Có Khi Nào Anh Quên?

Chương 13




Từ khóe mắt, Lukas trông thấy Len Hardy đang đứng bất động, Sau một phút, anh ta vuốt tóc, nhặt áo khoác lên và đi đến chỗ cô.

Mạnh khỏe như mưa rào.,.

"Ít nhất, hãy để tôi đi", anh ta nói với cô. "Để giúp kiểm tra bên khách sạn."

Cô nhìn vào gương mặt trẻ trung thật thà của anh ta. Anh ta nắm chặt chiếc áo choàng bằng bàn tay phải to lớn, với những ngón tay được cắt móng và gọt giũa gọn gàng. Cô kết luận, đây là người tìm thấy sự thoải mái trong những chi tiết nhỏ nhặt.

'Tôi không thể. Tôi xin lỗi."

"Đặc vụ Cage nói đúng. Họ cần tất cả những người có thể huy động được."

Lukas liếc Parker Kincaid nhưng anh đã lại chìm đắm trong bức thư đòi tiền chuộc, cẩn thận lấy nó ra khỏi bao acetat.

"Lại đây Len", Lukas nói và chỉ anh ta tới góc phòng Thí nghiệm Tài liệu. Cage là người duy nhất để ý thấy nhưng ông, không nói gì. Trong suốt chiều dài sự nghiệp của mình ở Cục điều tra, hẳn ông đã có vô số cuộc trò chuyện với cấp dưới và thừa biết rằng quy trình này cũng phải tinh tế như bất kỳ cuộc thẩm vấn nào. Thậm chí còn phải tinh tế hơn, bởi họ là những người sát cánh bên ta từ ngày này qua ngày khác. Và cũng là những người được ta trông cậy rằng sẽ bảo vệ ta từ phía sau. Lukas rất biết ơn vì Cage đã cho phép cô đối xử với Hardy theo cách mà mình cho là tốt nhất.

"Nói cho tôi biết", cô nói. "Anh lăn tăn chuyện gì ?"

"Tôi muốn được làm gì đó", viên thanh tra cảnh sát trả lời. "Tôi biết mình chỉ là tuyến hai ở đây. Tôi là người của Đặc khu. Tôi ở trong đội Nghiên cứu và Thống kê... nhưng tôi muốn giúp"

"Anh chỉ ở đây để làm người liên lạc. Đó là tất cả những gì anh được ủy quyền. Đây là một vụ điều tra cấp liên bang. Không phải đội đặc nhiệm."

Anh ta cười chua chát. "Liên lạc viên ư ? Tôi chỉ là một cái máy tốc ký ở đây. Cả cô và tôi đều biết điều đó."

Tất nhiên là cô biết. Nhưng việc đó cũng không ngăn Lukas giao cho anh ta một vị trí tích cực hơn nếu cô nghĩ có thể dùng được anh ta ở chỗ khác. Lukas không phải kiểu người tuân thủ hoàn toàn các quy tắc và trình tự, nếu Hardy là xạ thủ cự phách nhất thế giới, cô sẽ đá ngay anh ta ra cửa để gia nhập đội xạ thủ của Jerry Baker, cho dù nguyên tắc có nói gì đi chăng nữa. Một phút sau, cô nói tiếp, "Thôi được rồi, trả lời tôi một câu".

"Vâng."

"Tại sao anh ở đây ?", cô hỏi.

"Tại sao ?" Anh ta cau mày.

"Anh đã tình nguyện đến phải không nào ?", Lukas hỏi.

"Đúng thế !"

"Vì vợ anh phải không ?"

"Emma ư ?" Anh ta cố tỏ ra bối rối nhưng Lukas có thể nhìn thấu chuyện đó. Mắt anh ta cụp xuống sàn.

"Tôi hiểu Len ạ. Nhung hãy làm giúp chính anh một việc này. Hãy lấy sổ tay ra cùng tìm tòi các ý tưởng với chúng tôi và tránh xa mặt trận. Rồi khi tên khốn này bị bắt, hãy về nhà.”

“Nhưng.. việc ấy khó khăn lắm", anh ta nói, tránh nhìn mắt của cô.

"Về nhà ư ? “

Anh ta gật đầu

"Tốt - Lukas trả lời một cách thành thật. Anh ta ôm chặt chiếc áo choàng cứ như một đứa trẻ đang ôm cái chăn thân thuộc.

