Cô Gái Trong Trang Sách

Chương 28: Gặp lại anh rồi!




Sáng hôm sau, ba huynh đệ Trương thị vào thành Hàng Châu tìm Liễu Kính Đình. Họ đi qua ngõ Bố Thị, vượt qua Triều Thiên môn thì thấy cầu Vọng Tiên. Cạnh cầu có tòa trà lầu gọi là Vọng Tiên lầu, Liễu Kính Đình nhiều năm ở trà lầu này thuyết thư, mỗi ngày thuyết thư một hồi, bạc thu tám tiền. Bởi vì có Liễu Kính Đình nên Vọng Tiên lầu hàng ngày không còn chỗ ngồi, vượt xa cái giá tám bạc.

Huynh đệ Trương thị đến Vọng Tiên lầu, họ lên lầu hai tìm chỗ ngồi xuống. Người hầu trà hỏi họ muốn dùng loại trà gì, là Tây Hồ Long Tỉnh hay là trà Tùng La? Trương Đại nói:

- Có trà thì cứ mang lên.

Người hầu vội đi nấu trà mang đến, ba người Trương Nguyên chậm rãi thưởng trà đợi Liễu Kính Đình đến. Cuối giờ Thìn (7h – 9h sáng) thì Liễu Kính Đình đến, y phục điềm tĩnh, ánh mắt lanh lợi, Trương Ngạc cau mày nói:

- Người này quả nhiên xấu xí, mặt rỗ không nói, đằng này còn đầy sẹo.

Trương Đại nói:

- Đừng trông mặt bắt hình dong, dù người này xấu nhưng không tầm thường.

Trương Nguyên thầm nhủ: “Xem bộ dạng Liễu Kính Đình này chưa đến ba mươi tuổi, diện mạo đã bị hủy hoại, hẳn là ở cố hương phạm phải mệnh án nên mới hủy dung mạo và đổi tên.

Tiếng thanh gỗ chỉ ngữ vừa vang, trà lầu liền chìm trong yên lặng, Liễu Kính Đình bắt đầu kể “đồi Cảnh Dương Võ Tòng đả hổ”. Trương Nguyên nghe một hồi thì rất kinh ngạc, Võ Tòng đả hổ mà Liễu Kính Đình kể khác xa so với “Thủy Hử” của Thi Nại Am. Đoạn mà Thi Nại Am viết là từ lúc “ba chén không qua đồi” cho đến lúc Võ Tòng đả hổ không quá bốn ngàn chữ, nhưng tình tiết tửu điếm “ba chén không qua đồi” mà Liễu Kính Đình kể lại có gần ba ngàn chữ. Miêu tả khắc họa, từ từ nhập đề, giản lược súc tích, không hề dài dòng, kể đến khi Võ Tòng đến tửu điếm thì thấy không có ai, Võ Tòng chợt rống một tiếng, toàn bộ bình rỗng gạch trống đều ong gong vang vọng.

Trương Đại tán thưởng:

- Hay, trong nhạt có sắc, Thi Nại Am cũng không tinh vi đến mức này.

Trương Đại khi nói giọng hơi nặng, Liễu Kính Đình nghe được thì nhìn sang, tạm ngừng thuyết thư. Liễu Kính Đình này rất có cá tính, nếu thấy khách châu đầu ghé tai hay ngáp thì y liền im lặng, đợi mọi người bình tức tĩnh tọa, nghiêng tai lắng nghe thì y mới nói tiếp.

Trương Đại hướng về phía Liễu Kính Đình thở dài, tỏ ý xin lỗi. Liễu Kính Đình mỉm cười, lại tiếp tục kể Võ Tòng đả hổ, thanh âm khi nhẹ khi nặng. Khi nặng thì quát tháo, ào ạt vang dội; khi nhẹ thì trầm bổng, tỉ mỉ chân thành, vừa đủ để khách trong trà lầu có thể nghe được. Cái chất nhanh chậm nặng nhẹ này được vận dụng rất xảo diệu, đám người Trương Nguyên, Trương Ngạc nghe đến nhập thần.

Liễu Kính Đình kể đến khi Võ Tòng làm gãy côn cùng hổ xông vào, động tác được miêu tả tinh tế hệt như tận mắt trông thấy. Trong nửa canh giờ kể chuyện “đồi Cảnh Dương Võ Tòng đả hổ”, không một ai trong trà lầu rời chỗ, người nào người nấy nghe đến ngây ngốc như say rượu.

Trương Nguyên thấy Liễu Kính Đình xuống lầu, ba người họ liền đuổi theo, chắp tay nói:

- Liễu tiên sinh, tại hạ Sơn Âm Trương Nguyên Trương Giới Tử.

Trương Đại, Trương Ngạc cũng tự báo danh, Liễu Kính Đình thản nhiên nói:

- Ba vị Trương công tử tìm Liễu mỗ có gì chỉ giáo?

