Cục Cưng Kiêu Ngạo Pk Tổng Tài Papa

Chương 3: Tiểu Cúc




Khi Nguyên Nhung xuất kích, bốn người Đổng Phi đã mở một đường máu thoát khỏi loạn quân, rời khỏi chiến trường.

Tự có thân binh đón lấy Lôi Âm chùy của Đổng Phi đặt trên một chiến mã khác. Đổng Phi ngửa mặt lên trời hít sâu một hơi, thưởng thức mùi máu tanh tràn ngập không trung. Đúng là giết người nên vào ban đêm, cảm giác thực sự thoải mái.

Đã một năm không chém giết thế này, không có sự hưng phấn thế này, không ngờ lại cảm thấy hoài niệm.

Nắm dây cương, Đổng Phi nhìn Nguyên Nhung quân tung hoành ngang dọc trên chiến trường, không khỏi sinh lòng kính nể Từ Vinh.

Người đầu tiên đề xuất khái niệm Nguyên Nhung quân chính là Từ Vinh.

Trong diễn nghĩa, Từ Vinh cũng không nổi bật, thậm chí trong đám bộ hạ của Đổng Trác còn kém cả Lý Quách.

Nhưng trên thực tế thì sao?

Sự hiểu biết của Từ Vinh đối với kị chiến còn vượt xa Hoa Hùng, còn có cách nhìn rất độc đáo.

Lúc trước khi đằng giáp xuất hiện, Từ Vinh đã mơ hồ nghĩ ra điều gì.

Theo sự xuất hiện của kị binh hạng nặng, Từ Vinh cảm thấy nên có một loại kị binh có thể phối hợp tác chiến với Cự Ma Sĩ. Chi kị binh này phải cực kì cơ động, linh hoạt, đồng thời phải sở hữu sức sát thương nhất định.

Tiếp theo sự xuất hiện của Hán An đao và nỗ cơ, ý tưởng Nguyên Nhung quân trong đầu Từ Vinh cũng dần thành hiện thực.

Hán An đao, đằng giáp, nỗ cơ... đã trở thành trang bị cơ bản của Nguyên Nhung quân. Sau khi Từ Vinh nói ý tưởng cho Đổng Phi liền được rất nhiều người tán thành. Đây là một chi khinh kị binh, thế nhưng so với quan niệm khinh kị binh của thời đại này lại không giống.

Sức sát thương mạnh hơn hẳn, sức chiến đấu mạnh hơn hẳn, tính cơ động cũng cực cao...

Từng ưu điểm gộp lại, tạo thành Nguyên Nhung quân ngày nay.

- Chúa công, đã đến lúc ra một kích cuối cùng rồi.

Vương Nhung khẽ nhắc.

Giờ khắc này, chiến trường dưới ánh trăng đã dần đến hồi kết.

Đổng Phi giơ kim qua, chỉ về phía doanh trại Tứ Kiện bộ hô:

- Cự Ma Sĩ, xuất kích.

Cự Ma Sĩ sớm đã giáp trụ chỉnh tề, trận địa sẵn sàng, khi nghe tiếng Đổng Phi thì hô lên vang dội. Cự Ma Sĩ hôm nay khác rất xa Cự Ma Sĩ ngày trước. Ngoài việc trang bị thêm hoàn mĩ, thì trên mỗi mã khải của mỗi thớt ngựa đều đeo một sợi xích đen.

Xích sẽ nối chiến mã với chiến mã, tạo thành trận hình kì lạ.

Tất cả kị sĩ đều dùng dây thừng cố định bản thân trên lưng ngựa, 500 Cự Ma Sĩ theo mệnh lệnh lao vào chiến trường, mang theo sát khí lạnh thấu xương.

Liên hoàn mã...

Liên hoàn mã này xuất hiện sớm hơn 800 năm so với lịch sử.

