Khi Đa Nhân Cách Đến Tương Lai

Chương 5




Mùa xuân Bắc Kinh vẫn rét run, nhất là sáng sớm và buổi tối, gió bắc ù ù thổi, đúng là cái rét tháng hai như đao cắt, nhất định làm da dẻ người ta lộ ra bên ngoài cắt thành vết nứt kinh người mới chịu thôi.

Làm bài thi trong hoàn cảnh này là sự khảo nghiệm kép cả tinh thần lẫn thể chất. Mặc dù các khảo sinh đều đốt bồn lửa, nhưng lều thi chỉ có ba mặt là tường, gió thoải mái quét vào. Khảo sinh thi thoảng phải buông bút lông, ra sức chà sát mười ngón tay, nếu không đông cứng không viết bài đượcnữa. Còn về hai chân đông cứng thì mặc nó, dù sao có dùng nó để viết chữ đâu.

So với đại đa số các khảo sinh thì cuộc sống thi cử của Thẩm Mặc vô cùng khoan khoái, y ngủ một lèo tới sáng bảnh mắt ra mới dậy, dùng cơm thừa hôm qua nấu thành cháo trắng, cho ít bánh, thịt khô, làm món cháo thịt đơn giản ngon lành.

Ăn nó đánh răng xong chào cũng chín, làm hai bát đầy, toàn thân ấm áp rồi Thẩm Mặc mới đeo găng tay da điêu siêu mỏng do Nhược Hạm làm, thứ này ướm theo bàn tay y, may cực khéo thành, hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc viết chữ, lại còn rất ấm.

Thêm vào trong lòng đặt một cái lò sưởi nhỏ, dưới chân có lò sưởi, có thể đảm bảo không chịu cái lạnh cắt da, an tâm thoải mái làm đề thi.

Đợi điều chỉnh cả tinh thần và thân thể ở trạng thái tốt nhất rồi Thẩm Mặc mới lấy đề thi trên tường xuống , mở ra xem xét kỹ ba đề Tứ Thư. Ba đề này khi thi hương là căn bản, khi thi Hội vàng quan trọng. Vì ba đề này do hoàng đế ra, các khảo quan tất nhiên tập trung toàn bộ tinh lực vào đó. Chưa bao giờ nghe thấy có ai thi đỗ nhờ Ngũ Kinh, hai vòng thi sau thì càng chẳng phải nói.

Trong ba đề thì đề đầu quan trọng nhất, điều này chẳng cần nghi ngờ.

Khi Thẩm Mặc nhìn thấy đề thi không khỏi mìm cười, chỉ thấy đề mục ghi năm chữ " sinh tài hữu đại đạo"... Có thể thấy khi con người ta nghèo phát điên rồi thì chuyện gì cũng làm ra được, không ngờ Gia Tĩnh đế thẳng thừng lấy ra làm để thi Hội, hỏi làm sao giải quyết vấn đề nguy cơ kinh tế của triều đình.

Nhưng đề mục này không gây tranh cãi, vì câu này đúng là lấy trong Đại Học ra, luận về thuật trị quốc, nguyên câu là :" sanh tài hữu đại đạo sanh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư, tắc tài hằng túc hĩ"

"Sinh chi giả đa" là người sáng tạo tài phú nhiều; "thực chi giả thiểu" là người ăn nhờ người trước ít, "vi chi giả tật" là tốc độ sinh tiền tài nhanh; "dụng chi giả thư" là tốc độ tiêu hao tài phú chậm. Cho nên tất cả mọi người đều hiểu, câu này trình bày chân lý dân giàu nước mạnh là kiếm nhiều tiêu ít.

*** Sanh tài hữu Đại Đạo, nghĩa là: làm ra tiền của có một phương pháp lớn.
Phương pháp đó là phương pháp nào? Là làm có tiền nhiều mà xài ra thì ít, lâu ngày tụ thiểu thành đại, tự mình trở nên giàu có.

