Học Viện Fairy Tail

Chương 71: Quyết đoán




Tôi bị những lời nói chân thành đó của Lê Bằng làm cho rơi lệ, tôi cúi đầu, không muốn để anh nhìn thấy những giọt nước mắt của tôi, trong lòng thầm nghĩ, anh được lắm, anh có thể làm em cười cũng có thể làm em khóc một cách dễ dàng, nhưng chẳng bao giờ nói trước một tiếng.

Tôi muốn nói với Lê Bằng rằng, anh vừa vào cửa có ngay nước ấm để uống, không phải là do tôi biết tính toán, mà là bởi tôi thường đi ra ban công nhìn, khi thấy anh đi bộ về phía khu chung cư, thì sẽ chạy ngay vào bếp, rót một cốc nước ấm, sau đó mới yên tâm quay vào làm tiếp việc nhà, rồi tôi nhẩm đếm, xem đếm đến bao nhiêu anh sẽ mở cửa vào nhà.

Giống như mẹ tôi từng nói, là một người vợ, mọi sự quan tâm của tôi đều dồn hết vào chồng, cho dù khuyết điểm của anh có nhiều hơn nữa thì cũng chỉ cằn nhằn ngoài miệng mà thôi, còn trong tim tôi vĩnh viễn là lòng bao dung vô hạn.

Sáng hôm sau, tôi bị chính giấc mơ đẹp của mình đánh thức. Tôi đã quên mình nằm mơ thấy gì, chỉ nhớ được rằng, đó là một giấc mơ đẹp. Quay đầu lại, tôi nhìn thấy nụ cười của Lê Bằng, anh hỏi tôi đã mơ thấy gì mà vui đến vậy. Hóa ra, người bị giấc mơ đẹp của tôi làm tỉnh giấc còn có cả anh.

Tôi nói, tôi quên rồi, sau đó rời khỏi giường, như thường lệ vào nhà tắm làm vệ sinh cá nhân, rồi vào bếp chuẩn bị bữa sáng, sau đó ngồi vào bàn ăn, tranh ăn trứng gà với Lê Bằng.

Tiếp đó, chúng tôi cùng nhau ra khỏi nhà, xuống lầu, ra khỏi khu chung cư bắt taxi.

Tất cả mọi việc đều diễn ra như thường lệ.

Tôi bỗng có ảo giác, dường như những việc này sẽ tiếp diễn suốt cả cuộc đời.

Buổi sáng, taxi rất ít, chúng tôi đứng ngoài đường đến mười lăm phút mới bắt được một chiếc taxi, nhưng trước khi tôi tiến lại gần đã bị bàn tay một người đàn ông lạ ngăn lại.

Tôi tức giận nhìn người đàn ông kia, quát lớn: “Sao anh lại tranh giành như vậy!”.

Người đó không thèm để ý, trèo lên xe và bỏ đi.

Tôi quay đầu lại, Lê Bằng vẫn đứng nguyên chỗ cũ, xua tay với tôi.

Tôi nói: “Sao anh không đuổi theo!”.

Anh đáp: “Bà xã à, chúng ta mua một chiếc xe nhé?”.

Tôi không tiếp lời, mà chờ anh nói tiếp.

Anh chỉ cho tôi thấy ba lợi ích từ việc mua xe.

Thứ nhất: Khi đi làm và tan tầm không còn lo chuyện phải bắt xe.

Thứ hai: Những ngày lễ tết về nhà hoặc đi du lịch đều có thể tự đi.

Thứ ba: Sắp tới những người muốn mua xe sẽ phải xếp hàng, mỗi tháng chỉ giới hạn bán ra hai mươi nghìn chiếc, người muốn mua thì nhiều, xe thì ít, sẽ phải đợi rất lâu.

Chúng tôi quyết định sẽ mua xe, tuy nhiên mua xe mới hay xe cũ, đây cũng là vấn đề nan giải.

Lê Bằng nói phải mua xe mới, tôi lập tức lấy máy tính ra tính. Ở thành phố này lái xe đi làm, tiền lộ phí, tiền bảo hiểm, tiền xăng xe tất cả cộng lại ít nhất mỗi tháng cũng mất từ bốn đến năm nghìn đồng. Nếu như mua một chiếc xe mới tầm trung thì ít nhất phải trả trước trên dưới một trăm nghìn, nếu là xe cũ, thì chỉ cần khoảng bốn mươi, năm mươi nghìn là mua được.

Lê Bằng nắm chặt lấy tay tôi, nói: “Vấn đề tiền nong cứ để anh lo, chỉ cần em ủng hộ anh là được rồi”.

“Về mặt tinh thần em ủng hộ anh hoàn toàn, nhưng anh có nhiều tiền như vậy sao?”

Lúc này tôi mới chợt nhớ ra, tiền riêng của tôi tháng nào tiêu hết tháng đấy, nếu không đủ Lê Bằng còn phải cho thêm.

“Bố mẹ anh có căn nhà cũ thuộc diện di dời có đền bù, chúng ta mượn họ trước mấy chục nghìn, trong tay anh hiện cũng có mấy chục nghìn, như vậy đã hòm hòm rồi.”

“Nhà anh còn có cả nhà cũ? Là nhà tầng hay là tứ hợp viện? Ở ngoại ô hay trong thành phố? Mỗi mét vuông bao nhiêu tiền? Tiền đền bù được bao nhiêu?”

Liền một lúc tôi hỏi không biết bao nhiêu câu, nhưng cuối cùng chỉ nghĩ đến một điều, tôi nói: “Nếu đã di dời và có tiền đền bù, chúng ta có thể dùng số tiền đền bù đó mua một căn hộ mới, nếu không đủ sẽ bù thêm. Có nhà trong tay cảm thấy thiết thực hơn so với có xe, xe cộ thì ngày càng mất giá, còn địa ốc thì ngày càng đắt lên”.

Taxi đã đến, Lê Bằng không tiếp lời mà ấn tôi lên xe.

Lúc taxi dừng ở cửa công ty, tôi vẫn chưa dứt ra khỏi cuộc đấu tranh tư tưởng mua nhà hay mua xe thì lại rơi vào một mâu thuẫn mới.

Tôi nhìn đồng hồ tính tiền trên xe và nghi ngờ về độ thành thật của tài xế.

Tài xế nói: “Đúng là giá tiền này, tôi không đi đường vòng đâu”.

Tôi cười nhạt một tiếng, nói: “Tôi nghi ngờ đồng hồ tính tiền của anh có vấn đề, chắc chắn anh đã chỉnh lại nó. Anh đừng coi tôi như người tỉnh khác đến mà định qua mặt, bao nhiêu kilômét, tốn bao nhiêu xăng, phải trả bao nhiêu tiền xe tôi đều biết rõ cả. Tính từ vị trí tôi lên xe, mà đến sân bay nhiều nhất cũng chỉ hết có bảy mươi đồng, đoạn đường vừa rồi còn chưa bằng một phần tư đường từ đó đến sân bay, vậy mà anh dám lấy của tôi ba mươi lăm đồng?”.

Tài xế vẫn cãi cố: “Giá tiền này là đúng, cô đừng có giở trò”.

Tôi trừng mắt lên nói: “Được, tôi sẽ gọi điện cho công ty của anh, tố cáo anh!”.

Nói rồi tôi cầm điện thoại lên, tài xế liền giành lấy điện thoại của tôi, nói: “Gọi gì mà gọi, cô không trả tôi tiền còn đòi nói lý gì nữa!”.

Mặt anh ta đầy vẻ bấn loạn, nhìn chằm chằm vào tôi, tôi cũng rất căng thẳng, chăm chú nhìn tên và số hiệu của anh ta trên thẻ lái xe, lúc này, cửa xe bị ai đó gõ hai cái.

Tài xế lập tức hét lên với người đó: “Không chở khách, không chở khách nữa!”.

Sau đó, cửa xe bị mở ra, tôi cũng quay mặt lại hét lớn: “Không thấy đang cãi nhau à, đừng có thúc giục!”.

Lúc này tôi mới nhìn rõ người đó là Trương tổng.

Trương tổng nói, nếu đồng hồ tính tiền có vấn đề, khi tôi tố cáo chắc chắn sẽ có người thụ lý, anh ta còn nói, tiền phạt cao nhất lên đến hai nghìn đồng, tương đương với nửa tháng lương mà gã tài xế này vất vả kiếm được.

