Chuyện Ma Quái Ở Bệnh Viện Đồng Hoa

Chương 31




Sau bữa tối, ba chúng tôi đi dạo.

Mio vẫnhơi nhức đầu, nàng hy vọng ra ngoài hóng gió sẽ khiến nàng dễ chịu hơn. Ban đầutôi hơi do dự, nhưng rồi nghĩ đi trong bóng tối, chúng tôi chỉ là những cáibóng nên tôi quyết định dẫn nàng theo.

Chúngtôi đi trong khung cảnh nhờ nhờ tối. Phía bìa rừng, mảnh trăng gầy đang treovắt vẻo. Thi thoảng có cơn gió thổi tới làm bóng trăng in trên mặt cánh đồnglúa nước khẽ rung rinh.

“Mátquá!” Mio nói.

“Tạidạo này trời mưa suốt đấy.”

Yuji vàMio nắm tay nhau đi đằng trước, còn tôi đi đằng sau. Tôi cũng có ước muốn giảndị là được nắm tay nàng nhưng đương nhiên là tôi không thể thổ lộ mong muốnnày. Tôi thấy ghen tị với Yuji vì thằng bé dễ dàng làm được điều tôi không thể.

“Anhnày,” nàng nói. “Những vấn đề của anh là gì? Anh có nói sẽ kể cho em mà?”

“À ừ.”

Đến chỗmương dẫn nước ở cuối đường, chúng tôi rẽ sang tay phải. Xa xa, thấp thoáng cóánh đèn tín hiệu chỗ giao cắt với đường tàu.

“Trướchết, anh muốn kể thêm chuyện của chúng mình.”

“Vâng,anh kể đi.”

Tôibước lên để đi song song với nàng.

“Hồiấy,” tôi bắt đầu, “khi còn học cấp III, chúng mình chưa phải là người yêu củanhau.”

“Tại emlà một học sinh mô phạm, gầy gò, chẳng có gì hấp dẫn, đã thế còn đeo kính nữađúng không”

Tôicười, mắt vẫn nhìn về phía trước.

“Ừ”

Nhưngmà, tôi nói.

“Anhcũng thích học sinh mô phạm, gày gò, chẳng có gì hấp dẫn, đã thế lại còn đeokính nữa.”

“Thếhả?” Yuji hỏi.

“Ừ.Nhưng hồi đấy, các bạn gái như thế chẳng đoái hoài gì đến chuyện yêu đương.”

“Nghĩalà không cần người yêu?” Mio nói.

“Phải.Em phớt lờ tín hiệu kiểu này.”

“Em ư?”nàng hỏi. “Hồi đấy em nghĩ về anh thế nào: “Giống như anh nghĩ về em thôi. Anhhơi lập dị, mọi người xung quanh còn bảo anh là người không thích chơi với ai.Em cũng nghĩ một người như anh thì chẳng màng đến yêu đương.”

“Em đãnói thế?”

“Ừ.”

“Bọnmình đúng là cái đồ chậm dậy thì. Ai lại nghĩ thế bao giờ.”

“Ừ.”

“Phảixếp vào hạng chậm dậy thì cấp quốc gia ấy chứ.”

“Bọnmình còn mải tham gia câu lạc bộ. Em suốt ngày chỉ nhảy cao, chạy với ném...”

“Thểdục nhịp điệu phải không?”

Tôi gậtđầu.

“Cònanh chỉ suốt ngày chạy vòng vòng quanh cái sân vận động bầu dục có đường kínhbốn trăm mét.”

“Chạyvui lắm hả anh?”

“Vuichứ. Việc này rất phổ biến đấy em. Các hành tinh và các hạt điện tử cũng suốtngày chạy vòng vòng như vậy.”

“Thậtạ?”

“Thật.”

Chúngtôi băng qua đoạn giao với đường tàu. Con đường xuôi theo mương dẫn nước, chạydài tít tắp.

Mio cứnhìn đăm đăm con đường tối mịt trước mặt.

“Em chỉthấy mờ mờ đàng xa,” Mio nói.

“Thếhả?”

“Dạonày em không đeo kính nữa à?”

“À,”tôi ngừng lại, “không.”

Tôi đãquên mất chi tiết này. Mọi ngày Mio vẫn dùng kính áp tròng. Tuy có lần nàng đeokính thường vào lúc nghỉ ngơi nhưng chuyện này cực hiếm. Thị lực của nàng chỉkhoảng 0.4, 0.5 gì đó.

Tôiđành phải nói dối.

“Em cóđeo kính đâu nhỉ. Vì em không phải nhìn bảng đen hay lái xe nữa.”

“Nhưngem nhìn không rõ. Em vẫn còn kính chứ?”

“Chắclà còn ở đâu đó. Anh sẽ tìm.”