Thực tế nếu là bất kỳ người nào khác ngoài Len Hardy xuất hiện với tư cách liên lạc viên của cánh sát Đặc khu, hẳn cô đã đá họ về sở ngav lập tức. Cô không có đủ kiên nhẫn với trò khư khư giữ ghế hay những cuộc chiến liên cơ quan, cũng chẳng có thời gian để chiều chuộng đám viên chức của một thành phố bị tham nhũng lũng đoạn và sắp phá sản đến nơi. Nhưng cô biết một bí mật của Hardy: Vợ anh ta đang hôn mê bất tỉnh sau khi gặp tai nạn. Chiếc xe Jeep Cherokee của cô ấy đã trượt khỏi đường đi trong cơn mưa dông gần Middlebug, Virginia và tông thẳng vào một cái cây.

Harvy đã tới văn phòng phân cục Đặc khu vài lần để thu thập tài liệu thống kê về tội ác ở khu vục trung tâm và có quen biết với Betty trợ lý của Lukas. Lúc đầu, cô tưởng anh chàng đang cố tán tỉnh cô nàng hấp dẫn ấy nhưng rồi một lần cô nghe lỏm được anh ta đang tâm sự nghẹn ngào về vợ mình cùng thương tích của cô ấy.

Có vẻ như anh ta không có nhiều bạn bè, giống như chính Lukas vậy. Cô đã hiểu anh ta hơn một chút và biết thêm về chuyện của Emma. Đến lần họ cùng uống cà phê trong Công viên Tưởng niệm các chiến sĩ Cảnh sát ngay gần văn phòng phân cục, anh ta đã cởi mở hơn tuy nhiên giống như Lukas, anh ta luôn kiềm chế chặt chẽ những cảm xúc của mình.

Biết được tấn bi kịch đó, biết chuyện anh ta cảm thấy khổ sở như thế nào khi phải ở nhà một mình vào kỳ nghỉ, cô đã chào đón Hardy vào đội và quyết tâm bớt khắc nghiệt với anh ta hơn trong tối nay. Nhưng Margaret Lukas sẽ chẳng đời nào làm ảnh hưởng đến chiến dịch chỉ vì sức khỏe tinh thần của bất kỳ ai.

Mạnh khỏe như mưa rào...

Lúc này, Hardy bảo cô, "Tôi không thể ngồi yên. Tôi muốn được đóng góp phần nào".

Không, cô nghĩ. Thứ anh ta muốn là phần nào công lý của Chúa hay số mệnh hay bất kể lực lượng siêu nhiên nào đã đập tan cuộc sống của Emma Hardy và cả chồng cô ấy thành ngàn mảnh vụn.

'Len, tôi không thể chấp nhận cho một người ra thực địa khi người đó đang bị.... Cô tìm một từ nhẹ nhàng hơn. "Phân tâm." Thực ra "Bất cần đời" sẽ sát nghĩa hơn và "tự sát" là từ cô muốn dùng.

Hardy gật đầu. Anh ta đang giận, đôi môi run run, nhưng vẫn thả áo khoác lên ghế và trở về ngồi bên một cái bàn.

Anh chàng tội nghiệp, cô nghĩ. Nhưng khi hiểu rõ trí thông minh của anh ta, và rằng khả năng kiểm soát cùng tính cầu toàn vẫn tỏa sáng từ bên trong nỗi đau tinh thần, cô biết anh ta sẽ ổn. Anh ta sẽ trụ vững sau khoảng thời gian khó khăn này. Ồ, anh ta sẽ thay đổi, nhưng theo cách của một thanh sắt được tôi luyện thành thép nguội trong ngọn lửa than đá của nhà máy luyện kim.

Đổi thay...

Như chính Lukas đã từng.

Nếu nhìn vào giấy khai sinh của Jacqueline Margaret Lukas, bạn sẽ biết rằng cô được sinh ra vào ngày cuối cùng của tháng Mười một năm 1963. Nhưng trong trái tim cô lại biết rằng mình chỉ vừa tròn năm tuổi, bởi cô được sinh ra vào cái ngày tốt nghiệp Học viện FBI.