Gã lái xe đó vừa thấy Trương tổng cũng lấy điện thoại ra, định chụp lại ảnh thẻ lái xe của anh ta, anh ta lập tức nhét chiếc điện thoại lại tay tôi, nhận tiền của tôi, rồi nói một câu: “Coi như tôi xui xẻo”, rồi lái xe đi mất.

Tôi tỏ lòng biết ơn với Trương tổng, rồi hỏi anh ta tại sao lại không lái xe đi làm, anh ta nói xe của mình bị người khác đập phá khi đỗ ở khu chung cư, phải sửa chữa ít nhất một tuần.

Đến công ty, tôi đi về phía phòng làm việc của Lê Bằng, như thường lệ, giúp anh dọn dẹp bàn làm việc. Trong khi sắp xếp lại đống tư liệu, lại xảy ra một chuyện giống lần trước: Một nụ hồng mơn mởn rơi ra.

Nhìn màu sắc và những giọt nước vương trên đó, hẳn là không phải được kẹp vào từ tối qua.

Tôi cầm bông hồng, tiện tay vứt vào thùng rác cạnh đó, buộc chặt chiếc túi rác dùng một lần, đem ra ngoài, vờ như không có chuyện gì chào hỏi Lê Bằng, lúc này anh mới vừa đến công ty.

Lê Bằng gọi tôi vào phòng làm việc, hỏi tôi đã làm xong bảng điều tra thị trường được giao trước đó chưa.

“Nửa tiếng trước, lúc còn ở nhà sao anh không hỏi điều này?”

Anh nhíu mày, hỏi lại tôi lần nữa: “Vậy em đã làm xong chưa?”.

Tôi trả lời một cách bực dọc: “Chưa xong”.

“Bây giờ làm đi, trước khi hết giờ nộp lại cho anh.”

“Vừa rồi em lại thấy một bông hồng kẹp trong đống tài liệu trên bàn anh.”

Thấy Lê Bằng sửng sốt, tôi nói: “Em ra ngoài làm việc đây”.

Vì chuyện bông hồng mà tâm trạng tôi rất tệ. Để có thể phát tiết, tôi trút hết nỗi tức giận vào bàn phím. Lưu Tranh Tranh hỏi tôi hai lần tại sao lại tức giận đến vậy, tôi hỏi sao cô ta lại biết, cô ta nói, mọi người trong công ty đều nghe thấy tiếng gõ bàn phím của tôi.

Trong lúc tôi cảm thấy chán nản nhất, Lưu Tranh Tranh chia sẻ với tôi tin tức mà cô ta có được.

Cô ta nói, cô ta phát hiện ra bí mật của Phạm Dung ở tổ B.

Tôi hỏi đó là bí mật gì.

Cô ta nói, mình tận mắt nhìn thấy Phạm Dung ra vào khoa phụ sản, sau đó hỏi lại tôi, phụ nữ ra vào chốn ấy để làm gì.

Tôi đếm đầu ngón tay, liệt kê ra đến sáu bảy ví dụ, mãi đến khi nhắc đến hai từ “có thai” Lưu Tranh Tranh mới giữ chặt ngón tay tôi lại, cô ta nói, cô ta nghi ngờ Phạm Dung có thai.

Tôi hỏi: “Cô ta có bạn trai chưa?”.

“Chưa bao giờ nghe nói. Đừng nói đến chuyện bạn trai, cô ta về làm ở công ty này lâu như vậy, nhưng tôi chưa từng thấy đàn ông tặng hoa cho cô ta.”

“Nếu như không có bạn trai, làm sao có thai được?”

“Đây là trực giác của phụ nữ.”

Tôi tỏ ra hoài nghi trực giác của Lưu Tranh Tranh, bởi tôi chưa bao giờ nhìn thấy Phạm Dung nôn mửa vì nghén.

Sau cuộc họp thường lệ vào buổi chiều, tôi và Trương Mai của tổ B cãi nhau, cả hai đều đang đỏ mặt tía tai, không ai có thể kiềm chế được.

Chuyện là thế này, nguyên nhân là do Trương Mai làm rơi một một bản tài liệu tại phòng photo, lúc cô ta quay lại tìm cũng là lúc tôi bước vào, cô ta chỉ trích tôi xem trộm thông tin đấu thầu của tổ B.

Trong tình huống như vậy, dù tôi có nói không, cô ta cũng sẽ không tin. Nhưng tôi vẫn nói “Không phải”. Trương Mai chỉ thẳng vào mũi tôi, nói: “Nếu giá thấp nhất trong cuộc đàm phán lần này bị lộ ra, thì nguyên nhân chính là từ cô, tôi sẽ hỏi tội cô”.

“Tại cô để danh sách đấu thầu rơi ở phòng photo, chẳng liên quan gì tới tôi, tôi có cầu xin cô để lại cho tôi xem đâu, tôi cũng không hứng thú xem, thậm chí tôi còn nghi ngờ cô cố ý làm rơi nó để tôi đọc được, rồi đổ cho tôi làm chuyện bất nghĩa.”

Trương Mai gào lên nói tôi thật vô lý, tôi cũng cất cao giọng nói cô ta thần kinh.

Lúc đó, tôi tức giận, tôi phẫn uất, hễ phẫn uất là tôi không thể nói ra những lời như ý muốn, chỉ còn biết dùng cách ngu ngốc nhất để phát tiết, đó là cãi nhau.

Kết quả là, tôi cãi thua cô ta, tôi khóc lóc ầm ĩ, khiến tất cả mọi người đều biết, trong đó có cả Lê Bằng.

Tôi không thể không thừa nhận, Trương Mai rất biết cách chửi rủa người khác hơn tôi.

Cô ta còn nhanh hơn tôi một bước khi đem chuyện này phản ánh lên cấp trên. Nhưng bất ngờ là, cấp trên chỉ truy cứu trách nhiệm của cô ta, mà không động đến tôi.

Tôi rất hy vọng có thể tự mình hỏi rõ nguyên nhân, nhưng khổ nỗi không có cơ hội thích hợp. Mãi đến khi hết giờ làm về nhà, tôi và Lê Bằng cùng nằm trên một chiếc giường, động chân động tay xong xuôi, cuối cùng tôi cũng tóm được cơ hội để chuyện trò.

Tôi nói: “Hôm nay tại sao anh lại bảo vệ em? Chẳng phải anh vẫn luôn để mặc em tự sinh tồn sao?”.

“Hóa ra em luôn coi anh như vậy à, em làm anh đau lòng quá.”

“Sự thật đã chứng minh mà, thái độ của anh đối với em ở công ty rất kỳ lạ, đến một nụ cười cũng không bao giờ có.”

Bí mật giữa tôi và Lê Bằng cũng được coi là đi cửa sau, nó thuộc vào diện tuyệt mật.

Làm chuyện xấu thường khiến người ta chột dạ, vì sợ người khác nhận ra tình cảm chúng tôi dành cho nhau, những người khác phạm lỗi chỉ cần không ảnh hưởng tới lợi ích của tổ, Lê Bằng thường tỏ ra điềm nhiên vờ như không thấy, nhưng nếu tôi phạm lỗi, Lê Bằng sẽ nghiêm khắc phê bình, khiến tôi luôn xị mặt với anh sau khi hết giờ làm.

Chuyện của Trương Mai lần này, biểu hiện của Lê Bằng nằm ngoài dự đoán của tôi, tôi cảm thấy vừa mừng vừa lo khi được che chở như vậy.

Anh giải thích: “Tiểu Trương thuộc tổ đối lập, không thuộc phạm vi lợi ích anh quản lý, nên anh tuyệt đối không suy xét, còn em… Lợi ích của bà xã đại nhân chắc chắn phải bảo vệ!”.

Bình thường, Lê Bằng không phải là người biết nói lời ngon tiếng ngọt, nhưng khi tôi tỏ ra nghi ngờ anh, anh lại giống như một chiếc kẹo mút vị vải thiều, ngọt đến phát ngán.

Mặt khác, kẹo mút không ám chỉ bất cứ điều gì.

Trong lúc Lê Bằng ra khỏi giường chuẩn bị bữa tối, tôi gọi điện cho Miumiu kể lại mọi chuyện.

Cô ấy nói, mình và Trâu Chi Minh rất hợp nhau, nhưng để trở thành người yêu thì còn phải vượt một chặng đường dài.

