Ngạn Thiếu Gia Cưng Chiều Nương Tử Ngút Trời

Chương 15: Rắc rối




Quá trình thủy tinh hóa nham thạch thường xảy ra sau sự phát sinh phản ứng giữa nham thạch và dòng dung nham phun trào, vì phải cần một nhiệt độ rất cao. Ngoài ra, những trận cháy nổ lớn cũng có thể tạo ra hiện tượng này. Suy đoán của Vương Tứ Xuyên về cơ bản là đúng, nhưng rốt cuộc nó được tạo nên bởi quá trình phun nổ hay là cháy nổ thì cần phải được khảo chứng cụ thể. Theo phán đoán ban đầu của Vương Tứ Xuyên thì quá trình thủy tinh hóa nham thạch này được tạo nên bởi một trận cháy nổ hoặc thiêu đốt lớn, bởi rất có khả năng trước khi bỏ đi, người Nhật đã cố tình vùi lấp cái động này. Cách làm phổ biến của quân đội sẽ là cho nổ mìn trong lòng núi. Có thể thấy, để phá hủy một hang động cỡ này thì chắc hẳn hồi đó người ta sẽ phải dùng một lượng thuốc nổ rất lớn, họ mà cho nổ mìn thì nửa ngọn núi sẽ bị thổi bay tức khắc. Vì vậy tôi cho rằng khả năng là do quá trình thiêu đốt lâu ngày, vì nếu nơi đây đã từng bị nổ mìn thì cái động này chắc chắn sẽ không còn hình dạng như bây giờ nữa.

Còn nếu như đó là quá trình thiêu đốt thì khả năng cái động này đã phải trải qua chừng bốn mươi tiếng bị thiêu đốt liên tục, không hiểu hồi đó để duy trì đám lửa lớn trong thời gian lâu như vậy, người ta đã đốt đi những gì nhỉ?

Chúng tôi mò mẫm đi qua đi lại trong động, mực nước ở dòng suối này không đều nhau, chỗ sâu chỗ nông, phía dưới có sỏi. Chúng tôi soi đèn pin xuống nước có thể thấy từng đàn cá con đang bơi lội. Nếu như là đất phương nam thì nơi đây hẳn là địa điểm rất tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Tiếc rằng đây là miền Bắc lạnh lẽo, nên dù đã đi ủng rồi mà chúng tôi vẫn cảm thấy lạnh buốt như bị kim nhọn chích vào tận xương tủy.

Người ở phía trên lại lần lượt được đưa xuống động, họ dần dần cũng quen với không khí ở đây. Mọi người cùng ngồi lại hút thuốc, bàn bạc về tình hình nơi này. Những công việc cụ thể đã có đội lính công binh thực hiện, chúng tôi cũng không phải đụng tay vào việc gì, từng món đồ được chuyển dần lên các giá sắt.

Trong lúc này, chúng tôi bắt đầu bàn đến những câu chuyện của quân Nhật. Khi đó, chúng tôi thường nghe nói, ở trong rừng, người ta hay bắt được những tàn binh Nhật chưa kịp rút hết, có những binh lính đã trở thành người rừng. Họ không biết rằng thế chiến thứ hai đã kết thúc, nên vẫn ra sức lẩn trốn. Không biết liệu trong hang động này có sót lại người nào không. Nếu gặp họ dưới hang, chắc sẽ có nhiều chuyện hay ho để kể đây.

Hai tiếng sau, toàn bộ mọi thành viên đều đã xuống được đáy động, tám chiếc xuồng cao su cũng đã được bơm đầy khí, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Mọi người ai nấy đều tỏ ra khá hồi hộp, một số người thần kinh vững hơn thì liên tục bàn tán, khắp động vang lên tiếng ồn ào râm ran. Một đồng chí đại tá cũng đã xuống động, lúc đồng chí ấy thay trang phục dã chiến xong tôi mới nhận ra, đây chính là vị thủ trưởng đã từng huấn luyện quân sự cho tôi trước đây, nhưng hình như đồng chí ấy không nhận ra tôi.

Đầu tiên, đồng chí đại tá nhắc nhở tôi sơ qua về việc anh em phải chú ý an toàn, sau đó bất luận là có niềm tin vào việc sẽ hoàn thành nhiệm vụ hay không, chúng tôi cũng theo phản xạ tự nhiên, đồng thanh hô rất to “Có! Có!”. Tiếp sau đó, đại tá tuyên bố xuất phát. Chúng tôi hít sâu lấy đà, mặc áo mưa vào và nhanh chóng leo lên xuồng cao su, chính thức khởi hành.

Dựa vào việc phân tích những tấm ảnh chụp từ máy thăm dò địa chất, nơi chiếc máy bay nằm sẽ cách con sông ngầm này một đoạn. Tuy nhiên khi thăm dò thực tế, chúng tôi nhận thấy khoảng cách tính theo đường thẳng mà máy thăm dò đo được trước đó khác xa với số liệu khảo sát thực tế, vì dòng sông ngầm dưới đất uốn lượn quanh co, chiều dài của nó khó lòng đoán được, chắc chắn sẽ dài hơn con số một nghìn hai trăm mét ước tính ban đầu.

Chúng tôi thuộc nhóm thứ hai, hai chiếc xuồng chở lương thực của nhóm một trôi về phía hạ lưu của động chừng được một phút thì chúng tôi cũng xuất phát. Mấy cậu lính ngồi phía trước bật đèn chuyên dụng của xuồng lên để coi đường đi. Chúng tôi cứ thế tiến lên, cố gắng chèo cả hai phía để chiếc xuống không chạm vào hai bên vách động.

