Minh Nhật Tinh Trình

Chương 30




Type-er: Linh Phan

7

Tôi nhìn chị Hứa Khả, chị ấy cũng nhìn tôi, khuôn mặt căng thẳng như đang đợi tôi gật đầu công nhận thân phận của chị. Nhưng tôi chỉ buột miệng: “Ở đây gió to quá, chị vào nhà đi.”

Chị ấy vội hỏi tôi: “Thế còn em?”

“Em ra ngoài một lát.”

Tôi bỏ lại chị mà đi thẳng, thực ra cũng chẳng đi xa mấy, chỉ qua một con ngõ nhỏ, đến nhà dì Hồng.

Món sườn xào chua ngọt dì Hồng làm ngon tuyệt, ngậy mà không ngấy, vị mềm ngọt, tôi ăn một mạch hết hơn nữa đĩa, đến nỗi tay và miệng dính đầy mỡ, dì Hồng nhìn tôi ăn ngon lành thế thì cười rạng rỡ.

“Dì cứ tưởng con không đến nhà dì ăn cơm nữa.”

“Ai bảo dì thế, ngửi thấy mùi sườn xào chua ngọt là con có mặt ngay mà.”

“Con không giận dì nữa ư?”

Tôi cười. “Con chẳng bao giờ giận những người nói thật với con.”

“Lúc đó dì say quá, con mà nói thế, bố con càng không thèm nhìn mặt dì.”

“Được rồi, được rồi, lúc đó dì uống quá nhiều, nói gì cũng không phải là thật.”

Dì Hồng làm bộ thở phào một cái. “Con nghĩ như thế mới đúng, nhưng bố con lại mắng dì té tát, dì sợ đến nỗi trong khoảng thời gian này chỉ đến nhà con lúc ông ấy không có nhà thôi.”

Từ nhỏ tôi đã biết tôi sống trong một gia đình rất khác mọi người.

Bố tôi là một ông “thầy”, hay nói chính xác hơn là người lo việc tang lễ. Công việc này không biết phải giới thiệu với người khác như thế nào. Thu nhập của bố cũng chỉ đủ duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, bố tôi lại có vóc dáng cao lớn, khuôn mặt dễ coi, giọng nói trầm ấm dễ nghe, nói năng rất có khí chất, hơn hẳn những người đàn ông quanh làng nên rất được các bà các cô yêu mến. Đừng nói là phụ nữ nông thôn, ngay cả dì Hồng, một quả phụ có công việc ổn định như vậy mà cũng rất có cảm tình với bố tôi. Bố không phải là người bản địa, khoảng hai mươi năm trước, bố và ông Trương đã cùng nhau đến đây định cư, ông Trương thì đúng là dân ở đây nhưng luôn đi khắp nơi. Dưới sự tác hợp của ông Trương, bố tôi kết hôn với cô cháu gái họ xa của ông Trương, tuy nhiên, hai người không có tình cảm sâu sắc, chưa đến hai năm đã ly hôn, sau đó bên cạnh ông bỗng xuất hiện một đứa bé sơ sinh. Đó là tôi, người khác có hỏi, bố tôi thản nhiên nói đó là con gái của ông, không giải thích thêm bất cứ điều gì.

Đương nhiên, tôi cũng không thể là do cô cháu gái họ của ông Trương sinh ra. Vì sau đó cô ấy đã tái hôn, sống cũng rất ổn, cô ấy còn dẫn con về thăm họ hàng, thấy tôi, cô ấy cũng chẳng thèm ngước mắt lên nhìn.