Đề này bình thường tất nhiên là ổn thỏa, tin rằng đại đa số khảo sinh đều có thể làm được bài, nhưng Thẩm Mặc với nhận thức rõ ràng về chính cục, biết tài chính Đại Minh đã tới bờ nguy ngập. Ngay cả quan viên thân là "thực nhân giả" cũng bị nợ lương bổng, năm mới chẳng biết tới mùi thịt. Có thể thấy nguy tới độ nào. Từ đó Thẩm Mặc đoán, Gia Tĩnh ra đề này, nhất định là muốn thấy biện pháp giải quyết vấn đề thực sự, chứ không phải là một đống những lời xuông rỗng tuếch.

Nếu là mấy tháng trước, Thẩm Mặc chắc chắn không hề do dự đi theo dòng chảy lới, dùng nền tảng văn chương chắc chắn trải qua bao mưa gió của mình giành phần thắng. Nhưng sau khi gặp được Gia Tĩnh, tư tưởng của y sinh ra chuyển biến. Đại trưởng phu đội trời đạp đấp dám nghĩ dám làm! Cứ muốn lấy lòng bốn phương thành không hay, ủy khuất bản thân chưa nói, còn khiến người ta xem nhẹ. Chẳng bằng sảng khoái nói ra, phóng tay mà làm. Dù là thất bại ngay khi sắp thành công cũng chẳng hối tiếc.

Sảng khoái thỏa thích làm song vòng thi thứ nhất, khác với thi Hương, thi Hội không cho khảo sinh rời trường thi. Mà sau khi thu bài xong, phát đề thi vòng thứ hai, tiến hành ngay lập tức.

Còn bài thi thu nhận, thì quy trình cũng y hệt như thi Hương, dán đi phần đề tên, chép lại bài thi, xác nhận qua không có gì sai lầm rồi đưa qua cây cầu đỏ, thiết nghĩ khỏi phải dài dòng nữa.

Trong Chí Công Đường do chính Nghiêm các lão đề tên, phó khảo quan đại học sĩ Lý Bổn, mười tám vị đồng khảo quan, mười tám vị quan nội giám cùng đưa ánh mắt nhì về phía cổng. Từ Giai tổng giám khảo của kỳ thì này và tổng giám quan Lục Bỉnh mang bài thi vòng thứ nhất từ cây cầu đỏ đi vào.

Vừa thấy hai vị đại nhân đi vào, mọi người trong phòng vội rời chỗ ngồi tham kiến, Từ Giai và Lục Bỉnh cũng chắp tay hoàn lễ, sau đó dẫn bọn họ tới tới trước bài vị "Đại thành chí thánh tiên sư" Khổng Tử, cung kính hành lễ ba quỳ chín dập đầu. Từ Giai còn đại biểu tất cả quan viên, phát lời thề :" Vì quốc gia xa tắc bình tài, không mang lòng riêng, không nhận ủy thác, không thu hối lộ .. Trái lời trời đất cùng chu diệt."

Đợi hoàn thành những việc theo thông lệ này, Từ Giai đứng dậy quay đầu lại nói:
- Chư vị, ngàn vạn lời căn dặn kỳ thực chỉ là gồm hai chữ " công bằng". Đề thi năm nay các vị cũng đều làm rồi, tất nhiên biết bệ hạ coi trọng kỳ thi này thế nào ...
Đôi mắt sáng quắc lên, uy nghiêm quét qua mọi người, nói:
- Khi quyệt bài, cho dù có quên "công bằng" là cái gì, thì hãy nghĩ tới vợ con ở nhà của mình. Bắt đầu rút thăm đi...

Mười tám đồng khảo quan liền tuân lệnh rút thăm, mỗi người nhận những bà thi được phân phối ngồi về vị trí, đợi tổng khảo quan đưa ra văn mẫu mình làm, chính là đáp án tiêu chuẩn của kỳ khảo thí này. Từ Giai phát bài văn của mình làm theo ý tứ của thánh thượng xuống, sau đó tuyên bố yêu cầu tuyển chọn, các khảo quan bắt đầu duyệt bài. Nếu thấy bài thi trúng ý dùng mực khoanh tròn, viết lời bình sao đó giao cho phó chủ khảo.

Chính như thi Hương, đây gọi là tiến cử, bài được tiến cử xem như nắm chắc năm sáu phần rồi, phó chủ khảo nếu cùng trúng ý, liền phê vào một chữ "chọn", sau đó đưa cho chủ khảo, có chữ chọn này là được chín phần rồi, nếu chủ khảo thêm vào chữ "trúng", thì xin chúc mừng, tiền đồ cả đời đã tới tay.

