có lợi thì cũng có hại mà.

Mã trường do Hán vũ đế thiết lập thế là phải đóng cửa.

Tình hình thiếu ngựa ở Trung Nguyên vẫn rất nghiêm trọng, thi thoảng có được con ngựa tốt, trên từ quân vương dưới tới sĩ tốt đều yêu ngựa như mạng.

Nô mã Tây Vực toàn bộ đã bị thiến.

Đổng Phi là người yêu ngựa, trước kia cá chết của Ban Điểm Thú làm y áy náy, với Đổng Phi mà nói, thiến một con chiến mã, khác nào đoạt đi tôn nghiêm của nó. Kỵ thuật của ngươi không tốt, vậy trước tiên đi tìm ngựa bình thường mà luyện, đừng mơ mộng có được bảo mã.

Chính vì thế dù là nô mã bị đào thải với Trung Nguyên mà nói vẫn là lương câu.

Đổng Phi không cần giao dịch bằng vàng bạc, với y mà nói cái thứ đó không có nhiều tác dụng. Đổng Phi muốn đổi lương thảo, người đầu tiên giao dịch với Đổng Phi là Tào Tháo, hắn lấy kho lương hai quân Sơn Dương và Thanh Châu đổi lấy 6700 nô mã thượng đẳng, bổ xung vào Hổ Báo kỵ, sức chiến đấu tăng vọt, đánh bại quân Viên Thiệu ở Bình Nguyên.

Cứ tưởng tượng nếu có một vạn kỵ binh trang bị trọng giáp xung phong trên đất bằng là cảnh hùng tráng cỡ nào.

Cuối năm ngoái, sau khi bị thua thiệt, Viên Thiệu bất chấp Điền Phong ngăn cản, lấy lương thảo ở Hà Gian, Trung Sơn, Thường sơn đổi lấy hơn một vạn nô mã, tổ chức Đại kỹ sĩ, do Hàn Quỳnh, Khôi Nguyên thống lĩnh, thề phân cao thấp với Tào Tháo.

Lưu Bị tuy có ân oán với Đổng Phi cũng hiểu tầm quan trọng của kỵ binh, lệnh Mi Trúc nghĩ cách mua chuộc quan viên giám mã ở Lạc Dương, dùng tiền lương một năm của Từ Châu, được ba nghìn chiến mã, quân giới vô số.

Quân giới Quan Trung sản xuất ắt là tinh phẩm, không chỉ Lưu Bị thèm thuồng, Tào Tháo và Viên Thiệu cũng không bỏ qua.

Thậm chí Tôn Sách có thù giết cha với Đổng Phi cũng phải thắt lưng buộc bụng, mua một vạn Nguyên Nhung nỏ trang bị cho sĩ tốt. Trong các chư hầu, Tào Tháo yêu cầu quân giới ít, nhưng cái hắn muốn lại là những thứ như bánh xe gió cỡ lớn, xe đạp nước ... Những thứ dùng cho dân sinh, mà mấy thứ này hao tốn kinh người.

Theo lý mà nói, Đổng Phi và các chư hầu là kẻ địch, sao lại cung cấp những thứ đó cho đối phương? Chẳng phải làm đối thủ thêm cường thịnh à?

Đám Trần Cung, Cố Ung ra sức khuyên can Đổng Phi, thậm chí lấy từ quan ép Đổng Phi đóng cửa chợ.

Đổng Phi ỡm ờ không đáp rõ ràng, Đám Trần Cung thì âm thầm chờ cơ hội nhất định khuyên can.

Lúc này Đổng phủ đang mở tiệc, lý do rất rõ ràng có cả nhà danh sĩ Kinh Tương Bàng Đức công tới Trường An, nên phải mở tiệc tẩy trần.

Có người hỏi :" Sao Bàng Đức công lại tới?"

Ha ha ha, Bàng Đức công không tới mà được à? Hai tên tiểu tử Bàng Thống, Bàng Lâm nay đều là nhân vật có trọng lượng ở Lương vương phủ, Bàng gia đã bị đóng dấu Đổng phái, ông ta không tới được sao?

Thêm vào Từ Thứ, Thạch Thao, Gia Cát Cẩn năm xưa từng theo học ông ta, Bàng Đức Công đã cảm thấy địch ý rõ ràng từ thế tộc Kinh Tương, không đi thế nào cũng xảy ra chuyện.

Đi cùng ông ta còn có cả nhà Gia Cát Quân, còn một cố nhân của Đổng Phi, đó là Khoái Lương.

Thế phát triển của Quan Trung quá mạnh, mạnh tới mức thế gia môn phiệt phải bỏ thiên kiến xuống, dùng ánh mắt chưa từng có, nhìn thẳng vào Đổng Phi.

Thế nên dù Tuân tộc, Hạ Hầu gia mang dấu ấn Tào Tháo rõ ràng cũng phải cho con cháu tới quan sát.

