Đại Minh Giang Hồ Trạch Nữ Ký

Chương 8




Trại giam phường Giang Thành chuyên giam giữ các tội phạm hình sự nghiêm trọng. Cách đây hai năm Na Lan làm luận văn tốt nghiệp, nội dung chủ yếu là đến đây phỏng vấn tìm hiểu các tội phạm hình sự, sau đó quy nạp các đặc điểm chung về tâm lý tội phạm hình sự. Cô không ngờ hai năm sau số phận xô đẩy cô trở lại chốn ma quỷ này.

Sau khi Na Lan báo cáo với Sở Công an những phân tích của mình về các nạn nhân trong vụ án “ngón tay khăn máu”, Kim Thạc miễn cưỡng cử người đi điều tra về hoàn cảnh các nạn nhân ấy, đặc biệt là những cô có dấu hiệu bị bạo lực gia đình. Na Lan lại gạ xin được Kim Thạc cấp cho tờ giấy giới thiệu với chữ ký cấp trưởng phòng Bộ Công an hẳn hoi. Nó là quân át chủ bài giúp cô vào trại giam phường Giang Thành “mái nhà xưa” của Mễ Trị Văn.

Mễ Trị Văn vẫn là mục tiêu mà Na Lan tuyệt đối không thể gác sang một bên.

Giả sử lão chỉ là cái loa truyền thanh của hung thủ vụ án “ngón tay khăn máu”, giả sử đúng như lão nói vụ án sẽ còn tiếp diễn, thì kẻ gây án vẫn đang sống nhởn nhơ. Vấn đề là hung thủ liên lạc với Mễ Trị Văn bằng cách nào? Sau khi lão được ra bệnh viện dân sự điều trị, buồng bệnh luôn có công an giám sát, việc tiếp xúc giữa lão và các bác sĩ y tá đều được theo dõi cẩn thận, khó mà hình dung hung thủ có thể giao lưu với lão trong buồng bệnh. Vậy thì mọi liên lạc đều xảy ra trước khi lão được ra ngoài điều trị, tức là xảy ra trong nhà tù.

Có hay không, một kẻ “bên ngoài” đã thông tin liên lạc với Mễ Trị Văn?

Khi lão bắt đầu mở miệng nói đến vụ “ngón tay khăn máu”, Ba Du Sinh đã lọc lấy hết các ghi chép về những cuộc viếng thăm Mễ Trị Văn trong nhà tù.

Không có ai. Lão là một cô hồn không thân thích không bạn bè. Không có người ngoài nào tiếp xúx cả.

Hay là, có kẻ trong nhà tù?

Một phạm nhân cùng bị giam với Mễ Trị Văn chăảng hạn, bị bắt vvì một tội danh khác, và chẳng ai ngờ đó lại là hung thủ vụ án “ngón tay khăn máu” kéo dài ba mươi năm chấn động Giang Kinh. Và trước khi được thả, ông bạn này đã cùng Mễ Trị Văn thiết kế ra trò chơi bệnh hoạn táng tận lương tâm.

Rất có khả năng đó.

Tronng tù kẻ gần gũi nhất với Mễ Trị Văn chì có thể là phạm nhân ở cùng buồng giam, tkq, cũng laà tội phạm cưỡng dâm. Đội Trinh sát Hình sự kkhi đến điều tra Mễ Trị Văn và vụ “ngón tay khăn máu” đã thẩm vấn tên Quân, nhưng hắn không đưa ra một manh mối nào có giá trị. Mễ Trị Văn ốm yếu, nằm ở khu giám sát số 4 dành chho cácc phạm nhân lâu ngày, tkq cũng vậy, cũng mắc bệnh tiểu đường như Mễ Trị Văn.

Hình như vừa được giải ra từ gian nhà xưởng, nên tkkq vẫn còn mặc nguyên đồ bảo hộ lao động, tay vẫn dính dầu máy. Nhìn thấy Na Lan, hắn sững sờ, rồi cười nói với cán bộ quản giáo đi phía sau, “Một em xinh thế này đến chơi thì các vị nên bố trí ‘phòng thăm đặc biệt’ chứ? Tôi chưa từng đuoợc hưởng vinh dự đó.”

Viên quản giáo cười nhạt, “Đừng viển vông nữa! Vào ‘phòng thăm đặc biệt’ thì người nhà phải trả phí tổn, mày có người nhà không?”

