Năm Tháng Vô Định I: Gặp Em Ngày Xuân Phân

Chương 15




Tiểu TÔ hoa chủ đi trên biển Ðông Hải hơn một con trăng mới cập tới bờ.

Mọi người lên ngựa.

Ngựa chạy hơn hai ngày qua những vùng sa mạc bát ngát.

Cứ theo quang cảnh Ở đây, Phàn Nhất Chi đoán định chàng đang bị dẫn tới miền biên tái Trung Nguyên.

Chiều hôm đó đoàn người của Tiểu TÔ hoa chủ dẫn chàng tới một dãy dinh cơ đồ sộ nằm dọc theo quan lộ Ở phía tây trị trấn chiếm cả một vùng rộng lớn với tòa ngang dấy dọc làm toàn bằng một thứ danh mộc và kiến trúc theo kiểu trên kinh với cổng tam quan lớp ngói đỏ ối. Sát lớp mái ngói là tấm hoành cực lớn viết mấy chữ "Tử Chiêm viện" bằng lối cuồng thảo đời Ðường của sư Hoài TỐ mà mấy nét hất ngược giống như những mũi kiếm dựng thăng.

Cặp ngựa song song di vào tam quan. Bọn gia nhân đã mở rộng đôi cánh nặng nề và đứng thành hai hàng dài như có ý chờ đón chủ nhân. Liếc qua đám gia nhân ấy, Phàn Nhất Chi biết rằng đây chắc không phải lũ gia nhân bình thường mà đều là những hảo thủ cả. Vừa lọt vào trong biệt trang, TÔ Lệnh Ngọc đã ra lệnh:

- Tiểu yến tẩy trần!

Nàng chỉ nói trống không chứ không chỉ đích danh một gia nhân nào nhinh có lẽ đó là lệnh quen thuộc của nàng nên được thi hành ngay tức khắc Chỉ một thoáng sau đã có một nữ tỳ áo xanh bước tới cung kính vòng tay:

- Xin mời chủ nhân và khách quan vào Tử Chiêm đình.

Quay qua Phàn Nhất Chi, TÔ Lệnh Ngọc hỏi:

- Công tử muốn nhập tiệc trước hay muốn tắm để giũ sạch bụi đường?

Chàng thật thà đáp:

- Ngu sinh chưa thấy đó, xin được tắm trước.

TÔ Lệnh Ngọc truyền lệnh:

- Dân khách quan vào Tử Chiêm tạ.

Nữ tỳ lui ra ý chờ Phàn Nhất Chi. Chàng bèn bước tới và nữ tỳ vượt lên dẫn đường liền. Băng qua một chiếc đình bát giác đề ba chữ "Tử Chiêm Ðình,, là đến Tử Chiêm tạ. CÓ lẽ trong cái Tử Chiêm viện này họ TÔ quá tự ngạo nên lấy biệt hiệu của mình đặt cho mọi chốn.

Tử Chiêm tạ là một gian nhà hình vuông nhỏ cất trên một cái ao cũng nho nhỏ trồng toàn loại sen thơm ngát. Trong tạ đã sẵn sàng đủ nước để tắm rửa, cả hương liệu để ướp thơm thân thể trước khi bước ra. Phàn Nhất Chi cố ý tắm hơi lâu để có thời gian suy gẫm về hành vi của TÔ Lệnh Ngọc. Nữ nhân này là ái nữ của TÔ Tử Kiệt xưng vương tộc nhà Hán nên hết sức giàu có và quan tâm đến Càn Khôn Yếu Quyết cùng Cái Bang Di Công. Nàng có liên quan gì đến Tư Không Thiên thiếu gia và TỔ Di Khánh thiếu chủ Cái bang Trung nguyên?

Dội từng gáo nước chậm chạp từ đầu xuống nhưng Phàn Nhất Chi không cảm thấy mát mẽ chút nào vì nỗi hoang mang về hành vi của TÔ Lệnh Ngọc. Trong người tự nhiên bực bội, chàng chà xát cho khô người rồi mặc quân áo Nữ tỳ áo xanh đã dơi sẵn ngay thềm Tử Chiêm tạ với vẻ cung kính:

- Chủ nhân tiện thiếp cung thỉnh khách quan đến Tử Chiêm viện.

Phàn Nhất Chi bước theo nàng.

Mọi phạm vi trong cái sơn trang này đều được chia ra thành những khoảnh nho nhỏ. Tử Chiêm viện cũng vậy. NÓ chỉ là một cái vườn mỗi chiều độ hơn chục thước (thước tàu) nhưng được bài trí gọt dùa khá tỉ mỉ, có đủ cả giả sơn, đường sạn đạo, đoản đình, trường đình với những hành lang uốn lượn, tất cả đều nho nhỏ xinh xinh. Một chiếc bàn vuông chạm trổ đã được bày Ở giữa vườn bên cạnh một khóm trúc vàng mượt óng ả. Giữa đám nem công chả phượng là một đỉnh trầm nhỏ đang phun lên một cột khói thẳng đứng và thơm ngát.

Quả có giống một yến tiệc bàn đào trên cõi Dao Trì nào đó nếu có thêm bầy tiên nữ nữa. Nhưng ngồi quanh bàn và ý mong đợi chỉ có hai người.

Một là nữ chủ TÔ Lệnh Ngọc và người thứ hai không có vẻ gì là người Trung Nguyên. Nữ tử vồn vã khi thấy Phàn Nhất Chi bước tới:

- Cung thỉnh công tử. Thanh Phong lương dạ, ta hãy cùng nhau uống chén mỹ tửu tẩy trần chứ!