Lúc tôi đã hiểu chuyện, nghe các bà, các thím trong xóm nói rằng: Tôi là con của bố với một người phụ nữa đã có chồng, mà chồng cô ta đang đi làm ở miền Nam xa xôi, và bố tôi đã mang tôi về đây, một mình nuôi tôi khôn lớn. Sinh ra với thân phận là đứa con ngoài giá thú đương nhiên không hay chút nào. Tuy nhiên, tiểu chuẩn đạo đức ở cái thị trấn nhỏ của tôi cũng không chặt chẽ lắm, một mặt quan niệm của người dân ở đây rất bảo thủ, nhấn mạnh đến sự bền vững của gia đình, trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, coi khinh tất cả những điều trái với quy luật tự nhiên. Nhưng mặt khác, họ cũng có thái độ khá khoan dung, độ lượng với chuyện này. Điều vô lí là họ rất thích đem những chuyện không hay của nhà người khác ra để bàn tán, cười nhạo, nếu có chủ đề nào mới, không ai là không thích bới móc, phán xét.

Người có quyền phát ngôn nhất là ông Trương, từ đó đến nay, bố tôi luôn sống cùng ông, cho dù bố tôi đã ly hôn với cô cháu gái họ của ông nhưng chưa bao giờ thấy hai người cãi nhau.

Đáng tiếc, ông Trương là một người nghiện rượu, trước kia, ông thường tán gẫu với tôi về những thứ chẳng ra đâu vào đâu như xem mặt, xem tay, xem bói, nghiên cứu về sinh thần bát tự, phong thuỷ. Đến lúc tôi bắt đầu quan tâm hỏi đến thân phận của mình thì bệnh đãng trí của ông xuất hiện, kèm theo cả bệnh tiểu đường. chuyện duy nhất mà ông quan tâm là đồ ăn, nói năng lúc nhớ lúc quên, lúc đúng lúc sai, lúc bệnh nặng còn hỏi tôi và bố tôi là ai, thế nên đường nhiên ông chẳng thể nói lai lịch của tôi cho tôi biết.

Tôi đã từng thẳng thắn hỏi bố tôi về chuyện này, vẻ mặt ông vô cùng bình thản khi nghe tôi hỏi, rồi lạnh nhạt bảo: “Bảo mày luyện đánh đàn không đánh, bảo mày luyện viết chữ thì mày nói đau tay, cả ngày chơi với những người ngồi lê đôi mách, nghe những thứ vớ vẩn, lớn lên rồi cũng thành đứa lắm lời thôi con ạ.”

Rốt cuộc thì ông cũng không trả lời câu hỏi của tôi và tôi cũng đột nhiên mất hết cả hứng truy hỏi. Không phải là tôi sợ bố mắng, vì bố cũng khá cưng chiều tôi, lúc nghiêm khắc nhất cũng chỉ sầm mặt xuống giáo huấn vài câu rồi thôi. Nhưng tôi bỗng nghĩ, tôi muốn chứng thực điều gì cơ chứ? Có một bà mẹ là kẻ phản bội chồng có con với người khác thì chẳng phải là chuyện tốt đẹp gì, nếu bà ta không muốn thừa nhận, tôi cần gì phải đi tìm người ta, bắt người ta thừa nhận?

Tôi lớn thêm một chút thì được người ta coi là một đứa trẻ bướng bỉnh, kỳ quái, vui giận thật thường, đang yên đang lành cũng trở mặt được ngay, như khi người ta lấy chuyện này ra bàn tán, cười nhạo ngay trước mặt tôi vậy.

Nói đi cũng phải nói lại, đó là tôi có một người bố rất thú vị, rất đặc biệt, ông đối xử rất tốt với tôi. Tôi cũng chẳng lấy làm ngưỡng mộ cho lắm cái cuộc sống nhàm chán, trầm lặng của những đứa có một gia đình hoàn chỉnh, nói tóm lại, tôi chẳng có cảm giá thiếu thốn hay đáng tiếc khi không có mẹ.

Năm nay, tôi đã thi đỗ đại học. Trước khi tôi lên thành phố, bố tôi đã làm một bữa cơm tối rất thịnh soạn, còn mời cả dì Hồng đến chia vui. Chúng tôi đều uống rượu Dương Mai do chính bố tôi ủ lấy. Xem ra, bố tôi rất vui, uống thoải mái đến nỗi say bét nhè rồi lên giường đi ngủ. Dì Hồng cũng uống rất nhiều, nằm với tôi trên giường tre trước sân nói chuyện phiếm, khen tôi rất giỏi thì mới thi đỗ đại học như vậy, sau đó dì thở dài, nói: “Ông ấy đã không uổng công khi mang cháu về đây, Tiểu Hàng ạ.”