Cô nhớ lại một cuốn sách thiếu nhi mình từng đọc từ rất lâu về trước. Thế thân Wyckham. Hình ảnh tiểu yêu tinh hạnh phúc trên trang bìa không hề gợi ý chút gì đến nội dung kỳ quái của câu chuyện. Cuốn sách nói về một yêu tinh lẻn vào nhà giữa đêm hôm khuya khoắt và tráo đổi bọn trẻ, bắt cóc những đứa bé con người và để lại một thế thân, một đứa bé yêu tinh, thế vào chỗ của chúng. Câu chuyện nói về một đôi vợ chồng phát hiện ra con gái họ đã bị tráo đổi và lên đường đi tìm cô bé.

Lukas nhớ mình đã đọc cuốn sách đó khi đang nằm cuộn tròn trên chiếc ghế sô pha trong phòng khách thoải mái của mình ở Stafford, Virginia gần Quantico. Hôm ấy cô buộc phải hoãn chuyến đi đến Safeway vì một trận bão tuyết bất ngờ. Cô buộc phải đọc đến hết, đúng, bố mẹ đã tìm được cô bé và đổi tiểu yêu tinh lấy cô, nhưng Lukas vẫn bị rùng mình vì cảm giác khó chịu do cuốn sách mang lại và rồi ném nó đi.

Cô đã quên hết câu chuyện ấy cho đến khi tốt nghiệp Học viện và được phân về văn phòng Washington. Rồi một buổi sáng khi Lukas đang đi bộ đi làm, với khẩu Colt Python giắt bên hông cùng một tập tài liệu kẹp dưới nách, cô chợt nhận ra: Thế thân chính là như thế. Jackie Lukas từng là thủ thư tại phòng Nghiên cứu của Cục ở Quantico, một nhà thiết kế thời trang nghiệp dư có khả năng làm gấp những bộ cánh cho bạn bè của cô cùng lũ trẻ của họ trong kỳ nghỉ cuối tuần. Cô biết chần chăn, biết khâu vá, thích sưu tầm rượu (và cũng thích uống), liên tục là người về nhất trong cuộc thi chạy 5km ở địa phương. Nhưng người phụ nữ ấy đã biến mất từ lâu, thế vào đó là đặc vụ Margaret Lukas, nữ chiến sĩ xuất sắc trong môn tội phạm học, kỹ thuật điều tra, nắm rõ đặc tính của C4 và các chất nổ Semtex, biết cách chăm sóc và quản lý các nguồn tin mật.

"Đặc vụ FBI ư ?", bố cô thảng thốt hỏi khi cô ghé thăm bố mẹ ở biệt thự Pacific Heights tại San Francisco. Và thông báo tin tức ấy cho họ. "Con sẽ thành một đặc vụ ? Không phải dùng súng đấy chứ ? Ý con là con sẽ làm việc bàn giấy thôi phải không ?"

"Có súng ạ. Nhưng con cá là họ cũng cho con một cái bàn."

"Bố không hiểu", viên chức đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn vạm vỡ của Ngân hàng Mỹ hỏi cô. "Con học giỏi thế cơ mà'

Cô cười phá lên trước suy nghĩ chẳng liên quan như thế, mặc dù cô biết chính xác ý bố cô là gì. Một sinh viên danh dự của cả trường St. Thomas ở Russian Hill lẫn Stanford. Cô gái gầy gò ít khi đi hẹn hò, nhưng lại thường xuyên giơ tay phát biểu trong lớp ấy đã được định mệnh sắp sẵn một vị trí cao trên con đường học thuật, hoặc ở Phố Wall. Không, không, ông không hề thấy phiền lòng vì Jackie sẽ vung vẩy khẩu súng và tóm cổ bọn giết người; chỉ có điều cô sẽ chẳng cần động não làm gì.

"Nhưng đây là Cục điều tra Liên bang, bố à. Họ là kiểu cảnh sát cần động não"

"Ừ, bố đoán thế. Nhưng... đây là việc con muốn làm ư ?"

Không, đây là việc cô phải làm. Hai động từ ấy, muốn và phải, khác nhau một trời một vực. Nhưng cô không biết liệu bố có hiểu được thế hay không. Nên cô chỉ đơn giản đáp lại, "Vâng".

"Với bố thế là được rồi". Rồi ông quay sang vợ và nói, "Con gái chúng ta có dũng khí đấy. Em biết dũng khí là gì chứ ? Đó là..".