Nữ chủ chỉ một cái ghế và Phàn Nhất Chi thong thả ngồi xuống nơi được chỉ định ấy kẹp giữa hai người. Nữ nhân vẫn giữ được nét hoa và sự vui tươi cố hữu:

- xin trân trọng giới thiệu. Cạnh tôi là công tử Phàn Nhất Chi. Giòng họ Phàn nổi tiếng Ở Yên Kinh với Càn Khôn Yếu Quyết mà ngay tại Trung Nguyên nghe nói cũng có nhiều bí sự. Ngồi cạnh công tử là Ðảo Chấn chân nhân vừa Ở miền Tuy Viễn xa xôi quang lâm tệ xá. Xin được mạn phép nói qua về chân nhân, người vốn tu học từ thuở nhỏ Ở ngoài miền biên viễn và hằng quan tâm đến Càn Khôn Yếu Quyết.

Ngừng một chút, nàng đẩy đến trước mặt Phàn Nhất Chi một cái chén nho nhỏ và một đôi đũa xinh xinh rồi mỉm cười nói tiếp:

- Ha ha! Quần hùng Trung Nguyên sau đêm đoạt được Cái Bang Di Công từ tay đại tiêu sư Phàn Huệ Chi Ở Giang Nam càng thêm rối loạn. HỌ truyền miệng nhau một câu thú vị lắm, công tử có biết không?

- Xin được nghe.

Như để kéo dài câu chuyện mình, TÔ Lệnh Ngọc gắp bỏ vào chén Phàn Nhất Chi một miếng chả lớn rồi nhìn thăng vào mắt chàng, nàng đọc rõ từng tiếng:

- "Càn khôn thọ lãnh, thượng đỉnh Thái Sơn" có phải không Ðảo Chấn chân nhân?

Người được tôn xưng là "chân nhân" lên tiến tán đồng:

- Thái sơn là ngọn núi cao nhất Trung Nguyên. Ðúng thế đó TÔ vương cô nương "Càn khôn thọ lĩnh, thượng đỉnh Thái sơn." Dám hỏi Phàn công tử một câu xin đừng trách là đường đột: chăng hay công tử có được chân truyền bí kíp ấy?

Phàn Nhất Chi đã đoán biết phần nào lý do mình được đưa tới đây hôm nay, chàng không có gì gấp gáp nên vừa nâng chén rượn vừa chậm rãi:

- Rồi ngu sinh sẽ kể hầu nhị vị về nỗi gian truân của Càn Khôn Yếu Quyết. Xin được nâng chén ra mắt TÔ lệnh cô diễm lệ đây và vạn hạnh bái yết chân nhân.

Ðảo Chấn không đợi mời lần thứ hai, nâng chén rượn uống liền một hơi lộ vẻ nôn nóng:

- Công tử vừa uống vừa nói về Càn Khôn Yếu Quyết cho ta nghe!

Cũng không có gì đáng chần chờ nữa, Phàn Nhất Chi chậm rãi kể:

- Ðúng là họ Phàn ngu sinh có Càn Khôn Yếu Quyết mật truyền lại từ đời nội tổ Phàn Ðiểm Ðao, nhưng rất tiếc ngu sinh thuở ấu thời chỉ thích đọc thi thư chứ không để ý đến võ công. Hận thay vài năm trước gia phụ ngu sinh bị bọn cường đạo Ở Giang Nam đón đường Tam Dương tiêu cục đoạt mất, gia phụ thảm tử và Càn Khôn Yếu Quyết không biết lọt vào tay ai.

cả hai người cùng hỏi một lúc:

- CÓ thật công tử không biết lọt vào tay ai không?

Phàn Nhất Chi hơi đắn đo:

- Kể ra thì nói vậy cũng sai, vì sau này ngu sinh được biết một trong những tên trong bọn cường đạo gây ra oan tử của gia phụ có TÔ Tử vương, có đúng thế không TÔ lệnh cô?

TÔ Lệnh Ngọc gõ gõ ngón tay xuống mặt bàn:

- Ðến bây giờ ta vẫn chưa rõ phụ vương có thật sự đoạt được Càn Khôn Yếu Quyết hay không, hay chỉ là lời ngoa truyền của bọn giang hồ cố ý đánh lạc hướng truy tầm của công tử. Xin chân nhân đây cho biết tôn ý.

Ðảo Chấn chân nhân không nói không rằng, lão đang chuẩn bị đưa đũa lên gắp một món ăn gì đó nhưng đột nhiên đầu đũa thay đổi bay thằng đến Phàn Nhất Chi và kẹp chặt lấy hai huyệt Thái Tuyên, Kinh Cừ Ở cổ tay chàng, chàng kinh ngạc quá không xoay sở kịp, ú ớ:

- Chân nhân làm gì vậy? Ngu sinh đã có gì thất lễ?

Vẫn giữ chặt đôi đũa, Ðảo Chấn chân nhân cười nham hiểm:

- Ta từ thuở nhỏ đã bị người lường gạt quá nhiều. Làm sao ta tin được lời bịa đặt của công tử?

- Sao gọi là bịa đặt?

Chân nhân dùng tay trái rũ mạnh một cái, một cuốn sách nhàu nát rơi ra.

Lão cười:

- Công tử đặt chuyện Càn Khôn Yếu Quyết không biết rơi vào tay ai. Tại sao ta lại có Ở đây?

Cuốn sách rơi xuống bàn phơi cái trang đầu vàng úa ra, trên ấy viết bốn chữ Càn Khôn Yếu Quyết bằng chữ kiểu chân phương. Chân nhân tiếp:

- Tiếc rằng ta chỉ có nửa bản sao quyển đầu nên mới cất công tới đây.

Tay trái không bị kiềm chế, Phàn Nhất Chi đưa ra đỡ lấy cuốn sách nhưng lão chân nhân đã chân lại:

- Ðể yên đấy, công tử định lừa ta một lần nữa sao?

