Giao Dịch Hào Môn: Tổng Giám Đốc Ép Hôn 99 Lần

Chương 13: Chương 13




Lý Mạc không trả lời y, nắm chặt cây cung trên tay hơn.

“Một!”

“Mạc Nhi, xuống đây, theo ta về.”

Cáp Tát Nhĩ tiếp tục tiến về trước, ánh mắt tha thiết.

“Hai!”

“Mạc Nhi, trở về với ta...”

“Ba!”

“Mạc Nhi...”

Một tiếng “vút” xé gió truyền vào tại những người xung quanh, giọng nói của Cáp Tát Nhĩ nghẹn lại trong cổ họng, trong những tiếng kinh hô “Thái tử điện hạ, bảo vệ thái tử điện hạ” dâng lên như thủy triều của binh sĩ Bắc Địch, y trợn to hai mắt, nhìn khuôn mặt không cảm xúc của Lý Mạc với vẻ không thể tin được, rồi cúi đầu nhìn mũi tên ghim qua cơ thể y và dòng máu tươi đang tuôn trào, rũ cánh tay xuống, cười trong câm lặng.

***

“Sa ca ca, huynh dùng mũi tên gì vậy? Sao lúc2nào cũng bắn chuẩn hơn ta?”

Bản lĩnh bắn tên của Lý Mạc là do Cáp Tát Nhĩ đích thân chỉ dạy. Năm đó, Lý Mạc chưa tròn mười ba tuổi, mặc quần áo tiểu ni cô, để tóc tu hành trong am Lãnh Nguyệt ở phủ Tô Châu. Khi đó nàng thích khác thích cười, sắc mặt không tái nhợt như bây giờ, nước da trắng nõn hồng hào như quả mật đào mọng nước vừa mới chín trên cây, khiến người ta cực kỳ yêu thích.

Khi đó nàng vẫn còn là con gái của Lâm An công chúa, trưởng nữ của đương kim Hồng Thái Đế, nghe lời tổ mẫu đến âm Lãnh Nguyệt tu hành để tránh kiếp nạn. Còn Cáp Tát Nhĩ khi đó tên là Sa Mạc, là đệ tử tục gia của chùa Ninh8Bang nằm sát vách âm Lãnh Nguyệt. Chùa Ninh Bang và âm Lãnh Nguyệt là hàng xóm, chùa miếu liền kề, uống chung nguồn nước từ trong một chiếc giếng cổ. Thế là tiểu ni cô gánh nước và tiểu hòa thượng gánh nước quen biết nhau bên chiếc giếng ấy.

Cô bé sống ở phủ quốc công từ bé khi mới đến am miếu, không quen với cách sống nơi đây, cả ngày khóc lóc nhớ nhà, nhưng sư phụ của tiểu ni cô kia không hề vì thân phận của nàng mà tỏ ra nể mặt, nên luyện công thì vẫn phải luyện công, nên niệm kinh thì vẫn phải niệm kinh, nên bổ củi thì vẫn phải bổ củi, nên gánh nước thì vẫn phải gánh nước. Trong am Lãnh Nguyệt, nàng không còn là quận chúa6của phủ Hàn quốc công mà chỉ có một pháp hiệu tên là Diệu Trần. Tuy gánh nước vô số lần nhưng nàng vẫn thấy vất vả. Có một lần, nàng vừa múc nước lên, chân mềm nhũn, thùng nước đổ xuống, nước văng đầy người, nàng ngã ngồi dưới mặt đất đầy bùn, sự cô đơn và hoảng sợ khi xa rời người thân khiến nàng ôm đầu gối ngồi khóc nức nở bên giếng. “Ngay cả nước còn gánh không nổi thì cả đời này có thể gánh được gì chứ?” Khi nghe thấy tiếng nói chế nhạo kia, nàng rất tức giận, nhanh chóng bò lên, xoay đầu liền nhìn thấy một nam tử đứng ở nơi không xa. Y trông rất tuấn tú, mặc y phục của hòa thượng nhưng vẫn để tóc như nàng.3Nàng biết y là đệ tử tục gia của chùa Ninh Bang kế bên, nhưng sư phụ đã từng dặn, người trong am Lãnh Nguyệt không được tiếp xúc với chùa Ninh Bang. Nàng lau nước mắt, không nói gì, cũng không nhìn y, xách thùng nước lên, rửa sạch sẽ rồi bắt đầu gánh nước.

Có một bàn tay thon dài sạch sẽ nắm lấy quai thùng của nàng.