Trương Nguyên nói:

- Thỉnh Liễu tiên sinh đến Gian Bích tửu lầu uống vài chén, sau đó nói chuyện có được không?

Liễu Kính Đình trông thấy ba người trẻ tuổi lại đỗ đạt công danh, hơn nữa còn nho nhã hữu lễ. Y không dám chậm trễ, nói tiếng làm phiền rồi, liền theo ba người họ đến tửu lầu bên cạnh Vọng Tiên lầu. Bốn người ngồi cùng nhau, trên bàn bày một bình rượu Tam Bạch Tô Châu cùng sáu món thanh đạm. Trương Nguyên mở đầu nói:

- Liễu tiên sinh, chúng ta không phải là lần đầu tiếp xúc, năm ngoái từng có người thỉnh Liễu tiên sinh nói chuyện Diêu Phục, Liễu tiên sinh còn nhớ hay không?

Liễu Kính Đình vỗ trán, nhìn Trương Nguyên nói:

- Thì ra Trương công tử là người đánh Đổng Tổ Thường, đánh hay lắm. Năm ngoái Liễu mỗ cũng từng nghe qua chuyện Trương công tử đấu văn bát cổ cùng Diêu Phục, có thể nói Trương công tử là vì dân trừ hại, bội phục, bội phục.

Trương Ngạc vui vẻ nói:

- Liễu tiên sinh cũng nói đánh Đổng Tổ Thường rất hay, tuyệt diệu. Hôm nay, ba huynh đệ chúng ta tìm đến Liễu tiên sinh là vì có chuyện liên quan.

Y quay sang nói với Trương Nguyên:

- Giới Tử, đệ nói đi.

Trương Nguyên đưa bài “Đổng hoạn ác hành lục” cho Liễu Kính Đình xem. Chẳng biết vì sao Liễu Kính Đình khi xem thì trên trán nổi đầy gân xanh, sẹo trên mặt đổi màu tím đỏ, trông cực kỳ dữ tợn. Qua một hồi y lấy lại bình tĩnh, ngẩng đầu nói:

- Liễu mỗ hiểu ý của Trương công tử, công tử muốn Liễu mỗ biên chuyện này thành thuyết thư tuyên truyền chuyện ác của Đổng thị phải không?

Trương Nguyên nói:

- Làm phiền Liễu tiên sinh đến Tùng Giang thuyết thư, thù lao do Liễu tiên sinh định đoạt.

Kể chuyện ác của Đổng Kỳ Xương ở Tùng Giang rất mạo hiểm, cho nên nhất định phải chú trọng. Liễu Kính Đình trầm ngâm một lúc, y hỏi:

- Những điều Trương công tử viết có phải đều là sự thật?

Trương Nguyên nói:

- Lục Dưỡng Phương trong đây chính là đệ đệ của tỷ phu ta, trong thảo đường có vài chư sinh đến từ Tùng Giang, Liễu tiên sinh có thể hỏi họ. Chiều nay ta sẽ mời họ đến, hoặc là Liễu tiên sinh có thể hỏi người trong phủ Tùng Giang, chuyện này dò hỏi không khó.

Liễu Kính Đình cảm khái nói:

- Liễu mỗ nguyện ý cống hiến sức lực, Liễu mỗ hận nhất đám người hành ác dọa nam nạt nữ.

Liễu Kính Đình sảng khoái đáp ứng khiến ba người Trương thị mừng rỡ, hẹn giờ Thìn ngày mai gặp nhau ở cửa kênh đào cùng đến Thanh Phổ.

Trong số tám học trò người Tùng Giang đang theo học ở Cư Nhiên học đường Hàng Châu thì có bốn người tình nguyện đi theo ba huynh đệ họ Trương đến Tùng Giang. Bốn người bọn họ là Kim Lang Chi, Hồng Đạo Thái, Ông Nguyên Thăng và Tương Sĩ Kiều, chính bản thân họ hoặc bạn bè thân thích của họ ít nhiều gì cũng từng bị Đổng thị bức hiếp, nên thấy huynh đệ Trương thị ở Sơn Âm muốn đấu với Đổng thị Tùng Giang thì cũng muốn được xem và cũng đồng ý trợ giúp.

Cuối giờ mão ngày mùng mười tháng năm, trời mưa phùn, Liễu Kính Đình mang theo ít hành lý đơn giản, dẫn theo tên tiểu đồng đi đến cảng kênh đào thì thấy ô dù san sát, áo bay phấp phới. Trên bến tàu, các sinh đồ đến tiễn chân Trương Nguyên lên tới hơn trăm người, Tiêu Nhuận Sinh và Liễu Kính Đình có chút giao tình, nên cầm ô chắp tay nói:

- Kính Đình huynh vất vả rồi.

Liễu Kính Đình vội vàng đáp lễ, thầm nghĩ: “Trương thị huynh đệ giao lưu rộng, chẳng lẽ ngay cả công tử của Tiêu Trạng nguyên cũng ủng hộ huynh đệ họ Trương chống lại Đổng Kỳ Hưng sao!”