Chàng vẫn bình tĩnh:

- Xin chân nhân cho ngu sinh xem qua cuốn sách, trang đầu có dấu hiệu khả nghi lắm.Nghe câu ấy, Ðảo Chấn buông đũa liền gườm gườm đôi mắt:

- Ta cho phép, nhưng công tử chớ nên vọng động, nên nhớ ngồi Ở đây là đã vào khuôn phép Ở đây, công tử không đủ công lực hòng lừa ta và lệnh vương cô đây đâu!

Phàn Nhất Chi cầm lấy cuốn sách lật coi liền. Từ đầu đến cuối đều viết bằng loại chữ Hồi Cương ngoằn ngoèo rất bí hiểm, chàng đặt xuống bàn, giọng lạnh lẽo:

- Cuốn sách chép lại này có lẽ là giả dù ngu sinh không đọc được chữ Hồi Cương. Không biết đạo trưởng lấy từ đâu nhưng bản Càn Khôn Yếu Quyết nhà họ Phàn chỉ mới hai đời làm sao lại cũ kỹ đến thế này? Vả chăng, theo ký ức thì cuốn này mỏng quá, trong khi ngu sinh được biết "yếu quyết" dạy đủ thập bát ban võ nghệ, có đến ba trăm trang chữ nhỏ li ti như con kiến.

Nét mặt lão Ðảo Chấn hơi ngớ ngẩn:

- Việc này còn tồn nghi. Vậy công tử hãy đưa ra cuốn sách thật để ta tỷ giảo xem sao?

Chàng đứng lên cười lớn:

- Chân nhân! Long vương cô! Ngu sinh tới đây đã là cá vào chậu, nếu có Càn Khôn Yếu Quyết thực thì đâu dễ để chư vị kiềm chế như ngày hôm nay?

Nữ nhân cũng đứng lên theo:

- Xin tôn ý quyết định việc này.

Ðảo Chấn chủ nhân đanh sác mặt:

- Cái này ta phải hỏi Ðảo Vũ chân nhân. Hiện nay ta hãy giữ công tử Ở đây một tuần để công tử suy gẫm lại. Nếu công tử định đánh lừa chúng ta thì sinh mạng công tử khó bảo toàn đấy!

Phàn Nhất Chi không đợi Ðảo Chấn chân nhân dứt lời, chàng vọt người lên định dùng thuật phi hành đào tẩu phóng ra ngoài Tử Chiêm viện nhưng tay áo rộng của Ðảo Chấn đã phồng ra như một tấm chắn lớn. Khi người của chàng vừa rời khỏi mặt đất đã bị tay áo lão chụp lấy quấn lại xoay vòng và ấn ngồi xuống ghế:

- Phàn công tử! Muốn ra khỏi nơi đây phải có phép của ta, đừng mơ mộng vọng động...

TÔ Lệnh Ngọc dùng chân khí thổi tắt ngay đỉnh trầm đang nghi ngút khói rối gọi:

- Thanh y!

Nữ tỳ áo xanh xuất hiện dưới khóm trúc đợi lệnh:

- Dân khách quan đây vào nghĩ ngơi trong Tử Chiêm động đợi ta!

Nữ tỳ hô nhỏ "xin vâng" và dẫn Phàn Nhất Chi đi. Biết không đủ công lực để đối phó với hai cao nhân này, Phàn Nhất Chi đành cam chịu bước theo nữ tỳ. Ðược rồi, ta sẽ tìm cách khác.

Tử Chiêm Ðộng có vẻ hợp với tên gọi của nó hơn bất cứ nơi nào trong cái Tiểu Tử Chiêm viện này. NÓ chỉ là cái phòng ẩm thấp môi bề hơn hai thước. Bước chân vào phòng nghe tiếng cánh cửa nghiến sau lưng và tiếng "cạch" của chiếc khóa ngoài, đập vào mắt chàng đầu tiên là bức tranh lớn treo giữa phòng.

Bức tranh thủy mặc vẽ một thiếu nữ đẹp dang giơ hai tay ra phía trước như định ôm chầm lấy người đối diện. Nhưng người đối diện phải rùng mình bước lùi vì mười ngón tay nhọn hoắt vươn ra như móng tay của loài ma quỷ CÓ lẽ họa sĩ chú ý dụng công nhất là mười ngón tay nàng nên được tỉa tót rất kỹ và rất đẹp. Một nét đẹp ma quái.

Phàn Nhất Chi lạnh xương sống khi có cảm giác đây chính là bức họa truyền thần nữ chủ nhân. Dưới góc phải của bức họa có viết mấy chữ cuồng thảo "Ðảo Vũ bút." Bút tích của Ðảo Vũ chân nhân? Vậy là đã rõ miền đất này đang rất gần Nhạn Môn quan, nơi ngụ cư mới của Ðảo Vũ chân nhân, người nổi tiếng am tường các ngôn ngữ kỳ bí của thiên hạ. Sao lão lại truyền thần vẽ đẹp của TÔ Lệnh Ngọc bằng hình ảnh ma quái như thế này?

CÓ lẽ lão đã biết được bản chất sâu kín của nàng rồi chăng?

Với tình hình như hiện tại chắc chàng còn phải Ở đây lâu để "suy gẫm" như lời đe dọa của Ðảo Chấn chân nhân, đồng thời cũng còn dư thời gian để chiêm ngưỡng dung nhan đẹp ma quái của nữ chủ nhân treo đối diện ngay với tấm ván gỗ kê làm nơi nghĩ lưng của chàng.

Rời bức tranh, Phàn Nhất Chi quét mắt quan sát quanh phòng. Chăng còn gì nữa cả. Trên đầu tấm ván gỗ là một cái đôn nhỏ trên đặt một ấm nước bằng đất nung và một chén đất. Thế là TÔ Lệnh Ngọc cũng chu đáo lắm rồi.

Hà! Tự nhiên lại bị giam giữ Ở cái Tiểu Tử Chiêm viện mà lần đầu tiên được biết trên đời này trong bước đường lưu lạc để đi tìm kẻ thảm sát gia phụ mình. Kể cũng oái oăm thật...

