Người Đàn Ông Xấu Hiếm Có

Chương 42: Dây dưa không dứt (1)




Đúng như Đổng Phi nói, khi tin Tây Xuyên thất thủ, Thành Đô bị chiếm truyền tới tai, Lưu Biểu tức thì rối loạn.

Đổng Phi đoạt được Tây Xuyên rồi?

Từ khi Lưu Chương chết tới nay mới có sáu tháng, tổng cộng 180 ngày thôi.

Lưu Biểu thậm chí có thể khẳng định, Lưu Chương bị Đổng Phi phái người giết chết, dù không có bất kỳ chứng cứ nào, nhưng Lưu Biểu biết rõ.

Sức chiến đấu của Vô Nan quân? Chuyện này không nên nói tới nữa.

Từ cái ngày mười ngày công hãm Hán Trung, Lưu Biểu đã biết sức chiến đấu của Vô Nan quân cực kỳ đáng sợ. Lần này ở Tây Xuyên chỉ chứng minh lại mà thôi. Nếu lúc này nhắc tới sự kiện đó thì đã kích người ta quá, thôi thì bàn cách làm sao ứng phó cục diện này đi.

Năm mới với Lưu Biểu mà nói là vô cùng ngột ngạt.

Từ tin dữ từ Tây Xuyên ra, Bàng Đức công Lộc Môn Sơn chẳng ngờ lại biến mất trước vành mắt của Lưu Biểu mà thần không biết, quỷ không hay.

Không chỉ Bàng Đức Công mà vợ chồng Bàng Sơn Dân, thậm chí cả nhà Gia Cát Quân ở Ngọa Long Cương đều biến mất trong một đêm.

Lưu Biểu giận Bàng gia là sự thực, nhưng bảo ông ta mốn giết Bàng Đức công thì không có. Dù sao thì thế tộc Kinh Tương dây mơ rễ má với nhau, Bàng Đức công có quan hệ nhân thân với Khoái gia, Thái gia, dù Lưu Biểu có muốn cũng chẳng hạ độc thủ được.

Ông ta muốn dùng cả nhà Bàng Đức công để đàm phán với Đổng Phi, giờ thì hay rồi, ngay vốn đàm phán cũng không có nữa. Khiến cho thái độ của Lưu Biểu với Gia Cát Lượng thay đổi trong một đêm.

Ít nhất không coi trọng nữa.

Tây Xuyên bị Quan Trung chiếm rồi, tiếp theo sẽ là ai đây? Liệu có phải là Kinh Tương? Đổng Phi sẽ dùng thủ đoạn gì đối phó với mình?

Lưu Biểu như chim sợ cành cong, hoảng loạn bất an.

- Các vị, nay Tây Xuyên bị Quan Trung lấy, chúng ta phải làm sao đây?

Văn võ bá quan ngồi đó người nào người nấy im thin thít, làm sao? Trời mới biết phải làm sao! Trừ đánh ra chả lẽ còn cách khác?

Lưu Ba đứng dậy nói:

- Chủ công, Tây Xuyên bị phá, mục tiêu tiếp theo của Đổng Tặc nhất định ở Kinh Tương. Võ Lăng chính là con đường thông từ Tây Xuyên tới Kinh Tương. Chu Hân tuy tiếng là ra sức cho chủ công, nhưng ngầm câu kết với Đổng tặc. Đoạt Võ Lăng là đóng cửa Tây Xuyên đông tiến. Hiện chủ công chỉ có cách hạ quyết tâm, tiêu diệt Ngũ Khê Man, nắm bốn quận Kinh Nam, đề phòng đại quân Đổng tặc xâm nhập.

Đánh hay không Võ Lăng là một điểm mấu chốt, trước kia Lưu Biểu có thể bỏ mặc cho Sa Ma Kha và Chu Hân, là vì có Tây Xuyên, ngăn cách liên hệ giữa Quan Trung và Võ Lăng. Ngũ Khê Man có lợi hại tới mấy cũng chẳng thành việc lớn, nhưng hiện thì sao? Tình hình khác rồi, Sa Ma Kha đã thành đại họa.