Tkqq chỉ Na Lan, “Cô ấy không phải người nhà hay sao?” Hắn trạc ba mươi tuổi, vóc người tầm thước, mặt dài, mắt nhỏ. Có lẽ vì ác cảm sẵn có nên Na Lan thấy điệu cười của hắn rất khốn kiếp..

Cô nói, “Lát nữa sẽ nói đến chuyện người nhà.”

Hắn lại sửng sốt, ngoảnh nhìn viên quản giáo và đắc ý nói, “Nghe thấy chưa?” Rồi hắn hỏi Na Lan, “Cô em đem vào cho anh món gì?”

“Mễ Trị Văn!” Na Lan nói.

Mặt tkq lập tức chảy dài. “Lão già bệnh hoạn ấy... chưa chết à?”

Na Lan đáp, “Lão vẫn sống nhăn răng, có liên quan đến một vụ án khác. Tôi muốn gặp anh để hỏi vài vấn đề.”

Tkq lại cười, “Nếu cô cùng tôi vào phòng thăm đặc biệt để tận hưởng không khí gia đình đầm ấm, tôi sẽ nói cho cô biết tất.”

Viên quản giáo quát to, “Này, mày muốn bị ghi lỗi phải không?”

“Tôi nên gọi cô là gì?” tkq hỏi Na Lan.

“Tôi là Na Lan.”

Hắn bỗng mở to mắt, nghệt mặt ra một lúc, rồi nói, “Tôi có nghe bọn họ nhắc đến cô, ngày trước cô từng vào đây điều tra đúng không? Họ nói cô rất xinh, quả là không sai.”

“tkq!” Viên quản giáo lại quát.

Na Lan nói, “Sở Công an cử tôi đến hỏi vài câu, mong anh sẽ hợp tác.”

“Có được giảm án tù không?”

Trước đó Na Lan đã điều tra, tkq nhiều lần phạm tội cưỡng dâm và “được việc” chứ không như Mễ Trị Văn. Hắn bị kết án tù chung thân cho nên khả năng được trả tự do gần như bằng không. Cô nói, “Tôi quyết định sao được? E rằng điều này rất khó.”

Tkq cười nhạt, “Thật ra tôi biết rất ít về Mễ Trị Văn, lão mắc bệnh tâm thần, nói năng lẩm cẩm, nên tôi chẳng để ý làm gì.”

Na Lan nhận ra ẩn ý của hắn, nếu không hứa sẽ giảm án thì hắn không hợp tác. Điều này cô đã lường trước rồi. Bèn cười nói, “Mễ Trị Văn chỉ còn thoi thóp, so với lão, anh vẫn sướng hơn nhiều.”

“Nếu được tha sớm mấy năm, tôi sẽ sướng hơn nữa.” Hắn liếc nhìn Na Lan. “Giá được sống đầm ấm với người đẹp như cô thì tôi quá hạnh phúc!”

Na Lan đâm ra ghê tởm, nỗi căm phẫn giống lần đâàu gặp Mễ Trị Văn lại dâng lên trong cô, nhưng cô phải nhanh chóng chế ngự để tỏ ra “chuyên nghiệp” một chút. Cô bình thản nói, “Anh sướng hơn lão vì anh còn có gia đình và người thân, chứ lão ta thực sự là kẻ đơn độc.”

Sắc mặt tkq hơi biến đổi, hắn nín lặng.

“Tôi được biết anh vẫn còn ba mẹ, một chị gái, đứa con chị ấy rất mến anh. Đúng là rất sướng.” Na Lan tiếp tục quan sát vẻ mặt càng lúc càng mất tự nhiên của hắn. “Chắc là anh được nhiều người vào thăm?”

Tkq buột miệng, “Đương nhiên...” Nhưng nhận ra ngay là mình bị hớ, mặt hắn càng nhăn nhó.

“Tôi đã xe sổ ghi chép, đúng là có rất nhiều... nhiều lần không có ai!” Na Lan cố nói thật tự nhiên, không pha ý châm biếm.

“Chuyện vặt! Vậy cô muốn gì?” Hắn đứng thẳng lưng lên, mặt đỏ gay.

Na Lan nói, “Trong hai năm qua đã năm lần anh đề nghị cho người nhà vào thăm, anh cũng liên lạc với người nhà nhưng họ không vào. Chắc anh thừa hiểu mình không phải một thành viên đáng tự hào của gia đình, đủ để bà mẹ già và đứa cháu phải đi qua mấy lần cửa sắt vào thăm một gã trọc đầu. Hoặc là họ chưa đủ lòng nhân từ.”