"Em biết rồi", mẹ cô gọi với ra từ trong bếp. "Em có chơi trò đoán ô chữ mà, nhớ không ? Nhưng con phải cẩn thận đấy nhé, Jackie ? Hứa với mẹ là con phải cẩn thận".

Nghe cứ như cô sắp sửa sang đường ở một con phố đông đúc vậy.

"Con sẽ cẩn thận mẹ ạ."

"Tốt ! Mẹ làm món gà hầm rượu để ăn tối đấy. Con thích không ?"

Và Jackie đã ôm hôn bố mẹ cô, rồi hai ngày sau, cô bay về Washington, D.C., đổi tên thành Margaret.

Sau khi tốt nghiệp, cô được điều về phân cục ở đây. Cô đã hiểu thêm về Đặc khu, được làm việc cùng Cage, người cha thay thế tuyệt nhất mà cô dám đòi hỏi, và hẳn là cô đã làm tốt bởi năm ngoái cô được đề bạt thành trợ lý trưởng phân cục. Giờ đây, vì sếp cô đang mải bận chụp ảnh lũ khỉ cùng tắc kè hoa trong một khu rừng nhiệt đới ở Brazil, cô đã trở thành người điều hành vụ án lớn nhất ở Washington, D.c. trong nhiều năm qua. Lúc này, cô theo dõi Len Hardy đang ghi chép trong góc phòng thí nghiệm và nghĩ, "Anh ta sẽ ổn cả".

Margaret biết là chuyện ấy có thể xảy ra.

Chỉ cần hỏi một thế thân...

"Này", một giọng đàn ông chen ngang dòng suy nghĩ của cô.

Cô nhìn sang bên kia phòng và nhận ra Parker Kincaid đang nói chuyện với mình.

"Chúng ta phân tích ngôn ngữ xong rồi", anh ta nói. "Giờ tôi muốn tiến hành phân tích vật lý với bức thư. Trừ khi cô còn có ý kiến nào khác."

"Đây là lĩnh vực của anh mà, Parker", cô nói. Và ngồi xuống bên cạnh anh.

Đầu tiên, anh kiểm tra loại giấy viết thư. Khổ giấy A5, loại dùng để viết những lời nhắn quan trọng. Kích cỡ của giấy viết thư thường thiên biến vạn hóa trong suốt chiều dài lịch sử nhưng khổ A4 đã trở thành cỡ giấy tiêu chuẩn của nước Mỹ gần hai trăm năm qua. Và khổ A5 xếp sau nó. Parker không thể tìm hiểu được gì thêm nếu chỉ dựa vào kích thước của tờ giấy.

Về mặt kết cấu, Parker thấy nó là loại rẻ tiền và được sản xuất bằng loại bột giấy nhào bằng máy, không phải bằng hóa chất, phương pháp sẽ cho ra sản phẩm cao cấp hơn.

"Tờ giấy này chẳng giúp ích gì nhiều", cuối cùng anh tuyên bố. "Loại thường dùng. Bột giấy chất lượng tồi, không tái chế được, hàm lượng axít cao, rất ít chất làm sáng cũng như có độ phản quang thấp. Được các nhà máy sản xuất giấy bán buôn cho đại lý rồi họ bán lại cho chuỗi cửa hàng bán lẻ. Đóng gói theo kiểu văn phòng phẩm thương hiệu gia đình. Không có họa tiết của nhà sản xuất và cũng chẳng có cách nào để lần ngược về nhà máy hay người bán buôn, từ đó tìm ra điểm bán lẻ cụ thể." Anh thở dài. "Tìm hiểu mực vậy".

Anh thận trọng cầm lá thư lên và đặt nó bên dưới một chiếc kính hiển vi phức hợp của phòng thí nghiệm. Trước tiên anh xem nó dưới chế độ phóng to gấp mười lần, rồi năm mươi lần. Từ vết hằn do ngòi bút để lại trên giấy, nhiều chỗ mực không đều và màu sắc bất nhất, Parker có thể thấy rằng đây chỉ là loại bút bi rẻ tiền.

"Có lẽ là từ một cửa hàng AWP, Công cụ viết của Mỹ. Loại đồng giá ba mươi chín cent." Anh nhìn đồng đội của mình. Dường như không ai hiểu ra điều này.

