Em Còn Nhớ Tôi Không?

Chương 29: Nơi tụ âm khí giữ thi thể (1)




Bác Đãng liếc thấy ba thân yêu rồi nhưng vẫn giả bộ tỉnh bơ doạ doạ ai đó rằng cứ cẩn thận, thời buổi này tân tiến, cần đếch gì người đối chứng, vài sợi tóc xét nghiệm ADN là xong chứ gì mà to tát.

Bà Mây hơi hớ, bực bực gân cổ cãi chày cãi cối.

-“Ôi dào ôi, a đe với chả en, anh đại gia, nhỡ anh mua chuộc bác sĩ thì sao? Mẹ nói anh nghe, cái loại nhà anh là cái loại ăn cháo đá bát. Mẹ vất vả nuôi anh từ tấm bé, thế mà lớn lên anh lại đem tiền dấm dúi cho con đàn bà này hả? Còn thu xếp cho con nó ở bệnh viện tốt nữa chứ, xưa kia chính nó bỏ anh đấy, không có mẹ cưu mang thì đời anh làm gì có ngày hôm nay.”

Bà Mây đổi trắng thay đen hại em gái bà ức run cả người, bác Đăng biết rõ sự tình nên cũng khinh. Tự dưng thấy phục Vân thật đấy, cùng một bằng chứng mà Vân chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng cũng khiến bà ấy im re. Trong khi đó anh đàn ông đàn ang uy phong lẫm liệt lại chẳng khống chế nổi cái ngoa của mụ.

-“Ối bà con làng nước ơỉ, ra đây mà trông này, ra đây mà xem thằng con trai được tôi chăm từ thuở lọt lòng nó đối xử với tôi này…ôi chao ôi sao cái số tôi nó lại khổ đến thế hả trời?”

-“Tôi lạy bà, bà làm màu làm mè vừa vừa thôi, đến tiền quỹ lớp của tôi bà còn biển thủ mất cơ mà, chăm chăm cái cục cờ.”

Bà Minh bấu con trai, khuyên can thôi không chấp nữa, kệ chị ấy. Ông Hải lúc đó mới đủng đỉnh đi ra, ông bảo.

-“Anh thu xếp cho ba một cái phòng rộng rộng, gọi con Vân, thằng Hậu và Thơm Thắm tới gấp, ba có chuyện cần thông báo.”

Giọng ông rất bình thản, nhưng lạnh lẽo đến đáng sợ. Bà Mây nức nở níu tay ông, nhưng ông đẩy bà ra, cũng chẳng thèm liếc bà lấy một cái. Đến khi gia đình tập hợp đông đủ ông mới chậm rãi thông báo.

-“Là như thế này, tôi sẽ li dị với mẹ các anh các chị. Việc đã quyết, khỏi thảo luận.”

Bà Mây ác tính, ông đâu có ngu mà không nhìn ra? Ngay từ ngày dầu tiên ông dã không muốn cưới, chỉ tại cái bà Minh lo chị chửa hoang không nơi rước rồi sau này khổ nên cứ nằng nặc xin ông làm ơn làm phước.

Lúc đó nghĩ thôi thì cũng là lỗi của mình, đành phải chịu trách nhiệm. Từ ngày lấy bà ấy làm vợ, bao nhiêu lần tăng xông muốn bỏ, quả thật không đếm nổi.

Nhưng thương con, xót chúng nó không có nổi mái nhà yên ấm, lại nghĩ mình hại đời con gái nhà người ta giờ mình rũ thì ác độc quá, thành ra ông đành nén xuống.

Giá kể, khi đó sáng suốt hơn một chút, không tin lời kẻ gian. Giá kể, khi đó cứ thế đi tìm Minh chứ không suốt ngày ủ rũ trách móc hờn giận rồi rượu chè bết bát. Giá kể như vậy, đã không phải đổ vỏ.

Ngẫm thấy cay quá, đắng quá.

Càng nghe bà Mây phân bua giải thích ông lại càng điên. Bà Minh thì vẫn thế, nhu nhược khuyên ngăn thôi có gì bỏ qua cho nhau, ngần này tuổi đau rồi li dị còn ra cái thể thống gì nữa.

Ông Hải bực muốn tăng xông, chỉ thẳng vào mặt bà Minh mắng.

-“Cũng tại bà đó. Lần nào tôi đòi bỏ mụ ấy bà cũng không cho, hết anh thương chị em đến anh thương các cháu. Chị em thì kệ chị em chứ, mụ có coi bà ra gì đâu mà bà phải lo cho mụ? Bà ngốc nó vừa vừa thôi.”

