Đại Việt Dị Thế Ký

Chương 8-1: Tức giận không nói nên lời




Những ngày về sau, mẹ chồng rõ ràng kéo dài công việc. Giặt một cái áo cho cháu cũng mất hơn nửa tiếng, giặt đến mức áo phai cả màu. Hân Hân hỏi Mộc Nam là sao vậy, Mộc Nam chỉ đành trả lời lấy lệ, anh cũng phát hiện gần đây mẹ mình lười biếng, nhưng anh khó mà nói gì. Mấy ngày nay, Mộc Nam phát hiện mỗi lần nói về việc nhà với mẹ mình, mẹ đều cảm thấy như đang trách bà, hơn nữa còn cứ nhận định là Hân Hân xúi giục Mộc Nam làm thế. Cho nên mỗi khi Mộc Nam vừa mở miệng, mẹ chồng sẽ mất vui, có đôi khi tuy rằng miệng thì đồng ý nhưng nước mắt lưng tròng, ra vẻ cực kỳ tủi thân. Khiến cho Mộc Nam không biết thế nào cho phải. Kẹp giữa Hân Hân và mẹ mình, Mộc Nam cảm nhận được gian nan của việc mưu sinh trong kẽ hở một cách sâu sắc. Bởi vậy, mọi việc anh chỉ cầu mơ hồ qua đi là tốt rồi, càng nghiêm chỉnh anh càng khó xử.

Mẹ chồng đổi cho Mộc Nam, mỗi ngày chuẩn bị ba bữa cơm. Cơm phải nấu, cái này không thoát được, nhưng nấu ra thế nào thì không phải do người. Tuy mẹ chồng không cố ý, nhưng vị sẽ không theo Hân Hân hồi mang thai, mặn hay nhạt, ít hay nhiều mỡ, rau xanh hay cải củ, gạo kê hay gạo tất nhiên đổi sang vị quê quen thuộc. Mộc Nam đã ăn cơm mẹ làm từ nhỏ, tất nhiên ăn ra vị, nhưng Hân Hân lại càng ngày càng khó nuốt. Lúc đầu Hân Hân đề xuất ý kiến với mẹ chồng, khi đó thì mẹ chồng nghiêm chỉnh đồng ý, quay đầu thì trở nên cực đoan. Chê nhẹ à? Được, bữa sau cho mi ăn đầy mỡ xem có ngon không. Chê ít muối à? Được, bữa tiếp theo cho mi ăn mặn đến lè lưỡi. Đôi khi đến Mộc Nam ăn cũng cảm thấy mùi vị sao đó, nhưng anh vừa có ý kiến thì mẹ chồng lập tức tủi thân nói: “Hân Hân nói muốn ăn như thế còn gì.” Hân Hân có thể nói gì được? Người ta rõ ràng làm dựa theo yêu cầu của mi còn gì.

Hân Hân cũng âm thầm nói với Mộc Nam, có phải mẹ chồng cố ý trừng trị mình không. Mộc Nam nghe xong thì khó chịu nói: “mẹ anh sao lại là loại người đó? Sao em lại nghĩ người ta xấu xa như thế?”

Hân Hân bĩu môi nói: “Dù sao cơm mẹ nấu khó ăn quá. Gần đây em chẳng ăn được mấy, sữa cũng không đều nổi.”

Mộc Nam khó xử nói: “Mẹ anh vốn không biết làm mấy món ở đây lắm, hay là, em chờ anh về rồi nấu?”

Hân Hân nói: “thế thì quay lại như trước còn gì?”

Mộc Nam thử hỏi: “thế em tự nấu?”

Hân Hân không vui nói: “em có thể nấu được. Nhưng ai trông con? Mẹ anh em lo lắm.”

Mộc Nam không vui rồi: “thế này cũng không được, thế kia cũng không được, em bảo làm sao bây giờ? bố mẹ anh ở đây trông cháu đã rất vất vả rồi, em không thể thông cảm một tí được à?”

Tuy không vui nhưng Hân Hân cũng không nói được gì nữa. Ây, ai bảo cha mẹ mình không trông cháu được đây. Hân Hân là con út trong gia đình, trên còn một anh trai hơn cô sáu tuổi. Từ nhỏ, người trong nhà đều chiều cô, việc nhà hầu như không đến tay cô. Lên đại học, cô mới bắt đầu tự giặt quần áo. Sau khi cưới, cô mới bắt đầu học nấu cơm, hơn nữa, đến bây giờ hầu như chỉ biết nấu mấy món. Mộc Nam săn sóc cô, tuy lớn lên trong bầu không khí nam tôn nữ ti từ nhỏ, anh rất ít phải làm việc nhà. Nhưng sau khi cưới, Mộc Nam học nhanh hơn, tích cực hơn Hân Hân. Cho nên ít nhất về mặt nấu cơm, Mộc Nam đã đảm nhiệm được. Ban đầu chỉ sống cuộc sống hai người, việc nhà cũng ít, hai người chơi đùa ồn ào, người đùn tôi đẩy, cũng làm xong hòm hòm. Giờ có con, nhiệm vụ thoáng cái nặng nề, Hân Hân là chủ lực trông con, là người đầu tiên không chịu nổi. Mộc Nam tuy làm ít, nhưng vừa phải đi làm, vừa phải chia sẻ ít việc nhà, còn thường phải điều hòa quan hệ giữa mẹ già và vợ mình, cũng mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần. Cha mẹ tới giúp, Mộc Nam biết ơn trong lòng, anh cảm thấy hai cụ sống cả đời không ra khỏi thôn đó, hiện tại vượt cả quãng đường xa như thế tới đây, lạ nước lạ cái, ban đầu mẹ chồng còn chưa thích ứng thời tiết, chỉ vì trông cháu cho mình, thật sự đã làm khó bố mẹ.