Không biết làm gì, Phàn Nhất Chi róc một chén nước đầy và quay lại nhìn bức tranh. Dường nhu mắt của người trong tranh cũng liếc theo nhìn chàng lom lom. Chàng bước lại gần xem họa sĩ dùng thủ pháp gì để mê hoặc người thưởng ngoạn đến vậy? ÐỔ ực chén nước vào miệng nhưng chàng lập tức la lên phun ra ngay. Nước mặn chát vị muối.

sức phun quá mạnh quá và Vô tình lại phun trúng bức tranh trước mặt, Phàn Nhất Chi hoảng hốt tiến lại gần định dùng tay áo lau ngay bức tranh vì sợ nước làm hỏng họa phẩm kỳ lạ ấy.

Nhưng quả là kỳ lạ. Nước thấm vào, bức tranh liền chuyển thành màu đỏ.

Màu đỏ cứ ửng lên từ từ và cuối cùng biến thành gần giống một tấm lụa đỏ hồng. Người thiếu nữ đẹp vẫn đứng yên lặng trong tranh dù mặt của nàng bây giờ đã trở nên đỏ gắt. CÓ lẽ nàng tức giận và sắp sửa chuyển mình bước ra khỏi tranh rồi chăng?

Phàn Nhất Chi kinh dị bước lui một bước, sợ mắt mình bị quáng chứ không phải bức tranh đổi màu.

Nhung chàng thấy trong người vẫn tỉnh táo, vị mặn của nước muối vẫn đọng lại trên lưỡi một chút khó chịu se se.

Giữa hai cánh tay vươn ra của mỹ nhân trong tranh hiện ra mấy dòng chữ. Chỉ vì tò mò kinh ngạc mà chàng cố công mò mẫm từng chữ:

"Ma tại thoa đầu Tiên tráo khô lâu VÕ Ðang vi định Nữ phạm song câu Mật truyền sổ nguyệt Ma tại thoa đầu...

Ma Ở thoa đầu Nhọn móng đầu lâu VÕ Ðang chưa ổn Gái phạm hai câu Quỷ nằm TÔ lầu Mật truyền vài tháng Ma tại thoa đầu...

Chàng đọc lại một lần nữa. Chữ cuồng thảo quả. Chàng chỉ có thể vừa đọc vừa đoán nên không biết chắc có đúng không. Càng đọc càng mù tịt.

Nhưng linh cảm đây là bài thơ kỳ dị, chàng nhẩm thuộc lòng dù không hiểu hết ý nghĩa của nó.

Cứ lẩn quẩn tìm nghĩa bài thơ ma quỷ này một lúc đã mệt ngất, chàng ngả lưng nằm xuống tấm ván vừa thiu thiu chiêm nghiệm bức tranh. Một lúc sau, khi mở mắt nhìn kỹ lại thì bức tranh đã trở về màu sắc ban đầu của nó và bài thơ ma quỷ kia cũng đã biến mất. Mỹ nhân trong tranh vẫn đứng yên trong tư thế vươn hai tay đầy móng vuốt tới trước. Gương mặt nàng hấp dẫn một cách kỳ lạ khiến người xem có thể quên cả móng vuốt của nàng đang chờ sẵn để xiết chết mình. Mái tóc của nàng xõa trống Ở phía dưới nhưng Ở phía trên lại được húi cao bằng những cây thoa cài đầu long lanh như bằng bạc.

Phàn Nhất Chi có cảm tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ ngắn.

CÓ thật bức tranh đã đổi màu và có bài thơ quỷ thật không? Hoặc là trong cơn hoảng loạn chàng đã tưởng tượng ra thế?

Cuộc đời vẫn có nhiều bất ngờ, chính vì muốn hành hạ chàng trong cái Tử Chiêm động chật hẹp này, TÔ Lệnh Ngọc đã giúp chàng đọc được bài thơ ma quỷ trong bức tranh mà đến bây giờ có lẽ nàng cũng chưa biết tới.

Dù chưa hiểu được ý nghĩ bài thơ ấy nhưng không lẽ Ðảo Vũ chân nhân lại viết Vô tình? NÓ phải có một mục đích nào đấy chứ?

Phàn Nhất Chi thì thầm đọc lại trong đầu. Chăng hiểu gì cả. Chỉ lõm bõm hiểu chắc được mấy câu "Ma tại thoa đầu, thoa đầu, thoa đầu," mấy câu này thì đơn giản vì có lẽ không đọc sai được vì toàn những nét chữ dễ đoán.

Chàng vừa nhẩm đọc vừa nhìn lên mấy nhánh thoa cài trên đầu mỹ nhân trong tranh. NÓ sáng long lang khác thường. Chàng nhún người một cái đã đứng sát bức tranh. Ðưa tay sờ lên mấy nhánh thoa ấy, chàng giật mình. NÓ là thoa thật được gài vào tranh chứ không phải là thoa vẽ.

Rút ra một chiếc, Phàn Nhất Chi thăm dò động tĩnh. Tự nhiên chàng sợ rút hết một lúc mấy chiếc thoa, tóc mỹ nhân tức khắc sẽ xõa ra như tóc thật thì nguy tai. May thay không có gì khác thường, chàng chậm rãi rút hết tất cả bốn cây thoa trên bức tranh.

Lùi lại một chút, chàng vừa vân vê mấy cành thoa vừa ngắm dung nhan mỹ nhân. Dường như mất thoa mỹ nhân có vẻ giảm dung quang và bức tranh có một vẻ trơ trẽn là lạ.

Ðưa một cành thoa lên ngắm, Phàn Nhất Chi không hiểu nó được làm bằng chất kim loại gì mà sáng lóng lánh và tròn trịa tựa như được cùng đúc Ở một khuôn ra.

Vừa lúc ấy có tiếng động ngoài cửa.