Tôi hỏi, Trâu Chi Minh có phải là thách thức lớn nhất mà cô ấy từng gặp?

Cô ấy nói, vần đề không nằm ở chỗ khó khăn, mà là giữa họ không hề có sự rung động. Những người đàn ông như vậy có thể làm chồng, làm cha nhưng không thể phát triển thành tình nhân.

Tôi nói, chồng chẳng phải là phiên bản chuyển hóa và tăng cấp từ tình nhân sao?

Cô ấy nói, chồng là người thân, còn tình nhân là kẻ thù. Ở cùng người thân cảm thấy ấm áp, còn ở chung với kẻ thù cảm thấy rất kích thích.

Tôi rất mơ hồ, một lần nữa phải làm quen lại với Miumiu.

Khi tôi định nói với Miumiu rằng tình yêu không phải là yêu đương vụng trộm, Miumiu lại đột nhiên hỏi tôi đã đọc kết thúc của chuyện Doraemon chưa.

Tôi nói là chưa, đã rất nhiều năm rồi tôi không đọc Doraemon, không phải vì tôi không còn yêu thích, mà bởi vì quá thích nên tôi không dám đọc tiếp. Đó là giấc mơ đẹp nhất của thời thơ ấu, tôi không nỡ phá hϮg. Bởi vì con người một khi đã ra ngoài xã hội, sẽ mất đi nhiều tưởng tượng đẹp nhất thuở ban đầu, giống như chiếc túi thần kỳ của Doraemon, lúc còn nhỏ mơ ước có được một chiếc, thậm chí còn trèo vào ngăn kéo bàn làm việc mong ước được vượt thời gian, lớn lên rồi mới phát hiện, thứ mà chiếc túi thần kỳ đó đựng không phải là bảo bối, mà là sự tham lam.

Miumiu nói, bên ngoài đồn có hai kết cục, kết cục thứ nhất vấp phải rất nhiều sự công kích từ phía độc giả, mọi người muốn tin vào cái kết thứ hai hơn.

Tôi hỏi hai kết cục đó thế nào, cô ấy nói, kết cục thứ nhất cho rằng thế giới này không hề có Doraemon, cũng chẳng có túi thần kỳ, nhân vật chính Nobita mắc bệnh tự kỷ nặng đang ở trong bệnh viện tâm thần, mọi kí ức tốt đẹp nhất của cậu ta đều nằm ở thời thơ ấu và Doraemon chỉ là một nhân vật hoang tưởng.

Kết cục thứ hai thì cho rằng, Doraemon hết pin, nhân vật chính Nobita đã cố gắng học tập vì nó, hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại được Doraemon. Rồi một hôm, cậu ta gọi vợ đến phòng thí nghiệm, nói với cô ấy rằng: “Anh sẽ bấm nút”, thế rồi kỳ tích xuất hiện. Doraemon tỉnh lại, và câu đầu tiên cậu ấy nói là: “Đã làm xong bài tập chưa?”.

Miumiu hỏi xem tôi tin vào cái kết thúc nào.

Tôi nói, tôi thà tin vào cái thứ hai, nhưng tôi biết trên thế giới này chỉ có kết cục thứ nhất mới có khả năng xảy ra.

Tôi và Miumiu cùng ôm lấy điện thoại và khóc, khóc ầm ĩ, khiến Lê Bằng phải chạy vào phòng ngủ.

Anh hỏi tôi: “Em yêu, em sao thế!”.

Tôi bỏ điện thoại xuống, sà vào lòng anh, dùng hành động nói cho anh biết thế nào là hổ đói vồ mồi.

Tôi hỏi: “Nếu một buổi sáng em tỉnh dậy, phát hiện tất cả đều chỉ là mơ, không có anh, không có gia đình này, chỉ có một ông bác sĩ mặc áo blouse trắng, đeo khẩu trang lạnh lùng nói với em, em là một bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng… Anh nói xem, em sẽ phải thế nào đây?”.

Lê Bằng hỏi tôi, ý nghĩ này xuất phát từ đâu.

Tôi nói, tôi cũng không biết.

Anh ôm lấy tôi, an ủi rất lâu, nhưng cho dù anh véo má tôi đến đau điếng, cũng không khiến tôi xua tan được nỗi lo sợ trong lòng.

Tôi nghĩ, khi hạnh phúc đến quá dễ dàng, điều đáng sợ nhất không phải là không được bền lâu, mà là sẽ mất nhau mãi mãi. Trên thế giới này, không gì có thể tồn tại vĩnh hằng như “mất đi”.

Tối hôm đó, Lê Bằng đã thề rằng sẽ làm Doraemon cả đời của tôi, tôi biết anh đang dỗ dành tôi, cũng giống như phụ nữ hỏi đàn ông có thể hái sao cho mình hay không, nếu đàn ông nói “có”, thì chắc chắn đó là nói dối, nhưng thứ mà phụ nữ muốn nghe lại chính là những lời nói dối.

Tối hôm đó, thời gian trôi qua rất nhanh, chúng tôi cùng ngồi trên sofa xem ti-vi.

Anh tựa người vào sofa, hễ co chân lên, lại bị tôi kéo xuống, tôi gối lên đùi anh ăn khoai tây chiên, thỉnh thoảng anh lại bón một ngụm cô ca cho tôi, nhưng khi anh muốn uống trộm tôi rất lạnh lùng nói một câu: “Uống cô ca sẽ giết chết t*ng trùng”, anh lập tức bỏ xuống, mặt đầy vẻ bất bình, hỏi tôi: “Em có căn cứ khoa học không?”, tôi nói: “Anh có thể thử mà”.

Có những chuyện cho dù bán tín bán nghi cũng sẽ không dám thử, giống như việc chơi gái. Nếu đàn ông nghi ngờ cô nàng đó mắc căn bệnh thế kỷ, thì cho dù cô ta có hấp dẫn đến mức nào, cũng sẽ không dám thử, trừ khi anh ta cũng mắc căn bệnh thế kỷ, đồng bệnh tương liên, thì lại là chuyện khác.

Kết quả là, Lê Bằng quả nhiên không dám thử.

Buổi tối trước khi ngủ, tôi bị Lê Bằng bế lên giường, anh dỗ dành tôi đi đánh răng, tôi quay người đi, sống chết không nhúc nhích, anh lại bế tôi vào nhà tắm, nhét bàn chải đã được bôi thuốc trước đó vào miệng tôi.

Anh nói: “Cô ca là đồ uống có ga, không tốt cho răng, mau đánh răng đi!”.

Tôi nhìn người phụ nữ đang nghiến răng nghiến lợi trong gương, nhanh chóng chấp hành mệnh lệnh.

Lên giường lần nữa, tôi mới nhớ ra hình như có một vấn đề quên chưa hỏi, có liên quan đến bông hồng kia. Thứ kinh khủng hơn cô ca có thể giết chết t*ng trùng đó là che giấu kẻ thứ ba.

Nhưng khi tiếng nói của tôi cất lên, tôi lại hỏi về một vấn đề khác.

Tôi hỏi: “Nếu anh là một kẻ hiếp dâm muốn ra tay với em, em lừa anh rằng em mắc bệnh thế kỷ, hy vọng anh sẽ buông tha, anh đoán em sợ nhất phải nghe câu gì?”.

Lê Bằng không trả lời được.

“Vậy anh nói cho em biết, nếu em nói như vậy, anh có tin không?”

“Anh không tin.”

Tôi hỏi tại sao.

“Nếu sự thật là vậy, em chắc chắn hy vọng anh sẽ bị lây, thế gọi là ăn phải quả đắng.”

Tôi gật đầu, cảm thấy anh nói có lý, sau đó tiết lộ đáp án nói: “Em sợ anh sẽ nói với em rằng: Ồ, trùng hợp quá, anh cũng mắc căn bệnh đó”.

Lê Bằng nhếch mép, nửa muốn cười nửa không, rồi tắt đèn, chui vào chăn của tôi, nói: “Bà xã, anh cũng mắc bệnh nan y đây, em mau chữa giúp anh đi”.

Thứ mà đáng sợ hơn bệnh nan y, đó là mặt trơ trán bóng.

Ngày nghỉ, tôi và Miumiu hẹn nhau tại một quán cafe.

Cô ấy nói cô ấy muốn mở một quán cafe của riêng mình.

Tôi hỏi cô ấy có tiền không, cô ấy nói cô ấy có hai triệu.