Trừ Lục Tốn, Tuân Thích và Hạ Hầu Bá, trong quận học Trường An còn có một học sinh, tuổi tròn 16, tên rất quái dị là Hầu Đại. Theo đăng ký thì người này theo Hầu Bá tới Trường An, người Tiêu huyện Trần Lưu, là thư đồng của Hầu Bá, nhưng thiên tư cực kỳ thông tuệ. Mà phương châm của quận học là: Không hỏi xuất thân, chỉ cần hợp cách là có thể học.

Tên Hầu Đại này thành tích không ngờ lại còn tốt hơn cả Hầu Bá.

Mới đầu Đổng Ký không chú ý tới chỗ quái dị của Hầu Bá, người này sau khi nhập học rất kín đáo, sau mới phát hiện, dù Hầu Bá hay Tuân Thích đều rất tôn kính hắn.

Thế là Đổng Ký chú ý.

Người này không phải tộc Hạ Hầu, đó là kết quả điều tra đầu tiên. Kết quả thứ hai càng thú vị, hắn hình như là người họ Tào.

Hầu Đại à.

Đại gia, Phi dã! ( Đại to lớn, Phi cũng là to lớn!)

Khi nghe thấy cái tên này thì Đổng Phi thiếu chút nữa chết nghẹn, Tào Phi?

Ha ha đó có lẽ là mật mã của người xưa, dù dùng tên giả cũng có liên quan tới tên thật. Như tên giả của Lục Tốn là Cung Tôn. Lục là địa, trong ngũ hành thì địa giữ trung cung. Tương ứng cung thuộc ngũ âm, ứng với thổ trong ngũ hành. Thế nên Lục Tốn tới Trường An đổi tên là Cung Tôn.

Trò này của người xưa cũng rất là thú vị.

Đổng Phi lệnh Đổng Ký tăng cường giám sát đám người Tào Phi, một khi có hành động bất lợi cho Trường An là bắt, nếu phản kháng, giết không cần hỏi.

Sau đó Đổng Phi đặt tinh lực lên chuyện khác.

Khoái Lương tới, xem như một tín hiệu của thế tộc Kinh Tương với Đổng Phi, y tất nhiên không thể xem nhẹ, quy cách tiếp đãi rất long trọng.

Kết thúc yến hội ở Đổng phủ, Trần Cung và Cố Ung lại tới can gián.

Đổng Phi bảo bọn họ ngồi xuống, cười hỏi:

- Các vị, ta hỏi trước một câu, thiết bị quân giới làm ra để làm gì?

Trần Cung đáp:

- Quân giới là binh sự, thiết bị là dân dụng, sao thiên tuế lại hỏi thế?

Đổng Phi gật gù:

- Vậy ta hỏi câu nữa, những thứ đó sản xuất ra, trừ cung cấp cho bản thân dùng, đều chất đống trong kho có tác dụng gì? Có thể đem lại tiền lương cho ta không? Đem lại quân sự dân sinh tốt hơn không?

- Chuyện này ...

- Ta đem những thứ đó bán cho chư hầu, không phải ta hỗ trợ cho bọn họ cường đại. Có câu thiên hạ này đâu không phải đất của vua. Điều ta làm là chỉ muốn lê dân bách tính sống tốt hơn mà thôi. Kẻ địch của chúng ta là chư hầu, không phải là bách tính. Chúng ta liều sống liều chết là vì muốn thiên hạ sớm ổn định, làm lê dân được an bình, có cuộc sống tốt hơn.

Nay Đổng Phi cũng nói ra được những đạo lý lớn lao rồi, nếu như năm xưa luận đạo với Thái Ung thì y chỉ vô ý thuận miệng đáp. Nay y đã học được cách nói dối rồi.

- Lấy dân làm trọng, xã tắc làm phụ, vua làm nhẹ. Đạo lý này không cần ta giảng giải cho các vị.

Đổng Phi uống một chén rượu nho thấm học, tiếp tục nghĩ một đằng nói một nẻo:

- Chúng ta đem những thứ tụ tập vô số tâm huyết của mọi người chất trong kho, lãng phí mồ hôi của người sản xuất, lãng phí ý tốt của người phát minh. Hơn nữa, dù chư hầu có được những thứ này thì chúng ta sợ sao? Đánh không lại họ sao? Ha ha ha, ta nghĩ không đâu, dân tâm ở ta, đại nghĩa ở ta, sao phải sợ ai?

Cuộc tranh luận đó kéo dài suốt cả đêm.

Ban đầu tranh luận quân giới thiết bị, về sau biến thành tranh luận học thuật thuần túy. Đám Đổng Ký, Chu Bất Nghi ban đầu chỉ ngồi nghe, càng nghe càng thấy người tham gia tranh luận càng nhiều, tình huống có chút bất ổn.

Bàng Đức Công tới! Bàng Sơn Dân tới ... Kia là Khoái Lương, a Hoàng Thừa Ngạn cũng đến nữa ...

Chậc chậc, trong thư phòng nho nhỏ mà tới mười mấy vị, Đổng Phi về sau ngậm miệng lại, đấu khẩu với đám người này, khác gì tìm lấy cái chết.