Tôi lập tức cứng đơ người. Dì Hồng vẫn nói đều đều: “Cháu là một đứa biết điều, hãy học thật giỏi, sau đó làm việc và phải thật hiếu thuận với bố đấy.”

Không biết bao lâu, tôi mới cố gắng kiềm chế bản thân, từ từ ngôi dậy, nghẹn ngào hỏi: “Nói như vậy thì cháu đúng là không phải con ruột của bố?”

Dì Hồng đã say đến nỗi mơ mơ màng màng, miệng phát ra mấy tiếng ậm ừ, sau đó thì chẳng nói gì nữa.

Đến hôm sau tỉnh dậy, dì một mực chối những điều đã nói hôm trước, còn bố tôi thì nói thẳng thừng là lần sau không muốn dì đến chơi nữa. Nhưng tôi biết, chắc chắn đó không phải là những lời nói lung tung trong lúc say rượu.

Thế nên chuyện người phụ nữ nhân lúc chồng đi làm xa, có quan hệ bất chính với bố tôi chỉ là chuyện tưởng tượng. Lúc bạn không hề mong đợi thì sự thật lại đến một cách vô cùng đơn giản, giống như một trò đùa.

Nhưng có trò đùa nào lại làm tan nát cõi lòng như vậy chứ?

“Dì Hồng, nếu dì là mẹ cháu thì tốt biết mấy. Cháu có thể danh chính ngôn thuận, ngày nào cũng bảo dì làm những món ngon cho ăn.”

“Có phải là mẹ cháu hay không thì không có gì khác nhau đâu, chỉ cần ngày nào cháu cũng đến đây ăn là được. Tiểu Khác không có nhà, một mình dì nấu ăn cũng cảm thấy buồn.

“Tại sao dì không kết hôn với bố cháu?”

“Cháu ăn đi, đừng có nói lung tung nữa.”

“Cháu nói thật mà, dì Hồng, trước đây rõ ràng dì có tình cảm với bố cháu, đừng tưởng cháu không biết chuyện này.Không phải dì ghét cháu là con chồng đấy chứ? Cháu biết thân biết phận, không ngăn cản hai người đâu mà.”

“Con ghẻ cái gì chứ?” Dì “xì” một tiếng. “Dì một mình nuôi Tiểu Khác, lẽ nào người ta nhìn dì với con mắt khác?”

“Thế thì là dì chê bố cháu không có nghề nghiệp tử tế chứ gì?”

“Có gì đâu mà phải chê. Nghề nghiệp của ông ấy đúng là cũng… nhưng dì đã qua cái tuổi ham hư vinh rồi, không nhất thiết cần một người đàn ồng có công việc vẻ vang. Mình làm mình hưởng là tốt nhất.”

“Thế thì phải có một nguyên nhân gì chứ?”

Dì Hồng ngập ngừng: “Từ trước đến giờ bố cháy có bao giờ bảo muốn kết hôn với dì đâu.”

“Dì muốn ông ấy đem hoa đến, quỳ xuống cầu hôn á? Thế thì dì hơi quá rồi đấy nhé! Hai người đều cần nhau, dì lại thân thiết với bố cháu nữa, chỉ cần dì biểu lộ một chút tình ý, rồi áp dụng chiến lược lấy lùi để tiến, không phải sẽ “nắm được thóp” bố cháu sao?”

Dì Hồng vừa tức vừa buồn cười. “Cái con nhóc này, trong đầu một đứa con gái như cháu toàn chứa cái gì thế hả?”

“Ôi, dì xấu hổ gì chứ? Cháu có nói lời nào vượt quá giới hạn đâu.”