Tôi rất kinh ngạc, hỏi cô ấy tiền ở đâu ra.

Miumiu nói cô ấy đã bán hết quà tặng của những người bạn trai cũ, hơn nữa còn bán cả căn nhà mà bố mẹ để lại, giờ cũng có thể coi như một quý cô.

Quên không kể, bố mẹ Miumiu đã ly hôn, bố cô ấy lấy một Hoa kiều, mẹ cô ấy lấy một người ở miền Nam, khi họ ly hôn đã đem căn nhà là tài sản chung để lại cho cô con gái duy nhất, nguyên nhân chỉ vì một lẽ, nếu nó thuộc về một trong hai người bọn họ, cả hai đều cảm thấy bất mãn, chi bằng để lại cho kết tinh tình yêu một thời của mình.

Miumiu nói, mọi thứ trong căn nhà đó đều lưu giữ kí ức không vui, mỗi lần nghĩ đền việc ba người trong gia đình họ đã từng cùng nhau trải qua mọi chuyện, cô ấy lại thấy rất nực cười, khi tai họa ập đến họ đường ai nấy đi, không ai quan tâm đến người thừa là cô ấy.

Tôi hỏi Miumiu, nhà bán rồi, cô ấy sẽ ở đâu?

Cô ấy nói, cô ấy sẽ thuê nhà để ở, sau này tích lũy được, sẽ mua một căn hộ khép kín xinh xắn, kê vừa đủ một chiếc giường đơn, cũng chỉ chuẩn bị một bộ bát đũa, một đôi dép lê, một bộ bàn chải đánh răng và khăn mặt.

Tôi im lặng, Miumiu đã nhắm trúng điểm yếu mềm nhất trong lòng tôi.

“Miumiu à, trên thế giới này, không ai có thể sống một mình mãi mãi. Con người là loài động vật quần cư(*), luôn cần tìm bạn cho mình, người bạn đó có thể là nam, cũng có thể là nữ, nhưng nhất định phải là động vật sống.”

(*) Quần cư: Sống bầy đàn.

Miumiu nói, cô ấy có thể nuôi thú cưng.

“Thú cưng không thể nói chuyện cùng cậu, cũng không thể hiểu cậu, càng không thể đưa cậu đi bệnh viện lúc cậu ốm.”

Miumiu hỏi vặn lại tôi: “Thế bố mẹ tớ thì sao? Họ đã từng là bạn của tớ, là bạn của nhau, nhưng bây giờ họ đều tự tìm bạn đời mới cho mình, trong lòng họ, tớ không tồn tại nữa. Điều này có nghĩa là gì? Bạn đời cũng không đáng tin cậy, có thể thay hoặc tìm mới bất cứ lúc nào”.

Những lời Miumiu nói làm tôi nhớ đến bố mẹ mình, nếu như họ cũng đường ai nấy đi, liệu tôi có biến thành một Miumiu thứ hai?

Câu hỏi này không có lời giải đáp.

Miumiu và tôi nói chuyện với nhau cả buổi chiều về viễn cảnh của quán cafe, cô ấy nói đã đăng ký một lớp học pha chế cafe, cô ấy muốn tự mình trải nghiệm, tự mình tận hưởng cảm giác thành tựu khi pha chế thành công một tách cafe, khi được nhìn tâm trạng vui vẻ của khách lúc nhâm nhi ly cafe đó. Cô ấy nói, nếu có một quán cafe, thì những người trong quán chính là bạn của cô ấy. Nhìn thấy người khác vui, cô ấy cũng thấy vui lâ

Thế nên tôi vẫn thường nói, Miumiu là một cô gái lạc quan, cô ấy luôn có tinh thần của AQ.

Sau đó, Miumiu nhắc đến Trâu Chi Minh, cô ấy bảo lời nói và hành động của Trâu Chi Minh rất lạ. Rồi cô ấy lấy một ví dụ cụ thể.

Trâu Chi Minh nghe điện thoại luôn lén lén lút lút, luôn nở một nụ cười ngọt ngào khi đọc tin nhắn, mọi câu nói đều thể hiện rõ niềm hạnh phúc, đây là chứng bệnh của những cậu bé đang đắm chìm trong tình yêu.

Cậu bé? Đang yêu? Trâu Chi Minh?

Trí tò mò của phụ nữ rất mạnh, vì những lời Miumiu nói, tôi nảy sinh một sự tò mò mãnh liệt với Trâu Chi Minh.

Chúng tôi rất nhanh đã tìm được đáp án.

Rời khỏi quán cafe, Miumiu cùng tôi về nhà thăm mẹ, chúng tôi đi đến gần khu chung cư, nhìn thấy Hòa Mục đi cùng một người phụ nữ không nên xuất hiện ở đây và cũng chưa bao giờ xuất hiện ở đây.

Người phụ nữ đó tôi biết rất rõ, dù cô ta có hóa thành tro tôi cũng nhận ra – Phạm Dung.

Phạm Dung đi giày đế bằng, cô ta đi trước nói chuyện điện thoại, Trâu Chi Minh xách hai túi thực phẩm đi theo phía sau. Lúc này, anh ta đã bắt kịp bước chân của Phạm Dung, anh ta dồn hai chiếc túi về một bên tay, tay còn lại ôm lấy eo Phạm Dung.

Phạm Dung nhìn anh ta một cái, rồi tiếp tục cuộc điện thoại.

Tôi rất hối hận vì đã không kịp thời lôi Miumiu đi trốn, khiến Phạm Dung nhanh chóng nhận ra sự theo dõi của chúng tôi. Lúc tiến lại chào hỏi Trâu Chi Minh giới thiệuPhạm Dung là vợ anh ta. Miumiu tỏ ra rất thản nhiên và hào phóng, cô ấy không chỉ nói với Phạm Dung chuyện Trâu Chi Minh viết sách, mà còn nói: “Tôi và Nhược Nhược đều là fan của anh ấy”.

Tôi không biết tại sao Miumiu lại lôi cả tôi vào, chỉ biết rằng, ánh mắt Phạm Dung nhìn tôi rất kỳ quái.

Phạm Dung nói một câu bâng quơ: “Tôi chỉ biết anh ấy viết sách, còn tưởng đó chỉ là những mẩu chuyện cười mà không ai muốn đọc, không ngờ cũng có độc giả, càng không ngờ được rằng trong số đó còn có cả Vi Nhược”. Cuối cùng, cô ta còn đá thêm một câu: “Cô không giống người thường đọc loại sách này”.

Cuộc hội ngộ bốn người kết thúc trong bầu không khí gượng gạo, sau khi Trâu Chi Minh và Phạm Dung đi khỏi, Miumiu đưa ra một kết luận.

Cô ấy nói: “Tớ nhận thấy rõ, Phạm Dung không hề mong muốn người khác biết mối quan hệ của cô ta và nhà văn Hòa, đặc biệt là cậu”.

Tôi gật đầu, nói: “Cô ta làm cho tớ cảm thấy tớ vừa biết một bí mật không nên biết nhất, tớ rất muốn tìm hiểu bí mật mà cô ta đang cố giấu. Tại sao cô ta lại như vậy?”.

“Chỉ có một cách để lý giải cho thái độ như vậy, đó là xấu hổ.”

“Tớ không hiểu. Tớ gặp nhiều trường hợp đàn ông cảm thấy xấu hổ về vợ của mình, chứ chưa gặp trường hợp nào vợ lại ghét bỏ chồng.”

“Bây giờ không còn là thời đại mà chồng là ông trời nữa, Phạm Dung là điển hình của mẫu phụ nữ giỏi giang, có lẽ cô ta không thích văn nhân.”

Tôi bĩu môi, cảm thấy mọi thứ thật lạ, cứ như không cẩn thận mở ra chiếc hộp Pandora vậy.

Tôi không kể chuyện n với Lê Bằng, mặc dù anh nhận ra tôi có vẻ bất thường.

Những biểu hiện khác thường của tôi rất rõ ràng, khi nấu cơm tôi nhầm đường thành muối, nhầm xì dầu thành dấm, món thịt chua ngọt trở thành thịt kho xì dầu, vậy mà Lê Bằng vẫn an ủi tôi: “Ngon phết, ăn với cơm ngon lắm”. Lúc giặt quần áo, tôi lại quên ấn nút khởi động, quần áo bị ngâm cả tiếng đồng hồ, tôi mới nhận ra, máy giặt hôm nay có vẻ quá yên lặng.