Kỳ thật liên hoàn mã cũng không phải chuyện gì quá phức tạp, cũng vẫn là một câu nói: vấn đề về khái niệm.

Đổng Phi cũng không biết liên hoàn mã thời Bắc Tống có bộ dạng thế nào, có điều trong Thủy Hử, Dương Gia Tướng, Nhạc Phi truyện từng xuất hiện. Đời trước y nghe nhiều Bình thư như vậy, không ngờ hôm nay lại phát huy công dụng.

Liên hoàn mã này vừa xuất hiện đã khiến cho Lư Thực phải xuýt xoa.

Trải qua đám người Từ Vinh, Trần Đáo, Khúc Nghĩa diễn luyện, cuối cùng mới có được một chi kị binh Cự Ma Sĩ hạng nặng hôm nay.

Nghĩ xem một đạo nhân mã như vậy xuất hiện trên chiến trường thì sẽ tạo thành chấn động lớn thế nào?

Nguyên Nhung quân vào lúc Cự Ma Sĩ xuất kích đã tản ra. Tinh kị của Tứ Kiện bộ mắt mở trừng trừng nhìn một đám quái vật sắt thép lao tới, thậm chí quên cả chống lại, tất cả đều sợ đến nỗi hồn vía lên mây.

Giống như bóp đậu hũ, toàn bộ Tứ Kiện bộ sau hai lần xung phong của Cự Ma Sĩ thì đã tan nát.

Trên chiến trường chân tay vương vãi khắp nơi, trong bóng tối trên bình nguyên càng thêm lạnh lẽo.

Đổng Phi hạ quyết tâm phải kinh sợ Tây Vực.

Chỉ bằng vào di dân giáo hóa là không đủ, mà không thể thiếu máu tanh và giết chóc.

Toàn bộ Tứ Kiện bộ hơn 3 vạn người chỉ có gần hai, ba nghìn người chạy thoát. Còn lại không một ai may mắn sống sót.

Sự diệt vong của Tứ Kiện bộ đã chấn động toàn bộ Tây Vực.

Nếu như việc Điển Vi đánh cướp có thể hình dung bằng hai từ Phong cuồng, thì trận giết chóc này của Đổng Phi đã mang cho y danh tiếng Sát thần, truyền khắp Tây Vực. Sau đó một loạt sự tình liên quan đến y từ khi Đổng Phi ở Trung Nguyên, đến khi y tới Sóc Phương đều vô tình hữu ý được truyền ra, khiến cho người Tây Vực lập tức hiểu được, rằng chi Hán quân này không hề giống với những chi Hán quân bọn chúng biết ngày trước nữa.

Hữu nhị hổ hề, ngộ phong hổ sinh. Kiến bạo hổ hề, thốn thảo bất sinh.

(Có hai hổ, gặp Phong hổ may ra còn sống, gặp Bạo hổ thì chỉ có chết)

Cũng không biết ai nghĩ ra câu ca dao như thế, chỉ trong thời gian rất ngắn đã truyền khắp toàn bộ Tây Vực.

Cho đến rất nhiều năm sau, người Tây Vực khi nghe thấy vẫn không thôi sợ hãi.

Tứ Kiện bộ diệt vong khiến phòng vệ của Tha Kiền thành bị yếu đi rất nhiều.

Đổng Phi bước chậm lên thành lâu hoang tàn, hướng mắt nhìn về phía đông bắc, thần sắc rất bình tĩnh, không chút biểu cảm.

- Văn Khai, Yên Kỳ... sắp được rồi chứ?

Hoa Hùng đứng bên cạnh y gật đầu nói:

- Chỉ một Yên Kỳ có mấy vạn người, sao có thể là đối thủ của Hoàng Hán Thăng?

Đổng Phi mỉm cười:

- Cũng phải, võ nghệ binh pháp của Hán Thăng công chưa chắc kém ta. Chỉ là Yên Kỳ khác nào đi dạo. Nhưng điều mà ta lo lắng chính là tiến triển của nam lộ quân. Vu Điền tuy nhỏ, nhưng nghe người ta nói cũng là một nơi khó nhằn.

