[Fanfic TFBoys] Cô Ngốc Em Là Của Tôi

Chương 20: Lễ kỉ niệm (3)




Thiên Dụ năm thứ 9, ta mang theo trí nhớ kiếp trước sinh ra trong phủ thư thị lang trong kinh thành. Cha ta là đại công tử của phủ thư thị lang, ta là trưởng nữ của người. A mỗ nói, ta sinh ra sớm hơn 3 ngày so với ngày dự sinh, ta là mệnh quý nữ. Ta cười nàng ngốc, nếu đúng như vậy, quý nữ chẳng phải đầy đất? A mỗ thề son sắt, nói đấy là sự thật, pháp sư cũng nói mệnh cách ta như vậy, không nói chi hắn ngay cả sư phụ hắn lúc sống cũng chẳng thấy được.

Ta liền tò mò hỏi A mỗ ngày đó ta sinh thiên không có hiện tượng gì khác thường? Bình thường thì đại nhân vật sinh ra đều được viết như vậy để tỏ rõ đó là mệnh cách quý trọng. A mỗ lặng yên nhớ lại nói đó là một ngày đầy mưa gió, sấm chớp giao tranh cả một buổi chiều, mẫu thân bắt đầu đau bụng sinh, bà đỡ nói là thai vị ổn nhiều nhất khoảng hai đến ba canh giờ là sinh xong, cũng không nghĩ đến ta ép buộc mẫu thân một ngày một đêm mới hiểm hiểm sinh ra.

Lòng A mỗ còn sợ hãi nói may mắn nếu không phải pháp sư trắng đêm tụng kinh cầu phúc, e là mẫu thân sẽ rời nhân thế. A mỗ còn nói, người tuổi Cọp sinh giờ tuất là mệnh ngồi xe phải thật tinh xảo, sau này nhất định sẽ Quang Tông Diệu Tổ.

Không luận A mỗ nói thật hay giả, ta chỉ biết sau khi sinh chứng kiến vào mắt là tổ phụ rất cao hứng, người vuốt râu mỉm cười nhìn mặt ta hiền hòa phân phó hai bên “Đứa nhỏ này là cái có phúc, chăm sóc cẩn thận”

Tổ phụ vui mừng, tổ mẫu dấu đi thất vọng trong lòng, nàng ôm ta đùa trong chốc lát, trước khi đi lưu lại không ít đồ tốt, dặn mẫu thân thay ta cất giữ cho thật kĩ. Mẫu thân cung kính đồng ý, đợi tiễn bước tổ mẫu, trở lại ôm ta khi ánh mắt đã đong đầy nước mắt.

Ta âm thầm kì quái!.

A Mỗ ở bên cạnh thấy thế, nhẹ nhàng khuyên nhủ mẫu thân “Tiểu thư, cô gia từ nào đến giờ tính tình đều lạnh như vậy, ngài cũng không phải hôm nay mới biết tội gì so đo nhiều như vậy?”

Mẫu thân nhẹ nhàng nức nở “Lúc đầu là không muốn nghĩ nhiều, hắn đối đãi với ta như thế nào ta đều nhận, nhưng A Niếp chung quy là nữ nhi của hắn, hắn lại mặc kệ không hỏi han gì đến như vậy bảo ta làm sao không thương tâm?”

Ta bỗng nhiên tỉnh ngộ.

Thời gian thấm thoắt đã qua ba năm.

Một buổi chiều, ta đang nhàm chán ngồi xổm dưới gốc cây xem lũ kiến chuyển nhà, A mỗ bước đi vội vàng lại đây ôm ta đi. Ta giãy giụa không đồng ý “A mỗ, thả ta xuống, thả ta xuống”. Trước kia không đi được không nói, muốn uống nước lại bị đem đi mao xí (vệ sinh), muốn đi mao xí lại đem đi uy nãi (bú sữa)… Ta bị đùa nghịch như vậy đã nhịn đủ.

A mỗ đành bước chậm lại dỗ ta “A Niếp ngoan, A mỗ dẫn người đi gặp phụ thân”.

Phụ thân?

Ta nhìn trừng trừng A mỗ, ngừng giãy giụa.

Ba tuổi, rốt cuộc phụ thân nhớ đến phải gặp ta.

A mỗ ôm ta đến chỗ mẫu thân trước, nói rõ mọi việc sau, mẫu thân khóc khóc cười cười một lúc lâu mới nhớ đến rửa mặt chải đầu cho ta. Đem ta thu thập thỏa đáng, A mỗ nhắc mẫu thân cũng nên trang điểm lại, mẫu thân ngượng ngùng không nói.

Phủ thị lang rất lớn, mẫu thân ôm ta qua một hành lang dài có vẻ đã cố hết sức. A mỗ muốn tiếp nhận ôm ta lại bị mẫu thân cự tuyệt. Đi qua một cái hồ nước lớn lại đi qua vườn hoa nhỏ, mẫu thân chỉ vào một mảnh rừng trúc phía xa vẻ mặt vui mừng nói đó là sân của a cha.