Lê Bằng quan sát tôi rất lâu, lúc này anh không nhịn được nữa, hỏi tôi hôm nay đã xảy ra chuyện gì.

Tôi không trả lời mà hỏi ngược lại: “Lê Bằng, trong những tình huống nào con người ta không muốn giới thiệu bạn đời của mình với bạn bè?”.

“Có lẽ vì áp lực lớn quá chăng?”

“Nếu như đã là vợ chồng, ngồi chung trên một con thuyền rồi thì còn có áp lực gì không thể cùng nhau đối mặt?”.

Anh do dự một lúc rồi hỏi tôi: “Có phải em không quen với cuộc sống hiện nay không?”.

Hóa ra anh cho rằng tôi đang nói về hai chúng tôi.

Tôi vội vã phủ nhận: “Không phải, em chỉ hỏi vui vậy thôi”.

Mặt anh đầy vẻ nghi hoặc, nói: “Nếu em cảm thấy cuộc sống hiện nay cần phải thay đổi, chúng ta có thể thử…”.

Tôi ngắt lời anh: “Em đã bảo là chỉ hỏi vui thôi mà!”.

Lê Bằng ngạc nhiên không nói gì, nhìn tôi.

Tôi hất tóc, giải thích: “Không phải em đang nổi cáu với anh, em thật sự chỉ hỏi vui thôi”.

Nói xong câu này, tôi bỗng cảm thấy lực bất tòng tâm, cảm giác giống như dù mình nói gì cũng không nhận được sự đồng cảm.

Tôi đành tự cười mỉa mai, nói: “Thôi bỏ đi, coi như em chưa nói gì”.

Hai giờ đêm, một cơn đau quằn quại làm tôi bừng tỉnh, tôi yếu ớt lấy tay lay Lê Bằng, nhưng anh không hề nhúc nhích.

Tôi gọi to: “Lê Bằng, cứu em!”, anh mới giật mình tỉnh dậy.

Câu đầu tiên buột khỏi miệng tôi đó là: “Đồ khốn! Tôi sắp chết rồi đây này!”.

Lần đầu tiên nghe thấy tôi nhắc đến từ chết, anh sợ đến mức mặt mũi trắng bệch, còn tôi, vừa khóc lóc vừa không ngừng chửi rủa.

Ba giờ sáng, Lê Bằng ôm tôi chạy đến phòng cấp cứu.

Bác sĩ kê cho tôi thuốc giảm đau, Lê Bằng tóm lấy ông ấy hỏi, cái thai có giữ được không?

Tôi uể oải trợn mắt nhìn anh, rồi ngoảnh mặt đi, không muốn nói gì.

Bác sĩ nói cho anh biết, đây là đau bụng kinh.

Lê Bằng lại nói, tôi chưa bao giờ bị đau như vậy, anh nghi ngờ tôi có vấn đề khác.

Tôi quay mặt vào tường bĩu môi, thầm nghĩ: “Anh mới có vấn đề”.

Bác sĩ tiếp tục giải thích rằng, đau bụng kinh có thể hơi đau, nhưng cũng có thể rất nghiêm trọng, nếu nghiêm trọng, lập tức đưa đến bệnh viện là cách xử lý đúng nhất, để tránh trường hợp đau kéo dài sẽ để lại di chứng.

Vẻ mặt Lê Bằng vẫn hết sức hoài nghi.

Về đến nhà, anh làm theo lời bác sĩ dặn, rót cho tôi một cốc nước ấm.

Tôi hỏi: “Tại sao anh lại cho rằng em đang có thai?”.

Anh nói, trước khi tôi gọi anh dậy, anh đã nằm mơ, trong giấc mơ có một đứa trẻ gọi anh là bố, gọi tôi là mẹ.

Tôi nói: “Anh thật ngốc, chúng ta toàn dùng bao cao su mà”.

Lê Bằng nói: “Có khi nào dùng mà bị rách không, giấc mơ này có thể là một lời cảnh báo”.

Tôi sắp bị anh làm cho tức chết, tôi hét to: “Rách cái gì mà rách! Anh đang mong chờ cái gì! A a a…! Anh mau tránh khỏi tầm mắt em, em đang muốn giết người đây!”.

Sau chuyện đó, Lê Bằng đã rút ra được một quy tắc hôn nhân: Không nên kể chuyện cười với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

Những chuyện liên quan đến “kỳ kinh nguyệt” còn nhiều hơn tưởng tượng của tôi, nó được biểu hiện cụ thể ở công ty ngay hôm sau.

Là một phụ nữ ai cũng nhận thức được những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi những ngày đó đến, ngực cương cứng, bụng dưới căng chướng, lưng và xương chậu đau nhức,… Điều trùng hợp là, khi ngực tôi cương cứng, bộ phận sản xuất lại đư tới một lô sản phẩm áo lót vừa hoàn thành thiết kế.

Từ trước đến giờ, tổ A phụ trách hoạch định thị trường tiêu thụ với đối tượng khách hàng là phụ nữ thành niên, sản phẩm mới được tung ra lần này lại nhắm tới đối tượng nhân viên văn phòng.

Bộ phận thị trường sẽ hoạch định như thế nào? Tất nhiên không thể chỉ có lý luận suông. Phụ nữ và áo lót có quan hệ như thế nào? Đó là mối quan hệ giữa chủ nhân và thợ mát-xa. Một chiếc áo lót tốt phải đem lại cho chủ nhân cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc, cảm giác như nó sinh ra là để dành cho mình, đồng thời nó phải đạt được yêu cầu thu hút người tiêu dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Thiếu nữ thích ren và đường viền, già dặn hơn một chút lại thích cảm giác chân thật từ chất liệu và tính thời trang của sản phẩm. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng khác nhau, mỗi chiếc áo lót cũng đều có linh hồn riêng. Một chiếc áo lót không thể làm cho mọi phụ nữ yêu thích, mà nó phải nhắm tới một đối tượng cụ thể.

Tất cả các đồng nghiệp nữ của tổ A đều nhận được chiếc áo lót theo kích cỡ ngực của mình, vào nhà vệ sinh, trong khoảng thời gian mười phút, chúng tôi vừa phải điều chỉnh dây áo, nâng chỉnh bầu ngực, còn phải xem khuôn ngực của mình có thích hợp với chiếc áo hay không.

Thời gian kết thúc, chúng tôi chỉnh trang lại quần áo, quay trở lại phòng họp của bộ phận thị trường.

Lê Bằng đang đợi ở đó.

Sau khi tất cả nữ nhân viên đều về chỗ ngồi, bắt đầu phát biểu ý kiến, mỗi người đều phải chỉ ra một ưu điểm và khuyết điểm.

Lưu Tranh Tranh phát biểu đầu tiên, cô ta nói: “Khoảng trống ở phần đỉnh không đủ, có cảm giác như bị đè nén, hơn nữa lớp bên trong là mút, mặc trong khoảng thời gian dài sẽ làm nhũ hoa thêm đậm màu”. Ngực cô ta căng nhất trong số tất cả những người ngồi đây.

Tiếp theo từ trái sang phải mọi người lần lượt phát biểu.

Lúc đến lượt tôi, tôi nói: “Tôi thấy phần dưới quả ngực không đủ độ cong, một phần quả ngực không được bao bọc hết, như vậy sẽ làm hằn lên phần thịt phía sau lưng và ở gần nách, ảnh hưởng tới mỹ quan”.

Lưu Tranh Tranh hỏi tôi: “Cô lấy nhầm size à?”.

Tôi nói không hề, đúng là size C.

Lê Bằng ngẩng đầu nhìn tôi một cái, chỉ duy nhất một cái, nhưng đã thể hiện được ý tứ khác.

Lưu Tranh Tranh chợt nở nụ cười như hiểu ra tất cả, cô ta nói: “Cũng to đấy chứ!”.

Tôi nói, tại sao cô ta không đi làm gương mặt đại diện cơ chứ…

Thư ký của tổ A ghi chép lại tất cả ý kiến của chúng tôi, tiếp đến là thảo luận về vấn đề đàn ông và sức mua, cũng chính là vấn đề nhân tố bên ngoài tác động.

Đây luôn là một vấn đề khó.