Thanh y nữ tỳ bước vào với câu hỏi:

- Chủ nhân vấn an khách quan và hỏi khách quan đã suy gẫm kỹ về điều chủ nhân muốn biết chưa?

Phàn Nhất Chi dậy ý trong đầu chớp nhoáng, chàng vờ nhăn mặt:

- Ta sẵn lòng, tuy nhiên xin gởi đến chủ nhân một lời trách sao nỡ để ta chết khát?

Nữ tỳ vừa dợm chân bước vào, Phàn Nhất Chi đã nhanh như chớp tung cánh thoa nhọn ra. Người nữ tỳ chắc cũng có biết chút ít võ học, nàng dùng thân thủ nhanh nhẹn vọt ngay ra sau đồng thời sập cánh cánh cửa lại.

Nhưng chính Phàn Nhất Chi cũng kinh ngạc không hiểu tại sao cánh thoa đang Ở trong tay chàng bỗng bay lên kêu "vo vo" như tiếng cả bầy ong kêu và bay vọt ra. NÓ đâm vào cánh cửa và thay vì ghim cứng lại Ở đó lại xuyên qua đuổi theo mục tiêu, cuối cùng ghim đúng vào tim của thanh y nữ tỳ.

Người nữ tỳ gục ngay xuống chân cửa co giật chết ngay tức khắc. Ðến chàng cũng kinh hoàng vì thật tâm chàng không có ý định sát thủ.

Phàn Nhất Chi vọt ngay ra cửa, chàng cúi xuống xác người nữ tỳ, vuốt mắt cho nàng và lấy lại cánh thoa độc hiểm nọ. Ðầu thoa vẫn còn dính một chút máu đo đỏ. Không còn thì giờ để thương tiếc nữa, Phàn Nhất Chi theo dãy hành lang bước vào gian chính sành.

Nép vào sau mấy hàng cột, chàng đã nhìn thấy TÔ Lệnh Ngọc và Ðảo Chấn chân nhân đang cùng nhau đấu kiếm ngoài sân. Tất cả giác quan của chàng đều mở rộng đến độ lớn nhất để xem họ làm gì.

cả hai đều là những hảo thủ nên kiếm của họ đi rất ảo diệu, duy có một điều chắc chắn: họ đang tập song đấu với nhau vì thần thái của họ rất ung dung ôn hòa. Nhất là miệng của TÔ Lệnh Ngọc luôn luôn hé nở nụ cười ấm áp Hơn một khắc trôi qua, Ðảo Chấn chân nhân bỗng vọt lên không rồi văng mình ra xa cười lớn:

- Lệnh cô kiếm pháp thăng tiến lắm. Ðất Trung Nguyên này không chắc có đệ nhị nhân đối kiếm được với lệnh cô đâu.

TÔ Lệnh Ngọc uyển chuyển đi lại gần cái kỳ đài đặt Ở mé sân. Nàng nhấc cái đồng hồ có hình một con rồng đang nhả cát xuống chính thân mình lên cười to:

- Chân nhân và tiểu thiếp luyện kiếm từ giờ thân đến giờ đã gần giờ tuất, có lẽ cũng đã đói bụng. Ta ra Tử Chiêm viện thôi chứ.

Chân nhân tiến đến gần nàng, nhấc cuốn sách đặt trên kỷ lên định bỏ vào ốngtay áo.

Phàn Nhất Chi biết thêm họ đang luyện tập theo kiếm phổ trong Càn Khôn Yếu Quyết. Lúc Ở Tử Chiêm viện dự yến với họ chàng đã trông thấy yếu quyết này và trong bụng vẫn còn bán tín bán nghi nhưng ngoài miệng chàng cứ đoan quyết là giả để khiêu khích lão chân nhân chơi.

Hai người chuẩn bị rời tiền đình để vào Tử Chiêm viện.

Phàn Nhất Chi đứng chân ngay lối đi.

Chân nhân hơi sững lại khi nhìn thấy chàng, còn TÔ Lệnh Ngọc thì la hoảng:

- Phàn công tử! Làm sao ra đây được?

Chàng cười mỉa mai:

- Ða tạ lệnh cô đã cho uống diêm thủy (nước muối), vãn sinh thấy trong người sảng khoái nên định ra dạo quanh đồng thời xin phép lệnh cô được rời khỏi nơi đây.

Ðảo Chấn chân nhân khoa trường kiếm điểm liên tiếp ba bốn chiêu vào mặt chàng. Tự biết chiêu pháp ảo diệu của hai người, chàng hô lớn:

- Ða tạ lệnh cô! Ða tạ chân nhân! Hãy xem bí thuật của tại hạ đây!

Chàng búng liên tiếp hai cánh thoa trong tay ra.

Hai cánh hoa cùng rít lên một lúc kêu "vo vo" như có nguyên cả bầy ong vỡ tổ TÔ Lệnh Ngọc trợn mắt:

- ơi! Cái gì thế này?

Nhưng nàng không kinh ngạc được lâu. Cành thoa đã cắm đúng tim nàng khiến nàng quy ngay xuống. Còn Ðảo Chấn chân nhân sẵn kiếm trên tay, lão quét một đường định đánh bạt thoa đi. Cánh thoa đụng kiếm kêu "choáng" một tiếng tóe lửa nhưng thay vì rơi ngay xuống, nó lại xoay tít một vòng tiếp tục nhắm tim chân nhân phóng tới. Chân nhân thất sắc nhảy lùi một bước rồi vội vàng phi thân lên thềm sảnh. Cánh thoa này đúng là cánh thoa quỷ. NÓ như có mắt nhìn đuổi theo sát lưng lão khiến lão cũng phải la hoảng:

- Phàn công tử! Thu hồi ám khí mau! Ta sẽ bàn định với nhau sau!

Nhưng chính Phàn Nhất Chi cũng không biết cách nào thu hồi cánh thoa được huống gì chàng không có ý muốn thu hồi.