- Yên tâm đi, khẩu vị của Nguyên Tiến rất đa dạng.

Chủ tướng của nam lộ quân chính là Ban Chỉ.

Như thường lệ, lần này khi Ban Chỉ lĩnh quân cũng chỉ yêu cầu Yến Minh làm phó tướng, trở thành một trong ba lộ binh mã quan trọng nhất.

Thật ra nếu như Ban Chỉ không phải là người Ban gia, không phải hắn quen thuộc Tây Vực thì Đổng Phi sẽ rất lo lắng.

Có điều nếu đã giao quân cho hắn thì cũng chỉ còn biết tin tưởng hắn, hy vọng Ban Chỉ này có thể mang bất ngờ đến cho y.

Chiến dịch Tha Kiền thành đã hoàn tất.

Thế nhưng chiến dịch nhằm vào liên minh năm nước Tây Vực mới chỉ bắt đầu.

Khất Hoạt quân của Điển Vi đi trong lãnh thổ Ô Tôn chẳng khác nào đàn châu chấu, nơi nào đi qua đều để lại một đống hoang tàn đổ nát. Sau khi có Hạ Tề giúp đỡ, chiến thuật của Khất Hoạt quân ngày càng linh hoạt, ngoài trung quân thì tứ tiểu hổ mỗi tên dẫn theo năm nghìn binh mã, giết người cướp của khắp Ô Tôn. Tất cả đều không giao phong chính diện với đại quân Ô Tôn, chỉ cướp xong lui, sau đó lại quay lại cướp.

Nhân khẩu Ô Tôn quốc tuy đông đúc nhưng binh mã cũng không nhiều, cho nên không chịu nổi chiến thuật của Khất Hoạt quân.

Đánh chủ lực?

Hai người Điển Vi, Hạ Tề phối hợp liền mạch, bọn họ thực hiện chiến lược từng bước đẩy mạnh, không lộ chút kẽ hở nào.

Đánh bốn người Điển Mãn?

Bốn tiểu tử đầu tiên là được Tô Tắc giáo dục, lại học tập cùng Hồ Chiêu.

Trên đường trở về Trương Dịch lại được Lý Nho chỉ điểm một ít, Hoàng Trung truyền thụ một chút, lại được Giả Hủ nghiêm khắc thao luyện một phen.

Những tiểu tử này vì vậy rất cơ linh.

Bốn chi nhân mã hô ứng, ngươi đánh một thì ba chi còn lại sẽ gấp rút tiếp viện.

Nếu như ngươi tập trung binh lực, thì đám tiểu tử này lại biến mất không thấy hình dạng. Gấp rút tiếp viện Quy Tư sao? Ô Tôn hiện tại ốc còn không mang nổi mình ốc nói gì tiếp viện.

Về phần Yên Kỳ thì đúng như lời Hoa Hùng, không chịu nổi một kích, Yên Kỳ bị Hoàng Trung đánh dồn dập không nói, còn liên lụy đến cả hai nước Nguy Tu cùng Uất Lê.

Tháng 3 sau khi Du Dịch quân công phá xong thành Nam Hà, tiếp đó tiếp tục đánh giết dọc theo dòng Khai Đô, đánh cho Yên Kỳ vương chạy trối chết. Đến tháng 4 công hãm thành Ô Lũy, phối hợp từ xa với Đổng Phi sau khi đánh hạ Tha Kiền thành, tạo thành thế giáp công.

Lúc này Quy Tư vương Cao Thiện đã không còn vẻ cuồng vọng trước kia.

Phái sứ thần tới Tha Kiền thành cầu hàng, nói nguyện ý phục tùng giáo hóa của Tây Hán vương Biện.

