Một Đường Đau, Một Đường Yêu

Chương 29: Bí mật




Lãnh Nghệ nói:

- Về điểm ngươi nói hung thủ này cả gan làm loạn là rất đúng, ta thực đồng ý.

Nghe vậy, Đổng sư gia rất là cao hứng, miệng cười toe toét.

- Nhưng, ta không quá đồng ý việc ngươi nhận định hung thủ là phản tặc triều đình. Bởi vì bọn cường đạo kia thường là tội phạm bị nha môn truy nã, bình thường còn tránh không kịp huống chi là đi gây án tại nha môn, trừ phi đó là bọn cướp ngục linh tinh. Vả lại, lấy bản lĩnh của bọn chúng muốn gian sát một nữ tử, chỗ khác không làm, tại sao lại chạy về nha môn để làm? Giết người thì nhanh ngưng muốn cướp hiếp thì lại cần khá nhiều thời gian. Nơi người đến người đi như nhà vệ sinh thật sự không phải là một nơi lý tưởng để gây án. Cho nên hung thủ không có khả năng là cường đạo.

Đổng sư gia khen ngợi từ đáy lòng nói:

- Lời nói của lão gia khiến lão nhân hiểu ra rất nhiều.

Lãnh Nghệ nói:

- Ta muốn tự mình thẩm tra bản án này, hãy nhanh chóng tìm ra điểm khả nghi mà phá án.

- Lão gia đích thân phá án, tất nhiên sẽ dễ như trở bàn tay.

Lãnh Nghệ cởi mũ ra, sờ sờ mái tóc ngắn lởm chởm của mình, ngại ngùng nói:

- Chập nữa về nhà, nếu nương tử có hỏi ta sao lại thế này, ngươi hãy nói giúp ta để nàng khỏi phải lo lắng.

Đồng sư gia vội vàng đáp ứng nhưng trong bụng lại cười thầm: “Đã biết như vậy, lúc trước sao còn khóc đòi xuất gia, ngay cả tóc đều cắt hết, bây giờ lại sợ nương tử biết sẽ lo lắng. Đúng là tuổi trẻ bồng bột.”

Lúc xế chiều, bọn họ tới huyện Âm Lãng. Quanh co một lúc thì trông thấy nha môn ở giữa sườn núi, ở đó có thể nhìn xuống toàn thành. Nhìn từ xa trông nha môn không lớn, mặt tường đã cũ nát. Nhưng vẫn có một con đường dẫn vào thành, cạnh đó còn có một dòng sông nhỏ xinh đẹp mà yên tĩnh uốn lượng trong nội thành rồi xuyên qua tường thành chảy ra ngoài. Xem ra nơi này đi lại chủ yếu bằng đường thủy và đường bộ. Xuống núi liền thấy một con đập gồ gề, xa hơn chút nữa chính là cổng thành. Người ra vào cổng thành đa số là người dân sông trên núi, trên đầu đều quấn khăn xếp màu trắng, trên lưng mang sọt, bận rộn ra ra vào vào. Trước cửa thành có hai binh sĩ bộ dáng uể oải đang ngồi nghiêng lệch tránh mưa trên cái bàn, hai cây trường thương thì thả trên mặt đất, không biết bị con trâu đi ngang qua kéo đến ngâm bãi *** trâu ở phía trước từ khi nào.

Thấy xe ngựa của Lãnh Nghệ từ xa đi tới, bọn họ nhận ra đây là xe của Huyện lão gia liền vội vàng đứng lên, nhớ tới trường thương nằm trên mặt đất thì mới phát hiện bên trên có dính *** trâu, trong miệng rủa thầm nhưng họ vẫn cầm lên, phủi xuống cức trâu rồi mặc kệ mùi thối mà cầm dựa vào trên bả vai, sống lưng thẳng tắp. Lãnh Nghệ vén rèm xe lên xem xét rồi chậm rãi gật đầu.