"Thì sao ?", Lukas hỏi.

"Tệ lắm", anh giải thích rõ ràng. "Không tài nào lần theo được. Thứ đó gần như được bán ở mọi cửa hàng tiện lợi trên đất Mỹ. Y hệt loại giấy này vậy. Mà AWI không dùng đến nhãn mác."

"Nhãn ?", Hardy hỏi.

Parker giải thích rằng một vài nhà sản xuất trộn loại nhãn hóa chất vào trong mực của họ để định danh sản phẩm và giúp lần ra thời gian cũng như địa điểm sản xuất ra nó. Tất nhiên, AWI không làm vậy.

Parker đang định lôi lá thư ra khỏi kính hiển vi thì chợt dừng lại, anh phát hiện ra điều gì đó là lạ. Một phần của tờ giấy bị mòn đi. Anh không nghĩ là lỗi do sản xuất. Các chất tẩy trắng quang đã được thêm vào quy trình làm giấy trong suốt năm mươi năm qua và ngay cả đối với một loại giấy rẻ tiền như thế này, chuyện mặt giấy có độ sáng không đều nhau vẫn rất khác thường.

"Làm ơn đưa cho tôi cái PoliLight được không ?", anh hỏi c p. Ardell.

"Cái gì ?"

"Ở kia kìa."

Viên đặc vụ to cao nhấc chiếc máy ALS công kềnh lên, đó chính là nguồn sáng thay thế. Nó sẽ làm những dư chất khác nhau mà mắt thường không phân biệt được phát quang.

Parker đeo kính mắt lồi vào rồi bật ngọn đèn vàng - xanh.

"Nó có làm tôi nhiễm xạ hay gì không ?", viên đặc vụ to lớn hỏi, nhưng không hẳn là đùa.

Parker quét đầu gậy của PoliLight qua bức thư. Đúng vậy, một phần ba mảnh giấy bên tay phải sáng hơn phần còn lại. Anh làm việc tương tự với lá thư và phát hiện có một hình chữ L sáng hơn ở phía trên lẫn cạnh phải của tờ giấy.

Thú vị đây ! Anh soi lại lần nữa.

"Nhìn thấy các góc mờ đi thế nào không ? Tôi nghĩ đó là vì tờ giấy này, và một phần của chiếc phong bì nữa, đã bị mặt trời rọi xuống."

"Ở đâu, nhà nghi phạm hay cửa hàng ?", Hardy hỏi.

"Có thể là cả hai." Parker trả lời. "Nhưng căn cứ vào độ dính của mặt giấy, tôi đoán tờ giấy này chỉ mới được dán lại gần đây thôi. Vì vậy, đó chắc là cửa hàng."

"Nhưng", Lukas nói, "đó hẳn phải là nơi được chiếu sáng từ hướng nam".

Phải, Parker nghĩ. Tốt lắm. Anh đã không nghĩ đến chuyện đó.

"Tại sao ?", Hardy hỏi.

"Bởi vì đang là mùa đông mà", Parker chỉ ra. "Làm gì có đủ ánh nắng rọi xuống tờ giấy này từ những hướng khác."

Parker lại đi tới đi lui. Đây là thói quen của anh. Khi vợ Thomas Jefferson chết, con gái lớn của ông là Martha đã viết rằng bố cô ta đi đi lại lại "gần như suốt ngày suốt đêm, chỉ thi thoảng mới nằm xuống lúc ông đã sức cùng lực kiệt". Khi Parker làm việc với một tài liệu hay đang đánh vật với một câu đố đặc biệt hóc búa, bọn Who thường trêu anh vì cứ "đi vòng vòng suốt".

Sơ đồ phòng thí nghiệm đang tái hiện trong trí nhớ của anh. Anh bước tới một tủ đựng hồ sơ, mở ra và lôi một bảng nghiên cứu cùng vài mẫu giấy thu thập được. Cầm vào góc giấy, anh dùng chiếc chổi lông màu nâu quét qua mặt giấy để loại bỏ các yếu tố vi lượng. Thực sự là không còn gì cả. Anh chẳng hề ngạc nhiên. Giấy là một trong những vật liệu có sức thẩm thấu mạnh nhất; hấp thụ rất nhiều chất ở những nơi nó được đặt lên và gần như gắn chặt chúng vào thớ sợi của mình.