Lão chân nhân ngẩn người nhìn Phàn Nhất Chi với đôi mắt tuyệt vọng, chỉ kịp kêu lên câu cuối cùng:

- Ma vật này của Ðảo Vũ chân nhân đây mà. Sao lại lọt vào tay ngươi?

Mũi thoa đã cắm phập vào tim lão. Cũng chung số phận với TÔ Lệnh Ngọc, lão gục xuống nằm vắt vẻo trên mấy bậc thềm dãy vài cái rồi tắt thở.

Chàng thu hồi hai cánh thoa kinh dị, không quên thò tay vào ống tay áo Ðảo Chấn chân nhân thu hồi luôn Càn Khôn Yếu Quyết mà chàng chưa xác định được là giả hay chân.

Ngay lập tức, bọn võ sĩ hộ vệ và bọn tỳ nữ cũng tràn đến, trên tay mỗi người đều có đao kiếm. Phàn Nhất Chi nhặt vội kiếm của lão chân nhân rơi gần đó rồi nói lớn:

- Chư vị! Tại hạ lưu lạc giang hồ chăng may rơi vào đây ngoài ý muốn.

Nay xin bái biệt, chư vị đã thấy TÔ lệnh cô và Ðảo Chấn chân nhân là hai võ lâm cao thủ đều bị độc thoa của tại hạ thảm sát. Tại hạ không có oán cừu với chư vị, xin đừng ép nhau, bái biệt!

Chàng băng người ra phía cổng sơn trang. Kể ra lời chàng quá hữu lý.

Bọn gia nhân đành thõng tay để chàng lách người qua cánh cổng nặng nề.

* * *

Ðảo Vũ chân nhân Ở trong một gian nhà nhỏ giữa rừng mai cách Nhạn Môn quan ba dặm. Tự cho mình đã thông mọi lẽ huyền vi trên đời nên nơi ngụ cư của lão không có cổng không có cửa cũng chăng có một gia nhân.

Lão bắt chước Lư Ðồng (một thi sĩ đời Ðường) vào núi ẩn cư một mình chỉ với bộ quần áo củ.

Mới hôm qua khi vào rừng tìm một gốc mai già nấu trà trở về, Ðảo Vũ phát hiện nhà mình có thư gởi đến. Lão đã tự diệt được hết mọi tình cảm nên cầm thư lặng lẽ đọc:

"Trình chân nhân văn kỷ, Tiểu nữ là TÔ Lệnh Ngọc, ái nữ TÔ Tử vương cùng Ðảo Chấn chân nhân mới Ở cực bắc xuống, rất mong được chân nhân dời vân xá đến tệ xá để vấn an tiện dịp xin được nghe tôn ý về nguồn gốc của bản Càn Khôn Yếu Quyết.

Quyết tâm đợi chân nhân. TÔ thị bái bút" Cất bộ mai già vào một góc nhà, lão cũng định sẽ sửa soạn đến thăm nữ tiểu vương xinh đẹp mà lão hàng nghe tên, đồng thời tìm thăm hiểu về Ðảo Chấn sư đệ mà lão cách xa đã lâu.

Lão chỉ không ngờ rằng khi TÔ Lệnh Ngọc gửi lá thư ấy chính là lúc Phàn Nhất Chi còn nằm trong Tử Chiêm động và đang mò mẫm bức tranh ma quái của lão.

Hôm nay khi lão sửa soạn định lên đường thì tình hình đã khác rồi, nếu biết được có lẽ lão cũng không nên đi nữa làm gì. Trước khi xuất hành, Ðảo Vũ chân nhân gieo một quẻ Khổng Minh và lão thừ mặt:

- Hừ! Quẻ này lạ quá! Bây giờ đang giờ thìn, nếu quẻ linhnghiệmthì mọi chuyện đã lật ngược tất cả, ta đi không lợi.

Tuy biết vậy nhưng tâm trạng Ðảo Vũ vẫn áy náy, lão tìm lá thư của tiểu vương chủ đọc lại. RÕ ràng lá thư mới đến tay lão hôm qua. Cạnh trái của lá thư còn rõ mồn một một giòng chữ nhỏ xíu ghi ngày tháng. "Sau tiết thanh minh hai ngày, sao Chùy đóng Ở quẻ Chấn." Không lẽ lại có sự biến? Lão bồn chồn trong bụng cứ đi ra sân lại trở vào, hoang mang chưa quyết.

Sau cùng Ðảo Vũ quyết định cứ đến Tiểu Tử Chiêm viện thử xem sao, chăng gì lão cũng nặng tình đồng môn, với Ðảo Chấn, nếu có rủi ro lão cũng đành chịu vậy.

Bước chân ra khỏi cái cửa thấp của gian nhà cỏ, Ðảo Vũ chân nhân bỗng đứng sững lại. Trước mặt lão là một người lạ, lão hỏi:

- Các hạ tìm ai Ở rừng mai này?

Ðáp:

- Tiểu sinh là Phàn Nhất Chi, trưởng tử của đại tổng tiêu sư Tam Dương tiêu cục Lão vỗ trán hai cái:

- HỌ Phàn! A, ta nhớ rồi, trước đây hai mươi năm ta có dịp gặp Phàn Huệ Chi, các hạ đến ta để học bí thuật?

- Chính thế.

- Ðiều kiện ta đã có lần nói với nghiêm đường, không biết các hạ có biết?

- Tiểu sinh chưa biết, nhưng hôm nay tiểu sinh có vật này trao đổi, không biết chân nhân có chấp thuận?

- Vật gì?

Chàng dơ ra bản Càn Khôn Yếu Quyết đoạt được của Ðảo Chấn chân nhân Lão trố mắt:

- Ồ! Càn Khôn Yếu Quyết, bản này của chính họ Phàn?

- Chăng lẽ có bản không phải của họ Phàn?

