Thông tin truyện

Nghiệp Đế Vương

Nghiệp Đế Vương

Tác giả:

Nguồn:

hanphongtuyet.wordpress.com

Trạng thái:

Full
Đánh giá: 9/10 từ 145 lượt

Thể loại: Ngôn tình cổ đại, cung đình, chiến tranh, tranh quyền đoạt vị, HE chính truyện, SE ngoại truyện
Độ dài:  63 chương 2 phiên ngoại
Edit: Hàn Phong Tuyết
Beta: Hàn Phong Tuyết
Thiết kế bìa: Tiểu Bạch

Thượng Dương Quận chúa Vương Huyên (A Vũ), xuất thân vọng tộc, mang huyết mạch hoàng gia xinh đẹp, tôn quý, vốn có người thương là thanh mai trúc mã – người khiến ai ai cũng một lòng ngưỡng mộ, nhưng sống trong loạn thế, không thể tránh số mệnh nàng bị đẩy đến nơi đầu sóng ngọn gió. Tiêu Kỳ, xuất thân hàn vi, đi lên từ nghiệp binh đao, từng bước từng bước nhờ vào công trận mà đạt được vị trí cao, trở thành Dự Chương Vương quyền khuynh thiên hạ. Lấy Vương Huyên chỉ là một cuộc giao dịch quyền lực. Nhưng không ngờ, một lần gặp gỡ muộn lại thay đổi vận mệnh của hai người. Từ đó có ý chí quyết tâm vượt sóng gió, kiên định sóng vai bên nhau, ước hẹn sinh tử.

Sự tranh giành giữa ngoại thích và hoàng tộc gây nên cung biến, hoàng tộc phía nam khởi binh làm phản. Trên đường trở về kinh, Vương Huyên bày mưu đoạt Huy Châu đã bị chiếm thành công, giành thắng lợi ở cuộc đấu chính trị đầu tiên, từ đó sóng vai cùng Tiêu Kỳ trên hành trình dựng nghiệp Đế Vương.

Nhưng gia tộc Vương Huyên lại là gia tộc ngoại thích đứng đầu, đối lập một sống một còn với thế lực quân nhân. Phu tộc và gia tộc, tình yêu và thân tình, ngày xưa và ngày nay bức bách Vương Huyên phải chọn những chọn lựa tàn khốc.

Xưa kia là nữ nhi hoàng gia, giờ mang thân phận người chinh phục quay trở lại cung đình, chân chính đứng trên đỉnh cao quyền lực, những gì đợi chờ nàng là phồn hoa lạc tẫn, đầy rẫy đau thương; là phong vân quỷ quyệt, nguy cơ tứ phía; hay là con đường lập quốc trải ra ngay dưới chân…

Quyển thượng

Nàng xuất thân thế gia quý tộc, cành vàng lá ngọc không thua kém đấng nam nhi. Hắn xuất thân hàn vi, đi lên từ binh nghiệp, một đời chinh chiến chí khí kiên cường. Một cuộc giao dịch quyền lực chặt đứt duyên phận thanh mai trúc mã của nàng. Một cuộc gặp gỡ muộn vạch nên ước hẹn sóng vai thiên hạ của họ. Tranh giành quyền vị, biến cố cung đình, ngựa hắn xông thẳng vào hoàng cung, muốn nên nghiệp bá vương. Oán hận xích mích, sự tồn vong của gia tộc, nàng quay trở về cung, thay đổi phong vân thiên hạ. Khi gặp lại đã trở thành người xa lạ, đào hoa lạc tẫn, hẹn ước cầm tay nhau đi tới cuối đời bất quá cũng chỉ là ước nguyện xa xôi thời thịnh thế.

Quyển hạ

Nàng và hắn cùng nhau đứng trên đỉnh cao quyền lực, tiến là đao kiếm bão táp, lui là vực sâu vạn trượng. Từng là thanh mai trúc mã lại bị buộc thành anh em tương tàn; từng là chủ tớ tình thâm lại bị buộc thành kẻ thù sinh tử; tộc nhân bị xâm phạm, vứt bỏ thân nhân; trải qua phong ba, đến khi kết thúc là ai không rời đi, ai đã thay đổi? Nam nhân chí hướng cao vời vợi, đao kiếm nơi nơi, thiết giáp sáng lạnh, quân lâm thiên hạ; hồng nhan nữ tử sánh ngang đấng nam nhi, vượt mọi chông gai, sắc áo đỏ tươi, phượng nghi thiên hạ.

Hạnh phúc xưa như giấc mộng, cuối cùng cũng phải biệt ly; không còn loạn lạc, giang sơn vững bền, nghiệp lớn hoàn thành, xương khô chất núi.

Một thiên truyện cổ thị phi, hai trái tim yêu thương sáng ngời.

(Theo baidu)

Tác giả

Mị Ngữ Giả, nhà văn viết tiểu thuyết cho nữ, hiện ở châu Âu, cuộc sống bình yên, tự do. Thích mèo, thích ca kịch. Mị Ngữ Giả được mệnh danh là “Nùng tình thiên hậu”, một trong tứ đại thiên hậu ngôn tình (bao gồm Phỉ Ngã Tư Tồn – Bi tình thiên hậu, Đồng Hoa – Nhiên tình thiên hậu, Đằng Bình – Hiệp tình thiên hậu).