Xã hội Trung Quốc khá bảo thủ so với xã hội phương Tây, đàn ông mua áo lót cho phụ nữ không phải là điều phổ biến, nhưng cũng phải nói rằng, phụ nữ mặc áo lót ngoài việc bảo vệ cho bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, còn có một phần nguyên nhân lớn là vì đàn ông. Áo lót đẹp là nguyên nhân chủ yếu hấp dẫn đàn ông, họ đâu có hiểu gì về cảm giác thoải mái, họ chỉ biết đến những đường cong ẩn nấp sau chiếc áo lót.

Nhưng vấn đề là, đàn ông không bao giờ hiểu được những người phụ nữ trạc tuổi như mình sẽ mặc loại đồ lót nào. Những người đàn ông lớn tuổi thích ren và viền hoa, trẻ tuổi hơn lại thích sự thần bí ở những thiết kế trưởng thành, giống như đàn ông lớn tuổi thì thích thiếu nữ, còn nam sinh nhỏ tuổi lại thích phụ nữ trưởng thành. Điểm này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua và sức mua của phụ nữ.

Thế nên, vấn đề lần này của chúng tôi là nghiên cứu làm sao cho hệ thống sản phẩm mới nhận được sự ủng hộ từ phía đàn ông lớn tuổi.

Tôi kiến nghị nên đưa ra thiết kế một màu, điểm thêm viền ren hoặc họa tiết hoa.

Nhưng Lưu Tranh Tranh lại cho rằng, trang phục của phụ nữ trưởng thành nên hạn chế hoa văn. Chiếc áo lót nhiều hoa văn hay phụ kiện trang trí không những bị lộ màu qua lớp áo ngoài, còn khiến cho những chiếc áo bó sát trở nên lồi lõm, khiến người mặc phải ngượng ngùng và cũng khiến nó mất thẩm mỹ.

Nhưng nếu không có bất cứ trang sức nào, chiếc áo lót này sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu.

Tất cả mọi người đều trầm tư suy nghĩ, Lê Bằng cho nhóm nhân viên nữ của tổ A thời hạn ba ngày để suy nghĩ, sau ba ngày, mỗi người đều phải đưa ra một phương án giải quyết, bao gồm cả chính anh.

Tôi chưa bao giờ nghi ngờ năng lực làm việc của Lê Bằng, đặc biệt là trong chuyện này. Có thể dẫn một câu nói của người xưa để hình dung tình huống hiện tại: “Nam nữ phối hợp, làm không thấy mệt”.

Về đến nhà, Lê Bằng hỏi tôi: “Chẳng phải từ trước đến giờ em đều mặc size C sao? Kiểu dáng mới này, size C nhỏ quá à?”.

“Phụ nữ đang trong kỳ kinh ngực thường bị cương cứng, rất khó chịu. Những chiếc áo lót có kích thước phù hợp thường ngày trong những ngày này sẽ hơi chật.”

Lê Bằng lại nói: “Thế tại sao em không mua thêm vài chiếc size D, chuẩn bị trước thì cần gì phải lo”.

Tôi cảm thấy anh nói rất có lý, nhưng không phù hợp với lợi ích kinh tế, tôi đáp: “Chỉ vì năm ngày trong tháng mà phải tiêu tốn vài trăm đồng, phụ nữ bình thường sẽ không làm như vậy. Bọn em thà dành tiền mua những kiểu dáng, màu sắc khác để phục cho hai mươi lăm ngày còn lại hơn”.

Lê Bằng gật đầu, ghi chép lại, miệng lẩm bẩm: “Phụ nữ chi tiêu cũng có lúc dùng lý trí để suy xét”.

Trong chi tiêu phụ nữ luôn là những người lý trí, nhưng đàn ông cũng phải cho phép chúng tôi có những lúc được làm theo cảm tính chứ.

“Những người vung tay quá trớn thường là những cô gái trẻ, hoặc những người phụ nữ lớn tuổi kém hiểu biết. Đối tượng đầu tiên thường không nhớ được mình mua cái gì thì tiền đã hết. Đối tượng thứ hai lại luôn thích thú xem mình đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền từ việc hạ giá, nhưng không ngờ rằng, kẻ được lợi trong việc này không bao giờ là họ cả.”

Lê Bằng bĩu môi nói: “Em nói cái gì cũng có lý nhỉ”.

Tôi rất đắc ý, nói: “Đương nhiên, em là một bà nội trợ đảm đang mà”.

Lê Bằng lại bĩu môi thêm lần nữa, chỉ vào chiếc hộp trên nóc tủ nói: “Vậy tại sao em mua cả hộp xà phòng bánh thế kia? Còn nữa, trong bếp có đến sáu lọ nước rửa bát, trong phòng tắm có đến bảy túi bột giặt, tủ bếp thì có đến mười mấy chai xì dầu và dấm”.

Tôi biện hộ: “Vật giá ngày càng leo thang, anh có hiểu điều đó không, không tranh thủ lúc này mua nhiều một chút, sau này mua không biết sẽ mất thêm bao nhiêu tiền! Hơn nữa, tất cả những thứ này đều là đồ dùng hằng ngày, mua nhiều sớm muộn gì cũng dùng đến, có dùng thì cũng phục vụ cho tổ ấm của chúng ta, chứ đâu phải em nhàn rỗi không có việc gì làm mà đi sưu tầm chúng”.

Lê Bằng lắc đầu thở dài, không nói.

Tôi nói: “Tại sao đàn ông lại chỉ ghi nhớ những khoảnh khắc phụ nữ chi tiêu một cách cảm tính và vung tay quá trán, mà quên đi mất phần lớn thời gian họ đều là người tiêu dùng thông thái?”.

Quan niệm về chi tiêu của đàn ông và phụ nữ vĩnh viễn không thể đi đến một thể thống nhất, chỉ còn cách một quốc gia hai chế độ.

Giờ cơm tối, tôi hỏi Lê Bằng muốn ăn gì, anh nói ăn cá.

Tôi nói, nhà hết cá rồi.

Anh nói, vậy thì ăn thịt kho tàu.

Tôi hỏi lại, tại sao anh không nói sớm, kho thịt cần ít nhất hai tiếng đồng hồ, mà phải kho bằng nồi áp suất.

Anh suy nghĩ một lát rồi hỏi tôi: “Thế tại sao em lại hỏi anh muốn ăn gì? Em nói luôn với anh em có thể làm món gì là xong mà”.

Tôi cau mày, hai tay chống nạnh, nhìn thẳng vào anh, nói: “Trong nhà chỉ còn cải thảo, đậu phụ, khoai tây, giá đỗ, anh muốn ăn canh cải thảo đậu phụ hay cải thảo hầm khoai tây, hay là giá xào!”.

Tôi có cảm giác như mình đang trên bờ vực thẳm, nên những lời tôi đưa ra không phải là câu hỏi, mà là sự uy hiếp.

Anh nói: “Tùy em”.

Tùy em, tùy em, đây là hai từ khó chiều nhất trên thế giới!

Tôi căm ghét hai từ này, bởi đằng sau nó thường có rất nhiều điều kiện và oán trách đi cùng.

Ví như Lê Bằng lúc này, sau khi anh nói câu “tùy em” xong, thường sẽ thêm vào một câu: “Chỉ cần có thịt là được”.

Lại một ví dụ khác, nếu như bữa cơm đó không có thịt, anh sẽ lầm bầm: “Sao không có thịt”.

Tôi hỏi lại, chẳng phải anh nói tùy em sao, chắc chắn anh sẽ trả lời tôi rằng: “Cho dù thế thì cũng không thể tùy tiện thế này!”.

Nghe đi, xem đi, đây chính là “tùy em”, câu nói khiến người ta luôn cảm thấy khó chịu, vấn đề lớn nhất của nó đó là mỗi một người lại có một định nghĩa khác nhau về nó.

Tôi nén giận, đề nghị Lê Bằng: “Hay là anh xuống dưới nhà mua hai lạng thịt thái chỉ, về mình nấu món thịt rang xì dầu nhé?”.

Lê Bằng cuộn tròn trên sofa nói: “Anh không muốn đi, bên ngoài lạnh lắm”.

Lúc này, điều anh không nên làm nhất là nhõng nhẽo, lười biếng!

“Cạch” một cái, tôi vứt xẻng lật lên mặt bàn ăn, khiến anh giật mình.

Tôi nói: “Thế thì lát nữa anh đừng có nói với em “tại sao không có thịt”, muốn ăn thịt thì tự ăn thịt mình đi!”.

