Editor: Peiria
Đêm lạnh như nước, sao thưa trăng sáng.
Mười
giờ tối, Triệu Thanh Hề kết thúc lớp học trị số, về đến nhà, dừng lại
trong sân, trong phòng khách tiếng mạt chược ù ù, không cần đoán cũng
biết mẹ chồng lại rủ ‘tam cô lục bà’ bên cạnh, mẹ chồng cô chơi mạt
chược luôn luôn phải chơi đến rạng sáng.
Đôi khi ầm ĩ đến nửa đêm, mà Triệu Thanh Hề làm buổi tối căn bản là không ngủ được.
Triệu
Thanh Hề vào nhà, mở lồng bàn nhựa lên, không ngoài dự liệu là thức ăn
thừa, canh cặn, thịt thừa, ngay cả bát mẹ chồng cô ăn xong cũng chưa rửa
chờ Triệu Thanh Hề cô về rửa. Triệu Thanh Hề vứt cái lồng bàn xuống
thật mạnh, cô làm trâu làm ngựa, dậy sớm hơn gà ngủ muộn hơn chó, ngày
ngày mệt chết người nhưng không có kết quả tốt, thật sự không chịu nổi
nữa.
Mẹ chồng nói: “Thanh Hề à, lấy cho tôi ly nước mật ong ra đây.”
Triệu Thanh Hề thở dài, tháng trước mua một chai mật ong làm bữa sáng, gần như là mẹ chồng uống sạch.
Vì
vậy Triệu Thanh Hề nói quanh co hai câu, buổi sáng mình lên lớp sớm,
không có thời gian làm điểm tâm chỉ có thể uống nước mật ong lót dạ, nên
muốn mẹ chồng uống ít đi một chút.
Bạn đoán rằng mẹ chồng nói
như thế nào: “Uống một chút mật ong của cô chứ không phải là ăn thịt cô.
Sao cô lại tính toán chi li đến vậy! Tôi uống còn sợ nóng đây.”
Lúc
ấy Triệu Thanh Hề thật sự muốn nói một câu, có giỏi thì bà đừng ăn nữa
đi. Tôi mới nếm qua mấy thìa, còn lại bị bà độc chiếm rồi.
Trong
phòng khách mẹ chồng vẫn thúc giục Triệu Thanh Hề rót nước cho bà như
cũ, Triệu Thanh Hề không để ý, cầm miếng dưa hấu bụng rỗng lên lầu.
Cô
và Vu Văn Bân kết hôn mười lăm năm, cuộc sống ngày càng tồi tệ. Lúc mới
kết hôn là đôi vợ chồng ân ái được mọi người ao ước, hiện giờ tồi tệ
đến mức ban đêm chồng không về nhà ngủ, cho dù về nhà cũng là chung
giường nhưng suy nghĩ khác nhau. Vu Văn Bân còn luôn cãi nhau với Triệu
Thanh Hề, nghĩ muốn vét sạch tiền bạc mấy năm nay cô ăn mặc tiết kiệm.
Nhớ
lại năm đó Vu Văn Bân rất quan tâm tới cô, bảo sao làm vậy, nhưng hiện
giờ lại trở mặt, hai người nhìn nhau liền cảm thấy chán ghét. Nói hơi
khó nghe một chút chính là, khi còn đi học cô là đóa hoa tươi trong mắt
Vu Văn Bân, còn bây giờ chỉ là vũng bùn.
Triệu Thanh Hề và Vu Văn
Bân cùng học ở trường Đại học Sư phạm, Triệu Thanh Hề được công nhận là
hoa khôi học viện, còn Vu Văn Bân chỉ là lính mới, khi đó rất nhiều nam
sinh theo đuổi Triệu Thanh Hề, gửi thư tình, tặng đồ ăn vặt, nhưng hết
lần này tới lần khác cô lại nhìn trúng người theo đuổi mình một năm trời
– Vu Văn Bân. Bây giờ nghĩ lại, mắt cô đúng là bị mù.
