Này! Địa Phủ Ở Hướng Kia!

Chương 25: Hào Môn Đại Thiếu Có Điểm Lãnh 25




Tiểu kiều lưu thuỷ trúc sơ hy

Nguyệt di hoa ảnh dạ độc thư

Tính tự bất tri hà tất vấn

Liêu dinh bất túc tục nhân cư.

Dịch thơ:

Cầu nhỏ nước trôi dáng trúc gầy

Bên hoa đọc sách bóng trăng lay

Chẳng hay tên họ cần chi hỏi

Người tục có đâu ở chốn này.

Lại nói chuyện tên đứng quầy Triều Phụng mời Lưu Vạn Sơn ra. Vạn Sơn cầm lấy tờ biên lai, đưa lên đọc, đôi mắt hình tam giác của hắn trợn lên, nói:

- Bắt đầu từ hôm nay, nội quy của hiệu đã đổi rồi: Tháng trước là chỉ nhận biên lai, không nhận người, còn nay chỉ nhận người, không nhận biên lai. Ai tới cầm đồ, người ấy tới nhận.

Lý Phượng nghe vậy, trong lòng không vui, nói thầm một mình:

- Rõ ràng tên này muốn chèn ép người ta mà.

Bèn hỏi:

- Nếu người tới thế chấp vật bị bệnh qua đời, người khác tới chuộc lại cũng không cho chuộc sao?

Lưu Vạn Sơn tức giận, nói:

- Lý Phượng, ngươi ăn nói cẩn thận một chút. Nếu không, sẽ bị ăn đòn đó!

Lý Phượng nghe vậy, cố gắng nén giận, cầm tờ biên lai trở về quán Tăng Thịnh, gặp Hoàng thượng, kể lại một lượt từ đầu tới cuối câu chuyện. Hoàng thượng nghe xong, nổi giận, nói:

- Cầm đồ rồi không cho chuộc. Thực là càn rỡ! Đây là do châu quan không biết dạy dân. Lý Phượng, ngươi hãy đi chửi tri châu cho ta.

Lý Phượng nghe vậy, ngần ngừ không dám. Thổ địa thấy vậy nghĩ thầm:

- Không đạt Nếu kháng chỉ, ta sao gánh vác nổi?

Lập tức thổi một hơi vào mặt Lý Phượng. Chỉ thấy Lý Phượng hai mắt trợn tròn, nói:

- Tôi sẽ chửi tri châu! Xem hắn dám làm gì ta?

Rồi xoay mình, chạy ra ngoài. Bạch Sĩ Lộc vội lên cản lại, bị Lý Phượng xô một cái, ngã lăn ra đất.

Lý Phượng chạy ra khỏi quán Tăng Thịnh, xông thẳng tới nha môn tri châu. Thấy châu quan đang thăng đường, bèn chạy thẳng vào, đưa tay chỉ, lớn tiếng chửi mắng:

- Giỏi cho tên châu quan này. Đúng là người do chó đẻ ra! Ngươi làm quan dạy dỗ con dân, sao lại có chuyện cầm đồ không cho chuộc? Chắc hẳn do ngươi nhận của đút từ chúng nên chúng mới dám lộng hành, làm càn như vậy.

Tri châu nghe vậy, nổi giận đùng đùng, dặn dò tả hửu:

- Trói hắn lại cho ta!

Rồi vứt xuống bốn tấm thẻ bài. Đám công sai, nha dịch vội đè Lý Phượng xuống, đánh bốn mươi trượng thật mạnh. Lý Phượng không cảm thấy đau, da thịt cũng không bị bầm dập.

Tri châu tức giận, quát lớn:

- Giỏi cho tên lớn gan Vương Ngọc Kha, người nhận của thằng điên này bao nhiêu tiền mà dám đánh nhẹ?

Lập tức sai công sai Lý Định Bình đè Vương Ngọc Kha ra đánh. Lý Định Bình không dám chậm trễ, lập tức đánh Vương Ngọc Kha hai mươi trượng, đánh đến nát thịt, phọt máu tươi.

Đám nha dịch lại đè Lý Phượng xuống, dùng hình. Thổ địa lén thu hồi phép thuật, trở về bảo vệ Hoàng thượng. Lý Định Bình vừa đánh Lý Phượng một trượng, Lý Phượng đã kêu cha kêu mẹ:

- Thái gia ban ân, tha mạng! Không phải tiểu nhân cố ý chửi thái gia, mà là một vị tiên sinh tại quán Tăng Thịnh bảo tôi tới chửi ngài. Không hiểu tại sao, tiểu nhân cũng hồ đồ nghe theo, tới đây chửi thái gia.