Xe ngựa vào thành. Phần lớn nhà cửa trong thành đều rất cũ nát, đôi khi có thể nhìn thấy một số tòa nhà lớn. Cái làm cho người ta cảm thấy thoải mái là trong thành có rất nhiều cây xanh, không ít gốc cây lớn tới mức phải hai cánh tay người ôm mới hết, tán lá giống như những chiếc ô lớn có thể che khuất vài mái nhà. Mặt đường dài và hẹp đều được lót đá xanh, chỉ là sắp xếp không quá trật tự, có chỗ đã hỏng, có chỗ lõm xuống hoặc lồi lên rất gập ghềnh. Hai bên đường phố đều là nhà gỗ hai tầng khá giống nhau. Tầng dưới là từng gian hàng, đều dùng ván gỗ hẹp, dài đặt trên hai chiếc ghế gỗ, mặt trên bày biện hàng hóa, trên vách tường thì treo vài bộ y phục. Mặt sau và tầng trên là nơi ở của các hộ gia đình. Một đoạn trúc dùng để nâng cánh cửa sổ sát đường, không biết khi nào thì nện vào trên đầu vị công tử qua đường, giống như cảnh xưa của Tây Môn Khánh cùng Phan Kim Liên(1). Lãnh Nghệ vừa nhìn vừa nghĩ lung tung, còn chiếc xe ngựa lung la lung lay đi dọc theo đường phố, mã phu kêu:

- Tránh ra, tránh ra! Nhường đường cho xe của Huyện đại lão gia mau!

“Ở trong phim đều là các nha dịch uy phong lẫm liệt đi trước gõ chiên mở đường, đâu đến mức để mã phu thét to như thế này.” Lãnh Nghệ nhìn có chút dở khóc dở cười. Xe ngựa đi đến một đại môn cũ nát thì dừng lại, Lãnh Nghệ vén rèm cửa lên nhìn thoáng qua chỉ thấy trên đại môn treo một tấm biển bằng gỗ đã cũ, viết thể chữ lệ “Nha Môn Âm Lăng”. Ba bậc thang bằng đá xanh hẳn là đã có từ lâu nên đều bị mài đến sáng loáng, những nơi thường đi qua nhìn có chút lõm xuống. Hai bên đại môn là hai nha dịch vác lấy đại đao, lười nhác ngồi trên tảng đá ở lan can. Thấy xe ngựa đến gần mới vội vàng chào đón, nhìn Lãnh Nghệ cúi đầu khom lưng nói:

- Đại lão gia, ngài đã trở lại! A…Tóc ngài..?

Đổng sư gia vội nói:

- Chuyện của lão gia, các ngươi hỏi nhiều làm gì?!

- Dạ dạ.

Hai nha dịch không dám hỏi nhiều, vội lấy hành lý của Lãnh Nghệ và Đổng sư gia từ trên xe ngựa xuống. Lãnh Nghệ xuống xe cũng không nhìn ngó xung quanh để không lộ ra sơ hở, dù sao sau này cũng có nhiều thời gian xem xét. Hắn bước vào đại môn nhìn thấy mấy người dân mặc vải thô đang đứng trước bức tường dán bố cáo, công văn… để ghi chép gì đó, trông thấy Huyện thái gia đến, đều nhanh chóng khom người tránh qua một bên. Lãnh Nghệ không biết viên tri huyện mà mình thay thế là người đối đãi dân chúng như thế nào, cho nên không dám khiến người khác chú ý, chỉ làm như không nhìn thấy bọn họ. Mặt sau đại môn là một viện tử rộng lớn, hai bên là hai hàng nhà triệt, trên cạnh cửa còn ghi “Lại, hộ, lễ, binh, hình, công” là tên của sáu ngành trong nha môn, phụ trách toàn bộ công việc trong huyện, bên trong còn thấy một ít thư lại (người phụ trách ghi chép) đang bận rộn.

Từ lúc thấy Lãnh Nghệ từ đại môn đi vào, các tư phòng (người phụ trách các phòng) đều nhanh chóng đi ra nghênh đón, cúi đầu khom lưng nói hắn đã vất vả rồi. Một số thư lạiđi theo sau hắn. Một tư phòng đứng đầu nói:

- Thủ hạ đi kêu chủ bộ đại nhân.

Thời gian ở khách điếm, Lãnh Nghệ đã thăm dò được trong nha môn của bọn họ chỉ có hai quan chức triều đình, một là tri huyện, một cái là chủ bộ. Chủ bộ tên là Khâu Hồng, vốn là một nhà nho đã cao tuổi. Khi chủ bộ đang xử lý công việc nghe được tri huyện đến đây liền vội vàng chạy ra nghênh đón.

Lãnh Nghệ thấy một lão nhân gầy guộc đi theo tư phòng kia, chắc đó là chủ bộ. Cước bộ của lão già này có chút tập tễnh, đi đến trước mặt Lãnh Nghệ, lạy dài thi lễ nói:

- Ty chức cung nghênh Tri Huyện đại nhân.