Triệu
Thanh Hề hai mươi mốt tuổi sau khi học đại học trở thành giáo viên trung
học, Vu Văn Bân hai mươi hai tuổi nhờ vào quan hệ của người nhà tìm
được một nơi công tác. Hai năm sau, hai người đưa nhau đến Cục dân chính
nhận tấm giấy đỏ (giấy chứng nhận kết hôn), ngay cả kết hôn cũng chỉ
làm đơn đơn giản mời người nhà ăn bữa cơm.
Cứ tưởng rằng cuộc sống sau này sẽ an ổn như ý, ai ngờ chuyện xui xẻo nối gót nhau xảy ra, càng về sau càng không may mắn.
Ban
đầu, vì đường sự nghiệp của Vu Văn Bân, anh ta bàn với Triệu Thanh Hề
hai năm sau mới sinh con, Triệu Thanh Hề đồng ý, cô một lòng một dạ nghe
theo Vu Văn Bân. Gần hai tám tuổi, Trệu Thanh Hề mới mang thai, ai ngờ
lúc sinh, cuống rốn của đứa nhỏ bị mắc kẹt, bác sĩ tạm thời phải mổ
bụng, nhưng đứa nhỏ vẫn không thể nào sinh ra an toàn.
Triệu
Thanh Hề đau lòng muốn đi theo đứa nhỏ kia, nhưng mẹ cô tận tình khuyên
bảo, cô mới bình tĩnh trở lại. Một năm sau, cô lại mang thai, người xưa
nói ‘bảy tháng sống, tám tháng khó sống’(*), chung quy vẫn là vô duyên
với trẻ con. Về sau, Triệu Thanh Hề đề nghị nhận nuôi một đứa con, dù
sao điều kiện gia đình cũng đầy đủ.
(*) Ý nghĩa câu này khi sinh non, trẻ mới được bảy tháng tuổi dễ cứu sống, còn trẻ sơ sinh tám tháng không dễ dàng sống sót.
Mới
đầu Vu Văn Bân không đồng ý, nói thà rằng cùng cô sống nốt quãng đời
còn lại cũng không nuôi con nhà người ta. Khi đó, mẹ chồng sốt ruột như
ngồi trên đống lửa, lôi Triệu Thanh Hề đi thăm hơn chục thầy thuốc Đông
y, uống rất nhiều thuốc Bắc nhưng chẳng ăn thua gì. Kiên trì, hy vọng
của mẹ chồng cũng bị mài mòn hết sạch, bắt đầu mắng Triệu Thanh Hề cả
ngày lẫn đêm, nói bụng cô không tốt, ngay cả heo mẹ cũng không bằng.
Lúc đó cũng may Vu văn Bân vẫn đang đứng về phía Triệu Thanh Hề, giúp cô giải quyết mẹ chồng.
Triệu
Thanh Hề không có biện pháp, hiểu được Vu gia không thể không có con
cháu nối dõi, lại đề nghị muốn nhận nuôi con trai. Vì thế họ dùng tiền
mua một bé trai mũm mĩm từ một kẻ buôn người, tất cả người trong nhà xem
như là vui vẻ. Mỗi ngày Triệu Thanh Hề đều dốc lòng chăm sóc, nuôi
dưỡng tốt đứa bé ba tuổi kia, ai ngờ về sau đứa trẻ chơi đùa với Nhị Cẩu
Tử nhà hàng xóm, té từ lầu ba xuống, chết ngay tại chỗ.
Tất cả mọi người lại rơi vào tuyệt vọng, liên tục tranh cãi trong ngày đau thương đó.
Đàn
ông ấy mà, đại khái đều hi vọng sẽ được con cái của mình phục dưỡng
chăm sóc trước khi lâm chung. Vu Văn Bân cũng không phải ngoại lệ.
Sự
nghiệp của Vu Văn Vân ngày càng phát triển thuận lợi, quyền thế càng
lúc càng lớn, các cô gái trẻ tuổi vây quanh anh ta cũng càng nhiều.
Thời điểm Triệu Thanh Hề phát hiện Vu Văn Bân có phụ nữ ở bên ngoài, hai người họ đã ở chung một chỗ gần nửa năm.
Lúc đó Triệu Thanh Hề tát tiện nhân kia một cái, ai ngờ Vu Văn bân bênh vực tiểu tam trả lại cô một cái tát.
