Cự Gả Vương Gia Phu

Chương 28: Chân tướng huyết án




Bành Nam Dực bại trận lui quân, Diệp Binh Xuyên xua quân đuổi tới, kết quả trúng mai phục ngược của Bành Thần, Tiểu Gia Cát thấy thế bất lợi, lập tức xua quân lui lại, Lang Thổ binh thừa cơ chém giết một hồi, chặt đầu hơn năm trăm thủ cấp, mới đắc thắng quay về...

Thấy đại cục đã định, Thẩm Mặc mới thở phào, thân thiết hỏi thăm Hồ Tôn Hiến đã thay y phục mới, đồng thời đưa cho một bát nước gừng đường nóng hổi.

Hồ Tôn Hiến vừa lau mặt vừa cười khổ:
- Chuyến này nếu chẳng có Chuyết Ngôn, Hồ mỗ chết là cái chắc rồi.

Thẩm Mặc cười:
- Lên chiến trường vốn là nghề mang đầu kinh doanh, hôm nay ta cứu Hồ công, ngày mai Hồ công cứu ta cũng chưa biết chừng đâu, có gì đáng kể chứ.

Thấy y không lên mặt ỷ công, Hồ Tôn Hiến mới uống canh gừng, Hồ trung thừa hôm nay bị sợ hãi kích thích, cuối cùng thoải mái hơn nhiều, thở dài than:
- Luyện binh! Cần phải luyện binh thật tốt.

- Nước xa không cứu được lửa gần.
Thẩm Mặc trầm giọng nói:
- Quan trọng là ngày tháng gian nan này phải vượt qua ra sao?

Hồ Tôn Hiến đặt bát xuống, đứng dậy nói:
- Ta hiểu ý lão đệ, đi, chúng ta cùng đi gặp bộ đường đại nhân.

Hai người đi vào trong viện tử ở trấn Đào Trạch, thấy Chu tổng đốc khí sắc suy sụp. Công bằng mà nói , họ Chu cũng là lão già không tệ, ông ta không trách tội Thẩm Mặc tự tiện suất binh, mà hết sức chân thành biểu thị cảm tạ.

Nhưng cảm tạ chẳng đổi được cơm ăn, cho nên Thẩm Mặc muốn ông ta đưa ra chút điều gì đó thực tế:
- Đại nhân phải cảm tạ không phải là hạ quan, mà là Lang Thổ binh không ngại hiềm khích cũ.

Chu tổng đốc mặt buồn bã nói:
- Ta biết ý tứ của ngươi.

Liền sai người mang tới một phong thư, nói:
- Đây là phê duyệt ngân lượng và lương thưởng.
Ông ta lấy giấy ra, viết thêm một câu ở phía dưới: Ngoài ra lập tức cấp tiền thưởng trận chiến Đào Trạch, không được lề mề.

Khi ông ta viết, Thẩm Mặc chú ý thời gian phía dưới, là ngày mùng 10 tháng chạp, nói cách khác ông ta sớm phê duyệt điều này rồi.

Chu tổng đốc thấy y ngạc nhiên, cười gượng:
- Bất ngờ phải không?

Thẩm Mặc lắc đầu không nói, y đã hiểu ra chuyện này là sao rồi.

Chu tổng đốc thấy y không đáp cũng không giải thích, đem thư cho vào phong bì, dùng hai tay đưa cho Thẩm Mặc, nói thấm thía:
- Có câu nói, đừng đi vào vết xe đổ. Mong hai vị nhớ kỹ.

Hai người cung kính nói:
- Ti chức xin nghe đại nhân giáo huấn.

- Âm mưu quỷ kế khó khéo léo tới đâu cũng khó tránh khỏi lúc khéo quá hóa vụng, bị người ta nắm thóp.
Chu tổng đốc thở dài:
- Chẳng bằng đường đường chính chính mà làm việc.

Hai người lại đồng thanh đáp lời, nhưng mặt lại nóng bừng, trong lòng cùng thầm nhủ :" Không phải nói mình đấy chứ?"

Thấy Chu tổng đốc không có ý giữ lại dùng cơm, hai vị đại nhân chỉ đành cáo từ ra về.

Đi xa rồi Hồ Tôn Hiến mới hưng phấn nói:
- Nhuận Phu đi theo Đình Di rồi.
Nhuận Phu là tên chữ của Chu tổng đốc, Đình Di là tên chữ của Trương Kinh.

Thẩm Mặc gật đầu không nói, có lẽ vì không liên quan tới mình, cho nên y không hưng phấn như Hồ Tôn Hiến, ngược lại nghiền ngẫm lời khuyên của Chu tổng đốc...

