Cô Gái Trong Trang Sách

Chương 18: Khơi dậy sóng ngầm




Vũ Lăng nghe được câu trước lại càng vui sướng. Hai năm nữa thiếu phu nhân Đạm Nhiên chắc chắn là được gả qua đây rồi. Vậy thì Vân Cẩm cũng sẽ qua đây. Đến lúc đó thiếu phu nhân sẽ gả Vân Cẩm cho cậu ta, hẳn là chuyện tốt có thể thành nhưng nghe đến câu sau xuất tịch, sắc mặt Vũ Lăng thay đổi, vội hỏi:
- Thiếu gia có ý gì vậy, Tiểu Vũ vẫn luôn là người nhà Trương gia mà.

Trương Nguyên nói:
- Trương Nguyên ta không súc nô (theo chế độ nô lệ), sau này ngươi có thể ở lại Trương gia như Thạch Song, ta mướn ngươi làm.

Vũ Lăng nói:
- Thiếu gia đối đãi với người rất tốt, làm người hầu cho Trương gia thì cuộc sống tốt hơn thường dân, không phải lo thiên tai nhân hoạ. Tiểu Vũ không muốn xuất tịch, hơn nữa xuất tịch chuộc thân cần rất nhiều bạc, Tiểu Vũ không tích góp được.

Trương Nguyên cười nói:
- Nếu ta đã để cho ngươi xuất tịch, đương nhiên là không cần ngươi phải đưa tiền rồi.

Vũ Lăng nói:
- Không đưa tiền thì tiểu nhân không muốn xuất tịch, chỉ muốn phục vụ thiếu gia.

Thầm nghĩ:
- Xuất tịch thì rất có khả năng không lấy được Vân Cẩm.

Trương Nguyên cười cười, nói:
- Hai năm nữa rồi nói sau.
Súc nô là thói xấu của thân sĩ Giang Nam. Một hương thân lớn sẽ có rất nhiều người bán rẻ thân mình để nương tựa, mà một khi hương thân này mắc tội thất thế, thì nô bộc sẽ bỏ đi một cách hống hách, thậm chí còn có kẻ chiếm ngược lại ruộng đất của chủ, hãm hại chủ cũ, tài sản chuyển sang cống hiến chủ mới. Giống như Trần Minh- nông nô của Lục Thị Thanh Phổ, gây ra bao nhiêu là phiền toái cho Lục Thị. Còn về nô biến qui mô lớn, tức là gia nô bạo động, xảy ra sau khi thay đổi triều đại, trật tự xã hội hỗn loạn, gia nô nổi dậy, đến nhà chủ bức lấy thân khế, đánh chủ nhân, làm nhục bà chủ, thậm chí chính tay đâm chủ của mình. Điều này có điểm rất giống với phong trào đấu tố địa chủ hơn ba trăm năm sau.
Cầu thang vang lên tiếng động, Mục Chân Chân và cha nàng Mục Kính Nham đi lên, Mục Kính Nham cách hơn một trượng đã quì xuống nói:
- Thiếu gia đối với cha con tiểu nhân có ơn tái tạo, thiếu gia có dạy bảo gì, tiểu nhân đều tuân mệnh.
Mục Chân Chân thấy cha quì xuống cũng vội quì xuống.

Trương Nguyên bước nhanh về phía trước vài bước, đỡ cha con Mục Kính Nham dậy, nói:
- Vào thư phòng nói chuyện.
Mục Kính Nham đi theo Trương Nguyên vào thư phòng, khoanh tay cung kính, nghe thiếu gia nói:
- Mục thúc, ta từng cho phép thúc tòng quân lập công chuộc thân. Nay ta nghĩ thời cơ hẳn là tới rồi, nhưng ta muốn nói rõ với thúc, tòng quân là vô cùng tàn khốc, có khả năng ra trận trận đầu đã bị quân địch giết rồi. Thúc còn muốn đi con đường này không?

Mục Kính Nham cảm giác huyết mạch toàn thân nóng lên, tính thượng võ nhiều năm lập tức sôi sục, trầm giọng nói:
- Tiểu nhân tuy xuất thân ti tiện, nhưng lại không cam tâm chết già như thế này, thiếu gia dám cho tiểu nhân một con đường tòng quân này, tiểu nhân có chết cũng không tiếc.

Mục Chân Chân vội vàng gọi:
- Cha !