Parker lấy chiếc kim tiêm dưới da lớn từ cặp táp của mình rồi rút một chút mực và giấy ra khỏi bức thư lẫn chiếc phong bì. "Anh biết cái này hoạt động thế nào không ?", anh hỏi Geller, gật đầu với chiếc máy sắc ký khí phổ ký ở trong góc.

"Ô, có chứ", cậu ta frả lời. "Tôi từng tháo tung một cái. Chỉ để cho vui."

"Chạy thử hai lần, thư và phong bì riêng nhé", Parker nói rồi đưa cho cậu ta mẫu thử.

"Được ngay !".

"Cái đó làm được gì ?", c. p. hỏi lại. Các đặc vụ tác chiến và hoạt động ngầm thường không có nhiều kiên nhẫn dành cho công việc trong phòng thí nghiệm, và hầu như chẳng biết gì về khoa học pháp y.

Parker giải thích. Chiếc máy GC/MS này phân tách các hóa chất tìm được tại hiện trường phạm tội thành từng phần riêng biệt rồi nhận dạng chúng. Nó phát ra tiếng kêu đáng ngại trong lúc đốt cháy mẫu và phân tích hơi nước bốc ra từ đó.

Parker quét thêm vài lần trên tờ giấy và phong bì, lần này thu được một thứ gì đó. Anh đưa từng miếng mẫu vào hai chiếc kính Leitz phức hợp khác nhau. Nhìn ghé vào bên này rồi bên kia một chút, anh xoay nút tiêu điểm, nó chuyển động theo cái cách hết sức từ tốn của kết cấu cơ khí chính xác đã được bôi trơn.

Parker nhìn chằm chằm vào thứ trước mặt, rồi nói với Geller, "Tôi cần số hóa những hình ảnh dấu vết tìm được ở đây". Hất cằm về phía kính hiển vi. "Làm thế nào ?"

"À, dễ như bỡn ấy mà." Viên đặc vụ trẻ cắm mấy sợi dây cáp vào chân đế kính hiển vi. Chúng dẫn tới một cái hộp xám to mà bản thân nó cũng gắn đầy dây nhợ. Các đầu dây này được Geller cắm vào một trong mấy chiếc máy tính của phòng thí nghiệm. Cậu ta bật một cái lên và lát sau hình ảnh dấu vết hiện trên màn hình. Cậu ta mở một bảng chọn.

Rồi quay sang nói với Parker, "Cứ bấm nút này. Chúng được lưu dưới dạng file JPEG".

"Và tôi có thể gửi chúng qua email chứ ?"

"Cứ cho tôi biết anh định gửi đi đâu ?"

"Một phút nữa nhé, tôi phải lấy địa chỉ đã. Đầu tiên, tôi muốn phóng to ở nhiều kích cỡ khác nhau."

Parker và Geller chụp mỗi kính hiển vi ba bức ảnh, lưu chúng trong ổ cứng.

Khi anh làm xong, máy GC/MS cũng kêu bíp và dữ liệu bắt đầu xuất hiện trên máy tính được kết nối với nó.

Lukas nói, "Tôi đã có các kỹ thuật viên chờ sẵn trong phòng Vật chất và Nguyên tố". Đây là hai phòng Phân tích Dấu vết của Cục.

"Gửi chúng về nhà đi", Parker nói. "Tôi còn muốn dùng một người nữa."

"Ai ?", Lukas hỏi và cau mày.

"Anh ta ở New York."

"Cảnh sát New York à ?", Cage hỏi.

"Hồi xưa thôi. Giờ là dân thường."

"Sao không nhờ đến người ở đây ?", Lukas hỏi

"Bởi vì bạn của tôi là nhà tội phạm học giỏi nhất cả nước. Anh ta chính là người đã sáng lập PERT."

"Đội bằng chứng của chúng ta à ?", c. p. hỏi.

"Đúng vậy !" Parker tra một số điện thoại và bấm số gọi.

"Nhưng", Hardy chỉ ra, "đêm nay là Giao thừa. Có thể anh ta ra ngoài rồi".

"Không", Parker nói. "Anh ấy hiếm khi ra ngoài."

"Kể cả vào dịp lễ tết à ?"

"Lễ tết cũng vậy."