Chuyện
này ai có thể chịu được! Triệu Thanh Hề cãi nhau một hồi với họ ngay
tại chỗ, đầu tóc bù xù đi khỏi, người qua đường đều cho rằng cô là người
điên.
Đấy là chuyện xảy ra hai năm trước. Cô cảm thấy mắt mình
thực sự bị mù mới có thể rơi vào kết cục như vậy. Chồng ở bên ngoài,...
cô không cam lòng. Triệu Thanh Hề lập tức về nhà lục tung đồ đạc tìm
giấy chứng nhận kết hôn, muốn ly hôn với Vu Văn Bân.
Mẹ chồng
khuyên nhủ, Triệu Thanh Hề cô đã ngoài ba mươi, xem như là hoa tàn ít
bướm (phụ nữ lớn tuổi không còn đáng giá), ly hôn rồi còn có ai chịu lấy
cô. Văn Bân nhà chúng tôi có lòng dạ tốt bụng thương tình cô, cho cô
danh phận và chỗ ở. Nếu cô ly hôn, không những không còn mặt mũi, hơn
nữa nửa đời sau càng không dễ chịu. Nhà mẹ đẻ cô thì không trở về được,
chẳng lẽ anh trai chị dâu cô sẽ chấp nhận người ‘nước tạt ra ngoài’ (bị
ruồng bỏ). Vì vậy cô vẫn nên nhường nhịn một chút vượt qua rồi sẽ ổn.
Từ
đó về sau, Triệu Thanh Hề coi Vu Văn Bân như người qua đường không thì
coi như anh ta đã chết, mỗi ngày đúng giờ đi làm, trải qua cuộc sống độc
thân của mình, nhưng nhà không còn là nhà, cha mẹ chồng cô cũng sẽ
không hết lòng chăm sóc như trước nữa.
Thời gian sau còn khổ hơn,
nửa năm trước, Vu Văn Bân bị hất xuống đài, cơ quan theo đó nhổ tận gốc
chức vụ của Vu Văn Bân, từ quản lý hạ xuống trưởng phòng, bị giáng chức
đương nhiên sẽ không thu được nhiều béo bở, tiểu tam cũng trở mặt với
Vu Văn Bân.
Từ đó về sau, Triệu Văn Bân thỉnh thoảng sẽ về nhà
một chuyến, mà mục đích chỉ có một: cãi nhau, bòn rút tiền tiết kiệm của
Triệu Thanh Hề.
Cô vì thế mà cãi nhau với Vu Văn Bân không biết
bao nhiêu lần, gần như tất cả hàng xóm gần đó đều biết. Thể diện đều bị
ném hết sạch.
Triệu Thanh Hề coi như Vu Văn Bân đã chết, ngày đó
mình bị mù nên mới để mắt tới anh ta, mới có thể phó thác chính mình cho
tên cặn bã như vậy.
Càng đáng giận hơn, khi cô lấy chứng nhận
kết hôn ra nói muốn ly hôn, tên vô lại Vu Văn Bân lại nói muốn kéo cô
cùng nhau chịu khổ.
Triệu Thanh Hề có thể làm gì? Tiếp tục chịu
đựng sao? Hay là tự tử? Khi con người rơi vào tuyệt cảnh (bước đường
cùng), có lẽ đều sẽ nghĩ đến cái chết, nhưng cô không cam lòng. Một nửa
cuộc đời của cô đã gửi gắm cho anh ta, đến cuối cùng lại không thu hoạch
được gì, ngược lại tổn hại đến danh dự của chính mình.
Cô không nỡ chết, cũng không thể chết, cô còn có nhà mẹ đẻ cần phải chăm sóc.
Cô
là sinh viên đại học đầu tiên trong thôn, cha mẹ cô đều lấy đó làm vinh
dự, tân tân khổ khổ (chịu đau khổ đắng cay) chu cấp cho con gái là sinh
viên đại học để giúp họ tăng thể diện.
Con gái học xong đại học
tìm được công việc ăn lương nhà nước, gả cho người đàn ông có tài có mạo
có gia thế, chỉ với những thứ này, cha mẹ Triệu Thanh Hề đã vui vẻ nửa
đời người rồi.