Mục Kính Nham mỉm cười nói:
- Chân Chân, con ở bên cạnh Giới Tử thiếu gia là cha yên tâm rồi. Năm nay cha ba mươi sáu tuổi rồi, muốn đi liều mạng một phen, trước kia muốn cũng không có cơ hội. Thiếu gia có thể cho cơ hội này ta tuyệt đối sẽ không bỏ qua đâu.
Trương Nguyên nói:
- Được, vậy tháng sau thúc theo ta đi hỏi thăm tướng quân Đỗ Tùng ở Côn Sơn. Người này từng thống lĩnh quân Liêu Đông, vì vạch tội triều thần giết người lương thiện nên bị trục xuất hồi hương. Đỗ Tùng xuất thân nhà tướng, dũng mánh thiện chiến, ta đoán triều đình tất sẽ bổ nhiệm ông ta một lần nữa, ta sẽ nghĩ cách để thúc làm dưới trướng ông ta.

Đỗ Tùng là nhân vật quan trọng trong đại chiến Tát Nhĩ Hử năm năm sau. Chính là vì Đỗ Tùng dẫn đầu sáu vạn quân Minh khinh địch liều lĩnh, mới dẫn đến thảm bại Tát Nhĩ Hử. Chuyên gia lịch sử triều Minh Hoàng Nhân Vũ đã viết một cuốn luận văn <Nhất lục nhất cửu Liêu Đông chiến dịch>, luận văn chứng minh tính tất yếu trong sự thảm bại của quân Minh, nhưng Trương Nguyên cho rằng trong sự tất yếu này bao hàm rất nhiều ngẫu nhiên, thay đổi một số ngẫu nhiên trong số đó hẳn có thể ảnh hưởng tới toàn bộ chiến cuộc. Cuộc chiến Tát Nhĩ Hử là bước ngoặt làm giảm thế lực của Đại Minh và Hậu Kim. Trương Nguyên buộc phải phát huy khả năng tiên tri của mình trong chiến dịch này. Nếu không, tướng Liễu Đông khó có thể xử lí được. Bất luận Viên Sùng Hoán hay Tôn Thừa Tông đều chỉ có thể sửa sang chắp vá mà thôi, phòng ngự tiêu cực, căn bản không thể phản công Hậu Kim. Đương nhiên, thực lực quân sự Hậu Kim rất mạnh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang diệt Hải Tây Nữ Chân, tức là sau khi hộ tống tứ bộ, thực lực quân sự đã đứng trên Đại Minh mà bây giờ Trương Nguyên vẫn còn chỉ là một tú tài của Giang Nam, thời gian không chờ ta. Không đến lượt hắn bày binh bố trận, nhưng chỉ cần nắm được điểm mấu chốt trong đó là có thể ảnh hưởng đến tướng lĩnh chủ chốt Đỗ Tùng. Vậy thì mặc dù không đủ xoay chuyển hoàn toàn chiến cuộc nhưng tránh được thảm bại như trước đây thì liệu có thể làm được hay không?

Hiện tại, năm Vạn Lịch thứ bốn mươi hai, Đỗ Tùng đang sống an nhàn tại huyện Côn Sơn phủ Tô Châu. Có lẽ năm sau triều đình sẽ phục chức tổng binh cửa ải Sơn Hải cho Đỗ Tùng. Nếu Mục Kính Nham có thể đi theo Đỗ Tùng thì chắc chắn là một viên tướng giỏi.

Tú tài không ra khỏi cửa, quan tâm chuyện thiên hạ a.

Kỳ thi đạo của phủ Thiệu Hưng từ đầu đến cuối kéo dài hai mươi ngày, Vương Đề Học phải lập tức đến phủ Ninh Ba để

chủ trì thi đạo. Toàn bộ mười một phủ của Chiết Giang thi xong phải mất năm tháng. Sáng ngày hai mươi sáu tháng tư, Trương Nguyên dẫn đầu tất cả tân sinh đồ tới bến tàu Tam Giang Nháo Khẩu tiễn thầy Đại Tông đi phủ

Ninh Ba. Vương Đề Học khuyến khích chư sinh chăm chỉ học các đạo lí thánh hiền, mau chóng học thành tài để báo đáp triều đình, cố ý gọi Trương Nguyên lên trước dặn dò:
- Con là thủ khoa thi đạo ở phủ Thiệu Hưng, sắp vào học ở Quốc Tử Giám với thân phận tuyển cống, kì nhập học vào cuối tháng bảy, con phải tự giải quyết cho tốt, thầy kì vọng vào con nhiều nhất, mong con có thể đỗ cao trong kỳ thi hương năm sau.

Trương Nguyên lạy dài nói:
- Học trò nhất định phải tu tâm dưỡng tính, chăm học, ngày nào đó dùng những gì đã học báo đáp đất nước, không phụ sự kì vọng của ân sư.

