Lớp Học Tử Thần

Chương 76: Cả thế gian đều yên tĩnh




Lưu Toàn toàn thân đẫm máu, dẫn một đám người xông vào thư phòng, đao thương sáng loáng chĩa vào Cố Hạo.

Cố Hạo đặt bút xuống, thần sắc tự nhiên:

- Các ngươi tới chậm thật đấy, ta vẽ xong rồi mới tới, thật là, Lưu Huyền Đức muốn dựa vào đám ô hợp các ngươi đứng vững giữ thiên hạ sao? Nằm mơ nói mộng, nằm mơ nói mộng.

Câu này khiến Lưu Toàn thẹn quá hóa giận:

- Lão già muốn chết ...

Lưu Toàn sấn tới, vung đại đao muốn lấy mạng Lưu Toàn, nào ngờ Cố Hạo khẽ đẩy ngọn nến trên bàn, chỉ nghe bùng một tiếng, bàn lập tức bắt lửa, lửa thoáng cái đã lan tới mặt đất, Cố Hạo cười lớn:

- Gian tặc, muốn giết lão phu thì đợi tới kiếp sau đi.

Ông ta ngồi trong đống lửa, tiếng cười mang theo khoái ý vô tận, lửa cháy bừng bừng nhanh chóng lan khắp phòng, Lưu Toàn không ngờ Cố Hạo có thủ đoạn này, chân dính dầu bắt lửa, hắn kêu thảm lao ra ngoài, nhưng sĩ tốt ở cửa chắn đường đi của hắn. Lưu Toàn vung đao chém đám sĩ tốt tán loạn, nhảy khỏi phòng, lăn lộn trên mặt đất.

Mà tiếng cười của Cố Hạo cùng ngọn lửa xông thẳng lên trời, mãi không dứt.

******************

Tây Hán vương Lưu Biện về lại Trường An, chiếm cứ Quan Trung, còn đưa ra Cầu hiền lệnh.

Đó tựa hồ là một tín hiệu đáng sợ, vô cùng đáng sợ, vậy vì Hán đế ở Hứa Xương rốt cuộc có phải là chính thống không?

Từ có thời Hán tới nay, Tây Đô Trường An là quốc đô Hán cao tổ khâm định, ý nghĩa không phải tầm thường, cái hiệu Tây Hán vương rất đáng ngẫm nghĩ.

Nhớ lại trước kia Lưu Biện ở Tây Vực xác lập Tây Hán vương thì chư hầu Quan Đông còn chưa có cảm giác gì, nhưng nay Lưu Biện tới Trường An, lấy đó làm vương đô, vẫn giữ vương hiệu kia thì mang ý nghĩa không tầm thường.

Cao tổ Lưu Bang khi chưa đoạt được thiên hạ từng xưng là Hán vương.

Nếu như Lưu Biện còn ở Tây Vực, hắn thích xưng thế nào thì tùy, dù là bỏ chữ "Tây" đi cũng chẳng ai quản. Nhưng nay hắn ở Trường An, trong lòng chư hầu bắt đầu có toan tính nho nhỏ.

Tới giữa hè, thứ sử Dương Châu Lưu Chung không kháng cự nổi Tôn Sách, thành Lịch Dương bị phá, đại tướng Trương Anh, Trần Hoành đều chết trận ngoài thành, chú cháu Nghiêm Bạch Hổ lui quân, dẫn theo mấy ngàn tàn binh bại tướng chạy tới Cửu Giang, quy thuận Lưu Bị.

Chú cháu Nghiêm Bạch Hổ cũng là người có tài, trước kia Hội Kê chống cự Tôn Sách hai năm, sau bị Chu Du đánh bại, thái thú Hội Kê Vương Lãng chết trận, chú cháu họ tới Đơn Dương. Lưu Chung đối xử không tệ, chẳng những không trách còn ủy nhiệm làm Tây bộ đô úy, chiêu binh ở Đơn Dương chuẩn bị chấn chỉnh binh mã, dựa vào nửa Giang Đông, liều chết với Tôn Sách.

Chỉ tiếc tân binh chưa lập nên đã bại rồi.