Chính vì quá trình phức tạp như vậy, muốn giờ trò sau cuộc thi là gần như không thể. Nhưng ở trong thời đại hai cha con họ Nghiêm một tay che trời, không đâu là không luồn vào được, muốn thực hiện công bằng trong thực tế là rất khó khăn. Kỳ thực có một số người đã trúng tiến sĩ trước cả kỳ thi rồi.

~~~~~~~~~~~~

Một ngày trước kỳ thi, Nghiêm Thế Phiền đã nghĩ cách phái người vào gặp đại học sĩ Lý Bổn trong khu vực cấm, đưa cho ông ta một danh sách, bảo ông ta phải giúp đỡ. Lý Bổn nghe xong thì biến sắc mặt phẫn nộ đứng dậy vừa đi vào trong phòng vừa nghiêm túc nói "vu hưu tai, vu hưu vu tai" có nghĩ là Quên đi, quên đi", nghe ra rất là chính nghĩa.

Kẻ truyền lời hết sức tức tối trở về cáo trạng, nhưng Nghiêm Thế Phiền với năng lực lĩnh ngộ siêu phàm thì nghe ra ra lời ngoài ý trong của Lý Bổn, cười lạnh nói với tâm phúc:
- Lý Bổn không tiện nói, nên dùng lời trúc rắc đó, hiển nhiên là ám hiệu cho chúng ta.
Liền đem ba chữ "vu hưu tai" kia truyền xuống, để những kẻ biếu xén nhớ kỹ, khi thi nghĩ cách dùng ba chữ này trong bài thi.

Đương nhiên, vì giảm bớt nguy hiểm không thể mua được cả tám vị đồng khảo quan , hơn nữa loại văn chương kiểu này thường thường thối không sao ngửi nổi, không thể được các khảo quan tiến cử, cho nên loại chuyện gian lận này chủ yếu tập trung ở khâu soát bài bị rớt. Lý Bổn lợi dụng quyền lực này danh chính ngôn thuận tìm bài đã có lời ám thị, danh nghĩa tìm ngọc còn sót, không để lại điểm yếu nào.

Chúng ta biết rằng những "tài năng bỏ sót" này sẽ phải xếp ngoài hạng 50, vì thế hành vi gian lận này không hoàn toàn phá hỏng kỳ thi tài của quốc gia, công bằng vẫn đảm bảo tương đối. Đây xem như là một loại quy tắc ngầm đi.

Các khảo quan dựa theo quy trình, ngày ngày duyệt bài, chớp mắt một cái đã tới cuối tháng hai, cách ngày kỳ hạn còn ba hôm nữa, cuối cùng tuyển ra được chọn ra được 400 bài thi, tiếp theo là định thứ hạng của 400 cử nhân rồi. Đối với vận mệnh của 400 người thì đây gần như mang tính quyết định; mặc dù đăng sau còn có thi điện, bệ hạ sẽ đích thân xếp hạng lại thứ hạng của các tân khoa tiên sĩ, thực tế chỉ cần viết chữ không quá xấu thì danh sách không biến động quá lớn. Chưa bao giờ nghe có ai nằm ngoài mười hạng đâu được tuyển trúng làm Trạng Nguyên, cũng chưa nghe thấy có ai trong 30 thứ hạng đầu lại lọt ra ngoài nhị giáp, cho nên với quá trình này các quan viên làm khá nghiêm túc.

May là tổng khảo quan Từ Giai là người rất dễ nói chuyện, cơ bản không dị nghị gì với ý kiến của Lý Bổn và các đòng khảo quan, cho nên trong không khí hài hòa, công tác xếp hạng tiến hành thong thả, sau hai ngày trừ mười thứ hạng đầu ra, còn lại 390 thứ hạng khác đã được sắp xếp xong.

Đợi tới ngày cuối cùng phải quyết định Hội Nguyên thì cuối cùng xuất hiện tranh luận, hơn nữa là phát sinh giữa hai vị đại học si, hai chính phó khảo quan..

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.