Lê Bằng ngồi thẳng người, gương mặt thảng thốt nói: “Em sao thế, nóng nảy quá!”.

Tôi cao giọng hơn nữa, nói: “Em đang bực mình đấy! Thì sao nào! Em đang đến kỳ, đau lưng mỏi vai nhưng vẫn phải vào bếp làm cơm cho anh, anh ăn sẵn lại còn đòi hỏi! Anh mua thịt là để cho em ăn à? Anh không cần ăn sao?”.

Lê Bằng như trở thành nơi trút giận, thở dài rồi đứng dậy, miệng lầm bầm: “Được rồi, được rồi, anh đi là được chứ gì”, rồi lê đôi dép lê đi tới ngưỡng cửa.

Tôi hét lên lần nữa: “Nhấc cao chân lên! Em đã nói bao nhiêu lần là em không thể chịu nổi cái tiếng loẹt quẹt đó!”.

Lê Bằng ảo não ra ngoài.

Hai mươi phút sau, tôi đã nấu xong hai món, chỉ đợi anh mang thịt về.

Lê Bằng lững thững bước vào cửa, khắp người tỏa ra hơi lạnh và mùi thuốc lá.

Mặt tôi xị ra nói: “Anh lại đi hút thuốc à, hút hút hút, chỉ biết hút thôi! Trên ti-vi chẳng nói, người hút thuốc nhiều phổi sẽ đen như than còn gì!”.

Lê Bằng làu bàu, nói: “Anh vừa hút một điếu, em đã cằn nhằn rồi”.

Tôi nói: “Bố em là một người nghiện thuốc lá, hằng đêm ông ấy đều ho, mà đã ho là không thể dứt được. Mẹ em bị suy nhược thần kinh cũng vì thế! Em nói cho anh biết, nếu sau này mà anh cũng bị mắc bệnh vì thuốc lá thì chúng ta ngủ riêng!”.

Đối với một người phụ nữ suốt ngày chìm ngập trong khói dầu khói bếp, thì thuốc lá là thứ không nên tồn tại nhất trên đời này.

Lê Bằng cũng mở thật to mắt, nói: “Anh nói là anh chỉ hút một điếu thôi, em cằn nhằn cái gì, nói mãi không dứt!”.

Mắt anh mở rất to, nhưng mắt tôi còn mở to hơn.

Tôi trợn mắt lên đến mức con ngươi như sắp rơi ra, khí thế dọa nạt: “Anh còn hút thuốc, em còn cằn nhằn đến khi anh bỏ mới thôi! Còn nữa, sau khi hút thuốc không được hôn em!”.

Tôi vừa quạt mùi thuốc trên người anh, vừa đẩy anh vào nhà tắm, cằn nhằn: “Anh đi đánh răng đi, hút thuốc nhiều răng sẽ vàng, ăn cơm cũng mất ngon, mau đi đi!”.

Lê Bằng tối sầm mặt, đóng sập cửa nhà tắm, rất lâu vẫn không ra.

Tôi đoán anh vào đó hờn dỗi.

Tranh thủ lúc đó, tôi lục bao thuốc trong túi áo khoác của anh, lén lút giấu vào tủ bếp, rồi đem áo ra lan can giũ cho bay mùi, sau đó mới phủi tay vào bếp.

Sau khi món thịt rang xì dầu được sắp lên bàn ăn, Lê Bằng mới mở cửa nhà tắm, người còn chưa thấy đâu, lời của tôi đã đến: “Anh rửa tay chưa?”.

Anh đi về phía trước mặt tôi, giơ tay ra cách mặt tôi mười centimét nói: “Rửa rồi, em nhìn đi, sạch lắm rồi, chỉ còn mỗi đường chỉ tay!”.

Tôi cười đắc ý, cười nhìn thế gian không đổi thay.

Món thịt rang mặn, nhưng tôi không muốn nghe thấy câu này từ miệng Lê Bằng.

Tôi nói: “Thịt rang hơi mặn, anh ăn nhiều cơm vào”.

Anh nói: “Ừ, hơi mặn”.

Tôi trừng mắt, anh lập tức đổi giọng: “Không mặn, không mặn tí nào cả, món thịt rang này rất ngọt!”.

Tôi lập tức vui vẻ trở lại, lườm anh một cái, rồi nói: “Đáng ghét!”.

Ngày hôm đó trôi qua, Lê Bằng lại đưa ra một kết luận nữa với tôi: Phụ nữ đang trong kỳ kinh, đàn ông phải nhẫn nhịn, bởi một khi họ cãi lại hoặc biện hộ, sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh mới.

Ngày thứ ba của kỳ kinh, cũng là ngày tôi và Lê Bằng bắt đầu đại chiến giới nghiêm.

Tại các địa điểm như nhà bếp, nhà tắm, phòng khách, phòng ngủ, ban công tôi đều dán một tờ giấy cảnh báo, trên đó viết: “… Cấm hút thuốc”, nếu là nhà tắm thì sẽ viết: “Nhà tắm cấm hút thuốc”, tương tự như vậy.

Buổi sáng khi Lê Bằng thức dậy, đứng ngây ra giữa phòng khách, anh nhìn tất cả các cửa theo chiều kim đồng hồ, sau đó nhìn tôi với vẻ mặt vô cùng ngạc nhiên.

Tôi nói: “Để giúp anh cai thuốc, với tư cách là vợ anh, em không thể chỉ ủng hộ ngoài miệng, bắt đầu từ hôm nay, em sẽ dùng hành động để nói với anh thế nào là cuộc sống không có thuốc lá”.

Lê Bằng vẫn giữ im lặng, nhưng động tác đánh răng dứt khoát hơn, trước khi ra khỏi nhà anh cũng không hôn tôi như thường lệ, mức độ phản kháng của anh đã tăng cấp.

Trước khi lấy chồng, mẹ tôi đã đánh giá tôi như thế này, bà nói: “Con là một đứa con gái, đừng hơi một tí là đòi quyền lợi, đòi làm cách mạng, con không thích nghe mẹ và bố con nhai thành tiếng khi ăn, con tỏ ra buồn bã, điều này gây áp lực rất lớn cho chúng ta. Gia đình chúng ta lại không phải là gia đình trí thức, không quá xét nét. Cái hấp dẫn của bữa cơm chính là hương vị, nếu nhai không thành tiếng thì còn cảm nhận được hương vị nữa không? Giặt quần áo con cũng yêu cầu mẹ phải phân loại, chia lần giặt, giặt khô, giặt nước, giặt tay, còn phải vò nhẹ, giũ khô, con đều yêu cầu phân loại rất kỹ. Nếu mẹ giặt sai, con sẽ xị mặt cả ngày với mẹ. Mẹ làm sao biết được, chiếc áo nào của con đáng giá bao nhiêu tiền. Lần nào con cũng nói, ci này tám trăm đồng, cái kia một nghìn đồng, theo mẹ thì nó đều không đáng với cái giá đó. Thị trường kiếm lời được là nhờ những cô gái trẻ còn chưa phải lo vấn đề kinh tế gia đình như con. Đấy là còn chưa nói đến chuyện kén ăn của con, hành không ăn, tỏi không ăn, cải thảo và đậu phụ cũng không ăn. Ăn cá sinh hỏa, ăn thịt sinh đờm, ăn cải trắng, đậu phụ đem lại bình an, những câu nói đó của người xưa có những lý lẽ nhất định của nó!”.

Đây chỉ là một trong số những nhận xét của mẹ về tôi, nhưng chỉ nhìn vào những điều đó này, đã đủ hiểu tôi là một người có yêu cầu cao với người khác cũng như chính mình, nên mẹ tôi nói tôi thường bới lông tìm vết, bố tôi cũng nói ai sống với tôi sẽ phải chịu áp lực rất lớn.

Bây giờ, tôi đã lấy chồng, họ được giải thoát và người không may kế tiếp chính là Lê Bằng.

Thế nên, cuộc chiến giữa tôi và Lê Bằng sẽ không dừng lại ở đây.

Đến công ty, lần đầu tiên tôi chủ động bắt chuyện cùng Phạm Dung, cô ta có chút ngạc nhiên, tôi hỏi cô ta có kinh nghiệm giúp đàn ông cai thuốc không, cô ta gợi ý, tốt nhất tôi nên dùng đồ ăn vặt để thay thế cho thuốc và rượu.

