[Kha Hạo] Phi Thường Quy Hoàn Mỹ

Chương 41: Sương mù (2)




Đi lên lầu, chỉ còn lại một hành lang nho nhỏ không đủ bốn năm người đứng, cùng với ba cánh cửa giống y hệt nhau. Cứ tưởng trong phòng cũng nhỏ như hành lang, nào ngờ đẩy cửa phòng tắm ra, bên trong lại rộng tới mức giật mình. Trong phòng lát gạch men màu lam nhạt, ở cửa ra vào là buồng tắm nho nhỏ, tại góc tường bên kia đặt một chiếc bồn tắm lớn; một tấm kính thủy tinh được lắp trên bồn rửa tay, khiến cả phòng tắm không khác gì phòng hình thể.

Hoài Chân mở hộp dầu gội đầu Lush ra, điều chỉnh mức nóng lạnh ở vòi sen rồi nhanh chóng gội đầu, lại đặt xà bông thơm đã dùng lên giấy thấm, thay áo ngủ cotton và quần đùi vào, vừa lau tóc vừa mở cửa ban công phòng tắm ra. Trong lúc cô tắm, chủ cửa tiệm mặt đỏ đã lái chiếc xe tải có dán quảng cáo Coca-Cola tới, thân xe màu trắng bám đầy cát vàng, tấm bạt phủ hàng hóa chống nước sau thùng xe được giật xuống, làm cả anh ta và Ceasar đều ho sặc sụa. Hai người kiểm tra xe hơi ở bên ngoài sân, anh một câu tôi một câu chuyện trò. Bình xăng được đổ đầy dầu, hệ thống phanh đã được sửa, lốp xe cũng được thay mới, cũng lắp luôn cả lốp xe dự phòng. Công việc kiểm tra tiến hành từng li từng tí một, ngay đến ghế da bị rách cũng được đổi. Nhất định ông chủ này là một người làm ăn rất tài ba, từ sớm đã nhận ra đơn làm ăn này sẽ kiếm được khoản tiền 20 đô la đủ tiêu xài, thế nên mới giao hàng đến tận nhà, phục vụ cũng tất tỉ mỉ chu toàn.

Làm xong xuôi mọi việc đâu vào đấy, ông chủ lấy bàn chải da lộn và xà phòng ra, cẩn thận lau chùi kính chắn gió cho con xe Plymouth cũ kỹ, chậm rãi nói, “Bão cát như thế này thật sự rất bình thường ở sa mạc Nevada.”

Hoài Chân thầm nhủ, đúng thế, quả thật có thể nhận ra.

Cô đứng trên ban công hỏi, “Nếu lái xe băng qua sa mạc Nevada thì sau bao lâu kính chắn gió sẽ bị bẩn lại?”

Chủ tiệm nói, “Khoảng đến trưa.”

Hoài Chân hỏi anh ta, “Vậy anh có thể tặng thêm cho chúng tôi bàn chải xà bông được không?”

Yêu cầu của cô rất hợp lý, dù gì bọn họ cũng đã trả 20 đô la rồi.

Có lẽ ông chủ ít khi gặp khách trả giá nên không cưỡng được cô. Cuối cùng, anh ta chun mũi, lấy ra mười miếng bọt biển màu hồng ở trong xe, nói, “Thứ này cũng có thể lau sạch đấy.”

Hoài Chân nghi ngờ.

Anh ta cũng không nói thêm. Chỉ nhân lúc lau chùi cửa kính xe xong, ném mấy miếng bọt biển đó vào trong cốp sau của họ, coi như ép họ nhận tặng phẩm, sau đó lái con xe bám đầy cát vàng của mình phóng vụt đi.

Nói chung thì, hiện tại con xe Plymouth đã để không nhiều năm trông cũng không tệ lắm. Ceasar vốn định lái xe lên quận lị đi loanh quanh mười phút, nhưng nhớ lại tình trạng của chiếc xe tải ban nãy, anh lập tức bỏ ngay ý định này đi, tiếp nhận đề nghị của cô gái nhỏ ngoan ngoãn vào nhà tắm rửa.