Ta lại không cho là đúng, chỗ này ta buộc Tử Hà dẫn ta đến đây không dưới mười lần, bất quá đáng tiếc là mỗi lần đều núp sau núi nhìn trộm cũng không dám đến gần nửa bước. Tử Hà nói nếu ta không nghe lời tùy ý đi lại nàng sẽ bị loạn côn đánh chết. Được rồi, ta thừa nhận là bị nàng hù dọa sợ.

Càng tới gần rừng trúc, bước đi của mẫu thân có vẻ hỗn độn, mấy lần thiếu chút nữa đã té ngã. A mỗ đi bên cạnh luôn giơ tay để tùy thời tiếp được ta nếu bị mẫu thân quăng ra.

Phía trước cổng vòm đứng hai người, bên trái áo tím, bên phải áo xám. Ta đến đây nhiều lần nhưng chưa bao giờ gặp qua hai người này. Mẫu thân nói bọn họ là thị vệ bên người của phụ thân.

Hai người thấy mẫu thân đi tới đã tiến lên trước thi lễ, cung kính thăm hỏi.

Mẫu thân giao ta cho A mỗ, ý bảo bọn họ miễn lễ lại hỏi “Đại công tử có bên trong không?”

Ta oán thầm, đại công tử đương nhiên ở bên trong bằng không chúng ta đến làm gì?

Nam tử áo tím nói “Thưa đại thiếu phu nhân, đại công tử đang chờ tiểu thư”.

Mẫu thân thật cao hứng, cầm váy định bước qua cửa, đột nhiên bị nam tử áo xám ngăn lại.

Mẫu thân sửng sốt.

Ta kinh ngạc.

Chỉ nghe nam tử áo xám giải thích “Đại công tử phân phó, chỉ cần một mình tiểu thư được đi vào”

Mẫu thân lảo đảo một cái.

Thân thể A mỗ cũng căng thẳng.

Ta nhìn mẫu thân vừa rồi còn sắc mặt vui mừng bây giờ đã tái nhợt, trong lòng có một cỗ hương vị không nói nên lời.

Ta bị nam tử áo tím mang đi nghe nói là đến trước mặt phụ thân, thi lễ xong nam tử áo tím lui ra. Ta ngẩng đầu tò mò nhìn nam tử áo trắng trước mặt, hắn mày thanh mặt tú dáng người cao ngất khí chất phiêu dật. Ta cảm thấy không nhịn được khen hảo một cái nam tử như trích tiên.

Phụ thân thấy ta nhìn người không chuyển mắt, không có chút thái độ sợ hãi người lạ, người có giây lát kinh ngạc. Người đứng lên, lại ngồi xuống có chút do dự, có chút không biết làm sao dường như không biết nên đối đãi với ta như thế nào. Qua một lúc lâu người mới chậm rãi đến gần chần chờ lại ôm lấy ta quỳ trên mặt đất, hỏi nhỏ 

“Ngươi là A Niếp?”

“Người là a cha?” Ta một bộ dạng thiên chân (ngây thơ, không rành thế sự) đáp lại hắn, đứa nhỏ của người nào thì giống người đó, lời nói cũng phải có chút kế thừa.

Phụ thân không đáp ta, lại quay đầu nhìn vào phòng ngủ cười có chút chua xót.

Gặp phụ thân thất vọng mà về, sau khi mẫu thân biết được vẻ thanh tú đáng yêu của ta có thể dỗ phụ thân thỏa mái, dần dần người đối với phụ thân cũng không còn ôm trông cậy gì, còn trẻ tuổi mà mỗi ngày trừ bỏ niệm kinh lễ phật thì là dưỡng hoa làm cỏ, ngày qua ngày cứ như một dòng nước lặng.

Bên trong phủ thị lang không còn tin tức của phụ thân. Ta từng hỏi mẫu thân, a cha đi đâu rồi? Mẫu thân chỉ khóc không nói, A mỗ vụng trộm bảo ta đừng hỏi, càng hỏi thì càng tăng thêm thương cảm cho mẫu thân.

Mẫu thân không thể hỏi, trước mặt tổ phụ không dám đề, xưa nay nhị thúc nói không nhiều, một câu nói giỡn cũng không có, là người cũng không có khả năng hỏi được. Vì thế ta đi tìm tam thúc, chưa từng nghĩ bình thường cái miệng như cái phễu của tam thúc nghe xong đã dựng lông tóc, rất hiếm thấy người nghiêm khắc đối với ta, cảnh cáo ta không được nhắc lại nửa từ. Ta chưa từ bỏ ý định lại chạy đi tìm cô cô, nào biết lại dọa nàng đến sinh bệnh, hơn một tháng sau cũng không chịu gặp ta.

Ai… ta chỉ muốn tìm cha thôi mà!.