Lão mỉm cười:

- CÓ chứ! Trước đây đã có một vương tử họ TÔ đến đưa ta đọc một bản giả. Ta đuổi hắn về rồi.

- Chân nhân đọc được thứ chữ Hồi Cương này chứ?

- vậy nghĩa là các hạ muốn ta đọc cho các hạ chứ gì?

- Chính vậy, nhưng để công bằng, tiểu sinh sẽ cùng học Càn Khôn Yếu Quyết với chân nhân.

Ðảo Vũ cười ha hả:

- Té ra hôm nay là một ngày đại cát. Thôi, các hạ vào tệ xá cất hành lý đi chứ.

Lão bỏ ý định đến Tiểu Tử Chiêm viện và cũng quên luôn câu dặn dò của nữ chủ nhân xin được nghe tôn ý về nguồn gốc Càn Khôn Yếu Quyết vì hôm nay lão đã nắm được Càn Khôn Yếu Quyết rồi, còn cần gì thắc mắc về nguồn gốc?

Thế là từ hôm đó, Phàn Nhất Chi bắt đầu Ở lại rừng mai với Ðảo Vũ chân nhân ngày ngày cùng đem Càn Khôn Yếu Quyết ra luyện tập.

Mặc dù biết Càn Khôn Yếu Quyết này chỉ là một phần nhỏ của bản Càn Khôn Yếu Quyết mà chàng đã thấy từ nhỏ nhưng tâm niệm "thà ít còn hơn không có một chút gì" nên chàng ra công học tập và giữ kín điều này, không cho Ðảo Vũ chân nhân biết. Còn Ðảo Vũ chân nhân, cho dù là một "chân nhân" lúc nào cũng rêu rao đã dứt được mọi tham ái trên đời nhưng lão lại lại lập tâm khác: Trong lúc đọc các câu chữ bằng Hồi Cương văn, lão đọc hoàn toàn ngược lại với thâm ý để Phàn Nhất Chi tập luyện theo một cuốn sách khác do lão lật ngược nghĩa cuốn sách chính. Còn lão, đêm đêm lén lút vào rừng mang sách ra học theo nghĩa giấy trắng mực đen.Lão không thể ngờ được đây là "yếu quyết" giả vì chính Phàn Nhất Chi do không đọc được chữ Hồi Cương nên cũng nửa tin nửa ngờ. Vả chăng, lão ngờ sao được khi Càn Khôn Yếu Quyết đã nổi tiếng khắp giới giang hồ là bí kíp mà chàng chính là truyền môn nhân duy nhất còn sót lại.

Thời gian thấm thoát đã đầy năm.

Ngày cùng nhau học đến trang cuối cùng của "yếu quyết" Ðảo Vũ chân nhân mới thố lộ cùng chàng:

- Tối nay các hạ cùng ta thức uống trà thưởng trăng, có lẽ chúng ta cũng sắp phải chia tay rồi.

Qua thời gian sống Ở rừng mai, Phàn Nhất Chi cũng cảm thấy quyến luyến nơi này, chàng ngập ngừng đáp:

- Ða tạ chân nhân đã giúp tiểu sinh học được bí pháp họ Phàn. Tiếc rằng thù nhà còn nặng, xin hẹn khi rửa xong oán hờn sẽ quay lại tìm lão chân nhân Ðảo vũ cười buồn:

- Biết ngày ấy ta còn thường trụ trong cõi đời này nữa không? Vả chăng, kể cả tình cảm quyến luyến cũng chỉ là giả tưởng thôi các hạ à.

Phàn Nhất Chi thở dài:

- Biết cõi đời đều là giả tưởng cả sao ta không dĩ giả vi chân. ấy mới là một trí giả.

Ðảo Vũ chân nhân hơi chột dạ khi nghe Phàn Nhất Chi nói câu này, không biết chàng có ám chỉ gì đến hành vi lén lút của lão không? Trong lòng áy náy không yên, lão quyết định:

- Hôm nay sau khi học hết trang cuối cùng của "yếu quyết" ta với các hạ thử so kiếm với nhau để ấn chứng công phu tu tập đã trọn năm nay.

Phàn Nhất Chi ho an hỉ:

- Hoan nghênh lão chân nhân! Tiểu sinh cũng nóng lòng biết công lực của Càn Khôn Yếu Quyết lâu lắm.

Chiều hôm ấy khi ăn qua bữa cơm với vài củ chuối rừng chấm muối, Ðảo Vũ chân nhân và Phàn Nhất Chi cùng xách kiếm ra một khoảng đất trống mà lão chân nhân đã chọn sẵn làm đấu trường, lão dặn:

- các hạ xuất kiếm thật sự nhé! Ta cứ coi đây như một trận quyết đấu, có thế mới thi triển được hết công phu mà ta đã khổ công.

Lão đem theo một thanh kiếm kỳ dị, lưỡi của nó không thăng như bình thường mà lại uốn thành đường cong như vết bò của rắn.

Ra đến đấu trường Ðảo Vũ chân nhân xuất chiêu trước, tự nhiên lão hạ thấp người đi một đường kiếm ngoằn ngoèo như đường đi của một con rắn nhắm thăng vào người Phàn Nhất Chi. Chàng kinh ngạc trong một thoáng vì kiếm phổ trong Càn Khôn Yếu Quyết không hề có chiêu thức này. Kiếm của lão đã tới gần, không thể chần chờ được nữa, chàng đành đọc thầm trong đầu các bài kiếm và cứ thế tuần tự ra chiêu đối lại.

Quần thảo với nhau trên ba mươi hiệp, đột nhiên nghe như mồm Ðảo Vũ chân nhân phát ra những tiếng khè khè như khí quản bị nghẹt và mồ hôi lão tuôn ra như tắm. Nhìn thần thái lão, Phàn Nhất Chi biết lão không thể cầm cự được trên ba mươi hiệp nữa. Chàng hoang mang trong dạ không hiểu sao lão đánh toàn chiêu thức quái dị trong khi hai người cùng học từ một gốc và cùng một thời gian như nhau.