Hoài Chân đi chân trần do dự ngoài cửa hai căn phòng ngủ. Ceasar cởi giày bị lẫn đá cát ra đặt dưới cầu thang, chân không đi lên, hỏi cô đang làm gì. Hoài Chân nói cô không biết nên vào phòng nào.

Anh kéo cửa căn phòng đối diện nhà tắm ra. Trong căn phòng ngủ này cũng có nhà tắm riêng, vì đồ dùng rất ít nên không gian khá thoáng đãng rộng rãi. Đối diện giường treo ba bức tranh sơn dầu, theo thứ tự là người phụ nữ đội nón, hồ sen Trung Quốc và sóng lừng Nhật Bản. Bài trí trong phòng hơi giống căn phòng mà Thompson và tình nhân đã vụng trộm trong phim “Đế Chế Ngầm”, vừa hoa mỹ lại có phần khoa trương.

Đây là một căn phòng ngủ điển hình của người trưởng thành có địa vị và sở thích nhất định trong xã hội.

Hoài Chân đứng ngoài cửa phòng, không xác định nói, “Đây là phòng của anh hồi nhỏ à?”

Ceasar cả người dơ dáy, đứng đằng sau khom lưng xuống, đặt cằm lên đỉnh đầu cô, nhỏ giọng nói, “Là phòng của Hoover.” Rồi anh lại bổ sung một câu, “Anh nghĩ em sẽ rất muốn xem.”

Ceasar dẫn cô đến bên ngoài căn phòng đối diện lan can, nói với cô tối nay chúng ta sẽ ngủ ở đây, sau đó quay đầu đi tắm.

Hoài Chân hậu tri hậu giác hỏi anh: “Hoover nào cơ? John Edgar Hoover* hay là…”

(*John Edgar Hoover là Giám đốc đầu tiên của FBI.)

Đợi đến khi đọc hết tên họ đầy đủ của vị tổng thống tiếng tăm lừng lẫy kia, rốt cuộc Hoài Chân cũng hoàn hồn. Thì ra Herbert trong tên anh có quan hệ sâu xa với tên của vị tổng thống này. Cô nhớ lại lời người phụ nữ da đen trên phố Lombard từng nói. Giả sử sau này anh tham chính, rất có thể người ngoài sẽ gọi anh là Herbert, còn nếu thừa kế gia sản thì sẽ là C. H. Muhlenberg.

Hoài Chân đi vào phòng của Ceasar nhỏ. Trên tủ quần áo và bức tường màu xanh nhạt có dán áp phích của ngôi sao nhạc jazz thời trù phú Coolidge*. Có hai quả bóng bầu dục và một quả bóng rổ rách nát được đặt trên nóc tủ. Một chiếc giường đơn nhỏ, hai tủ sách chất đầy sách được kê cạnh giường, là căn phòng của những chàng trai xởi lởi rất điển hình.

(*Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ 1923-1929, Calvin Coolidge đã đưa nền kinh tế Mỹ trở nên phồn thịnh nhất, được lịch sử Mỹ gọi là “thời trù phú Coolidge.)

Hoài Chân kéo tấm vải phủ giường ra, trải khăn trải giường lấy trong tủ quần áo lên, rồi bọc vỏ gối vào và đặt trên chăn. Cô lại dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn trên sàn. Làm xong những chuyện đó, cô mới ngồi trước tủ sách, muốn xem xem anh đã đọc những gì. Có một vài cuốn sách là tiếng Đức và một số sách viết bằng tiếng Latin, tiếng Pháp hoặc tiếng Ý. Tác giả của cuốn sách tiếng Anh bao gồm Shakespeare, Keats, Byron và Benjamin Bailey, các nhà văn Mỹ thì có Melville và Ellen Poe; sách Pháp thì cô chỉ biết hai cuốn là cô chỉ biết Flaubert và Mérimée, sách Đức thì cô cũng chỉ biết mỗi đại danh  của Goethe – tác giả của cuốn Nỗi đau của chàng Werther.