-“Nó có khối mà ngốc ý, con điếm nó giả bộ cao thượng để ông tôn thờ nó thôi.”

-“Bà im đi!”

-“Bà im di!”

Cả ông Hải và bác Đăng cùng đồng thanh quát. Bà Mây uất nghẹn hết cả người, nhà người ta ba đòi bỏ mẹ đáng nhẽ con cái phải xông vào khuyên can, đằng này nhà bà, Hậu Thơm Thắm chẳng thèm hé răng phản đối.

Con Vân cười đểu, thằng Đăng mới khắm, bà bảo nhất định bà không ký đơn, thằng khốn nạn ngay lập tức ton hót với ba.

-“Không vấn đề gì ba ạ, giờ ly hôn đơn phương dễ ợt ý mà.”

Sự phẫn nộ của ông Hải dành cho bà Mây nó không phải ngày một ngày hai mà được tích tụ dần theo nãm tháng, nén nhiều, kiềm nhiều, đến ngày hôm nay thì bùng phát, ông bảo theo tục xưa là phải trả bà về nhà mẹ đẻ, nhưng giờ các cụ khuất rồi thì thôi, ông giao khoán cho anh Hậu.

Đấy, mẹ anh, anh muốn làm gì thì làm.

Ba Hến còn vợ đang nằm viện nên chẳng quản được, toàn bộ lại đến tay dâu trưởng lo liệu, ông Hải nhất quyết không cho bà Mây ờ nhà cũ nên bác phải sai người đi thuê tạm cho bà một căn chung cư khác, tiền sinh hoạt phí thì từ giờ chắc chú Hậu chuyển chứ nhà bác không liên quan nữa.

Lâu lắm rồi bác mới thấy chồng mình cười rạng rỡ đến thế, cũng phải, ông xã lâu nay cứ thương mẹ Minh về già cô đơn, con chăm cha chăm mẹ đâu bằng ông bà chãm nhau. Giờ thì có hi vọng rồi, người ngoài nhìn vào có thể chửi lão ích kỷ, nhưng riêng chuyện này bác ủng hộ.

Cả một tuổi thơ cơ cực bị đối xử bất công, những trưa hè nắng nóng phải chạy thục mạng trốn đòn, ai ở hoàn cảnh đó mới thực sự thấu hiểu, nó tủi, nó nhục đến nhường nào.

Quả thật, cuộc đời có vay có trả, chỉ là sớm hay muộn thôi. Ngày ấy, anh khốn khổ bao nhiêu thì bây giờ cái người đàn bà ác ôn đó ê chề bấy nhiêu. Rất nhiều lần muốn vạch trần bà ấy mà vì mẹ Minh cản nên lại thương thương bỏ qua, lần này thì mặc xác, cho chừa cái thói ngông đi. Già khắm khú còn bị chồng đuổi ra khỏi nhà, mặt mũi giấu đi đâu cho hết nhọ?

Bà khóc, bà gào, bà đòi nhảy giếng tự tử.

Tiếc rằng bệnh viện cao cấp, chẳng có cái giếng nào cả. Ông Hải nghe mắc mệt, ông nhấp ngụm trà rồi thản nhiên gợi ý.

-“Ra noau ngoài hành lang đâm đầu xuống tầng một là được rồi, con cái nó đỡ mất công vớt.”

Bà sốc, ngần ấy năm tình chồng nghĩa vợ, sao ông có thể nhẫn tâm đến vậy? Cả đời bà ăn ờ đức độ thiện lương mà sao ngày hôm nay từ chồng đến con đều quay lưng? ông trời ơi, công lý ở đâu?

Lồng ngực bà đau tê đau tái, bà ức đến mức thở ra thở vào cũng khó nhọc. Mọi người lần lượt đi hết, bỏ lại bà đơn độc trong căn phòng trống. Bà tủi thân lao tới tìm chị Liên tâm sự, cái Liên tốt lắm, cũng may còn có nó, có thằng Bi cháu đích tôn an ủi tuổi già.

Bà rẽ vào khu của con dâu tương lai, bà thấy một thằng đàn ông lạ hoắc đang bồng cháu bà. Bi cũng dại khờ quá, chẳng quen chẳng biết gì mà nó cứ ôm riết lấy rồi gọi ba ngọt xơn xớt à. Cái thằng mất nết kia nữa, thấy cháu bà sáng sủa đẹp trai định dụ hả? Bà bực bội lao tới gần, bà chửi cho hắn một trận.

Tên dó, không những không sợ, mà ngược lại còn quay lại lườm bà rồi cao giọng.

“Mụ điên, con tôi thì tôi bế, mụ là ai mà căng?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.