Ghét Thì Yêu Thôi

Chương 10: Chương 10




”Chuyện này chả có gì khó.” Tô Khả Phương biết Từ Tư Di là người thông minh, lại thiện lương, nên mới cố ý nói với nàng ấy nhiều điều như vậy.

Có một số việc nàng không đủ sức làm cũng không đủ nhẫn nại để làm, nhưng Nghiêm huyện lệnh Nghiêm Trung Đình có thể làm được.

Lời Tô Khả Phương kể với sư gia nha môn tỉ mỉ, kỹ càng hơn nhiều so với lúc nói cho Từ Tư Di. Sư gia nha môn đem tất cả những lời Tô Khả Phương nói ghi cẩn thẩn vào trong sổ ghi chép, rồi vội vàng ra roi thúc ngựa mang đến trấn Đường Huyền, giao tận tay Nghiêm Trung Đình.

Sau khi Nghiêm Trung Đình xem xong sổ ghi chép sư gia đưa tới giống như bỗng nhiên thông suốt, sầu tư mấy ngày gần đây nhất thời tan thành mây khói. Tuy ông làm quan nhiều năm nhưng chưa từng thực sự tiếp xúc với dân chúng tầng dưới chót, đối với những vấn đề phát sinh trong dân gian như nạn mưa lũ ngập úng, nạn hạn hán, dịch hại châu chấu,... Bao năm qua ông chỉ thấy trong các phong thư báo cáo của quan viên phía dưới gửi lên. Đây là lần đầu tiên ông nghe về bão, càng là lần đầu tiên ông tận mắt chứng kiến sự tàn phá của thiên tai, nên nhất thời không đưa ra được biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Mấy ngày nay nơi nào ông đặt chân đến cũng chìm trong cảnh tượng thê lương. Vậy mà ngoại trừ phân phát cho các thôn dân một chút lương thực ra, chuyện khác ông căn bản không có chỗ xuống tay, cũng không biết xuống tay từ đâu. Loại cảm giác lực bất tòng tâm này khiến cho ông ý thức được mình nhiều năm qua làm quan mơ hồ, vô dụng đến nhường nào. Trước kia ông luôn tự cho mình là thanh cao, chỉ trích quan viên triều đình chỉ biết nịnh nọt không hiểu khó khăn của dân chúng. Ông cứ cho rằng, đám quan viên xung quanh, ngoại trừ ông thì không ai thật tâm nghĩ về dân chúng. Nhưng bây giờ, ông mới biết, kỳ thật người không hiểu khó khăn của dân chúng nhất chính là ông!

Sư gia thấy ông mất hồn mất vía, sắc mặt khó coi, nhịn không được lo lắng hỏi thăm: “Lão gia? Cơ thể ngài không thoải mái sao?" 

Dạo gần đây lão gia nhà mình lo nghĩ chưa đêm nào ngủ được một giấc an ổn, sư gia sợ cơ thể ông không chịu đựng được.

"Chuẩn bị ngựa, đến thôn Phong Quả trước!" Nghiêm Trung Đình lấy lại tinh thần phân phó sư gia xong, lại quay sang phía người đứng bên cạnh kể rõ tình huống, thấp giọng phân phó một hồi lâu, rồi mới lên ngựa, đi về hướng thôn Phong Quả.

Lúc Nghiêm Trung Đình đến cửa thôn Phong Quả trời đã chạng vạng tối, ông để thủ hạ dắt ngựa, còn mình dẫn đầu mang theo mấy người đi bộ vào thôn.

Vừa bước vào cửa thôn Phong Quả, Nghiêm Trung Đình và những người đi theo lập tức cảm giác được bầu không khí trong thôn và những nơi họ đi qua mấy ngày nay khác biệt một trời một vực. Mặc dù đã chạng vạng tối rồi, nhưng hầu hết các thôn dân vẫn đang bận rộn lợp nhà khí thế ngất trời. Khu đất rộng rãi trước mặt có hai gian lều lớn, cách đó không xa còn có hai gian lều nhỏ hơn một chút. Ngoài lều lớn có bếp lò đang đỏ lửa, khói bếp lượn lờ, từng đợt mùi gạo thơm toả ra bốn phía. Nghiêm Trung Đình nhịn không được nuốt nước bọt, mấy ngay nay ông ngoại trừ gặm một ít màn thầu thì chỉ có lương khô, đã lâu rồi chưa được ăn cơm.