Nhưng một khi dùng binh với Võ Lăng đại biểu cho trở mặt với Đổng Phi, làm y có cái cớ tốt nhất thôn tính Kinh Tương.

Lưu Biểu khó xử, không ra quyết định được.

Tòng sự Phan Khởi đứng dậy nói:

- Cảnh Thăng công không thể do dự nữa, nay là khoảnh khắc tồn vong của Kinh Tương, chỉ có đánh mới có thể giữ cho Kinh Tương an bình. Cho dù ngài không trở mặt với Đổng tặc thì y sẽ tha cho Kinh Tương sao? Ngày sau một khi y bình định Tây Xuyên, một đạo thánh chỉ tới, lệnh ngài về Trường An, ngài có đi hay không? Không đi thì đánh, đi thì ...

Không cần Phan Khởi nói hết Lư Biểu cũng biết kết quả là gì: Chết! Dù sao bất kể ông ta làm gì cũng cho Đổng Phi có cớ, đánh thôi, có lẽ đánh một trận, nếu thắng được, sẽ có thêm thời gian bố trí.

- Chủ công, Thừa Minh tiên sinh nói rất phải, nay chỉ đánh mới có đường thoát.

Giáo úy Liêu Lập cũng đứng dậy chắp tay:

- Chúng ta một mặt chuẩn bị giao phong với Đổng tặc, mặt khác liên kết chư hầu. Có thể phải người tới Hứa Xương, Từ Châu, Giang Đông, thậm chí Ký Châu cầu cứu. Các lộ chư hầu liên kết lại với nhau, dù Đổng tặc có lợi hại tới mấy cũng đau đầu.

- Vậy cứ theo ý các vị.

Lưu Biểu cắn răng hạ quyết tâm:

- Người đi sứ chư hầu cực kỳ trọng yếu, các vị ai nguyện chia sẻ ưu tư với ta.

Lưu Ba cười nói:

- Nhã nhạc lang là người quen cũ của Viên Bản Sơ, có thể đi du thuyết. Tân khách Đỗ Tập bốn đời nổi danh văn tài, từng giảng học ở Toánh Xuyên, nhiều người dưới trướng Tào công được Đỗ công dạy bảo, có thể đi Hứa Xương. Lưu Bị và chủ công có minh ước, lấy lợi nhỏ ra mà dụ, Hàn Kỵ thích hợp làm nhân tuyển đi Từ Châu.

Lưu Biểu trầm ngâm một chút rồi nói:

- Ba người này thì thích hợp rồi ... Có điều Giang Đông do ai đảm nhiệm?

Mọi người im lặng, Lưu Ba không nói tới Tôn Sách, không phải vì tỏ ra cao thâm mạt trắc, mà vì đó là một phiền toái lớn. Hai năm trước vừa mới giao thủ với Tôn Sách, nếu Sa Ma Kha không xuất binh, Cam Ninh đánh lén Sài Tang thì hiện hai bên còn đang đánh nhau. Nên có thể nói đi sứ Giang Đông là nhiệm vụ gian nan, chưa nói thành công hay không, mà cái mạng nhỏ không khéo bỏ luôn ở đó.

Ai có thể đi? Nói cách khác ai dám đi.

Gia Cát Lượng ngồi bên cửa lúc này đứng lên:

- Nếu chư công đồng ý, Lượng nguyện đi Giang Đông, dùng ba tấc lưỡi du thuyết Tôn Bá Phù.

- Ngươi làm được sao?

Lưu Biểu hiển nhiên không yên tâm:

Gia Cát Lượng cười nhẹ, khẽ đập quạt vào lòng bàn tay:

- Có thể hay không phải thử mới biết, nếu chư vị không có nhân tuyển thích hợp, sao không cho Lượng thử.