Nếu như trước đây Cao Thiện làm thế này, triều đình nhà Hán chắc chắn sẽ tiếp nhận, đồng thời sẽ ban chiếu trấn an.

Trong suy nghĩ của Cao Thiện, sau khi đầu hàng, đợi Hán quân rút lui, Quy Tư vẫn là thiên hạ của họ Cao. Tính toán của Cao Thiện rất tốt, chỉ tiếc...

Đổng Phi vốn không muốn Quy Tư đầu hàng, bởi y biết Quy Tư là một quốc gia tiểu nhân phản phục vô thường, cho nên y đã quyết định nhỏ cỏ tận gốc Quy Tư. Cho nên sao y có thể đồng ý thư hàng của Cao Thiện?

Cao Thiện cầu hàng vô vọng, vì vậy tụ tập toàn bộ binh lực chuẩn bị quyết chiến Đổng Phi tại Diên thành.

Hắn còn một chút hi vọng, đó chính là Đại Uyển xuất binh. Đến lúc đó Hán quân tự biết tình hình không ổn sẽ tự rút lui.

Nhưng chờ đến hơn 50 ngày cũng không thấy viện binh Đại Uyển đâu.

Diên thành cũng không phải thành lớn như Lạc Dương, Trường An, thậm chí quy mô còn kém cả Trương Dịch, Cư Diên thành.

Đổng Phi lại chỉ vây mà không công, Hoàng Thiệu thì không ngừng vận lương, quân nhu đến, đồng thời còn phái đến Truân Điền quân.

Còn Diên thành lương thực tiêu hao không ngừng...

Muốn đột phá vòng vây? Không thể! Nhìn liên doanh Hán quân kéo dài thế kia, ít nhất cũng có hơn 10 vạn binh mã, sao có thể đột phá vòng vây?

Đương nhiên Hán quân cũng không có nhiều quân như vậy.

Chẳng qua chỉ có khoảng 6 vạn Truân Điền quân mà thôi, có điều nhìn doanh trại liên doanh vô cùng đáng sợ.

Không đột phá vòng vây? Sớm muộn cũng bị chết đói.

Cao Thiện do dự rất lâu, nhưng cũng không quyết định được.

Tới đầu tháng 6, một tin dữ động trời truyền tới tai Cao Thiện. Vu Điền bị phá, Vu Điền vương bị bắt... Năm nước Sa Xa, Sơ Lặc, Úy Đầu, Ôn Túc, Cô Mặc lần lượt xin hàng Tây Hán vương, năm quốc vương cũng bị ép đến Hán vương thành.

Tin tức này nói lên điều gì?

Chính là Hán quân đã tiến quân Thông Lĩnh, phong tỏa con đường của viện quân Đại Uyển.

Toàn bộ Diên thành hỗn loạn chỉ trong một đêm. Cao Thiện coi như cũng dũng cảm, sau khi giết vợ con thì tự vẫn trong vương cung.

Chiến sự đã tròn nửa năm, cuối cùng cũng kết thúc theo cái chết của Cao Thiện.

Đổng Phi kiến thiết Tây Vực đô hộ phủ tại Tha Kiền thành, hoàn thành mục tiêu ban đầu đã định. Đồng thời sau khi chấm dứt trận đại chiến dai dẳng này, Đổng Phi bất ngờ nhận ra, y đã nắm trọn 37 vương quốc khắp nam bắc Thiên Sơn trong tay. Trong đó thu hoạch lớn nhất chính là Khất Hoạt quân của Điển Vi, liên tiếp thu phục Ôn Túc, Cô Mặc, tạo thành một gọng kìm lớn gắt gao kìm chặt Ô Tôn và Đại Uyển.

Hơn một nửa Tây Vực đã thuộc về Hán thất.

Thế nhưng Đổng Phi cũng không cảm thấy hài lòng...

Bởi vì y nhận được hai phong thư, khiến niềm vui sau chiến thắng của y thoáng cái mất hết...


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.