Lưu Bị bỗng nhiên thêm mấy nghìn quân Đơn Dương, lại có chú cháu Nghiêm Bạch Hổ, tất nhiên vui sướng vô cùng, dùng danh nghĩa cha vợ hắn, phong Nghiêm Bạch Hổ làm thái thú Cửu Giang, Nghiêm Hưng làm giáo úy, trấn thủ Cửu Giang cho hắn.

Nghĩ xem, Nghiêm Bạch Hổ là tướng bại quân, nay chẳng những có chỗ dung thân, còn có chức thái thú, chưa nói chức quan đó có danh chính ngôn thuận không, nhưng cũng đủ Nghiêm Bạch Hổ cảm kích rơi lệ, thề một lòng trung thành với Lưu Bị, rồi lập tức chấn chỉnh binh mã, phòng ngự Tôn Sách.

Còn Tôn Sách, sau khi toại nguyện chiếm được Lịch Dương, sáu quận Giang Đông đã có bốn, thực lực tăng vọt.

Chu gia Đơn Dương bày tỏ thuần phục, Chu Trì phục vụ dưới trướng Tôn Sách cũng đại biểu sự khuất phục của thế tộc.

Ánh mắt của Tôn Sách đặt vào quận cuối cùng của Giang Đông, Lư Giang quận dựa lưng vào hồ Bà Dương.

So với lịch sử Tôn lang định Giang Đông uy phong, lần này Tôn Sách đánh rất cật lực, truy nguyên nhân thì có rất nhiều phương diện, nếu nói quan trọng nhất, e là vì Đổng Phi giết Tôn Kiên, khiến Tôn Sách mất đi một giai đoạn giảm xóc.

Nếu Tôn Kiên không chết, ít nhất có thể để lại cho Tôn Sách một nền tảng quật khởi, nhưng Tôn Kiên chết sớm, khiến Tôn Sách dựng nghiệp chỉ có Chu Du, Trình Phổ để dùng.

Đại chiến Lịch Dương vừa qua, Tôn Sách năm nay 23 tuổi tay cầm bội kiếm đi lên tường thành, đây là mùa hè, Lịch Dương đáng lẽ phải phủ đầy màu xanh cây cỏ, nhưng hiện giờ phóng mắt nhìn chỉ thấy vết tích tàn phá loang lổ.

Đại chiến Lịch Dương khiến nó không còn cảnh tượng năm xưa nữa, trong lòng Tôn Sách cảm thấy uất hận, siết chặt tay đấm lên tường thành, hồi lâu không nói.

Tên Đổng gia tử đó thật may mắn, bị đánh tháo chạy tới Tây Vực nhưng mấy năm ngắn ngủi đã lấy được Quan Trung một cách dễ dàng, còn mình? Phí hết tâm huyết, khổ chiến mấy năm, cuối cùng có được một cái Dương Châu không trọn vẹn.

Còn không phải là Dương Châu trọn vẹn, Cửu Giang đã nhường cho Lưu Bị rồi, ít nhất trong thời gian ngắn không thể đoạt lại được.

So ra thật tức chết, Tôn Sách tay trắng dựng nghiệp, có thể đi tới bước này là đáng quý lắm rồi, nếu không có Đổng Phi, nói không chừng Tôn Sách đã thỏa mãn. Nhưng cơ nghiệp Đổng Phi dựng lên hơn xa Tôn Sách, làm hắn thủy chung trong lòng mang thù hận sao nuốt trôi cục tức này.

Sau lưng có tiếng bước chân, Tôn Sách cũng chẳng quay đầu lại.

Lúc này tiếp cận hắn mà không bị thân vệ ngăn cản chỉ có thể là Chu Du.

- Công Cẩn, an bài thỏa đáng rồi chứ.

Chu Du trông rất nhàn tản, thân cao trên tám xích, không kém Tôn Sách là mấy, môi hồng răng trắng, tướng mạo tuấn tú, tay vịn vào bảo kiếm, đi tới bên Tôn Sách:

- Có Chu gia ra mặt trấn an, đã an bài thỏa đáng hết rồi.

Giọng Chu Du không phải loại trầm vang khí thế, nói thong thả, làm người ta dễ chịu.