Tkq nhoài người tới trước định túm cổ áo Na Lan, nhưng lập tức bị viên quản giáo kéo giật lại.

Na Lan vẫn ngồi, ngồi đàng hoàng, nhẹ nhàng nói, “Nhưng họ vẫn thương anh.”

Ánh mắt hắn bỗng nhạt nhòa. “Cô nói gì? Cô đã biết những gì?”

“Tôi bbiết họ vẫn thương anh. Bà mẹ, đứa cháu, đều rất nhớ anh.” Na Lan đưa ra cái phong bì. “Thư của mẹ anh. Tranh vẽ của cháu anh. Ảnh chụp chung cả nhà, ảnh của cháu aanh nữa.”

“Cô chặn thư riêng của tôi là vi phạm pháp luật!” Vẫn bị viên quản giáo ghìm chặt hai cánh tay, tkq thở hồng hộc.

Na Lan giơ phong bì trước mặt hắn, “Nhìn đi phong bì trắng trơn, không gửi cho anh, mà là tôi đòi cầm vào cho anh... Họ vẫn muốn làm nhưng không đủu can đảm. Tôi chỉ làm giúp họ và giúp anh thôi. Và tôi cũng có thể sẽ cầm về trả lại họ.”

“Cô ép buộc tôi hả?”

Na Lan thản nhiên, “Nếu anh có ý hợp tác ngay từ đầu thì tôi đã đưa cho anh rồi, đâu cần phải thế này?”

Tkq ngồi rũ trên ghế, vùi đầu vào cánh tay. Hồi lâu mới nói, “Được, cô hỏi đi!”

“Khi ở trong tù, Mễ Trị Văn có thân với ai không?”

“Có.”

“Ai?”

“Còn ai nữa? Chỉ có thể là tôi! Hai chúng tôi ở cùng buồng giam tối tăm, thân đến nnỗi quen cả mùi hôi của nhau.”

Na Lan thở dài, “Tôi muốn hỏi là lão hay trao đổi trò chuyện cùng ai nhất?”

“Trao đổi? Cô nói lão là kẻ độc thân đấy thôi? Lão già tâm thân suốt ngày nói năng bát nháo, hễ gặp ai là túm lấy họ để nói chuyện học thuật, tự xưng mình là Thương Hiệt tạo chữ, sẽ phát minh ra một hệ thống văn tự làm thay đổi cả văn hóa Trung Quốc. Ai thèm bắt chuyện với lão làm gì!”

“Anh thử nghĩ xem con người lão có gì kỳ lạ, khiến anh phải chú ý không?”

“Con người lão? Là bộ xương khô, có cái quái gì đáng chú ý? Tôi đâu phải gay...”

Na Lan đập vào cái phong bì. “Nên nghiêm chỉnh đi, hãy nhớ lại xem có hành vi, lời nói hoặc bất cứ điểm gì của lão ta đáng ngờ?”

Tkq nhìn cái phong bì, nghiêng đầu nghĩ ngợi một lúc rồi nói, “Lão thích đọc sách.”

“Tiếp tục!”

“Tôi nhớ đến một điều đáng ngờ. Khi tôi vào đây thì lão đã có một số cuốn sách, về sau tôi thấy sách của lão ngày càng nhiều lên. Không ai vào thăm, không quản giáo nào chuyển cho lão bưu phẩm hay chuyển phát nhanh, thhì sách ở đâu ra?”

Na Lan cảm thấy manh mối này của tkqq có giá trị, cô hỏi, “Anh quan sát thấy gì?”

“Mễ Trị Văn là con bệnh, cứ cách ít hôm lại ra trạm xá xin khám bệnh, lúc đi tay không, lúc về thì cầm vài cuốn sách.”

“Là những sách gì?”

“Cổ văn, như Sơn hải kinh, hoặc sách nhạc cổ...”

Na Lan nhớ đến chồng sách của Mễ Trị Văn đặt trên cái tủ đầu giường bệnh. Cô hỏi, “Lão có cả thảy bao nhiêu cuốn sách?”

Tkq ngẫm nghĩ. “Rất nhiều, khoảng gần trăm cuốn cả giày lẫn mỏng.”

“Đang để ở đâu?”

“Trên giường của lão. Xưa nay vẫn chất ở đó. Người lão còm nhom, ngủ chung với sách càng ấm!”