Nàng tức tối xoay đầu lại trừng mắt với y, y thì lẳng lặng nhìn nàng. “Nàng vẫn còn là một tiểu cô nương, ta đã nói nặng lời rồi.” Khi ấy nàng vẫn còn ngây thơ, thấy lời xin lỗi biến tướng của y thì không so đo gì với y nữa. Trên mặt vẫn còn vương nước mắt, nàng nhếch khóe môi, nở một nụ cười với y, sau5đó để mặc cho y gánh nước thay mình, đưa đến tận cửa sau am Lãnh Nguyệt. Khi một mình phiêu bạt giang hồ, nàng từng nghĩ, nếu ngày đó không gặp y bên giếng, kết quả sau này có khác đi không? Nếu khi gặp y, nàng không khóc, y cũng không an ủi, càng không gánh nước giúp, thì có khác đi không?

Nhưng thế gian chưa bao giờ có nếu như.

Có lần đầu, thì sẽ có lần hai.

Sau đó không biết sao công việc gánh nước lại đổi thành, làm. Dần dà, họ tiếp xúc nhiều hơn, mỗi lần nàng nhìn thấy y thì mặt sẽ đỏ, tim sẽ đập loạn. Khi còn ở phủ Hàn quốc công, ngoại trừ các ca ca của nhà thúc bá ra, nàng chưa bao giờ gặp nam tử nào khác, cũng chưa bao giờ gặp nam tử nào tuấn tú nhuy. Nàng không biết như thế là sao nữa, nhưng nàng không hề bài xích tiếp xúc với y.

Hai người họ lén lút “gặp nhau bên giếng”, chuyện này kéo dài được khoảng hơn nửa năm. Nhưng trên đời này không có bức tường nào không hở gió. Cuối cùng, chuyện y gánh nước thay cho nàng bị sư phụ ni cô của nàng phát hiện, lần đầu trong đời nàng bị đòn, bị sư phụ đánh hai mươi roi vào mông, nàng bò trên giường đau đớn khóc lóc không ngừng.

Nàng khóc không phải vì đau, mà là vì không còn được nhờ y gánh nước giúp mình nữa, không còn được gặp mặt y mỗi ngày nữa, bởi vì sư phụ không cho nàng đi gánh nước nữa. Nhưng hai người ở gần nhau vẫn không tránh khỏi sẽ gặp mặt nhau. Y luôn có cách tìm được nàng. Có một lần nàng bổ củi phía sau núi, y chui từ trong rừng ra làm giúp nàng. Y nói, sau này nàng làm việc gì, ta đều sẽ luôn lén giúp nàng, không để sư phụ nàng phát hiện ra nữa.

Khi y nói câu này, mắt y sáng rực như ngôi sao trên bầu trời. Lý Mạc chưa tròn mười bốn tuổi bỗng dưng ý thức được điều gì đó, thẹn thùng đỏ mặt xoay đầu chạy mất.

Khi đó y mới chỉ là một thiếu niên mười bảy mười tám tuổi, tính tình nóng nảy. Không đợi nàng chạy xa, y đã bắt lấy nàng. Khác với tưởng tượng của nàng, y không hề nói gì, chỉ cười khẽ, xoa đầu nàng như xoa đầu trẻ con, sau đó nhét một cái bánh bao thịt vẫn còn nóng hổi vào tay nàng.

Cuộc sống trong am vất vả kham khổ, việc ăn thịt đối với quận chúa quen sống an nhân đã trở thành một khát vọng xa xỉ, nàng thèm đến mức bụng kêu “rột rột”, trốn trong bụi cỏ phía sau núi với y, vừa sợ sư phụ và các sư tỷ phát hiện, vừa nhai nuốt ngấu nghiến.

Ngày hôm đó, nàng đã biết tên của y là “Sa Mạc”. Nàng cũng nói cho y biết, tên tục gia của nàng là Lý Mạc. Thời gian ba năm rất nhanh. Không, thiếu mất một chữ, là rất vui vẻ. Mọi chỗ trong núi Khung Long được họ lén dạo chơi vô số lần. Nàng heo sự phụ ni cô học kiếm pháp, vốn dĩ không biết sử dụng cung tiền đâu. Sa Mạc nói, muốn trở thành đại hiệp một thời, không biết dùng cung thì sao mà được? Y đứng sau lưng nàng, ôm hờ lấy nàng chỉnh sửa tư thế cho nàng, dạy nàng cách nhắm chuẩn, cách kéo cung, cách bắn. Mỗi lần như vậy, nàng lại không thể tĩnh tâm lại được, bởi vậy dựa người rất gần, gần đến mức lưng nàng nóng hổi, cơ thể nóng bừng...

Khi ấy, nàng không nghiêm túc học hành, từng bị y mắng chửi thậm tệ. Nàng cũng từng ăn vạ vô số lần, trong những ngày tháng trẻ con ấy, cuối cùng nàng cũng học được cách bắn cung. Giờ đây nàng lại dùng kỹ thuật mày dạy để bắn vào cơ thể y. Nàng không biết, nếu không có chuyện xảy ra sau đó, hai người họ sẽ trở nên thế nào. Nhưng chuyện nên đến, vẫn sẽ đến... “Hàn quốc công Lý Thành Nhân tham gia vào vụ án mưu phản của Ngụy quốc cổng Hạ Đình Cán, xử trảm cả nhà...”