Để mua đồ ăn vặt, tôi đã phải nhờ Lưu Tranh Tranh quẹt thẻ cho mình để về sớm mười lăm phút.

Tôi đi thẳng tới cửa hàng tiện lợi 7-11(*) mua hạt dẻ cười, hạt thông, quả đan bì, sô cô la và kẹo cao su. Đây đều là những thứ tôi thích ăn nhất, nhưng hôm nay tôi sẽ đem chúng tặng cho Lê Bằng.

(*) Seven Eleven, tên chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng quốc tế.

Không ngờ khi thanh toán tiền lại xảy ra một sự cố nhỏ, kính áp tròng của tôi bị rơi ra ngoài, nguyên nhân là do mắt bị ngứa, tôi dùng tay để dụi, rồi lại liên tục chớp mắt, nước mắt tự nhiên cứ chảy ra, kết quả là đến khi tôi dụi rơi cả kính áp tròng mới cảm thấy thoải mái. Tôi vốn định bò ra sàn để tìm, ai ngờ giờ mới là năm giờ bốn mươi phút mà có đến bảy, tám người nhìn giống nhân viên văn phòng bước vào, điều đó có nghĩa là giờ tan tầm đã đến.

Cuối cùng tôi vẫn không tìm được kính áp tròng, tầm nhìn của tôi cũng vì đó mà bị hạn chế. Tôi chỉ còn cách tháo nốt một bên kính còn lại, nhanh chóng trả tiền, rồi đứng tại cửa ra vào 7-11 lấy điện thoại gọi số khẩn cấp.

Quên không giới thiệu, tôi bị loạn thị hơn bốn độ, nhìn mọi vật sẽ có bóng.

Điện thoại được kết nối, mười phút sau, Lê Bằng ngồi trên một chiếc taxi đến đón tôi.

Ngồi trên xe, tôi bóc một gói hạt thông, nhưng vì quá mạnh tay, túi bóng bị tôi xé rách tung. Hạt thông rơi khắp người tôi. Tôi vội vã nhặt chúng, rồi nhét lung tung vào túi xách của Lê Bằng.

Cuối cùng anh không chịu được nữa, thốt lên: “Sao em không chịu để ý vậy, đã không nhìn thấy gì thì đừng có ăn vội, làm hạt thông rơi vãi khắp nơi rồi”.

“Em mua những thứ này là cho anh ăn.”

“Anh không ăn hạt thông.”

“Vậy thì từ hôm nay anh bắt đầu ăn chúng. Ăn cái này có thể giúp cai thuốc.”

Anh vừa nghe thấy hai từ “cai thuốc”, lập tức im lặng.

Mặc dù tôi không nhìn rõ, nhưng tôi vẫn nhìn thấy anh lén lút lôi hết số hạt thông từ túi xách ra.

“Anh dám lấy ra nữa, em sẽ đi mua thêm hai cân.”

Quả nhiên, anh không động đến nó nữa.

Xuống xe, tôi vừa đi, vừa lần mò chiếc kẹo trong túi, bóc vỏ, đang định nhét vào miệng Lê Bằng, nào ngờ anh né tránh, tôi trượt chân, còn ngón tay chọc ngay vào lợi của anh.

Lê Bằng gào lên một tiếng, ôm lấy miệng, nói lắp bắp: “Em cố ý đấy à!”.

“Ai bảo anh né!”

“Anh không ăn kẹo!”

“Không ăn cũng phải ăn, ăn cái này cũng là để cai thuốc!”

Anh nói, anh thà chết cũng không ăn.

Tôi nói thêm, anh ăn vào sẽ không phải chết đâu.

Cứ như vậy, chúng tôi tiếp tục diễn một vở hài kịch suốt đoạn đường dẫn vào khu chung cư, rất nhiều người đi đường không khỏi tò mò chỉ trỏ, Lê Bằng vì giữ thể diện, đành nhún nhường nhét chiếc kẹo vào miệng.

Tôi nói: “Anh sớm chịu ăn có phải tốt hơn không, anh sớm đầu hàng, lợi đã không bị rách. Tối nay đành phải nấu cho anh món gì thanh đạm, không ăn thịt nữa nhé”.

Anh ném cho tôi một câu: “Sao suốt ngày em cứ gây sự thế”, sau đó bực tức bước đi thật nhanh, bỏ mặc tôi ở phía sau.

Anh làm như vậy dẫnhậu quả rất nghiêm trọng, bởi lúc tôi cố chạy theo sau đã ngã một cái thật đau.

Khi một bên đầu gối đã tiếp đất tôi vẫn không ngăn được quán tính lao về phía trước, cơ thể chỉ có thể đưa ra phản ứng tự nhiên, tôi nằm bò trên đất, đây chính là tư thế ngã sấp mặt.

Đúng lúc đó, Lê Bằng quay người lại, vừa thấy tôi hành đại lễ, anh hoảng sợ, chạy như bay về phía tôi, một tay kéo tôi đứng dậy, dễ dàng như nhấc một chú gà con, khiến tôi rất mất mặt.

Mặt tôi đỏ bừng, nghe thấy tiếng cười nhạo của người đi đường, cũng không quên trừng trừng lườm lại họ, dù tôi không nhìn rõ ai với ai, nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng người đó hít một hơi thật sâu, sau đó nhanh chóng bỏ đi.

Lê Bằng nói: “Sao em lại bất cẩn vậy, em cũng biết gây chuyện quá đấy”.

Tôi vừa nghe câu này thì vô cùng tức giận, lập tức kéo chốt an toàn của súng tiểu liên: “Ai bảo anh đi nhanh như vậy! Em bị ngã là tại anh! Em bảo anh cai thuốc là muốn tốt cho anh, trời lạnh thế này mà em vẫn đến cửa hàng 7-11 để mua những đồ ăn vặt em thích nhất, nhưng em có dám ăn miếng nào đâu, tất cả đều dành cho anh. Để giúp anh cai thuốc, liền một lúc em đã tiêu hết hơn hai trăm đồng, anh lại chẳng biết điều chút nào, còn trách móc em suốt cả quãng đường! Em bị ngã cũng là vì anh tức giận với em, không để ý đến em! Anh người cao chân dài, đi nhanh, không biết quan tâm đến em, trước khi kết hôn còn biết chờ đợi, sau khi kết hôn chỉ biết phăm phăm đi về phía trước! Em cuống quýt để đuổi theo anh, vừa đuổi đã bị ngã, anh còn không nói được một câu dễ nghe, anh thật quá đáng!”.

Lê Bằng cũng hết kiên nhẫn: “Hét lên đi, lúc nào em cũng chỉ biết gây sự! Em thích cãi nhau thì tự cãi một mình đi!”.

Thường thì khi đàn ông nói hết câu này sẽ quay lưng bỏ đi, hoặc đứng nguyên tại chỗ nhưng quay mặt đi hướng khác, buồn bực hút một điếu thuốc, thỉnh thoảng lại ném một cái nhìn khinh bỉ từ trên xuống.

Lê Bằng thuộc loại người thứ hai.

Anh nhân cơ hội châm một điếu thuốc, tôi tức giận nói: “Hút hút hút, anh lại hút thuốc! Em bảo anh bỏ cơ mà!”.

Nói rồi, tôi tiến lên giành lấy điếu thuốc, nhưng không cẩn thận khiến lòng bàn tay bị bỏng.

Tôi hét lên một tiếng, hất tay thật mạnh, anh cũng lập tức vứt điếu thuốc, tóm lấy tay tôi thổi.

“Em làm gì vậy! Điếu thuốc đỏ như vậy mà không nhìn thấy à? Bị bỏng rồi chứ! Lớn thế này rồi, mà làm việc cứ hấp ta hấp tấp!”

Những giọt nước mắt tủi thân của tôi lại tuôn rơi, căm giận giẫm trụi điếu thuốc đó, hét lên: “Sau này anh còn hút thuốc, em sẽ châm bỏng anh, để anh nếm trải cảm giác bị bỏng thuốc là thế nào!”.

Lê Bằng không nói câu nào kéo tay tôi về nhà.

Trận chiến này tôi là người chiến thắng, cái giá phải trả là lòng bàn tay để lại một vết sẹo do bỏng thuốc lá.

Về sau, khi tôi kể lể chuyện này với mẹ, mẹ nói với tôi, vợ chồng cãi nhau không bao giờ có chuyện thắng bại, mà chỉ có sự bướng bỉnh và bao dung.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.