Một vài lão nhân và hài tử tương đối lớn tuổi ngồi ngoài cửa lều lớn vừa nói chuyện vừa bện dây cỏ. Mấy hài tử nhỏ tuổi hơn thì chơi xung quanh, cứ thỉnh thoảng chạy về phía bếp lò tập hợp, bị một phụ nhân và một cô nương phụ trách nấu cơm phất tay đuổi đi, nhưng không bao lâu sau mấy hài tử lại chạy tới, phụ nhân và cô nương kia cười mắng vài câu rồi mặc bọn nhỏ tự chơi, chỉ là luôn để ý không cho phép bọn nhỏ áp sát quá gần, tránh cho bị lửa hay nồi nóng làm bỏng.

Bức tranh hoà thuận ở nơi đây chênh lệch rõ ràng với cảnh tượng thê lương nơi bọn họ đi ngang qua. Nhìn trên mặt đám hài tử còn vương nụ cười ngây thơ, trên mặt người lớn mang theo khát vọng hướng tới tương lai. Hốc mắt Nghiêm Trung Đình không hiểu sao đỏ hồng, trong lòng ông hổ thẹn, tự trách, càng thêm cảm kích đối với Tô Khả Phương. Ông cảm ơn nàng giúp dân chúng nơi này xua đi cơn ác mộng về thiên tai, cảm ơn nàng cho ông và dân chúng một hi vọng.

Tô Bằng được thôn dân nhắc mới phát hiện ở cửa thôn có tới hơn mười người đàn ông xa lạ, nhìn cách bọn họ ăn mặc không hề giống lưu dân, cũng không giống thôn dân mấy thôn phụ cận. Tô Bằng không xác định được bọn họ đến với ý đồ gì, liền vội vàng nghênh đón tìm hiểu hư thực.

"Đại nhân, có người tới." Một nha dịch đứng bên cạnh Nghiêm Trung Đình nhắc nhở.

Nghiêm Trung Đình và nha dịch đều mặc thường phục, chẳng trách Tô Bằng không biết lai lịch của bọn họ.

Thấy Tô Bằng qua đây, Nghiêm Trung Đình hướng về phía nha dịch đứng bên cạnh gật đầu. Nha dịch kia liền tiến lên hai bước nói với Tô Bằng: "Đại thúc, xin hỏi thôn Phong Quả có ai tên Tô Khả Phương không?”

"Tô Khả Phương là nữ nhi của ta, bây giờ không ở đây, không biết các vị tìm nàng có chuyện gì?" Tô Bằng cẩn thận nhìn bọn họ.

Nha dịch kia nhìn thoáng qua Nghiêm Trung Đình, hạ giọng nói: "Đại thúc, vị trước mặt là huyện lệnh huyện Hoài Đường - Nghiêm đại nhân, chúng ta nghe nói Tô Khả Phương có biện pháp lọc nước bẩn thành nước sạch, nên đặc biệt tới xem một chút."

"Huyện lệnh đại nhân?!" Tô Bằng giật mình, muốn hướng về phía Nghiêm Trung Đình quỳ xuống, thì bị nha dịch ngăn cản.

"Đại thúc, Nghiêm đại nhân cải trang vi hành, không cần quấy rầy các hương thân."

"Cái kia... Cái kia... Đại nhân, thảo dân sợ hãi." Tô Bằng tuy tuổi đã cao nhưng vẫn là lần đầu tiên gặp huyện thái gia, căng thẳng đến mức đầu lưỡi cứng cả lại.