Đổng Ký và Chu Bất Nghi làm người ghi chép, sau Thái Tiết thấy náo nhiệt cũng tham gia, Hoàng Nguyệt Anh ngồi nghe, năm sáu người cùng ghi chép.

Cuộc biện luận này từ dân sinh tới quân sự, từ thao tác cụ thể tới tầm cao học thuận.

Không thiếu một phương diện nào, trong các sách vở lưu truyền đời sau như Thái Bình Đại Sự Ký, Lương Thư Cao Tổ Bản Ký, đem cuộc biện luận này gọi là Thái Bình Vấn Đối.

Đương nhiên trong đó nhiều lời, bao gồm của cả Đổng Phi được tỉa tót lại.

Trong Thái Bình vấn đối, lần đầu tiên Đổng Phi đưa ra khái niệm mới mẻ: Ý thức đi trước.

Hàm nghĩa cạnh tranh, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh giữa người với người, mà còn cạnh tranh bao gồm các phương diện sản xuất, quân sự, giáo dục, phát minh.

Nếu dùng nguyên văn của Đổng Phi thì đó là:

- Ta không sợ Tào Tháo nắm được kỹ thuật của ta, vì kỹ thuật của ta không ngừng phổ biến, ta sẽ càng nắm được nhiều kỹ thuật tốt hơn. Chỉ cần ta mãi mãi đi trước người khác, như vậy ta có thể giữ được ưu thế của ta, đứng vào thế bất bại.

Những lời của Đổng Phi rốt cuộc ảnh hưởng thế nào tới hậu thế? Không ai nói rõ được …

Đây không phải điều ngày một ngày hai có thể biểu hiện ra, nó cần một thời gian dài để nghiệm chứng, có lẽ là mười năm, có lẽ là hai mươi năm thậm chí có thể cả đời Đổng Phi không thấy được thành quả.

Có điều không quan trọng, giống như trồng hạt giống vào đất, sớm muộn gì nó cũng nảy mầm, rồi thành đại thụ chọc trời. Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, Đổng Phi chưa bao giờ nghĩ mọi người sẽ lập tức chấp nhận quan niệm của y.

Có điều tháng ba xảy ra một chuyện khác, lại thực sự làm Quan Trung, làm cả thiên hạ chấn động.

Xuân Hóa Môn nằm phía đông bắc Trường An, từ năm Thái Bình thứ hai bắt đầu xây dựng một công phường, công phường này có tường cao nguy nga chắc chắn, bốn mặt tường lấy ván sắt để xây, ngoài tường có một con kênh chảy quanh.

Công phường có hai cửa, nối thẳng với Thắng Nghiệp phường.

Rời Thắng Nghiệp phường đi qua một con đường lớn chính là hoàng thành, đối diện với hoàng thành là Thừa Minh điện.

Từ Thừa Minh điện tới công phường có ba nghìn binh mã, thậm chí Xuân Hóa Môn chẳng hề nổi bật cũng có quân đội trú đóng.

Ba nghìn binh mã này chẳng nói cũng là để bảo hộ công phường.

Người ra vào công phường đều là thợ, tuy có người hỏi, nhưng những người thợ đó đều né tránh không đáp, làm công phường càng trở nên thần bí.

Công phường đó tên là Tây Bình, chỉ nghe cái tên là biết có liên quan mật thiết tới Đổng Phi.

Lúc này tới cuối xuân, chiến sự Kinh Tương đang tưng bừng, cùng với việc Lữ Bố xuất binh Nam Dương, làm Tào Tháo rơi vào hoàn cảnh rất khó xử.

Người trong thiên hạ đều biết Lữ Bố là người của Tào Tháo, nhưng chuyện Lữ Bố xuất binh đúng là Tào Tháo chẳng biết gì.

Thậm chí khi có tin Lữ Bố chiếm Lỗ Dương, Tào Tháo còn không tin, nhưng tiếp đó Nhữ Nam truyền tin về, Lữ Bố làm phản, tới lúc này Tào Tháo mới bừng tỉnh, nhưng chỉ có thể vỗ đùi, không làm gì được nữa.

Khi Đổng Phi đánh Tây Xuyên, Tào Tháo đã thấy có mánh khóe trong đó.

Nhưng mánh khóe ấy là gì thì hắn không nhìn ra, đám mưu sĩ của Tào Tháo cũng không phát hiện ra huyền cơ trong đó. Dù sao Tây Xuyên cách Tào Tháo quá xa, còn ngăn cách bới Kinh Tương, Tào Tháo cầu Lưu Biểu và Đổng Phi trở mặt để hắn làm ngư ông đắc lợi.

Hiện giờ Tào Tháo hiểu rồi, Đổng Phi chiếm Tây Xuyên chỉ là chiêu đầu.

Bất kể Lưu Biểu có muốn hay không, ông ta cũng chỉ còn cách tiếp chiêu, mà chỉ cần ông ta tiếp chiêu, chuyện sau đó ông ta sẽ không khống chế được nữa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.