Na Lan bật cười. Cô hỏi viên quản giáo, “Phiền anh nhét đống sách ấy vào thhùng cac tông, cho tôi mượn cầm về phòng Chứng cứ, được chứ?”

Tiếp đó, Na Lan đến bệnh viện trung tâm của Sở Quản lý Nhà tù, ở khá gần trại giam phường Giang Thành, đi bộ hơn mười phút là đến nơi. Trước cửa khám bệnh tấp nập chẳng kém gì bệnh viện ở các nơi khác, có một số xe chuyên dụng của nhà tù ở các địa phương lân cận đỗ bên cạnh. Na Lan chờ một lúc, chho đến khi thấy một chiếc xe cua3 trại giam nữ phạm nhân thành phố Du Xuân chạy vào cổng viện.

Bốn cảnh sát áp giải hơn chục nữ phạm nhân mặc quần áo tù xuống xe, họ đi khám bệnh tập thể. Na Lan bước theo đoàn người, cô quan sát khung cảnh xum quanh. Họ đăng ký xong thì chia làm ba nhóm, một cảnh sát phụ trách chung.

Các nhân viên y tế tiếp tục đi qua đi lại, ngoài phạm nhân còn có một số cảnh sát cũng đến khám bệnh. Na Lan hình dung, giả sử lúc này có ai đó dúi cho phạm nhân cuốn sách, chưa chắc cảnh sát áp giải đã phát hiện ra. Nếu có người để lại cuốn sách trên ghế ngồi chờ khám bệnh, sau đó Mễ Trị Văn cầm lên nhét vào áo, cảnh sát cũng không biết.

Còn cả việc tiếp xúc với bác sĩ, y tá... Nếu trong số họ có kẻ đồng mưu thì kẻ đó hoàn toàn có thể đưa sách cho Mễ Trị Văn.

Có lẽ đứng đâu đây để tìm xem sách của Mễ Trị Văn ở đâu ra, thì cchẳng khác gì mò kim đáy biển hoặc chí ít, cũng khó có khả năng lần tìm cho nhanh được việc.

Không nán lại ở bệnh viện nội bộ này nữa, Na Lan lên xe trở về Sở Công an.

Đống “tàng thư” của Mễ Trị Văn được đưa về phòng Chứng cứ của Sở. Lúc Na Lan đến nơi thì Kim Thạc đang đứng bên bàn nhìn ba thùng chất đầy sách.

“Những thứ bát nháo gì thế này? Sao lại chở về phòng Chứng cứ?” Kim Thạc hỏi Na Lan.

“Đều là sách của Mễ Trị Văn. Tôi nghĩ, nên coi đồ vật của lão là chứng cứ.”

“Chứng cứ thì phải để kiểm tra kiểm nghiệm, chứ hàng trăm cuốn sách thì tiến hành kiểu gì?”

Na Lan cười, “Cứ giao cho tôi!”

Kim Thạc hỏi, “Nên đọc như thế nào, cô dạy tôi đi, tôi sẽ làm phhụ tá cho?”

Na Lan thầm thở dài, lúc này mà aanh ta vẫn… Cô đành nói, “Thật ra cũng chẳng thành hhệ thống gì, ta chỉ xem xem có ký hiệu nào đáng ngờ hoặc có ghi chú gì không.” Cô bỗng cảm thấy lạ, Kim Thạc là cao thủ có chục năm kinh nghiệm về hình sự, hình như anh ta đang giả bộ ngớ ngẩn.

Kim Thạc bắt đầu giở xem, Na Lan cảm thấy mất tự nhiên nhưng vẫn chăm chú vào đống sách. May sao di động đổ chuông, Kim Thạc “nuối tiếc” đi ra ngoài để nghe máy.

Na Lan lập tức tăng tốc.

Tàng thư của Mễ Trị Văn già nua cũng na ná như kho sách dưới hố sâu của Mễ Trị Văn hồi trẻ, thoạt nhìn thấy hoa cả mắt, thật ra chủ yếu là sách về nghệ thuật, gần như không có tiểu thuyết. Có những cuốn nhạc cổ, sách tham khhảo về văn tự cổ, còn lại là rất nhiều sách về âm nhạc, mỹ thuật, văn hóa cổ… Na Lan chú ý xem mấy cuốn bút ký văn học có rất nhiều câu chú thích, nhận ra những dòng chữu li ti này là bút tích của Mễ Trị Văn, nét chữ mảnh mai nhẹ nhõm thậm chí bay bướm. Cô thử đọc vài đoạn, toàn là những câu trầm trồ tán dương văn chương và đánh giá về tác giả.