“Vâng,tìm giúp em nhé.”

Có vẻnhư ở tinh cầu Lưu Trữ, người ta không phát kính áp tròng cho nàng.

“Tóm lại,”tôi quay trở lại câu chuyện “vì chậm dậy thì hơn cả một đứa trẻ năm tuổi nênthời cấp III của chúng mình đã kết thúc mà không dính dáng gì đến yêu đương.”

“Chậmdậy thì hơn cả con à?” Yuji hỏi.

“Bốkhông biết,” tôi nói. “Cũng có thể.”

“Chậmdậy thì là gì ạ?”

“Làchậm lớn.”

“Trờiơi!” Yuji hét lên. “Tức là hồi đấy bố và mẹ bé tẹo à?”

Tôi vàMio nhìn nhau cười khúc khích. Tôi nói với nàng.

“Một sựkiện rất nhỏ trong lễ tốt nghiệp đã tạo nên bước ngoặc trong mối quan hệ củachúng ta.”

Lễ tốtnghiệp.

Lẽ rachúng mình sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa, dù hồi đấy chúng mình cũng chẳngbận tâm đến chuyện này.

Nhưngđã xảy ra một tình huống ngoài ý muốn.

Chuyệnxảy ra sau khi hầu hết mọi việc đều đã xong xuôi, buổi lễ tốt nghiệp kết thúc,các học sinh về lớp và hoàn thành nốt buổi họp mặt cuối cùng của thời cấp III.

Anhđang nhặt mấy thứ linh tinh trong ngăn bàn cho vào túi thể thao (toàn phiếugiảm giá đồ ăn nhanh, nhân vật hoạt hình được tặng kèm khi mua kẹo, thẻ trúngthưởng kem que...) thì em gọi anh từ ghế bên cạnh.

“Aionày!”

“Gì thếhả Enokida?”

“Tớmuốn cậu viết cho tớ vài dòng.”

Em đưacho anh quyển lưu bút. Có vô số quyển lưu bút được chuyền tay nhau trong lễ tốtnghiệp. Và em là người duy nhất đã nhờ anh viết lưu bút. Không em thì còn aikhác đây?

“Ừ, đưatớ viết cho.”

Anhnhận cuốn sổ từ tay em, ngẫm nghĩ một lát rồi viết một câu ngắn gọn.

“Ngồicạnh cậu rất dễ chịu. Cảm ơn cậu.”

Đó làlời cảm ơn của anh đối với em vì em đã cho anh mượn vở, đồng thời cũng là lờiđáp lại chất hóa học anh vô tình nhận được từ em.

Đọc câuđó của anh, em nói thế này:

“Tớcũng rất dễ chịu khi ngồi cạnh cậu. Cảm ơn cậu.”

Vàchúng mình chia tay nhau.

“Tạmbiệt cậu.”

“Tạmbiệt.”

Anh cầmbằng tốt nghiệp cùng chiếc túi thể thao bên trong chất đầy đồ linh tinh rời khỏilớp học.

“Khôngcó gì xảy ra ư?”

“Không,chưa hết em ạ.”

Sau lễtốt nghiệp chừng một tháng, anh nhận được một bức thư chỉ có vẻn vẹn mấy chữcủa em:

“Tớđang cầm bút chì của cậu. Tớ phải làm thế nào?”

“Thì ralà vậy!” anh hét lên.

Anh đitìm cái bút chì đó suốt cả tháng trời. Hóa ra là lúc trả lại em cuốn sổ, anh đãkẹp luôn cả bút của mình vào đó. Thảo nào anh tìm mãi không thấy.

Nếu chỉlà cái bút chì bình thường chì anh cũng chẳng bận tâm đến thế đâu, nhưng cáibút chì này không hề bình thường. Đó là món quà sinh nhật đầu tiên trong đờivào năm anh mười tuổi. Bác anh, tức chị gái của mẹ anh, người cũng đáng để anhgọi là mẹ, đã mua cho anh món quà này.

Ai cũnggắn bó với món quà lần đầu tiên trong đời. Cuốn sách đầu tiên, chiếc đồng hồđeo tay đầu tiên, đĩa CD đầu tiên. Anh đều cất giữ cẩn chận tất cả những thứđó.

Anhviết ngay thư trả lời em.

“Đây làthứ rất quan trọng với tớ. Tớ sẽ đến lấy.”

Anhmuốn tự đến lấy vì không muốn phiền em mất tiền gửi trả anh. Em viết lại choanh thế này.

“Tớđang ở trong ký túc. Khi nào về nhà, tớ sẽ liên lạc với cậu.”

Thế vụtrao trả bút chì bị trì hoãn tới tận kỳ nghỉ hè.