Ban đầu Hân Hân cũng đồng với quan điểm của Mộc Nam. Nhưng cùng với thời gian, cô và mẹ chồng ngày càng có nhiều xung đột, Hân Hân không khỏi hâm mộ những người được mẹ đẻ trông cháu cho. Bạn xem người ta, thói quen cuộc sống, thói quen ẩm thực, thói quen vệ sinh, thói quen tư duy đều như nhau, không cần quá trình tiếp xúc, cọ sát, hòa hợp, không cần nhẫn nại, không cần lo lắng, không cần nhìn sắc mặt người ta, ây, cuộc sống đó hạnh phúc chừng nào! Mẹ đẻ mình trông cháu cho là lý tưởng nhất! Thế nhưng, không được, mẹ mình không tới được.

Mẹ Hân Hân hiện đang ở cùng anh trai, chị dâu, cháu gái nhỏ, còn có bà ngoại hơn 80, căn bản không thể phân thân. Dù Hân Hân chịu đưa con đến chỗ ba mẹ thì căn nhà hơn chín mươi bình với ba phòng một phòng khách đã chứa tới sáu người rồi, căn bản không có chỗ cho hai mẹ con ở. Huống chi nơi đó còn cách chỗ làm của mình và Mộc Nam xa thế. Cho nên, trước mắt bố mẹ chồng đến trông con cho họ là sự lựa chọn hiện thực nhất. Mỗi khi nghĩ tới đây, Hân Hân đều tự nói với bản thân mình lúc cần người thì cứ cố nhịn đi!

Rốt cuộc Hân Hân bắt đầu thử thích nghi khẩu vị của mẹ chồng, tuy thường yêu cầu mẹ chồng thêm một món nữa, nhưng thuần túy chỉ vì tăng dinh dưỡng, để có sữa ổn định. Khi thực sự không chịu nổi nữa thì cô sẽ bảo Mộc Nam mua thức ăn ngoài, nói chung cố gắng không xung đột với mẹ chồng về vấn đề cơm nước là được. Tuy điều này cách yêu cầu của mẹ chồng rất xa, chưa đạt đến mục tiêu để mẹ chồng tùy ý trông cháu, nhưng Hân Hân thực sự đã nhượng bộ rồi. Điều này khiến mẹ chồng rất đắc ý. Xem ra con dâu ấy à, cứ phải dạy dỗ, chỉ cần uốn nắn thói quen xấu thì sao cũng uốn được. Hơn nữa, với tình hình hiện tại của Hân Hân, có thể có người nấu cơm cho đã là tổ tiên phù hộ rồi. Còn soi mói cái gì? Nhớ năm đó, mình ở trong thôn một mình chăm mấy đứa, bởi vì gặp phải mẹ chồng hung dữ, ngày nào cũng cãi nhau, khi ra đồng, mẹ chồng mình cũng không chịu nom cháu, làm cơm. Khi đó đành phải ngày ngày bận bịu cả trong lẫn ngoài, hầu như không có bữa cơm nào là ăn đúng giờ. Đàn ông vào cửa là mặc kệ hết, chẳng phải là dựa hết vào một mình mình còn gì? Thời con gái ai mà chả được nâng niu từ bé. Con dâu giỏi giang đều được rèn luyện ra sau khi kết hôn đấy chứ? Hân Hân chính là quá thiếu rèn giũa.

Có kinh nghiệm thành công lần này, mẹ chồng quyết định cứ chiếu theo lệ đó, tranh thủ bồi dưỡng Hân Hân thành một con dâu nhỏ giỏi giang. Đương nhiên, muốn nó đạt được trình độ như bản thân mình thì hơi khó, nhưng ít ra phải nấu cơm, trông trẻ được, như thế Mộc Nam cũng đỡ gánh nặng hơn. Ây, thằng Mộc Nam này cũng hiền quá, bị vợ nắn bóp sao cũng chịu, trong lòng chẳng biết suy tính gì cả. Hân Hân thì sao, vừa lười nhác, còn lắm chuyện chết đi được. Nếu không dạy dỗ hai đứa cho ra hồn thì sau này sống thế nào! Nghĩ thế, mẹ chồng cảm thấy trọng trách trên vai mình lại nặng thêm mấy phần. Đối với Hân Hân thì càng hy vọng hơn, càng soi mói hơn.

Từ đó về sau, để mài giũa tính tình của Hân Hân, mẹ chồng dứt khoát ăn cơm xong, rửa bát xong mới đi đổi cho Hân Hân ăn cơm. Thấy Hân Hân đói đến dài cả mặt ra, dù có lúc nhìn cũng thấy không ổn cho lắm, nhưng mẹ chồng lại âm ỉ đắc ý: làm mẹ chồng mà không có chút thủ đoạn ấy thì còn có thể gọi là mẹ chồng sao?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.