"Parker Kindcaid", giọng nói phát ra từ máy điện thoại nói. "Tôi đang tự hỏi liệu có ai ở đấy gọi điện cho minh không ?"

"Anh nghe nói về vấn đề của chúng tôi rồi à ?", Parker hỏi Lincoln Rhyme.

"À, chuyện gì tôi chả nghe", anh ta nói và Parker nhớ rằng Rhyme có cách truyền tải ngôn từ kịch tính hơn bất kỳ người nào khác. "Đúng không, Thom ? Chẳng phải tôi nghe thấy tất cả mọi chuyện sao ? Parker, cậu còn nhớ Thom không ? Thom lúc nào cũng phải chịu đựng ấy. .?"

"Chào Parker !"

"Chào Thom. Anh ấy lại làm khổ anh đấy à ?"

"Tất nhiên rồi", Lincoln càu nhàu. "Tôi tưởng cậu nghỉ hưu rồi chứ, Parker."

"Nghỉ rồi. Cho đến hai tiếng trước."

"Cái nghề này buồn cười nhỉ ? Họ chẳng bao giờ cho chúng ta được nghi ngơi trong yên bình."

Parker mới gặp Rhyme một lần. Anh là một người đẹp trai, trạc tuổi Parker, tóc đen và bị liệt từ cổ trở xuống. Anh làm tư vấn tại nhà ở phía tây Công viên trung tâm. "Tôi thích khóa học của cậu lắm, Parker", Rhyme nói. "Hồi năm ngoái ấy."

Parker nhớ lại cảnh Rhyme ngồi trong chiếc xe lăn màu đỏ kẹo táo ở hàng ghế đầu tiên trong hội trường trường Đại học Hình sự John Jay tại New York. Môn học anh thuyết trình là Ngôn ngữ học pháp y.

"Anh có biết chúng tôi đã buộc tội thành công nhờ anh không ?"

"Không hề."

"Có một nhân chứng trong vụ án mạng nọ. Anh ta không thể chạm mặt tên sát nhân và đang phải lẩn trốn. Nhưng anh ta nghe được thủ phạm nói gì đấy với nạn nhân ngay trước khi bắn họ. Hắn nói, 'Nếu tao là mày, thằng khốn kia, tao sẽ bắt đầu cầu nguyện". Thế rồi, chuyện này thú vị lắm, Parker, anh nghe không ?"

'Tất nhiên." Mỗi khi Lincoln Rhyme nói thì bạn phải lắng nghe.

"Thế rồi, trong lúc thẩm vấn ở trụ sở cảnh sát, hắn nói với một trong các thanh tra rằng, 'Nếu tôi phải thú tội thì cũng không phải là thú tội với ông". Anh biết làm sao chúng tôi tóm cổ được hắn không ?"

"Làm sao hả Lincoln ?"

Rhyme cười hạnh phúc như một cậu thanh niên mới lớn. "Chính vì cách nói ở thể giả định đấy ! Were chứ không phải was. Thống kê cho thấy chỉ còn bảy phần trăm dân số dùng cách nói giả định 'I were'. Anh có biết chuyện đó không ?"

'Thực ra, tôi có biết", Parker nói. "Nhưng như thế cũng đủ để kết tội hắn à ?"

"Không. Nhưng đủ để hắn phải tự thú hòng được giảm án", Rhyme tuyên bố. "Giờ để tôi đoán nhé. Anh có một tay bắn giết người ta dưới đường hầm tàu điện ngầm và manh mối duy nhất của anh là cái gì ? Một lá thư đe dọa à ? Một lá thư tống tiền ?"

"Sao anh biết ?", Lukas hỏi.

"Lại thêm người góp giọng !", Rhyme la lên. "Để trả lời câu hỏi: Tôi biết vụ này có một bức thư là bởi vì chỉ có nguyên do đó mới khiến Parker Kincaid gọi điện cho tôi... Nhưng xin lỗi, Parker, tôi vừa mới trả lời ai vậy ?"

"Đặc vụ Margaret Lukas", cô lên tiếng.

"Cô ấy là trợ lý trưởng phân cục ở Đặc khu. Giờ cô ấy điều hành vụ này."

"À, Cục điều tra, tất nhiên rồi. Fred Dellray vừa mới ghé thăm tôi", Rhyme nói. "Cô biết Fred không ? Ở văn phòng Manhattan ?"