Tri châu Vương Quý Tỉnh nghe vậy, dặn dò khoái đầuTrương Toại Thiện, Lý Ngọc Đường, nói:

- Cầm thẻ bài của ta, mau đi bắt tên thầy bói ấy vào đây cho ta!

Hai vị khoái đầu không dám chậm trễ, vội rời khỏi công đường, tới thẳng quán Tăng Thịnh.

Lại nói chuyện đương kim Hoàng thượng trong quán Tăng Thịnh nghĩ thầm:

- Ta sai tiểu nhị Lý Phượng đi chửi tri châu, chắc hắn khó thoát một trận đòn. Chi bằng trẫm tới nha môn tri châu xem tình hình ra sao.

Rồi trở mình, đúng dậy, rời khỏi quán Tăng Thịnh, bước đi. Chợt thấy phía trước có hai người tiến lại, tới gần, nói:

- Tiên sinh, có phải ngài là người mới dùng bữa trong quán Tăng Thịnh không?

Hoàng thượng nói:

- Không sai, ta vừa ăn cơm trong quán Tăng Thịnh.

Hai vị sai nha nghe vậy, móc còng, xích ra định còng Hoàng thượng. Hoàng đế Gia Khánh nổi giận, đưa tay ra tóm lấy khoái đầu Lý Ngọc Đường, dùng thế thuận tay, ném lý khoái đầu ngã lăn ra đất. Trương Toại Thiện vừa tiến lên, Hoàng thượng liền ra chiêu một quyền đấm ra, trúng ngay đầuTrương khoái đầu khiến hắn tối tăm mặt mũi. Hai tên nha dịch thấy tình thế bất ổn vội chạy về châu nha báo lại với tri châu.

Hoàng thượng dừng bước, thấy mặt trời đã lặn, đã tới lúc phải về cung, trong lòng nghĩ thầm:

- Trời đã muộn, không tiện tới châu nha. Tạm tìm chỗ an thân đã rồi tính tiếp.

Chợt nghe thấy một đứa nhỏ mời chào:

- Các vị khách quan, hãy nghỉ lại đây. Trời đã tối rồi, nghỉ lại đâu chẳng là nghỉ? Hãy nghỉ lại đây. Quán trọ của chúng tôi vừa rộng lại vừa sạch, không có bọ chó, côn trùng. Tiền phòng chỉ mất năm đồng, một bữa cơm hết hai trăm tiền thôi.

Đương kim Hoàng thượng liếc mắt rồng nhìn đứa bé. Thấy nó, đầu đội mũ viền, một bím tóc to, dài thả sau lưng, mình mặc áo lụa, ngoài khoác áo màu xanh, vớ trắng, chân đi giày vảy cá thiên đình đầy đặn, địa ngạch tròn, mình dài, chân ngắn, môi đỏ như son, mũi thẳng tắp, mày thanh mắt sáng, trời sinh quý tướng. Chỉ thấy nó tới trước mặt, chắp tay vái một vái thụt sâu nói:

- Tiên sinh, trời tối rồi, hãy nghỉ lại đây một đêm.

Hoàng thượng nói:

- Cũng được Ngươi hãy đi trước dẫn đường.

Hoàng thượng bước vào quán, lên phòng trên, ngồi xuống.

Thấy tấm chiếu trên giường cũ kỹ, mái nhà thủng lỗ chỗ, nhìn lên thấy cả sao trời, tường phòng ố cả, nghĩ thầm:

- Quán này tất có rận, rệp.

Thấy đứa bé rót một chén trà, đưa tới, nói:

- Tiên sinh, mời dùng trà. Tôi phải ra ngoài mời thêm vài khách nữa, để họ làm bạn với ngài.

Hoàng thượng nói:

- Ngươi chớ nên gọi khách nữa. Ta ở đây rồi, sẽ chẳng có ai tới nữa đâu.

Đứa bé nói:

- Tiên sinh, ngay cả một câu tốt lành ngài cũng không biết nói. Tôi đi mời thêm vài vị khách, kiếm thêm vài đồng, ngài phải lấy làm mừng cho tôi mới đúng.

Hoàng thượng nói:

- Nếu không tin lời ta, ngươi đi mời khách đi.