Kể cảanh có biết chỗ em ở thì việc này cũng không quá cấp bách. Ngoài ra, anh cũngcó một mong muốn nho nhỏ là được gặp em khi em đã trở thành sinh viên.

Chúngmình vẫn tiếp tục tham gia câu lạc bộ khi lên đại học, do bận bịu hết đại hộithể thao này đến các buổi họp mặt khác mà mãi đến ngày 7 tháng Chín, tức là khikỳ nghỉ hè sắp kết thúc, chúng mình mới gặp được nhau. (Hôm đó là ngày Lễ Laođộng nên anh nhớ rất rõ. Anh nhớ tất cả các ngày lễ của Mỹ).

Chúngmình hẹn nhau tại một ga nằm giữa nhà hai đứa. Anh đến chỗ hẹn trước năm phútnhưng đã thấy em ở đó rồi.

Thấy emđứng giữa đám đông, tự nhiên một cảm giác kỳ lạ, rất khó tả xâm chiếm anh.Trước đó, anh không hề biết đến sự tồn tại của cảm giác này. Chẳng cần nóinhiều, đó chính là cảm giác yêu.

Một kẻchậm dậy thì như anh cuối cùng đã lớn.

Hoanhô!

Banđầu, anh ngỡ rằng đây chỉ là cảm giác vui mừng khi gặp lại bạn cũ. Vì thực tếđúng là anh rất vui.

Ba nămngồi gắn nhau trong vòng bán kính một mét, em đã chiếm một góc rất riêng tưtrong trái tim anh. Một góc rất gần với góc của bố, góc của mẹ và góc của bácanh. Anh biết, phần dành cho em trong con người anh cũng đang vô cùng háo hứcđược gặp lại em.

Em còndành cho anh một sự ngạc nhiên nho nhỏ nữa. Sự ngạc nhiên này khiến tim anhloạn nhịp và lâng lâng suốt cả buổi.

“Một sựngạc nhiên?”

“Ừ.”

“Ngạcnhiên thế nào?”

“Là thếnày.”

Tóc emđã dài chấm vai.

Hồi mớivào cấp III, tóc em ngắn cũn, khi ra trường cũng vẫn còn ngắn. Thế mà giờ đãdài chấm vai rồi. Phần tóc mái em để bằng đến chớm lông mày, hai bên tóc maiđược em vắt ra đằng sau và ghim lại bằng kẹp tóc. Em đã chuyển sang kính áp tròng,trước đây cũng có lần anh thấy em đeo kính áp tròng. Vì vậy, mái tóc của emchính là điều khiến anh ngạc nhiên nhất.

Emtrông rất nữ tính. Em giờ đã là một thiếu nữ bước vào tuổi cập kê có mùi hươngvà làn da ấm áp, không còn giống như linh hồn của chiếc thìa cà phê nữa.

Em cũngkhông còn nói “Tôi chẳng có hứng thú gì với bọn con trai hết. Hãy để tôi yên.”

Anh cócảm giác dường như em đang nói với anh: “Hãy nhìn và thích tớ đi.”

Anh làngười khá nông cạn, tiếp nhận nguyên xi những gì có ở trước mắt, vì vậy anh đãtiếp nhận nguyên xi tín hiệu em đưa ra.

“Đượcthôi, tớ sẽ thích cậu.”

Trôngthấy anh, em mỉm cười e lệ. Anh đoán là em cũng đang hồi hộp. Bởi đây là lầnđầu tiên chúng mình hẹn hò với bạn khác giới.

“Xinchào. Lâu quá rồi nhỉ.”

Em nói.

“Ừ,đúng là lâu quá rồi.”

Đến đâythì chẳng ai nói gì nữa. Sau một hồi nghĩ ngợi, anh lên tiếng.

“Enokida,ngồi cạnh em là bạn Aio phải không?”

Em nhớra ngay.

“Khôngphải,” em nói.

“Là bạngấu Teddy,” em tiếp tục.

Rồichúng mình cười khúc khích.

Hồi cấpIII, một hôm anh trốn học, ai đó đã đặt con gấu Teddy vào chỗ của anh. Vừa rồilà đoạn hội thoại giữa em và cô giáo khi cô nhìn thấy con gấu.

Còn anhlúc ấy đang ngồi trong câu lạc bộ điền kinh đọc cuốnĐêmthứ Bảy và sáng Chủ nhật của Alan Sillitoe.

Cuốicùng, cô giáo nói:

“Côcũng nghĩ thế. So với bạn ấy, con gấu này quá nhiều lông.”

Chuyệnchưa kết thúc đâu.

Ngàyhôm sau, chỗ anh ngồi xuất hiện con chuột Mickey. Cô giáo lại hỏi em câu giốngnhư hôm trước. Em cũng trả lời giống như hôm trước.

Sau đó,cô giáo nói.