Nói đến thật xấu hổ. Hai tủ sách này, số tên tác giả cô từng nghe còn không quá một nửa, mà tên sách biết được lại không hơn một phần tư. Cô nhớ Ceasar từng châm chọc anh là món đồ trưng bày, nếu yêu cầu một người mười ba tuổi có thể đọc nhiều sách như thế mới có thể trở thành món đồ trưng bày, thì chí ít trên cõi đời này có đến 90% người đều có giấc mơ vĩ đại như thế, ví dụ như Hoài Chân, bởi vì có thể cô phải làm việc quần quật trong một trăm năm mới có thể mua được một chiếc bát sứ đem lên bàn xới cơm trong cửa hàng mười cent.

Lúc vào phòng, Ceasar thấy cô đang nằm trên sàn đọc cuốn tiểu thuyết Ulysses của James Joyce – sách đã nhàu nhĩ vì anh từng đọc rất nhiều lần. Năm ấy khi anh vừa nhận cuốn sách có bìa màu xanh da trời này, thì nó chỉ mới ra mắt, cảm xúc lúc đó không khác gì nhặt được chí bảo. Ceasar im lặng đi đến, ngồi xếp bằng xuống đối diện cô, hỏi cô đọc thấy sao?

Cứ tưởng sẽ dọa cô giật mình, vậy mà một phút sau Hoài Chân mới ngẩng đầu lên, dùng giọng điệu rất sùng bái hỏi anh: “Anh đã đọc hết số sách này rồi sao?!”

Anh dựa lưng vào tường, tự tin nói, “Give me a page.” (Nói cho anh số trang đi.)

Nói xong câu này, ngay tới Ceasar cũng cảm thấy đáng ghét. Nhà ở Long Island có số sách nhiều gấp mấy lần ở đây, khách nữ mượn cớ đến thăm cũng có không ít người hỏi như thế. Hình như câu trả lời của anh lúc đó là: “Nếu không thì sao? Tôi mua về để trưng hả?”

Hoài Chân nhanh chóng đọc số trang.

Anh nói: “History is a nightmare from which I am trying to awake…”

Không đợi anh nói hết, Hoài Chân lại trợn to mắt, lật đến trang khác.

Anh nói tiếp, “Love loves to love love.”

Hoài Chân lại lật tiếp. Ceasar bắt đầu căng thẳng, vì qua cuốn sách này, lần đầu tiên anh tiếp xúc với khái niệm bài trừ người Hoa. Trong Ulysses có một đoạn viết thế này:

“‘Có một lần tôi gặp người Trung Quốc,’ Người giải thích dũng mãnh kia bảo, ‘Anh ta có vài viên thuốc nhìn giống bột trét. Anh ta vừa thả thuốc vào trong nước thì nó lập tức nứt ra, không cái nào giống cái nào, một viên biến thành thuyền, một viên biến thành nhà, còn có viên biến thành đóa hoa. Cho cậu hầm canh chuột uống đấy,’ Hắn ta nhỏ nước dãi bổ sung, ‘Ngay đến chuyện này người Trung Quốc cũng làm’.”

Trang này còn được anh đánh dấu gấp lại, muốn tìm ra là chuyện rất dễ dàng. Anh khá căng thẳng, đã chuẩn bị đầy đủ những lời xin lỗi trong lòng, nhưng cô gái nhỏ lại gấp sách lại đặt lên tủ, rút một cuốn khác ra.

Ceasar thở phào.

Bây giờ trong tay cô là tuyển tập các bài sonnet của William Shakespeare.

Lần này cô không nói số trang, mà chỉ giở đại một trang, là bài sonnet 81.