Đứa trẻ chạy ra ngoài quán, mời chào thêm một lúc lâu, không mời thêm được một ai. Chẳng còn cách nào khác, nó đành phải trở vào, nói:

- Tiên sinh, ngài dùng cơm, rượu gì? Tiểu nhân xin phục vụ ngài.

Hoàng thượng nói:

- Không cần cơm rượu, ngươi pha cho ta một bình trà, mang cho ta một ngọn đèn.

Đứa bé nghe vậy, trong lòng không vui, bỏ ra phía nhà sau.

Chỉ thấy mẹ nó đang đứng ở Thôn sau, nói:

- Hôm nay mời được mấy khách?

Đứa trẻ trả lời nói:

- Mẹ à, tối nay thực đen đủi, chỉ có một vị táng môn tinh. Một ông thầy bói. Ông ta cũng không dùng cơm, rượu, chỉ gọi một bình trà, một cây đèn.

Mẹ nó nói:

- Nếu khách đã gọi trà, gọi đèn, tại sao con còn chưa mang lại cho họ?

Đứa bé nói:

- Mẹ à, mẹ thử nghĩ xem. Nấu một nồi trà phải mất nửa cân củi một ngọn đèn mất tám xu dầu. Mẹ thử nghĩ xem, ta có lỗ vốn không?

Bà mẹ nói:

- Con ngoan à. Con không hiểu thế sự. Tục ngữ nói: "Quán chết nhưng do người sống mở, một người đi trăm người khác tới " Con còn chưa chịu mang trà tới cho họ?

Đứa bé nói:

- Con còn chưa đun.

Bà mẹ nói:

- Không cần phải đun. Khi nãy mẹ thấy khát, đã đun một ấm trà. Giờ không thấy khát nữa, con hãy mang tới cho vị tiên sinh ấy dùng.

Đứa bé nghe vậy, không dám chậm trễ, một tay xách bình trà bát uống, một tay cầm đèn đi vào quán.

Vào quán bỏ ấm trà, bát uống trà và đèn lên bàn. Hoàng thượng hỏi:

- Chú bé chủ quán. Quán của chú cả thảy có bao nhiêu người góp vốn? Sao không thấy ông chủ đâu?

Đứa bé nói:

- Quán này của tôi không có ông chủ. Chủ quán, lo liệu mọi việc trong, ngoài chính là tôi đây.

Hoàng thượng nói:

- Ý ta hỏi là cha của cháu đâu? Tại sao trong quán chỉ có một mình cháu lo liệu mọi việc?

Đứa bé nói:

- Những việc khác ngài chẳng hỏi, lại hỏi ngay cha của cháu. Nhắc tới cha, cháu lại muốn khóc đây này. Thù giết cha chưa báo được. Cháu muốn chết đây. Nhưng còn mẹ già không ai phụng dưỡng nên vẫn gắng phải sống.

Rồi hai hàng lệ lăn dài trên má.

Hoàng thượng hỏi:

- Cha cháu bị ai giết hại?

Đứa bé nói:

- Bị tên khốn nạn Hòa Thân giết chết.

Hoàng thượng hỏi:

- Hòa Thân với nhà cháu có thù oán gì sao?

Đứa bé lắc đầu, xua tay, nói:

- Cháu không dám nói. Nếu để Hòa Thân biết, cả nhà cháu sẽ bị chém hết. Thậm chí còn bị vạ lây cả chín họ.

Hoàng thượng nói:

- Cháu kể ra trong quán, trong quán không có khách nào khác, cũng chẳng phải kể ở ngoài đường, chỉ một mình ta biết.

Ta cũng không kể lại với ai. Cháu cứ kể với ta, thiết nghĩ không có gì đáng ngại.

Đứa bé nghe vậy, nói:

- Ngài đợi cháu cho thêm chút dầu vào đèn rồi hai ta sẽ nói chuyện. Cho thêm dầu vào đèn xong, đứa bé đứng sang một bên. Hoàng thượng nói:

- Cháu ngồi xuống đây. Kể rõ một lượt xem nguyên nhân vì đâu Hòa Thân lại giết chết cha cháu. Ta có thể giúp cháu đưa ra ý kiến, có thể giúp cháu báo thù.

Đứa bé nói:

- Ngài đã hỏi, cháu cũng xin kể thực cho ngài nghe. Tổ tiên cháu vốn người Thẩm Dương, Quan Đông, theo thuyền rồng vào kinh.

Hoàng thượng hỏi:

- Cháu tên họ là gì?