Mặc dù Lãnh Nghệ đội mũ nhưng chỗ tóc ngắn ở thái dương vẫn làm cho người ta chú ý, ngay cả chủ bộ mắt mờ đều nhìn ra. Cả đám giật mình nhìn đầu của hắn, lại hồ hồ nghi nghi nhìn vẻ mặt không chút biểu tình của Đổng sư gia đứng bên cạnh. Lãnh Nghệ nhìn chủ bộ, rồi học theo bộ dáng quan lại trong phim truyền hình, húng giọng nghênh ngang nói:

- Thế nào a? Mấy ngày nay, không xảy ra chuyện gì chứ?

- Hồi bẩm đại nhân, không có, chỉ có công văn của Tri phủ đại nhân gửi lại đây thúc giục việc thu thuế.

- Rồi, đã biết. Ta muốn tự mình tra cái kia vụ án, ngươi đi làm việc của mình đi! Trong thời gian này nhờ ngươi nhiều chuyện, vất vả cho ngươi rồi.

Nghe vậy, mặt mày chủ bộ Khâu Hồng liền hớn hở, nhanh chóng khom người nói:

- Không dám! Vậy ty chức xin cáo từ.

Nói xong, chắp tay làm lễ rồi xoay người đi làm công việc của mình. Đối với đám người trước mặt, Lãnh Nghệ chả biết ai, nhìn bộ dáng cúi đầu khom lưng của bọn họ như có lệ. Hắn đành cố nhớ kỹ diện mạo cũng những người đó lại. Rồi trên mặt làm ra biểu tình thâm sâu khó dò, giọng nói lạnh lùng nói:

- Vũ bộ đầu ở chỗ nào?

Một tư phòng trả lời:

- Hẳn là đang ở phòng trực. Để tiểu nhân đi gọi?

- Được, gọi đi.

Tư phòng kia không biết Lãnh Nghệ gọi đến để làm gì, chỉ đáp ứng rồi nhanh chóng chạy đi kêu. Lãnh Nghệ thấy hắn đi vào cánh cửa nhỏ bên cạnh đại môn, xem ra đó là cửa dẫn đến nơi trực của bọn bộ khoái. Liền tùy miệng hỏi:

- Mấy ngày nay ta đi vắng, không có chuyện gì chứ?

Mấy tư phòng vội vàng cười nói:

- Không có! Không có chuyện gì cả!

Lãnh Nghệ chắp tay sau lưng, chậm rãi tiến về phía trước, khóe mắt thì đánh giá xung quanh. Trước mặt chính là công đường, có mấy bậc thềm đá và một cái sân thật dài. Bên phải công đường có một cái trống to, hẳn là trống kêu oan. Hai bên trong công đường đều có giá gỗ cắm thủy hỏa côn, còn có một số dụng cụ tra tấn. Chính giữa công đường là một cái bàn to, phía trước có một tờ cáo trạng, mặt trên bày biện một cái ống tre đựng lệnh bài, văn phòng tứ bảo (2), phía sau là tấm bình phong của nha môn vẽ mặt trời đỏ trên biển. Xem ra nơi này chính là công đường thẩm án của huyện thái gia. Lãnh Nghệ chỉ là đưa mắt nhìn, trên mặt không có biểu tình gì, đi vào sân, rồi quay người nhìn về phía sau, cau mày nói:

- Sao Vũ bộ đầu còn chưa đến?
***************
(1)
Tây Môn Khánh là một nhân vật chính trong tiểu thuyết Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh, nhưng trước đó đã xuất hiện trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am trong tình tiết nổi tiếng “Võ Tòng sát tẩu”. Theo mô tả của Thủy Hử và Kim Bình Mai, Tây Môn Khánh là một nhân vật hoang dâm vô độ, tư thông với Phan Kim Liên vợ của Võ Đại Lang, anh trai của Võ Tòng. Y cùng Kim Liên đã đầu độc chết Võ Đại Lang khi Võ Tòng đi vắng. Đến khi Võ Tòng trở về, lo tang cho anh mình xong, liền giết chết cả Tây Môn Khánh và Kim Liên lấy đầu tế anh.

(2) là gồm “bút, nghiêng, giấy, mực” tượng trưng cho ngôn ngữ ,ý nghĩa và nghê thuật…Từ xưa vua chúa, quan lại, văn nhân, thầy thuốc…đều sử dụng đặc biệt là các nhà nho, thi họa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.