"Đại thúc, cứ gọi là Nghiêm lão gia đi." Nha dịch nói.

Tô Bằng thấy mặt Nghiêm Trung Đình hiền lành, mới dần bình tĩnh hơn: "Vâng, Nghiêm lão gia, Nghiêm lão gia!" 

Trên mặt Nghiêm Trung Đình mang một chút ý cười, mở miệng nói câu đầu tiên kể từ khi xuất hiện: "Tô trưởng thôn đúng không, nếu nữ nhi của ông không ở đây, vậy ông hãy dẫn bọn ta đi xem thùng lọc do nữ nhi ông thiết kế đi.” 

Nghiêm Trung Đình từng nghe nhi tức luôn miệng nhắc tỷ muội thân thiết có phụ thân là thôn trưởng một thôn.

"Vâng, Nghiêm lão gia mời." Tô Bằng một mực cung kính mang theo đoàn người vòng qua chỗ các thôn dân tập trung, hướng bờ sông mà đi.

Tận mắt thấy Tô Bằng ở ngay trước mặt bọn họ múc một thùng nước sông ô nhiễm màu vàng đục đổ vào thùng lọc, sau đó nước trong vắt chảy ra, đám người Nghiêm Trung Đình khiếp sợ không thôi.

Nghiêm Trung Đình kích động hỏi: “Tô trưởng thôn, loại thùng lọc này ở thôn mình hiện giờ có tất cả bao nhiêu thùng?"

Có thùng lọc, dân chúng sẽ có nước sạch để uống. Uống nước sạch, tỷ lệ người nhiễm bệnh nhất định cũng theo đó mà giảm xuống. Vậy nên có thể nói một cái thùng lọc này còn hơn vô số dược liệu. 

“Thôn chúng ta có ba cái, mấy cái khác đã đưa cho thôn Lâm An và thôn Hương Phường rồi. Nếu Nghiêm lão gia cần, đợi nữ nhi của ta trở về, nhờ nàng làm thêm mấy cái là được.” Chỉ trong một thời gian ngắn tiếp xúc với Nghiêm Trung Đình, Tô Bằng đối với vị huyện lệnh đại nhân cao cao tại thượng này đã không còn e ngại như khi vừa mới gặp, nên nói tới nói lui cũng có thứ tự hơn nhiều.

Nha dịch đứng bên cạnh Nghiêm Trung Đình có vẻ còn gấp hơn cả đại nhân nhà mình, hỏi: “Bao giờ nữ nhi của đại thúc mới trở về?”

“Nữ nhi và nữ tế của ta chắc khoảng hai ngày nữa sẽ trở về.” Tin tức phu thê Hạng Tử Nhuận đến huyện thành kiếm lương thực tạm thời vẫn chưa tiết lộ cho các thôn dân biết. Tô Bằng là một trong số ít người biết chuyện này.

Nghiêm Trung Đình trầm ngâm giây lát, rồi hỏi: "Tô trưởng thôn, nếu như bọn ta ở tạm nơi này của mọi người hai ngày, không biết có quấy rầy đến các thôn dân không?”

"Đương nhiên là không!" Tô Bằng trả lời ngay, vẻ mặt khó xử nhìn Nghiêm Trung Đình: "Chỉ lo nơi này vừa bị thiên tai tàn phá, không có chỗ ở riêng. Mọi người đều chen chúc trong lều lớn, như vậy liệu có phải quá thiệt thòi cho Nghiêm lão gia không?”

Vị trước mặt này chính là Huyện thái gia đấy, mặc dù ông ấy hòa ái dễ gần, Tô Bằng cũng không dám mở miệng kêu bọn họ ở chung kều lớn với các thôn dân.

Nghe vậy, Nghiêm Trung Đình nở nụ cười: "Có nơi che mưa che gió đã không tệ rồi, ta không phải đang đi nghỉ ngơi dã ngoại. Tính ra là vô ý quấy rầy khiến thôn dân thêm phiền toái. Mong Tô trưởng thôn thay ta an bải một chút.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.