Đứa bé nói:

- Cháu tên gọiTrương Liên Đăng. Bởi tên giặc Lý Tự Thành làm phản, cướp lấy thiên hạ của nhà Đại Minh. Ngô Tam Quế mời lão Mãn Vương dẫn quân Thanh đuổi đánh. Lý Tự Thành phải tự tử. Hoàng đế Thuận Trị lên ngôi, thay nhà Minh lập nên nhà Thanh. Ky cháu là Triệu Võ Cử, cụ cháu là Triệu Tự Tông, ông cháu là Triệu Nguyên Hội đều giữ chức tổng binh tại kinh thành, quản lý các đội binh mã trong kinh.

Hoàng đế Gia Khánh bất giác chơi ha hả, Trương Liên Đăng nói:

- Tại sao ngài lại cười?

Hoàng thượng nói:

- Những lời cháu vừa kể đều là giả dối. Cháu thử nghĩ xem. Tổ tiên cháu mang họ Triệu, tại sao cháu lại họ Trương.

Trương Liên Đăng nói:

- Ngài chỉ mới nghe phần đầu câu chuyện, chưa nghe tới phần sau. Sau khi Hoàng đế Càn Long lên ngôi, Hồ Nam có Tà Đại Phụ làm loạn, Hồ Bắc có Ngô Bán Thành. Hai nơi ấy gửi công văn hỏa tốc tám trăm dặm về kinh cấp báo. Hoàng đế Càn Long xem xong, nổi giận. Hòa Thân dâng tấu tiến cử Bác Ty đại nhân làm thống soái, tiến cử cha cháu làm tiên phong đi chinh phạt. Năm vạn binh mã tới sát Hồ Nam. Đôi bên giao chiến, cha cháu đánh suốt ba ngày ba đêm, đánh bại quân giặc, bắt sống được ba tên đầu lĩnh giặc, giam vào tù xa, giải về kinh. Trương Liên Đăng dừng lại một lúc, kể tiếp:

- Tới lúc ấy, phản vương mới chịu quy phục Đại Thanh, viết thư xin hàng, hứa hàng năm nộp cống, xưng thần, chỉ xin tha cho ba tên đầu lĩnh kia. Bác Ty đại nhân lập tức viết biểu gửi về kinh, xin tha cho ba tên đầu lĩnh giặc. Không thấy chiếu chiêu hàng ban xuống, Bác Ty đại nhân viết liền mươi hai tấm biểu gửi về kinh. Không ngờ cẩu tặc Hòa Thân giấu vua làm điều tác tệ giấu nhẹm mười hai đạo tấu ấy đi, giết chết hai trong số ba tên đầu lĩnh giặc, thả một đứa ra. Hắn về Nam Kinh, kể với phản vương chuyện hai tên kia bị giết khiến bảy đại quả phụ nổi giận, bày ra kế điệu hổ ly sơn, bày tiệc rượu mời Bác Ty đại nhân tới dự, bắt ngay ông ta tại bàn tiệc, thiêu sống. Cha cháu thấy tình hình bất ổn vội nhảy lên lưng ngựa giết giặc, xông ra khỏi mười ba tòa liên thành của giặc, chạy suốt đêm về kinh. Hòa Thân lừa gạt, chuốc cho cha cháu uống rượu say rồi dùng thừng trói lại. Sau đó, gian tặc Hòa Thân lên điện dâng một bản tấu kể tội cha cháu, nói cha cháu lâm trận bỏ chạy tháo thân, tự ý bỏ trốn về nhà. Tên hôn quân vô đạo không chịu tra xét thực hư, lập tức chuẩn tấu, hạ chỉ lôi cha cháu ra pháp trường xử trảm. Hôn quân lại hạ chỉ, sai lại bộ Thiên quan Lưu thánh công tới lục soát toàn gia nhà cháu, bắt hết ba mươi tám người, sau đó lén thả mẹ con cháu ra, lại cho hai mẹ con cháu một con ngựa, một trăm lạng bạc. Tại sao ân nhân Lưu lại bộ lại lo cho mẹ con cháu như vậy? Cũng bởi ông ta thương cha cháu là bậc trung lương, bị chết oan, muốn giữ lại hậu nhân cho nhà họ Triệu, để họ Triệu không bị tuyệt đường hương hỏa. Mẹ cháu mang cháu tới Thông Châu, không ai thân thích, may gặpTrương Công. ông ta không có con trai nên nhận cháu làm con nuôi. Do đó cháu mới mang họTrương, đổi tên thành Liên Đăng. Đó là chuyện nhà cháu trước đây. Cho tới nay, ngay cong vẫn chưa phân, trắng đen vẫn lẫn lộn. Đại thù vẫn chưa báo được.