Na Lan xem, chủ yếu muốn tìm bút tích của một “kẻ khác”, tìm những câu chữ khả nghi, thể hiện “người đưa sách” và Mễ Trị Văn giao lưu với nhau. Tiếc rằng giả thiết của cô không được chứng minh, ba giờ đồng hồ trôi qua, trời sắp tối đến nơi mà cô không tìm thấy một điều gì khác thường.

Bụng đói đang o o réo sôi. Na Lan đứng lên nhìn ra ngoài cửa sổ âm u rồi quay lại nhìn ba cái thùng đã moi hết sách ra. Hai cuốn dày nhất là hai tập của bộ từ điển Từ nguyên do Thương vụ Ẩn thư quán tái bản năm 2009, đóng bìa rất đẹp.

Chắc đây là vũ khí sắc bén để “đại sư Thương Hiệt” tạo ra chữ mới! Từ nguyên và Thuyết văn giải tự là hai bộ sách tham khảo rất đầy đủ viết về cách thức tạo chữ Hán, nhất là tập I Từ nguyên, tuy là bản in mới nhưng các dấu vết cho thấy chủ nhân đã 3 nhân đã mở đọc vô số lần, có vài trang hơi quanh góc.

Na Lan đặt ngón tay vào lề trang từ điển, tưởng tượng xem Mễ Trị Văn giở sách như thế nào, tìm những chỗ lão thường tra cứu. Ngón tay cô dường như cảm nhận ra vài chỗ hơi lõm của tệp giấy, chắc đây là vùng thường xuyên bị mở ra xem. Cô tỳ ngón tay vào đó và lật mở.

Chỉ là một trang bình thường với các mục từ, không có gì cài ở trang này. Cô khẽ thở dài ngán ngẩm, miết ngón tay lên trang sách như muốn cảm nhận ra thứ đang ẩn giấu bên trong.

Một động tác gần như hết hy vọng, ý nghĩ này quá xa vời.

Nhưng đầu ngón tay cảm thấy là lạ!

Có gì đó cưng cứng gợn lên ở chính giữa trang sách. Trang này thì rất bình thường, Na Lan giở thêm hai ba trang sau. Đến trang thứ tư thì thấy một tấm ảnh màu nho nhỏ đặt trên trang sách in đầy chữ Hán kkhô khan. Ảnh một người đẹp tuyệt trần. Đổng Bội Luân!

Là nạn nhân bị Mễ Trị Văn xâm hại tình dục, là cô gái bất cẩn trót yêu kẻ ác ma!

Nhìn kỹ, thấy ô giấy in chữ bên dưới tấm ảnh đã bị rạch bỏ, tấm ảnh như được “gắn chìm” vào tờ giấy. Tức là Mễ Trị Văn lo rằng nếu chỉ kẹp vào thôi thì ảnh rất dễ bị rơi ra thất laạc.

Lão không muố quên con người bị lão làm hại.

Na Lan nhớ đến câu nói của Đổng Bội Luân, nếu Mễ Trị Văn có cơ hội được tự do thì việc đầu tiên lão làm là tìm Đổng Bội Luân để hoàn tất phần việc dang dở.

Xâm hại tình dục, tàn sát.

Không chỉ có một cô gái bị lão xâm hại.

Na Lan gấp cuốn Từ nguyên lại, rồi lại tì ngón tay vào chỗ hơi lõm lúc nãy ở mép tập sách, phía dưới một chút và lại thấy một dấu hiệu tương tự. Cô giở chỗ đó ra, cũng là một trang sách bình thường nhưng gắn tấm ảnh của một cô gái khác.

Na Lan không biết cô gái trẻ này là ai, nhưng nhìn kiểu tóc và trang phục, đoán rằng tấm ảnh này chụp vào những năm 90 của thế kỷ trước.

Tiếp tục giở sách, lại thấy ảnh của một cô gái xa lạ. Tờ phía sau là một cô gái đang đứng trước khóm hoa cẩm chướng, xa xa phía sau bồn hoa là cổng một trường học, treo tấm biển Đại học Kinh tế Tài chính Giang Kinh.

Có thể đoán ra đây là Vu Ninh. Vu Ninh từng học Đại học Kinh tế tài chính Giang Kinh.

Tấm ảnh tiếp theo nữa cũng là một thiếu nữ xa lạ.

Giở đến tấm ảnh cuối cùng, thì Na Lan giật mình!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.