"Tôi biết Fred", Lukas trả lời. "Anh ấy điều hành một nhóm đặc vụ ngầm của chúng tôi năm ngoái. Một vụ buôn bán vũ khí"

Rhyme nói tiếp, "Vậy là, một nghi phạm, một lá thư. Kể cho tôi đi, một trong hai người thôi".

Lukas đáp, "Anh nói đúng. Đó là một vụ tống tiền. Chúng tôi đã cố trả tiền nhưng nghi phạm chính đã chết. Giờ chúng tôi khá chắc chắn là đồng phạm của gã, tên xạ thủ, sẽ tiếp tục."

"Ồ, nan giải đây. Rắc rối ở chỗ đó. Các cô đã khám nghiệm thi thể chưa ?"

"Chẳng có gì", Lukas kể cho anh ta. "Không giấy tờ tùy thân, không dấu vết đặc trưng”

"Và quà Giáng sinh muộn của tôi là được tham gia một chút vào vụ án."

"Tôi đã tiến hành làm GC một phần phong bì và lá thư..

"Tốt lắm, Parker. Đốt cháy bằng chứng. Họ sẽ muốn giữ lại nó cho phiên tòa nhưng anh vẫn phải đốt những gì cần đốt."

"Tôi muốn gửi cho anh dữ liệu. Và một vài bức ảnh chụp dư chất. Tôi gửi tất cả vào email cho anh được không ?"

"Được, được, tất nhiên. Các cỡ phóng to là thế nào ?"

"Mười, hai mươi và năm mươi lần."

"Tốt. Hạn chót là bao giờ ?"

"Cứ bốn tiếng một lần, bắt đầu từ bốn giờ cho đến nửa đêm."

"Bốn giờ chiều ? Hôm nay ?"

"Đúng vậy."

"Chúa ơi !"

Cô nói tiếp, "Chúng tôi có đầu mối cho lần tấn công lúc bốn giờ tới đây. Chúng tôi nghĩ tên xạ thủ sẽ nhắm vào một khách sạn. Nhưng chẳng biết gì cụ thể hơn".

"Bốn, tám và mười hai. Nghi phạm của cô đúng là có năng khiếu dựng kịch đấy."

"Cái đó có cần thêm vào hồ sơ không ?", Hardy nói trong lúc ghi chép lia lịa. Parker nghĩ chắc anh chàng này sẽ dành cả kỳ nghỉ cuối tuần để viết báo cáo đầy đủ cho ngài thị trưởng, cảnh sát trưởng cùng Hội đồng thành phố mất, cho dù bản báo cáo ấy có bị vứt xó nhiều tháng trời không ai buồn đọc. Có khi là mãi mãi.

"Ai đấy ?", Rhyme hỏi ngay.

"Len Hardy ạ, Sở cảnh sát Đặc khu."

"Anh dựng hồ sơ tâm lý đấy à ?"

"Thực ra, tôi ở bên Nghiên cứu. Nhưng tôi có học các khóa dựng hồ sơ ở Học viện và đã hoàn thành công trình nghiên cứu về tâm lý khóa sau đại học ở trường Đại học Hoa Kỳ."

"Nghe này", Rhyme nói với anh ta, "Tôi không tin vào các hồ sơ tâm lý. Tôi chỉ tin vào bằng chứng. Tâm lý học trơn tuột như một con cá vậy. Nhìn tôi mà xem. Tôi là một cái lò loạn thần kinh chức năng. Đúng không, Amelia ?... Bạn tôi ở đây không nói nhưng cô ấy đồng ý. Được rồi. Chúng ta phải hành động thôi. Gửi cho tôi những gì anh có. Tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể".

Parker viết địa chỉ email của Rhyme xuống và đưa cho Geller. Một lát sau, viên đặc vụ đã gửi xong các hình ảnh và mô tả hóa học từ chiếc máy sắc phổ/quang phổ.

"Anh ta là nhà tội phạm học xuất sắc nhất cả nước à ?", Cage nghi ngại hỏi.

Nhưng Parker không trả lời. Anh đang nhìn đồng hồ. Đâu đó trong Đặc khu Columbia, những con người mà anh và Margaret Lukas phải sẵn sàng hy sinh chỉ còn đúng ba mươi phút được sống.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.