Có lẽ vài ngày qua ta quá lãnh đạm với Khổng Minh rồi, huynh đệ của hắn không thấy đâu có liên hệ gì tới hắn/ Vả lại từ khi hắn theo ta tới nay luôn tận tâm tận lực.

Ánh mắt Lưu Biểu nhìn Gia Cát Lượng nhu hòa hơn nhiều, thở dài:

- Nếu Khổng Minh muốn thử lòng ta rất mừng, vậy theo ý ngươi, ba ngày sau đi Giang Đông. Nếu thành công là công lớn. Nếu thất bại ... Ha ha ha, không sao, vẫn là công lớn. Ừm, vậy chúng ta quyết định như thế.

Vì muốn thể hiện quyết tâm, Lưu Biển phất mạnh tay.

Động tác này làm mạnh mẽ, có lẽ mang lại hiệu quả không tệ, nhưng động tác của ông ta yếu ớt, cho thấy lòng bàng hoàng.

- Ai nguyện đi đoạt Võ Lăng?

- Thúc phụ, cháu nguyện dẫn binh xuất chinh.

Lưu Biểu nhìn lại, ra là Lưu Bàn, ông ta rất thích đứa cháu này, một vì hắn giỏi võ nghệ, lại kiêu dũng, từng học ở Thủy Kính sơn trang. Văn thao võ lược đủ cả, năm nay 26, đúng tuổi nam nhi nhiệt huyết, hai năm trước từng ở Giang Đông chém tướng đoạt cờ, lập nên công lao.

Nay Lưu Bàn làm giáo úy Trường Sa, trong tay có Trương Hổ người Quế Dương có thể lấy đầu thượng tướng trong loạn quân.

Lưu Bàn xung phong làm Lưu Biểu rất mừng, vì thế gật đầu, lệnh hắn làm giáo úy Chiết Trùng, dẫn năm vạn binh mã xuất chinh Võ Lăng, lại lệnh Lưu Ba làm quân sư, Trương Hổ, Hình Đạo Vinh làm phó tướng. Thái thú Nam Quận Lý Nghiêm phụ trách cung ứng lương thảo.

Lại sai Phan Khởi làm thái thú Trường Sa, Lưu Độ làm thái thú Quế Dương, tập kích từ Kinh Nam, giúp Lưu Bàn đoạt Võ Lăng.

Thế là cả vùng Kinh Tương trở nên náo nhiệt.

Vố số sứ giả từ Tương Dương đi ra, tới các phía cầu viện. Ba ngày sau Lưu Bàn lãnh binh xuất chinh, đại quân rầm rọ hướng tới Võ Lăng.

Gần như cùng lúc Lưu Bàn xuất chinh thì phía Võ Lăng cũng có tin tức.

Chu Hân mời Sa Ma Kha, Hồ Chiêu, Trương Nhiệm, Cam Ninh tới Võ Lăng thương lượng kế phá địch.

Cách lần Đổng Phi gặp Chu Hân ở Lịch Dương đã hơn mười năm, lưng Chu Hân không còn thẳng tắp như xưa, tóc cũng đã bạc, tuổi sắp sỉ 60 rồi.

Ông ta có sáu đứa con trai đều đã trường thành, có học văn có học võ. Tứ tử Chu Thanh, ngũ tử Chu Định, lục tử Chu Dương đang học ở Trường An. Trưởng tử Chu Phương, thứ tử Chu Duyên võ nghệ tốt, có thể lên ngựa, địch mười tráng hán. Tam tử Chu Khánh là đệ tử ký danh của Hồ Chiêu, tinh thông binh pháp.

Còn có dánh sĩ Hoàn Giai làm biệt giá, Lại Cung làm tòng sự, hình thành nên cơ cấu thuộc về mình.

Ngoài ra còn có tư mã Dậu Dương là Chu Tân phụng lệnh tới Võ Lăng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.