“Được rồi, dì biết rồi, thứ nhất là bố cháu không có thái độ rõ ràng; thứ hai là dì cũng đã có tuổi rồi, những chuyện mà con người muốn làm càng ngày càng nhiều, tính toán được mất, nhưng quan trọng nhất là… Tiểu Khác không tán thành chuyện dì tái hôn.”

Tôi thực sự kinh ngạc. “Hả? Câu này mà anh ấy cũng nói ra được, anh ấy ích kỷ quá!”

“Cũng không thể coi đó là ích kỷ được, thằng bé này nó không giống cháu, từ nhỏ đã hay suy nghĩ rồi.”

“Dì đừng bao che cho anh ấy, nói thẳng ra là anh ấy rất ích kỷ.”

Dì Hồng thở dài. “Cháu không hiểu đâu, Tiểu Hàng. Dì chỉ có mỗi đứa con trai này, nó rất quan trọng đối với dì. Dì đã ở vậy, đã trải qua những năm tháng trẻ trung của đời người phụ nữ bao nhiêu năm là vì nó, đến khi già rồi lại không nghe theo lời khuyên của nó mà tái giá, thế thì những năm tháng thủ tiết như vậy thật uổng phí, chi bằng cứ trước sau trọn vẹn vẫn hơn.”

Tôi cười ha ha. “Dì Hồng, dì mới có bốn mươi tám tuổi thôi mà, trông dì vẫn còn xinh đẹp, thướt tha lắm, mà cũng đã đến tuổi về hưu đâu, thế mà đã muốn làm bà nội ẵm cháu rồi ư?”

“Ở cái thị trấn này, những người chưa đến năm mươi tuổi làm bà nội, bà ngoại còn ít à? Đã xế chiều mà cứ muốn rực rỡ làm sao được?”

“Vâng, dì vì lý do này mà không muốn kết hôn. Thế còn bố cháu thì sao? Tại sao bố cháu lại ly hôn với cô cháu gái của ông Trương ạ?”

“Con trai của ông Trương không nói năng gì với bố cháu, mà bố cháu lại muốn chăm sóc cho ông Trương suốt đời nên đã chấp nhận bừa cuộc hôn nhân đó. Tuy nhiên, người phụ nữ ấy không có văn hoá, coi trọng tiền bạc hơn tất cả, bố cháu lại có nhiều tâm sự, hai người cả ngày không thể nói chuyện với nhau, thế nên làm sao sống với nhau được.”

“Ồ, vậy ạ.”

“Hơn nữa, con người của bố cháu, dì cũng không biết là ông ấy đang nghĩ gì. Với điều kiện của ông ấy như vóc dáng cao lớn, có học thức, muốn kiếm tiền cũng không khó, chỉ cần không đòi hỏi quá cao, muốn tìm một người vợ tương xứng cũng chẳng khó gì. Có điều, bố cháu lại khiến gì có cảm giác ông ấy muốn sống độc thân hơn.”

“Từ nhỏ dì đã biết ông Trương – sự phụ của bố cháu rồi, khi bố cháu đến thị trấn này, dì cũng biết ông ấy, lẽ nào bố cháu không kể với dì chuyện tình cảm trước đây của ông ấy à? Ví dụ như đã có người phụ nữ nào khác hoặc thích ai chẳng hạn…”

“Chuyện tình cảm? Đừng nói lung tung nữa, nếu dì và bố cháu thật sự nói được với nhau những chuyện ấy thì đã chẳng còn là hàng xóm như hiện nay. Bố cháu đúng là có thể cười đùa với mọi người về bất cứ chuyện gì, ngoại trừ những chuyện thầm kín trong lòng.” Dì Hồng lắc đầu, nói tiếp: “Điểm này của bố cháu cũng khiến dì cảm thấy ái ngại. Tiểu Hàng à, dì nói thật với cháu nhé, cho dù là đàn ông hay phụ nữ, cho dù già hay trẻ, chẳng ai muốn kết hôn với người mà mình chưa hiểu rõ cả.”

Nghe thì rất có lí, nhưng đối với tôi lại chẳng có tác dụng gì cả.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.