Quả đúng như chàng dự đoán, đến hiệp kế đó tay kiếm Ðảo Vũ chân nhân tự nhiên run lên bần bật, người lão toát ra nhiệt khí nóng hừng hực khiến lão phải kêu lên:

- Các hạ! Tạm ngưng tay đi thôi, hôm nay ta chắc bị trúng thực rồi hay sao mà trong người quái lạ quá!

Thấy lão đã đuối, Phàn Nhất Chi chậm tay kiếm lại hỏi:

- Lão chân nhân nói sau, cùng ăn một bữa như nhau tại sao tiểu sinh lại không bị trúng thực?

Ðảo Vũ chân nhân đã kiệt sức hoàn toàn, lão ngã vật ra giữa mặt đất đầy những lá khô bắt đầu rên rỉ:

- ôi! ôi! Chắc không phải trúng thực đâu. Tự nhiên sao ta đau như có hàng ngàn con trừng đang cắn dọc theo kinh Dương Minh thế này?

Nghe xong câu này, lão dãy lên đành đạch và luôn miệng gào "đau quá" "chết mất" khiến Phàn Nhất Chi cũng đâm kinh hoảng. Chàng vội vã ôm lấy lão định xem kinh mạch. Mới chạm sơ vào tay lão, chàng kinh hãi kêu lên:

- Trời ơi! Sao người chân nhân nóng như hòn than vậy?Lão thều thào đáp:

- Ta có biết đâu! ôi! Hôm nay chắc ta chết vì ngũ tạng rối loạn lên hết cả rồi!

Lão tiếp tục lăn lộn dưới đất. Phàn Nhất Chi trong cơn kinh hoàng hoang mang lắp bắp:

- Hay là ta học phải Càn Khôn Yếu Quyết giả rồi?

Nghe câu này, người Ðảo Vũ chân nhân khẽ giật lên một cái, lão thu hết hơi sức hò i:

- Các hạ bảo sao? Làm gì có bản Càn Khôn Yếu Quyết giả?

Nhìn lão đau đớn cong người như con sâu, Phàn Nhất Chi chậm rãi nói:

- Tiểu sinh cũng không dám quả quyết. Bản Càn Khôn Yếu Quyết này tiểu sinh lấy được từ tay Lãng Dữ chân nhân. Vì bản của gia phụ tiểu sinh chỉ thấy khi còn thơ ấu nên không dám quyết đâu là chân đâu là giả.

Lão Ðảo Vũ tiếp tục lăn lộn vì đau đớn. Lão kêu lên:

- ôi trời! Thế thì đúng là bản giả rồi còn gì! Các hạ đã tự hại rồi!

Nửa câu sau có lẽ lão tự trách lão thì đúng hơn. Vì đến bây giờ Phàn Nhất Chi hoàn toàn không có dấu hiệu gì đau đớn như lão. Phải chăng vì lão đã tự đọc sai bản chính văn cho chàng tập và chàng cứ nhắm mặt học theo nên không ảnh hưởng gì? Hoặc là lão đã học đúng bản giả còn bản do lão đọc lật ngược ý nghĩa biến thành một bản khác hắn nên lão bị tẩu hỏa nhập ma còn chàng thì không? Bây giờ lão vừa lăn lộn vì đau đớn thể xác, vừa đau hận vì chính âm mưu của mình hại mình. Lão gầm lên:

- HỌ Phàn! Ta chắc sắp chết, nhưng ta không dễ dàng để mi đi thoát đâu.

Mi phải nếm Ðộc Thoa ảnh của ta!

Ðảo Vũ chân nhân rút ngay từ gấu áo trong ra một loạt thoa độc. Vì lão đã kiệt lực nên tay lão run lẩy bẩy không còn nhanh nhẹn nữa. Phàn Nhất Chi sáng mắt lên khi nhìn thấy ba cánh thoa mà lão gọi là Ðộc Thoa ảnh giống y hệt mấy cánh thoa mà chàng lấy được trong Tử Chiêm động, chàng liền hỏi:

- Phải thoa cài đầu của mỹ nhân có mười vuốt quỷ đó không?

Trong lúc Ðảo Vũ chân nhân trợn mắt vì kinh ngạc, Phàn Nhất Chi lấy ra mấy cánh thoa. Chàng vân vê chúng trong tay:

- Tiểu sinh cũng có Ðộc Thoa ảnh đây. Nếu muốn hạ thủ bây giờ có lẽ tiểu sinh ra tay nhanh hơn chân nhân đó!

Mắt Ðảo Vũ đã trắng dã và bọt mép cũng phun ra trắng cả vành miệng.

Trước cảnh hấp hối đau đớn của Ðảo Vũ, Phàn Nhất Chi cũng động tâm, chàng hạ giọng:

- Chân nhân lầm rồi, Ở dưới suối vàng TÔ lệnh cô sẽ có dịp tường trình cùng chân nhân.

Ðảo Vũ chân nhân oằn lên co giật. Phàn Nhất Chi biết lão sắp vĩnh biệt cuộc đời chàng thở dài quay về căn nhà cỏ của lão lo sửa soạn hành lý từ giã nơi đây ngay trong đêm. Chàng đã tự giam mình nơi rừng mai này đã có hơn năm rồi, không biết tình hình các người thân của chàng ra sao? Rồi còn Tuệ Chân mà chàng chợt thấy mơ hồ nhớ, còn Quan Thượng Cầu, Ðinh Chu Diệp, không biết họ đã lưu lạc tới phương trời nào?

Quả có đúng như lời Ðảo Vũ chân nhân than thở, mọi chuyện gặp gỡ, chia ly trên đời này chỉ là giả tưởng thôi, nhưng không có những giả tưởng ấy có lẽ dời chàng cũng Vô vị nhiều lắm...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.