Vì lòng động ngày càng thu hẹp lại nên chỉ một lúc sau, âm thanh từ bốn phía bỗng hội tụ rào rào lại với nhau, ánh sáng cũng tập trung lại quanh mấy chiếc xuồng, lúc này chỉ cần dùng đèn pin soi xuống nước cũng có thể thấy dòng nước khá sâu, đây là một kiểu cấu tạo hang động đặc thù, hướng chảy của con sông biến hóa khôn lường, vừa đột ngột lại vừa mạnh mẽ.

Hóa ra động không rộng lắm, tới chỗ này lòng động chỉ rộng chừng mười mét, nhưng lại rất cao, nhìn khe nứt hun hút không thấy tận cùng phía trên, người ta có cảm giác ngột ngạt như bị mắc kẹt giữa hai vách núi hẹp cao ngất, chiếu đèn pin lên có thể nhìn thấy thảm thực vật rậm rạp phủ đầy bên trên.

Khung cảnh ở đây thật hùng vĩ, chúng tôi đều ngây người ngắm nhìn, Trần Lạc Hộ còn lấy máy ảnh ra bật đèn chụp lại mấy kiểu.

Xuồng trôi về phía trước chừng ba mươi mét thì đến chỗ động rẽ nhánh, chúng tôi tập trung tại nơi này rồi chia nhau cho xuồng trôi vào từng nhánh động, lúc này mới chính thức đi vào chỗ nguy hiểm. Đối với nghề thăm dò hang động thì một đội thăm dò năm mươi người và một đội thăm dò chỉ vẻn vẹn chỉ năm người quả thật là hoàn toàn khác nhau.

Chúng tôi thả mấy cái phao báo hiệu không dây xuống nước, làm vậy để nếu phía trước có xảy ra vấn đề gì, chỉ cần nhìn tình trạng phao tín hiệu, chúng tôi có thể cảnh giác trước.

Cũng may dòng nước khá hiền hòa, nhìn đèn tín hiệu nhấp nháy trên chiếc phao báo hiệu vẫn đang trôi đằng trước, chúng tôi yên tâm chèo theo.

Nói đến sự nguy hiểm của nghề thăm dò hang động thì những gì người ta kể trong văn chương chỉ là khuếch đại, kì thực, chỉ cần đi đúng đường, chú ý cẩn thận từng bước một thì công việc cũng khá an toàn, điều nguy hiểm nhất là cấu tạo đá trong hang không ổn định, khi đi vào có thể bị các nhũ đá rơi xuống làm bị thương, vậy nên nhìn cảnh mấy cậu lính công binh đi trước cứ lăm lăm khẩu súng trong tay khiến chúng tôi thấy thật buồn cười.

Nói vậy, nhưng quả thật những người chưa có kinh nghiệm thăm dò địa chất khi nhìn thấy một màu đen kịt của hốc tối trước mặt cũng khó mà bình tĩnh được, điều này âu cũng dễ hiểu.

Trong bốn tiếng thăm dò đầu tiên, mọi việc đều thuận lợi. Chúng tôi đã đi được khoảng hai cây số, lúc này nước bắt đầu chảy xiết hơn, đã xuất hiện những đoạn khúc khuỷu, uốn lượn, bắt đầu có những thác nước ngắn. Dưới nước bắt đầu có những mỏm đá nhô lên, xung quanh đã thấy một vài dấu tích của người Nhật mắc lại ở trên những mỏm đá, hầu hết đều là những chiếc rương gỗ hoặc những lon đồ hộp đã bật nắp, những dòng chữ in trên đó đã mờ, chúng tôi không biết tiếng Nhật, nên cũng không biết chữ đó nghĩa là gì.

Trong lúc chúng tôi đang dồn sự chú ý tới mấy đồ dùng quân Nhật bỏ lại, thì cả nhóm gặp phải chướng ngại vật đầu tiên. Chiếc xuồng đi đầu đột nhiên dừng lại, dường như nó mắc phải cái gì đó, sau đó, xuồng của chúng tôi đồng loạt va đập vào nhau khiến những người trên xuồng chới với, suýt nữa ngã nhào xuống nước. Rồi xuồng của nhóm tôi bỗng nhiên bị quay đuôi theo dòng nước, và cũng tụ lại một chỗ với họ.

Chúng tôi cảm thấy thật kì lạ, trên mặt nước không thấy điều gì khác biệt, nhưng rõ ràng là hai chiếc xuồng đã bị mắc lại ở chỗ này, phải chăng bên dưới có vật gì đó?

Chúng tôi dùng mái chèo khua khoắng bên dưới, quả nhiên đụng phải một vật, chúng tôi cố sức lay lay chướng ngại vật và nhận ra đó là một một tấm thép gai bùng nhùng.

“Bọn Nhật khốn kiếp, rõ ràng là muỗn bẫy chúng ta đây mà!”, anh đội phó buông câu chửi, rồi lệnh cho hai cậu lính nhảy xuống nước nhổ nó lên.

Hai cậu lính răm rắp nghe theo, ngậm đèn pin thả mình lặn ùm xuống nước, những giọt nước lạnh như đá bắn lên, khiến chúng tôi run cầm cập. Nhìn những cậu lính nói nhảy là nhảy ngay ấy, tôi thật thấy khâm phục dũng khí của họ.

Không ngờ, chưa đây ba giây sau, hai người họ đã ngoi lên, đội trưởng hỏi họ tình hình thế nào, một người run rẩy đáp: “Báo cáo đội trưởng, dưới lưới có một xác chết!”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.