Hoài Chân đọc câu mở đầu, “Hoặc là tôi viết bia mộ cho anh…”

Anh đọc tiếp, “Hoặc là anh sẽ chôn tôi xuống huyệt, nhưng trong thơ anh không bao giờ chết, còn tôi hoàn toàn có thể bị quên. Tên của anh sẽ sống mãi muôn năm, trong khi đó tôi không còn gì cả, ngôi mộ của tôi sẽ rất giản dị, còn mồ anh trước mắt của người trần. Thơ của tôi sẽ dựng tượng cho anh, những đôi mắt người đời sau sẽ đọc, và thế gian lại kể chuyện về anh, khi mà những người hôm nay đã chết.”*

(*Bản dịch của Nguyễn Văn Thắng,)

Hoài Chân hăng hái hẳn lên, jai mắt sáng ngời ngồi trên giường, lại lật sang trang khác.

Không đợi cô xác nhận số trang, Ceasar chậm rãi đọc lên: “Anh là nô lệ của em. Biết làm gì ngoài những lúc hầu hạ? Cứ ngẩn ngơ cho hết một ngày, tới khi nào em triệu đòi anh. Không dám chất vấn những khi biệt ly đau khổ, chẳng dám ghen tuông đố kỵ, cũng nào dám đoán chừng nơi em đi, hoặc những chuyện em đã từng làm…”

Mới đầu, Hoài Chân chỉ cảm khái với trí nhớ siêu phàm của anh. Nhưng nghĩ rồi lại nghĩ, Hoài Chân ngẩng đầu lên, thấy anh nhìn mình chằm chằm không chớp mắt, trong đôi mắt đen điểm nụ cười, nhìn cô chăm chú. Giọng rất nhẹ, nhưng lại có vẻ giấu đầu hở đuôi, khiến người ta cảm thấy anh có chuẩn bị mà đến, vừa thâm tình lại chân thành.

Thì ra không phải anh đang ngâm thơ, mà là đang tỏ tình.

Sau khi đọc xong, đôi môi mỏng mím chặt lại, chỉ có khóe miệng nở nụ cười duy nhất trên gương mặt lạnh lùng đó, như thể sau khi giãi bày toàn bộ đau khổ của linh hồn, rốt cuộc nội tâm cũng đạt được sự tĩnh lặng nguyên thủy nhất, có thể mặc cho người ta phanh thây, mặc kẻ khác chà đạp.

Rơi vào lưới chung tình không khác gì bị cuốn vào động đen, biết rõ không thể trốn đi đâu, cũng không quan tâm chạy khỏi, tự cam chịu sa đọa. Trong chớp mắt ấy, Hoài Chân cảm thấy hình như mình cũng hiểu được rồi.

Cô nói: “You just told me about you.” (Anh đang nói về mình cho em nghe đúng không?)

Ceasar cười không đáp.

Nhìn nụ cười trên môi anh, Hoài Chân đột nhiên nghĩ ra một chuyện, năm mười hai tuổi, người yêu của cô đang làm gì?

Thế là cô hỏi anh, “Em muốn nghe chuyện đã xảy ra ở đây.”

Ceasar cẩn thận suy ngẫm, cuối cùng không khống chế được cười phá lên.

Hai người cùng nhớ lại sáng nay trên tàu, Hoài Chân đã nói, chỉ có phụ nữ châu Á xưa mới hỏi câu này.

Cô nhỏm người dậy, nhìn anh cười bò thì buồn bã nói, “Em không có suy đoán, chỉ là em tò mò thật… Anh có thể chỉ nói phần anh muốn nói.”

Anh dịu dàng đáp, “Please come to my arms.” (Lại đây nào.)

Cô ngoan ngoãn chui vào lòng anh, cả hai cùng ngã xuống giường. Chiếc giường tuy nhỏ, nhưng không đến nỗi chật chội.

Trần nhà sơn đen, bên trên có vẽ những vì sao sáng lấp lánh.