Qua tờ lệnh được phê duyệt trước này, y hiểu ý tứ của ông ta : Muốn trừ ngoài phải an trong trước. Vị tổng đốc đại nhân này hiển nhiên cho rằng, ngủ cùng giường sao chấp nhận được người khác ngáy to, muốn toàn lực đối phó với giặc Oa, thì phải đuổi tên Triệu Văn Hoa chướng mắt đi trước đã.

Nên sau một phen cân nhắc, ông ta quyết định chọn Lang Thổ binh, người ngoài hoàn toàn làm chỗ đột phá đối phó với Triệu Văn Hoa. Cố ý đem lệnh đã phê duyệt áp lại, khiến Lang Thổ binh không có được lương thưởng mà gây loạn, để cho thấy hậu quả việc Triệu Văn Hoa ép Trương Kinh đi, khiến Chiết Giang càng lâm vào cảnh hỗn loạn. Lệnh không truyền xuống được, tất cả đều do Triệu Văn Hoa nhúng tay bừa bãi vào gây nên.

Đợi tới khi ông ta đánh một trận tất thắng, sẽ khởi tấu lên trên, kèm vào văn thư báo tiệp, thuận tiện công kích Triệu Văn Hoa không hiểu quân vụ, tùy tiện xen vào chuyện đông nam, xin bệ hạ mau lôi cổ hắn về, đừng ở chỗ này làm người ta chướng mắt nữa.

Ông ta dám đánh cược, nếu như thắng trận này, hoàng đế cao hứng lên, khẳng định sẽ gọi Triệu Văn Hoa về, vì Từ các lão tiết lộ, bệ hạ sớm có ý gọi họ Triệu về, chẳng qua Nghiêm Tung nài nỉ, Triệu Văn Hoa mới trì hoãn được ngày về mà thôi.

Cho nên Chu tổng đốc muốn dùng thủ đoạn nho nhỏ nảy đá đít Triệu thị lang về Bắc Kinh, ai ngờ bắt gà không được còn mất nắm gạo, chuyện thành ra thế này. Chu tổng đốc mất mặt là thứ yếu, nghiêm trọng hơn nữa có cớ cho Triệu Văn Hoa công kích mình, lỡ một bước chân e phải ôm hận ngàn đời.

Thực tế, trấn Đào Trạch bị bao vây chưa phải là kết quả tồi tệ nhất, giặc Oa sĩ khí phấn chấn, quay đầu trở lại, một lần nữa tấn công một dải Chiết Đông, làm bách tính đương địa mới hồi phục được một chút đã bị cướp đoạt sạch sành sanh rồi mới nghênh ngang bỏ đi....

Lần này không cần Nghiêm Đông Lâu, Triệu Văn Hoa đích thân chấp bút, đem lần điều động binh mã không tốt này thổi phòng lên, lại nói ông ta ngược đãi Lang Thổ binh, không coi là người mình thế nào v..v..v; Rồi nói ông ta làm tổng đốc, ắt loạn đại cục. Mà trong việc bổ nhiệm, liệu địch, định mưu, không bằng Hồ Tôn Hiến, cho nên tiến cử hắn thay thế họ Chu.

Tấu sớ đưa lên kinh thành, nhưng Nghiêm Tung không xem trước, mà đưa thẳng tới cung Ngọc Hi. Không phải vì Nghiêm các lão mất thánh ân, mà vì lão ta không rời giường được nữa.

Nghiêm các lão sở dĩ nằm liệt giường là do một bài thơ:
Linh dược kim hồ bách hòa trân.
Tiên gia ngọc dịch tự trường xuân.
Chu y kình xuất cao huyền điện.
Tiên tứ phân nghi bạch phát thần.

Đó là do Gia Tĩnh hoàng đế mấy năm trước đích thân viết cho Nghiêm các lão.

*** Thể loại Đường thi thất ngôn tứ tuyệt thì mình vái ngả nón, xin lỗi các bạn.

Giống như trong bài thơ đó đã nói, đạo quân hoàng đế đem tiên dược mình luyện ra ban cho Nghiêm Tung, một mặt tất nhiên là sủng ái lão ta, hi vọng lão ta kéo dài tuổi thỏ, một mặt khác cũng mang tâm tư u ám lấy lão ta ra thử đan dược.

Nếu như ngươi có may mắn được đọc ghi chép cuộc sống của Gia Tĩnh bệ hạ, sẽ nhìn thấy ghi chi chít ngày X tháng Y năm Z, đế mật dụ Tung, gần đây được một phương thuốc, theo ý chí thần tiên, ban khanh một hộp. Tung nhận thánh dụ, cảm kích tạ thiên ân, lập tức chọn giờ lành uống vào, thử nghiệm tác dụng của nó.

Đan dược luyện ra, hoàng đế sẽ không phải là người đầu tiên uống vào, ông ta sẽ bảo Nghiêm Tung thử trước, thường thì ngày hôm sau sẽ gọi tới hỏi.