Các tác phẩm chính: Y hương tấn ảnh hệ liệt, Phượng huyết trường ca hệ liệt, Nghiệp Đế Vương, Giữa đôi bờ tịch mịch,…

(Theo baidu)

Lời tác giả

Phụ lục trước: Trích trong “Quân Vương*”

*Quân Vương (tiếng Ý: Il Principe, tiếng Anh:The Prince) là một cuốn sách bàn về khoa học chính trị của nhà ngoại giao, nhà sử học, nhà triết học chính trị người Ý tên Niccolò Machiavelli.

[Đăng lại]

1. “Quan hệ giữa người và người phải được đối xử tử tế hoặc thẳng tay đàn áp”.

Những lời này hoàn toàn giống với câu nói: “Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết”, có điều khiến người nghe cảm thấy run sợ hơn nhiều. Machiavelli đã chỉ ra: “Người nào đem lại quyền lực cho kẻ khác thì tự chôn vùi chính mình”, ý nói đối với thế lực có khả năng uy hiếp và thống trị mình, tuyệt đối không thể nhân từ nương tay, nhất định phải lòng dạ độc ác, nhổ cỏ tận gốc.

2. “Tất cả những người nhìn xa trông rộng mà dùng vũ lực thì điều chiến thắng. Nếu như họ không dùng vũ lực thì hẳn đã bị thất bại”.

Bạo lực có tác dụng hết sức quan trọng đối với việc duy trì địa vị thống trị của quân vương. Trong “Quân Vương”, Machiavelli đã viết một đoạn rất dài về tầm quan trọng của võ lực và quân đội. Lúc quân vương tạo niềm tin đối với những lực lượng không ràng buộc thì cần phải dùng tới vũ lực, khiến mọi người đi vào khuôn khổ. Trật tự xã hội loài người khi dùng võ lực có thay đổi rất lớn. “Khi xưa muốn lấy thiên hạ phải lấy tâm nhân dân, nay muốn lấy thiên hạ phải lấy mạng nhân dân”, câu nói trong “Tư Mã pháp” khiến tôi thấm thía không kém gì lời Machiavelli.

3. “Thường thì con cái sẽ quên cái chết của cha mình nhanh hơn việc quên đi số tài sản thừa kế bị tước mất”.

“Quân Vương” nhắc rất nhiều thủ đoạn, đều dựa vào “Bàn về tính ác” mà nói. Quân vương phải hung tàn như tất cả mọi người thì địa vị thống trị mới có thể bảo đảm. “Chiến hữu thân thiết” của Napoleon, Talleyrand là một ví dụ rất phù hợp để chứng minh. Talleyrand và Napoleon mưu đồ bí mật phát động “chính biến sương mù” (sương mù chỉ tháng 11), cuối cùng lại bán đứng Napoleon.

4. “Quân vương phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ mình tránh các cạm bẫy còn cáo thì không chống lại được sói”.

Vị trí và hoàn cảnh quyết định nên phần lớn tính cách của quân vương. Quân vương không phải là quân tử, nhưng nhất định phải là ngụy quân tử. Quân vương là một thể thống nhất của nhân tính và thú tính, để đạt được mục đích củng cố chính quyền, quân vương có thể không chừa bất kỳ thủ đoạn nào. Hết thảy hành động của quân vương đều phải lấy tiêu chuẩn là có lợi hay không có lợi cho việc thống trị. Nếu như việc tuân thủ đúng tín nghĩa khiến mình bất lợi, “Một vị quân vương anh minh tuyệt đối không thể, cũng không phải tuân thủ tín nghĩa”, Machiavelli thật sự rất hiểu bản tính của một quân vương, khiến quân vương cũng cảm thấy run sợ.

5. “Bậc quân vương phải giao những nhiệm vụ đáng ghét cho người khác và giữ cho mình những nghĩa vụ nhẹ nhàng”.

Machiavelli cho rằng, một vị quân vương nếu không thể khiến nhân dân kính yêu mình thì ít nhất cũng phải tránh được không để cho nhân dân căm hận mình. Những chuyện xấu phải giao cho nô tài làm, mà chuyện tốt thì phải giữ lại để mình làm. Như vậy, mọi người sẽ cảm thấy, quân vương là người tốt, nhưng bọn nô tài lại làm hỏng chuyện. Hiện tượng thú vị “chỉ phản tham quan không phản hoàng đế” trong lịch sử phần lớn đều do thuật lung lạc lòng người cao minh này giúp đỡ nên. Hy sinh vài quan lại tham ô để bảo đảm an toàn cho thể chế thống trị của quân vương chính là chỗ sâu xa của “nhà nước thanh liêm”, “nhà nước của hoàng đế tốt”, phân biệt rạch ròi giữa bên chính diện và bên phản diện.

Đánh giá của beta Hàn Phong Tuyết: Đây là một trong ba truyện ngôn tình hay nhất mà mình từng đọc ^^

...

Danh sách chương

Bình luận truyện