Nếu ai cũng giữ kín như bưng về phụ thân, ta cũng không thèm miệt mài theo đuổi nữa, ta giữ kín tâm tư tò mò muốn biết rõ bí mật, ngoan ngoãn nghe theo tổ phụ chuyển đến ở trong viện của nhị thúc để người nuôi dạy ta. Nhị thúc đáng thương, thanh niên nam tử chưa thành thân, chưa hôn phối đã bị ta liên lụy thành “Nãi thúc”.

Ngày qua ngày, đảo mắt ta đã năm tuổi, đến niên kỉ vỡ lòng.

Có câu trượng phu phải có đức có tài, nữ tử không tài mới là đức. Đại tề vương triều mặc dù không được liệt vào năm ngàn năm trước, nhưng xã hội giáo dục nữ tử khắc nghiệt một cái cũng không giảm. Nhóm học sinh đại nho cho rằng nữ tử phải ở trong hậu viện, hiếu kính trưởng bối, giúp chồng, dạy con là ngăn chặn được tai họa như tiền triều.

Là một kẻ từng thi vào trường đại học, ta tỏ vẻ thật quá tán thưởng những lời này. Nhưng ngày lành qua nhanh, đang lúc ta nằm trên giường ăn hạt dưa đã được A mỗ bóc vỏ mà vô cùng may mắn chính mình tái sinh tại cổ đại làm thiên kim chi nữ, nhị thúc lại đến đây báo cho ta biết đã thỉnh sư phụ đến nhà muốn dẫn ta đi gặp.

Sét đánh giữa trời quang!

Ta cầu nhị thúc “Không cần sư phụ được không? Học với tam thúc được không?”

Nhị thúc nhẹ nhàng thốt ra hai chữ đánh vào lỗ tai ta sinh đau nhức “Không được”.

Tổ phụ có bốn đứa nhỏ, trừ bỏ phụ thân, ta còn hai cái thúc thúc, một cái thứ xuất cô cô. Nhị thúc tao nhã đầy phong thái, giống hệt phụ thân. Tính cách tam thúc đàng hoàng, nhưng lại được nổi danh trong kinh là hoa hoa công tử. Cô cô tính tình mềm mại như nước, vừa thấy đã thương, nhưng từ xưa đích thứ có khác, phân biệt tôn ti, mặc dù cô cô được mệnh danh là đại tiểu thư phủ thị lang nhưng đãi ngộ còn kém hơn cháu con vợ cả như ta.

Không cam lòng cũng phải bái sư xong, ta bắt đầu bước vào học tập vỡ lòng. Sư phụ nói với nhị thúc, tiểu thư nhỏ tuổi, một ngày hai canh giờ là đủ rồi. Ta khóc không ra nước mắt, hai canh giờ đó là hơn 4 tiếng đồng hồ, 4 tiếng đồng hồ a!.

Cứng rắn chịu đựng qua mấy ngày, ta lại tìm nhị thúc mà nháo, khóc lóc nỉ non, khóc lóc om sòm lăn lộn, chiêu thức của đứa nhỏ ta đem ra dùng hết nhưng vô dụng. Ta không từ bỏ ý định lại đi tìm tam thúc, tam thúc nhíu mi trừng mắt khinh bỉ nhị thúc một chút, an ủi ta nói “Ngoan, nữ hài tử đọc sách cái gì, tổ phụ con chỉ muốn cho con biết vài chữ thôi, giống cô cô con giống nhau, lớn lên không phải là xem được vài thứ thôi, nhịn đi, nhịn nhịn sẽ qua thôi”.

Tuy biết rằng tam thúc làm việc luôn luôn không đáng tin cậy, lời người nói chỉ có thể nghe không thể tin, nhưng ta vẫn ôm hi vọng, hi vọng như tam thúc nói tổ phụ muốn cho ta biết vài chữ thôi, dù sao nữ tử ở cổ đại không tham gia khoa cử, cũng không nhập sĩ đọc sách để làm gì.

Ta không phải đứa nhỏ bình thường, đứa nhỏ bình thường không phải ta.

Nửa tháng sau.

Ta cầm tờ giấy viết đầy chữ, nhìn xem từ giấy coi như đoan chính đi tìm tổ phụ, nói ta đã có thể đọc thuộc sách và viết được Tam Tự Kinh.

Tổ phụ trừng to mắt tỏ vẻ không tin.

Vì thế miệng lưỡi ta lưu loát….

Tổ phụ nghe xong lòng đại duyệt.

Cách vài ngày A mỗ đến truyền lời, tổ phụ nói ta thiên phú dị bẩm, chỉ thỉnh một sư phụ là không đủ, muốn ta đi gặp các sư phụ: thư, họa, lễ, nhạc…

Ta bi phẫn không thôi, vọt tới viện của tam thúc lại khóc lại nháo lớn.

Tam thúc lau lệ cho ta, cười xấu xa “Tiểu nha đầu, việc này cũng không thể trách thúc”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.