Nghiêm Tung nào dám đối phó qua loa cho xong? Đành tuân theo thánh dụ, hồi sau bẩm báo tác dụng của thuốc.

Thường thì nhật ký viết như thế này – Đế hỏi: Hôm qua khanh phục đan, qua một ngày đêm cảm giác thế nào ? Tung đáp: Thần hôm qua theo lời sau khi dùng xong, mới đầu bụng hơi nôn nao, toàn thân nóng như lửa, có lẽ do sức thuốc rửa xương gột cốt. Nhưng thần không dám xác định, cho thần thử thêm một lần nữa.

Sau đó ngày qua ngày, quân thần siêng năng trao đổi, cuối cùng đưa ra hai kết luận, hoặc là thứ thuốc này không uống được, hoặc là uống được. May là qua hai nghìn năm lịch sử luyện đan, các phương sĩ trong nước cũng hiểu cách luyện đan ra sao để ăn vào không chết, cho nên mới không thí cái mạng già của Nghiêm các lão.

Nhưng đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, những thứ đan dược đó có lượng trì nhỏ bên trong, tích lũy lâu ngày trong cơ thể, sớm muộn gì cũng xảy ra vấn đề...

Mùng một tháng tháng một năm nay, hoàng đế theo lệ lại ban cho Nghiêm các lão năm mươi viên đan dược mới luyện, làm quà mừng năm mới. Ngờ đâu Nghiêm các lão uống vào, nhiệt khí trong người không tan, nóng nực khác thường, không sao chịu nổi. Phải suốt ngày dội nước mới dịu bớt. Bụng lại tiêu chảy không ngừng, phải qua mười ngày sau, nhiệt mới giảm dần ... Nhưng thành tật, ị ra mất hai bát máu.

Một ông già tuổi gần tám mươi, bị hành hạ như vậy không đổ gục mới là lạ. Cho nên mấy ngày qua lão nhân gia ngài nằm bẹp giường.. À không phải nói là là nằm, mà là bò trên giường, vì mông quý không dính nổi lên giường nữa.

Với hành vi tận trung báo chủ này của lão ta, Gia Tĩnh đế tất nhiên là cảm kích sâu sắc, tặng hàm Nghiêm các lão thiếu sư kiêm thái bảo, đồng thời ban thêm bốn viên linh dược .. Lệnh cho an tâm tĩnh dưỡng.

Thực ra hành vi Nghiêm các lão xả thân thử thuốc, là vì sưởi ấm lại trái tim hoàng đế, để thánh ân có chút uy giảm sau khi Yêm Đáp vây kinh, lại nóng trở lại. Cho nên mặc dù nằm ở nhà, nhưng có chuyện gì, Gia Tĩnh vẫn không quên hỏi ý kiến lão ta ... Xem xong tấu chương của Triệu Văn Hoa, Gia Tĩnh đế viết một tờ giấy nhỏ, dán sau tấu chương, sai người đưa tới Nghiêm phụ.

Theo thông lệ, Nghiêm Thế Phiên đọc tấu chương cho cha nghe, Nghiêm các lão nằm úp trên giường, xem tờ giấy nhỏ của bệ hạ, bên trên có mấy chữ ngữ nghĩa lờ mờ. Đáng lý ra chỉ thị của hoàng đế là tối cao, phải chuẩn xác tường tận, tránh phía dưới không hiểu lầm làm lỡ đại sự quốc gia.

Nhưng Gia Tĩnh đế lại đi ngược lại, muốn cho các đại thần phải mơ hồ, ví như lần này là sáu chữ: Hiến tự tốc, nghi như hà?

Đợi nhi tử đọc xong tấu chương, Nghiêm Tung đưa giấy cho hắn xem, yếu ớt nói:
- Hoàng thượng có phải đang hỏi ta là Hồ Tôn Hiến có đảm đương được chức tổng đốc hay không? Nếu đúng thế, bảo Văn Hoa chỉ điểm tên Hồ Tôn Hiến đó một chút.

Ý lão ta là, xem xem thái độ họ Hồ kia ra sao, nếu như muốn gia nhập đại gia đình họ Nghiêm, thì sẽ nói giúp hắn mấy câu, nếu không thì kéo đổ.

Nghiêm Thế Phiên xem xong ngự bút, lắc đầu nói:
- Hắn chưa có hi vọng, Hiến tự tốc là hoàng thượng thấy Hồ Tôn Hiến vừa mới thăng lên tuần phủ, lại thăng tiếp làm tổng đốc, tựa hồ hơi nhanh một chút.
Có thể là do có mỗi một cái mắt, cho nên hắn nhìn một cái là hiệu ngay ngự bút mù mù mịt mịt của hoàng đế, đáp phát là trúng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.