Hoàng thượng hỏi:

- Tên chính của cháu là gì?

Trương Liên Đăng nói:

- Cháu trước đây tên gọi Triệu Trường Thanh.

Hoàng thượng nghe xong, khẽ gật đầu, nghĩ thầm:

- Hòa Thân dối vua, làm chuyện tệ hại, hãm hại trung lương, bèn nói:

- Hòa Thân hại cả nhà cháu phải chịu oan khuất, thù này ta có thể báo thay cho cháu. Chỉ đáng tiếc chúng ta từ xưa tới nay không quen biết, cũng chẳng thân cận.

Trương Liên Đăng nói:

- Việc này đâu khó gì? Hai ta hãy kết nghĩa anh em, thế nào?

Hoàng thượng xua tay, nói:

- Không được. Tuổi tác giữa hai ta chênh lệch quá lớn. ta có ý muốn nhận cậu làm con nuôi, cậu thấy thế nào?

Trương Liên Đăng nghe vậy, trong lòng không vui, nghĩ thầm:

- Người biết rõ mẹ ta là quả phụ, buông lời muốn chiếm hết phần tiện lợi của ta.

Trương Liên Đăng không nói năng gì, rời khỏi phòng, hậm hực lui xuống nhà sau, nói:

- Mẹ à, tức chết đi thôi!

Thạch Tú Anh hỏi:

- Con ta tại sao lại tức? Hãy kể cho mẹ nghe xem.

Trương Liên Đăng nói:

- Vị tiên sinh nghỉ trọ trong quán nhà mình hỏi tại sao cha lại không ở quán. Con nghe hỏi, bật khóc. Ông ta hỏi dồn, con đến kể cho ông ta nghe chuyện của nhà mình. Ông ta nói có thể giúp nhà ta báo thù, nhưng nhà ta không quen biết, không họ hàng thân thích gì với ông ta. Nếu muốn ông ta báo thù giúp thì phải nhận ông ta làm cha nuôi. Mẹ thử nghĩ xem. Mẹ là quả phụ, ông ta đòi con phải bái làm cha nuôi, vậy là đã lấn lướt mẹ con ta rồi. Bảo sao con chẳng giận?

Đại hiền nhân Thạch Tú Anh nghe con kể xong, nói:

- Con ngoan của ta, con thực là ngốc. Chẳng biết nghĩ trước,.. nghĩ sau. Vị tiên sinh ấy bảo con nhận ông ta làm cha nuôi, cũng giống như Trương ân công nhận con làm con đỡ đầu vậy. Sao con phải bực tức làm gì?

Trương Liên Đăng nghe nói vậy, bật cười khúc khích, nói:

- Là chuyện tình cảm thôi mà. Ông ta có thể giúp con báo thù, con nhận ông ấy làm cha nuôi cũng có sao.

Thạch Tú Anh nói:

- Hãy khoan. Con đi nhận cha nuôi, mẹ sẽ đi theo con. Mẹ sẽ đứng ngoài cửa. Con vào hỏi quê quán của ông ta, hỏi xem tên tuổi, lai lịch ra sao. Mẹ đứng ngoài cửa sổ nghe. Nếu thấy mẹ dậm chân, con hãy lạy, nhận ông ta làm cha nuôi. Nếu không nghe thấy tiếng dậm chân của mẹ, con tuyệt đối không được lạy ông ta.

Trương Liên Đăng ứng tiếng, đi trước dẫn đường. Thạch Tú Anh theo sau.

Tới bên ngoài phòng khách, Thạch Tú Anh đứng bên cửa sổ, nghe bên trong nói chuyện. Trương Liên Đăng vào phòng, cười, nói:

- Tiên sinh, ngài bảo cháu nhận ngài làm cha nuôi, vậy ngài sống ở châu, phủ, huyện nào? Họ tên là gì? Sau này cháu còn tìm mẹ nuôi để lạy nữa.

Hoàng thượng nghe hỏi, nói:

- Tổ tiên ta sống tại lão thành giới thuộc phủ Thuận Thiên, Quan Đông. Từ sau khi Sấm Trương làm phản, Ngô Tam Quế tới Quan Đông cầu viện binh, lão Mãn Vương thống lĩnh đại quân vào trung Nguyên diệt Sấm Vương, ta cũng theo tới đây.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.