Hoài Chân nghĩ, thì ra người yêu cô còn có một ngôi sao không to hơn anh là bao, ngôi sao này trôi lơ lửng khắp ngõ ngách của vũ trụ mênh mông, không muốn người khác biết được. Thì ra Ceasar mười hai tuổi nằm trên chiếc giường này, trong giấc mơ bé nhỏ đã đi thăm thú toàn vũ trụ, tuy chỉ có một mình nhưng vẫn rất vui vẻ.

Anh nói cho cô biết mọi việc đã trải.

“Có thể vì thời kỳ nổi loạn quá mãnh liệt, hoặc có thể vì học sinh lớp sáu ở New York sốt sắng trải qua đêm đầu tiên với gái mại dâm, hoặc có thể vì ông anh muốn anh được chính trị khai tráng, hoặc cũng có thể vì anh không có mẹ, và ông anh thì khăng khăng rằng ‘Thế giới quá nguy hiểm, vì vậy đứa trẻ cần hai người cha’… Nói tóm lại, năm mười một tuổi anh đã có một người cha đỡ đầu vô cùng nghiêm khắc. Năm đó ông chỉ là bộ trưởng thương mại của chính phủ Coolidge. Trong một lần lấy danh nghĩa trại hè, ông nội anh đã ủy thác ông ấy đưa anh đến Nevada, ở đây suốt một mùa hè và năm đầu tiên của cấp ba. Ông ấy rất nghiêm khắc với anh, và cũng truyền cho anh rất nhiều lập trường chính trị ông ấy cho là đứng đắn.”

Hoài Chân đưa ra tổng kết, “Là bài trừ người Hoa, và cả khẩu âm Nevada của anh.”

Ceasar hôn cô, cười nói không chỉ có mỗi thế, mà còn có rất nhiều tư tưởng chủ nghĩa cô lập của phái bảo thủ thuộc đảng Cộng hòa nữa.

Anh lại nói cho cô vài câu chuyện vụn vặt, ví dụ như ở trường có rất nhiều bạn cùng tuổi không tiếp xúc với thứ “bẩn thỉu” như ở New York. Bọn họ chỉ chơi đá bóng, cuối tuần đến Reno chơi bài kiếm chút tiền, hoặc là đến hồ Humboldt cắm trại. Nhưng không ai có thể nào ngăn các chàng trai vị thành niên làm bất cứ điều gì họ muốn làm được. Có một lần dựng trại, con trai của một chủ nhà hàng thức ăn nhanh mà anh biết, đã dùng sản phẩm tránh thai mua ở nhà nghỉ, cùng ba cô gái thay phiên ân ái ở trong khu rừng ven hồ. Bởi vì giáo viên khu trại phát hiện có học sinh rời khỏi lều, cho nên mọi người đành tìm kiếm chung quanh, đề phòng bọn họ bị chó sói cắn. Lúc ấy anh đang canh chừng cho họ tại ốc đảo dưới mười độ trong thời tiết mùa xuân, bọc ba lớp áo khoác mà vẫn lạnh cóng.

Hoài Chân bật cười, “Trời lạnh như thế thì làm được gì? Một khi bị hở da thì sẽ lạnh cóng ngay.”

Ceasar cũng cười, “Anh vẫn luôn tò mò.”

Hoài Chân nói, “Thế còn anh? Vì sao không ai mời anh tham gia…”

Anh nói, “Anh biết chuyện này là vào mấy tháng sau…”

Hoài Chân nhất thời không hiểu “biết chuyện này” là ý gì, vẫn cứ nói mãi, “Nếu em là chàng trai kia, nói không chừng sẽ ra sớm vì là lần đầu tiên…”

Ceasar nhẹ giọng hỏi, sao em lại biết nhiều vậy.

Sau mấy giây im lặng, Hoài Chân hỏi anh, “Rồi mấy tháng sau anh có thể thử với cô gái nào đó ở trong rừng cây ——”

Anh ngắt lời cô, “Nope.”