Tiễn thầy Đại Tông xong, chư sinh ai về quê người nấy. Cuối giờ tỵ, Trương Nguyên về đến phủ đệ Đông Trương, Trương Ngạc đến mời hắn đến xưởng kính thần xem kính viễn vọng mà thợ kính mới chế tạo thành công. Trương Nguyên vui mừng nói:
- Kính viễn vọng chế tạo thành công rồi sao?
Hắn đang định ra khỏi cửa cùng Trương Ngạc, lại thấy kiệu phu đưa đến một phong thư, thư của Trương Nguyên còn chưa gửi đi, thư của Lục Thao đã đến trước rồi!
Trương Ngạc chạy đến cùng Trương Nguyên đọc thư, chưa xem được vài câu đã quát lớn một tiếng:
- Thật tức chết đi được!
Nhưng chưa chết nên y lại tiếp tục đọc, đọc được vài câu lại kêu lên:
- Tức chết đi được!
Y chửi ầm lên vì Tùng Giang Đổng thị Lục Thao trong thư nói rằng Hoa Đình Đổng thị đầu tiên sai người xúi bẩy Lục Dưỡng Phương quan hệ với gái làng chơi . Lục Dưỡng Phương vừa gái gú vừa đánh bạc. Bọn kỹ nữ vòi vĩnh nũng nịu xúc xiểm gã tiêu tiền như nước, còn nợ tiền đánh bạc sáu trăm lượng bạc, viết giấy nợ có điểm chỉ lấy sáu trăm mẫu rừng dâu ở Dư Sơn để gán nợ. Đổng Tổ Thường hòng thúc ép Lục Triệu Khôn thừa nhận đồng thời trả nợ này cho con trai bèn bố trí “Tử hoả độn” ở Hoa Đình để hãm hại Lục Dưỡng Phương. Cái gọi là “Tử hoả độn” tức là mỹ nhân kế, để cho thê tử của một tên giang hồ Tùng Giang dụ dỗ Lục Dưỡng Phương. Lục Dưỡng Phương tưởng là mối duyên đẹp, bước vào phong lưu trận. Đang rất tâm đầu ý hợp, thì tên giang hồ kia dẫn một đám lưu manh vác gậy gộc xông đến, đánh Lục Dưỡng Phương một trận gần chết, sau đó kéo gã tới nha phủ Tùng Giang và kiện gã về tội gian dâm với phụ nữ nhà lành. Lục Dưỡng Phương bị tống giam, tin tức này truyền đến Thanh Phổ. Lục Triệu vô cùng kinh sợ, trúng gió đến nỗi liệt nửa người, mà người đến ép nợ Đổng Thị ngày nào cũng đến gây chuyện, muốn Lục Thị lấy hơn 600 mẫu rừng dâu Dư Sơn để đổi cho Lục Dưỡng Phương ra ngục, nếu không sẽ bị xử tội làm nhục phụ nữ, đánh tám mươi trượng, vĩnh viễn bị đày ra biên ải. Lục Thao tháng trước vốn đã muốn đón ba mẹ con Nhược Hi về Thanh Phổ nhưng bây giờ lại đang rối loạn tâm trí vì đệ đệ hư hỏng, lão phụ lại ốm nằm trên giường, sao còn có thể đến Sơn Âm được, lần này viết thư cho Trương Nguyên là muốn nhờ Trương Nguyên khẩn cầu Trương Nhữ Sương ra mặt nghĩ cách cứu Lục Dưỡng Phương. Còn mẹ con Nhược Hi có muốn về Thanh Phổ hay không thì phải xem ý của Nhược Hi. Nhược Hi muốn ở lại nhà mẹ đẻ ở Sơn Âm thêm một thời gian nữa cũng được, dù sao bây giờ Thanh Phổ Lục thị cũng đang không yên. Lý Thuần, Lý Khiết ở nhà bà ngoại cũng tốt. Lục Thao lại nói rằng nếu Nhược Hi muốn về Thanh Phổ thì nhờ Trương Nguyên đưa về. Trương Ngạc tức giận nói:
- Tên Lục Dưỡng Phương kia thật ngu xuẩn, là bản thân muốn chết, loại người như thế cứu làm gì!

Trương Nguyên nói:
- Lục Dưỡng Phương chết không có gì đáng tiếc, chỉ có điều là nếu để Lục Dưỡng Phương chết trong tay Đổng Tổ Thường thì ta cũng ức lắm.

Trương Ngạc gật đầu nói:
- Nói cũng đúng, tuyệt đối không thể để Đổng Tổ Thường đắc ý được. Giới Tử, bây giờ đệ đã thi đạo qua rồi, có công danh sinh đồ rồi, giờ là lúc đối phó với Đổng Tổ Thường rồi, đệ có diệu kế gì?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.