Ngày tháng trong núi hiu quạnh, khi tin tức từ kinh sư truyền đến được phủ Tô Châu thì đã là chuyện của nửa tháng sau. Cả người nàng đờ đẫn. Hồng Thái để trong ấn tượng của nàng, ngoại tổ phụ của nàng là một nam nhân cao to uy vũ, râu hơi bạc trắng, dáng vẻ cũng rất hiền từ. Khi nàng còn bé, ngoại tổ phụ còn từng nâng nàng lên cười ha ha. Mẹ của nàng là con gái của ông ta, sao ông ta có thể nhẫn tâm giết cả nhà nàng? Nàng nghĩ mãi vẫn không thể nào hiểu được.

“Hàn quốc công Lý Thành Nhân, cấu kết Bắc Địch, thông địch phản quốc, trảm!”. Đầu của một người lặn xuống đất, máu bắn khắp nơi. Ông chết không nhắm mắt, mặt đầy oan uổng, đôi mắt hiền hậu ấy đã nhìn ngắm nàng mười mấy năm, đó là ông nội của nàng.

“Vương Thị, vợ Lý Thành Nhân, nhất danh các mệnh phu nhân, không nghĩ đến hoàng ân, đồng lõa tạo nghiệp với phu, trảm.”

Lại một thêm một cái tên được xướng lên, lại một cái đầu rơi xuống. Trên mái tóc của bà vẫn còn cài một đôi trầm hoa bằng trân châu, trân châu vừa to vừa bóng. Ba năm trước, bà còn cười vuốt ve đầu nàng, “Mạc Nhị à, cố gắng đi theo Từ Tấm sư phụ, đợi tránh xong kiếp nạn, đến khi cháu mười sáu tuổi, bà nội sẽ phải người đến đón cháu, chọn một phu quân tốt cho cháu.” Khi ấy nàng đỏ mặt, chỉ nói, “Cây trầm hoa trân châu của nãi nãi thật đẹp!” Bà nội cười nói, “Hoa trân châu đời này có đẹp nhường nào cũng không đẹp bằng Mạc Nhi của bà.”

“Cha, nương!” Trong tiếng gào nát tan cõi lòng ấy, hai đứa bé nho nhỏ bị trói lại, nhưng chưa kịp chạy đến bên cha mẹ chúng thì đã đầu mình hai nơi. Chúng là một đôi long phụng thai của ca ca nhà đại bá. Ba năm trước, chúng vẫn quấn lấy nàng gọi cô cô, nói rằng không nỡ để nàng tới Tô Châu làm ni cô. Nghe được tin tức từ kinh sư, nàng phát điên lên!

Nàng để lại một bức thư cho sự phụ rồi cưỡi ngựa như điên chạy xuống núi Khung Long. Núi Khung Long rất lớn, sương mù trong núi rất dày, nhất là vào ngày hôm đó, khi nàng cưỡi ngựa xuống núi, trong mắt ướt nhòe, trong đầu chỉ có hình ảnh từng vũng máu, từng chiếc đầu, từng đôi mắt đang nhìn nàng.

Nàng phải báo thù, nàng phải báo thù... Khi nàng rời khỏi núi Khung Long thì đã không kịp báo lại với Sa Mạc. Nàng cũng không muốn nói với y. Nàng biết bắt đầu từ ngày hôm đó, nàng không xứng có được niềm vui, cũng không xứng có bất kỳ mối quan hệ nào với y. Nàng muốn báo thù, nàng phải báo thù cho hơn một trăm người nhà họ Lý, làm gì có tư cách nói đến chuyện yêu đương nữa?

Nàng chạy bằng bằng suốt một đường, không màng đến bất kỳ thứ gì khác bên cạnh, cũng không quan tâm trên người mình vốn không hề có đồng bạc nào. Trên đường về kinh sự, nàng quên đi lời dạy của sư phụ, cũng quên đi thân phận quận chúa lúc trước của mình. Nàng trộm, nàng cướp, chỉ vì có thể sống sót trở về kinh sư. Năm mười mấy tuổi nàng quá ngây thơ, cho rằng chỉ dựa vào sức lực và võ công của mình là có thể báo thù rửa hận cho người thân, nhưng nàng chưa hề lẻn vào được hoàng thành, chưa gặp được ngoại tổ phụ của nàng thì đã bị cấm quân thủ thành truy đuổi khắp đường. Ngày hôm đó thật sự rất lạnh, nàng bị mũi tên của cấm quân bắn trúng, lạnh đến nỗi hai hàm răng run lên cầm cập, cơn đau len lỏi vào tận trong xương tủy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.