Chiều qua Trương Nguyên có mượn của Chung thái giám một chiếc tiểu khám hợp bài đi qua dịch trạm, còn mượn thêm một chiếc thuyền quan của Chức tạo thự để bọn Kim Lang Chi, Liễu Kính Đình dùng. Đến giờ thìn, sau khi bọn Trương Nguyên cùng với đám học trò ra tiễn trịnh trọng cáo từ nhau xong, hai chiếc thuyền buồm trắng và một chiếc thuyền quan của Chức tạo thự rời khởi bến tàu kênh đào Hàng Châu, tiến về phương Bắc.

Ba huynh đệ Trương Nguyên đều sang cả chiếc thuyền của Chức tạo thự để họp mặt nói chuyện với bốn sinh đồ Tống Giang và Liễu Kính Đình. Lý Thuần, Lý Khiết nghe nói Liễu Kính Đình rất giỏi kể chuyện, nên cũng đi theo Trương Nguyên, Vũ Lăng. Lên đến thuyền quan Chức tạo thự, lúc đầu khi hai anh em chúng nhìn thấy bộ mặt rỗ và đầy sẹo của Liễu Kính Đình thì rất sợ hãi, không dám đến gần. Liễu Kính Đình bèn kể một đoạn trong câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, trong lúc không hay biết, hai anh em chúng đã ngồi sát đến bên cạnh Liễu Kính Đình từ khi nào, nghe kể chuyện rất say sưa, không còn cảm thấy cái người mặt rỗ này hung ác nữa.

Tuyệt kỹ kể chuyện của Liễu Kính Đình đương nhiên trở thành chủ đề câu chuyện của chư sinh, Trương Ngạc nhanh mồm nhanh miệng, nói:

- Tướng mạo của Kính Đình huynh rất xấu xí kỳ dị, nhưng nhìn kỹ lại không thấy xấu.

Liễu Kính Đình hơi mỉm cười, không lấy làm buồn, thầm nghĩ: “Bảy năm trước ta còn anh tuấn hơn Trương Yến Khách ngươi nhiều đấy”.

Trương Đại nói:

- Kính Đình huynh có khóe miệng rất đẹp, ánh mắt lanh lợi, rõ ràng là một diệu nhân.

Trương Nguyên nói:

- Về tướng mạo, có người xấu mà đáng nhìn, có người không xấu nhưng cũng chẳng đáng để nhìn… cũng giống như văn chương, có người thì văn không thông nhưng đáng yêu, có người tuy thông nhưng lại vô cùng đáng ghét.

Trương Ngạc tiếp lời:

- Có người viết văn, đọc rất thông nhưng lại hết sức đáng ghét, bát cổ văn cũng thế, văn không thông nhưng lại rất đáng yêu, Trương Ngạc ta cũng thế.

Mọi người phá ra cười.

Trương Ngạc lại nói về việc hồi trước gặp nữ lang áo vải gậy trúc trong đêm trăng Tây Hồ, bọn Kim Lang Chi đều nhao nhao nói lạ kỳ… nhao nhao dò đoán thân phận của nữ lang đó, người nói là kỹ nữ, người nói là yêu quái, người nói là ma, người nói là tiên, Trương Ngạc nói:

- Đêm hội đèn Long Sơn ở Sơn Âm hồi tết Nguyên Tiêu năm ngoái cũng có chuyện lạ. Khi đèn đã tàn, người đã thưa, người làm ở quán rượu dưới chân núi đang chuẩn bị dọn dẹp chén đĩa về nhà, thì đột nhiên có sáu thiếu phụ xinh đẹp đi đến, mua một vò rượu lớn, lấy rau quả trong ống tay áo ra, trong khoảnh khắc, sáu người uống cạn vò rượu… rồi dắt tay nhau lên núi. Lúc đó đã là canh ba nửa đêm, những người xem đèn trên núi đều đã xuống núi về nhà cả, đèn cũng tắt rồi, chẳng biết sáu thiếu phụ xinh đẹp đó lên núi làm gì!

Trương Ngạc cười nói:

- Ta cũng kể một câu chuyện kỳ lạ, cũng là chuyện trong đêm hội đèn Nguyên Tiêu. Có bọn vô lại mượn một gian trống bên trái miếu thành hoàng, đưa mấy tên tiểu đồng giảo hoạt ra đón khách, lại có thiếu niên tuấn tú đến hùa với bọn tiểu đồng đó, hôn môi cắn lưỡi, không từ trò gì, đợi đến lúc trút bỏ y phục rồi, chính lúc luyến đồng này cong mông mời chào… đột nhiên thấy thiếu niên tuấn tú kia hai bầu vú gồ lên… rõ ràng là nữ tử, dâm tục với luyến đồng kia một trận… trời chưa sáng đã đi. Các huynh nói xem, chuyện này có kỳ lạ không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.