Cô hỏi tiếp, “At home?” (Ở nhà?)

Ceasar không phát biểu.

Hoài Chân mở to mắt, “On the bed? This one?” (Ở trên chiếc giường này sao?)

Ceasar nói tiếp, “Đúng là ở trên giường, nhưng chỉ có mình anh thôi.”

Hoài Chân ngẫm nghĩ xem chỉ có một mình là ý gì.

Ceasar bất đắc dĩ nói, “Do it myself.” (Anh tự xử.)

Hoài Chân xoay người trong ngực anh, nằm sấp trên giường hỏi, “How to?”

Ceasar nghiêng đầu đến.

Hai người mặt đối mặt. Trong chớp mắt thấy ánh mắt anh, Hoài Chân có cảm giác mình thật xấu, mà người tình nhỏ 21 tuổi của cô đang kể về lịch sử DIY năm 12 tuổi với mình lại ra vẻ rất vô tội.

Giọng anh thấp dần, thỏa hiệp bảo, “Bạn trong đội bóng bầu dục, là một cậu bé 13 tuổi khá điên cuồng vì tình dục, có một lần anh đến Las Vegas ở lại khách sạn ban đêm, cậu ta đã đích thân hướng dẫn các cách do it myself với anh…”

Hoài Chân bình tĩnh nói, “Then you tried to.” (Và anh thử theo cách của cậu ta.)

Anh nói yes.

Cô hỏi, anh có thích không?

Anh nói mới đầu anh cảm thấy rất điên, nhưng mấy tháng sau lại cảm giác cũng không tệ lắm.

Cả hai lại ngẩn ngơ một lúc. Sau đó Hoài Chân nghe thấy anh thấp giọng thẳng thắn, “Ba tháng về nhà, có lúc anh nghĩ đến em, và do it myself.”

Mặt Hoài Chân nóng lên, nhưng lại cảm thấy rất vui.

Cô hỏi anh, “Tự mình làm và người khác làm có khác gì nhau không?”

Ceasar nói, “Chưa thử nên không biết.”

Cô nói, “Lần trước anh từ chối em.”

“Ừ.”

“Vì sao?”

Ceasar không trả lời, có vẻ khó nói.

Anh ngẩng đầu dựa vào gối, lúc này mới có thể đối mặt với cô.

Hai người nhìn nhau hai giây.

Ceasar nói, “Em nói cho anh biết trước đã, rốt cuộc em học những thứ đó từ đâu.”

Hoài Chân nói, “Thứ gì?”

Ceasar nhỏm mình dậy, mặt u ám, dùng vẻ mặt đòi nợ nói với cô,

“Chúng ta có thể bắt đầu từ ‘trả tiền cho bạn chăn gối làm người ta hài lòng’ trước. This is quite a long story.”

Hoài Chân nói, “Đọc trong sách.”

Ceasar hỏi, “Sách nào?”

Hoài Chân đáp, “Anh cũng đọc rồi đấy. Em thấy trong tủ sách của anh có cuốn Người tình của phu nhân Chatterley của D. H. Lawrence.”

Anh nói, Ừ, đó đúng là cuốn sách hay về dục tính vỡ lòng, muốn chọn một trang để anh đọc cho em nghe không?”

Hoài Chân đấm vào ngực anh, sau đó nói, “Anh vẫn chưa nói cho em biết vì sao lần trước lại từ chối em đâu đấy.”

Ceasar ngẩng đầu lên, nghiêm túc nhìn cô một lúc, đột nhiên tìm được một lý do, “You never tried before.” (Em chưa từng thử lần nào.)

Cô nói, “Then you teach me how to.” (Vậy anh hãy dạy em đi.)

Anh nói, “Let’s start from something more simply.” (Chúng ta bắt đầu từ chuyện đơn giản trước vậy.)

Cô hỏi, “Like what?” (Ví dụ như?)

Anh nói, “Like French kiss.” (Như nụ hôn kiểu Pháp.)”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.