Với Tôn Sách mà nói, Chu Du là người hắn tin cậy nhất.

Sự tin cậy này còn hơn xa so với người nhà, mỗi khi hắn phiền lòng, chỉ một câu nói của Chu Du khiến tâm cảnh hắn bình hòa trở lại. Ở mức độ nào đó, đánh hạ Giang Đông, có một nửa công lao của Chu Du.

- Bá Phù, trông ngươi có vẻ không vui.

- Ta làm sao mà vui được, còn nhớ hồi nhỏ cùng cha tới Lịch Dương, khi ấy Lịch Dương phồn hoa nhường nào? Khi Tần đại nhân quản lý, ta cũng từng tới đây, khắp nơi đầy sức sống và sinh thú. Nhưng giờ ngươi xem đi, chúng ta tống bao nhiêu thời gian, có được một cái Lịch Dương thế này.

Ý ngầm là: Ngươi xem tên Đổng gia tử, chẳng tốn mấy công mà có được Quan Trung rộng lớn.

Chu Du là ai, sao chẳng nghe ra ý phiền muộn trong lời Tôn Sách, khẽ mỉm cười:

- Sao, cảm thấy không có thành tựu bằng Võ Công hầu à?

Người khác nói câu này e Tôn Sách trở mặt lập tức, rút kiếm ra mà chém rồi, nhưng Chu Du nói, hắn chỉ biết thở dài.

- Khi bé ta cũng từng gặp Võ Công hầu ở Lịch Dương. Ha ha ha, khi ấy ấn tượng của ta là : Thiên hạ có cái tên xấu như thế này à? Nhưng sau này nghe người ta nhắc tới chuyện của hắn thì ta lại rất sùng bài. Còn lập mục tiêu phải trở thành nhân vật giỏi giang như Võ Công hầu.

Tôn Sách nhíu mày không nói.

- Về sau dần dần ta lớn lên mới biết cả đời này không thể giống Võ Công hầu được, hắn quật khởi trong loạn thế dựa vào rất nhiều cơ duyên. Mà những có duyên đó với chúng ta mà nói, chỉ có thể gặp không thể cầu, loạn thế tạo anh hùng, cuối cùng ta hiểu được đạo lý đo. Nếu không có loạn Hoàng Cân, đã có không có Võ Công hầu.

Tôn Sách ngạc nhiên quay đầu lại nhìn Chu Du.

- Bá Phù, ý ta là ngươi đừng quá vướng mắc vào thù hận, cứ nhất định phải so cao thấp với Võ Công hầu. Năm xưa bá phụ chết cũng không có ai đúng ai sai hết, ngươi muốn báo thù, ta không phản đối. Nhưng đó là tư thù, nếu vì thế mà mất đi tâm thái bình thường, e cuối cùng chẳng nên việc gì. Đại trượng phu câu nệ tiểu tiết không làm nên đại sự. Chúng ta chỉ cần làm chuyện chúng ta nên làm, còn kết quả thế nào thì mặc nó.

Chu Du vừa nói vừa nhìn cảnh tiêu điều bên ngoài:

- Đừng chỉ thấy Lịch Dương hôm nay, trông đợi vào Lịch Dương năm sau, muốn nó tràn ngập sức sống, chỉ trông vào hai ta.

Tôn Sách gật mạnh đầu:

- Lời này của Công Cẩn thực tế lắm.

- Ha ha, cũng không phải, tư từng nghe một bài thơ của Võ Công hầu khi còn nhỏ, tuy lời lẽ không hoa mỹ, nhưng rất có ý vị. Khi ấy Võ Công hầu chẳng qua là mọt binh tào trong phủ Đại tướng quân, chưa bằng chúng ta hiện nay. Thơ là "Ly ly nguyên thượng thảo, nhất tuế nhất khô vinh. Dã hỏa thiêu bất tẫn, xuân phong xuy hựu sanh" nay tặng lại Bá Phù.

*** Đồng cao cỏ mọc như chen

Khô tươi thay đổi hai phen năm tròn.

Lửa đồng thiêu cháy vẫn còn,

Gió xuân thổi tới mầm non lại trồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.