“Côcũng nghĩ thế. So với bạn ấy, tai con chuột quá to.”

Cònanh, anh lại ngồi trong câu lạc bộ điền kinh đọc tiếp cuốn sách hôm qua.

Trò nàylặp lại một thời gian. Rất nhiều thú bông được đặt vào chỗ ngồi của anh mà anhkhông hề biết. Nào là gấu Pooh, chó Snoopy, lúc lại là vịt Donald. Con quá béoso với anh, con thì quá trắng, con thì miệng quá rộng.

Em thậtbản lĩnh khi ngoan ngoãn trả lời cô giáo, còn cô giáo cũng sắc sảo chẳng kémthì đưa ra các câu bình luận.

Saunày, khi được em kể lại, anh thấy hơi tiếc. Giá mà anh có mặt ở đó để nghe emvà cô giáo đối đáp.

Đúng làmột giai thoại đáng nhớ của chúng mình.

Saugiây phút căng thẳng, chúng mình mới nhớ ra lý do để gặp nhau.

“A đúngrồi,” em nói.

“Cáibút chì.”

“Ừ. Cáibút chì.”

Em lấytừ trong chiếc túi có vẽ bông hoa dâm bụt ra một phong bì màu xanh.

“Củacậu đây.”

Em đưacho anh.

“Hômđấy tớ phát hiện ra ngay nhưng Aio đã về mất.”

“Sauđấy, tớ bận phải dọn vào ký túc xá nên không liên lạc được với cậu. Xin lỗi cậunhé.”

“Khôngkhông. Tại tớ đoảng quá thôi,” anh nói. “Giờ thì nó đã quay về với tớ rồi.”

Anh rútchiếc bút chì ra khỏi phong bì, giơ lên trước ánh nắng.

“Đây làquà sinh nhật của bác tớ. Chiếc bút chì tớ được tặng lần đầu tiên trong đời.”

“Sinhnhật năm nào?”

“Nămmười tuổi. Bác tớ mua ở ga Kichizyoji.”

“À, hồicậu ở Tokyo hả?”

“Ừ.”

Trước khichuyển đến thị trấn này, anh sống ở Chofu trên Tokyo. Hồi đó, em sống ở MinamiAzabu, quận Minato. Vì vậy, rất có thể anh và em đã ngắm cùng một đám mây vàocùng một thời điểm.

Chúngmình chỉ sống cách nhau có từng ấy.

“Cảm ơncậu,” anh nói.

“Khôngcó gì đâu,” em nói.

Thậtkhông may là đến đây thì việc chính đã xong. Giờ chúng minh chia tay nhau cũngchẳng có gì là bất hợp lý. Nhưng chúng mình chưa muốn chia tay.

Giữadòng người tấp nập qua lại như mắc cửi, chúng mình nhìn nhau, chờ đợi bên kiamở lời. Anh mong em sẽ làm gì đó để rồi nhận ra rằng chính em cũng mong nhưvậy.

Mọichuyện có nguy cơ chấm dứt tại đây.

“Tìnhhình là...” anh mở miệng. Em nhìn anh chờ đợi. Ánh mắt em đã tiếp thêm dũng khíđể anh nói ra câu tiếp theo.

“Cậu cókhát không?” anh nói. “Trời nóng quá.”

Thực tếlà anh đang rất khát.

Em gậtđầu hai lần.

“Bọnmình đi uống thứ gì cho mát nhé.”

Sau đó,chúng mình đến điểm hẹn hò đáng nhớ đầu tiên.

Đến chỗchân tàu, chúng tôi quyết định quay ngược trở lại.

“Em cònđau đầu không?” tôi hỏi Mio.

“Có vẻđỡ hơn rồi.”

“Thếthì tốt.”

Yujikêu buồn ngủ, tôi liền cõng thằng bé lên. Ngay sau đó là tiếng thở khò khè quenthuộc.

Thằngbé bị viêm màng phổi chăng?

“Nhìncon ngủ trông yêu quá!” Mio nói.

“Conrất giống em. Nhất là lúc ngủ.”

“Có lẽvậy. Nhìn con, em có cảm giác gì đó rất thân thuộc.”

“Nhưthể nhớ lại hồi bé?”

“Vâng.Không hẳn là nhớ đến điều gì cụ thể, nhưng em có cảm giác đó.”

“Em vẫnchưa nhớ ra được gì à?”

“Chưa.Nhưng dần dần em đã có cảm giác em là vợ anh và là mẹ của Yuji.”

“Em cóbuồn không? Vì không còn trí nhớ?”

“Em hơithất vọng, nhưng không vội. Cần phải kiên nhẫn.”

“Nếuvậy thì tốt.”

Mio giơchân đá văng hòn sỏi bên vệ đưòng. Dù đã mất trí nhớ nhưng những hành động vôthức của nàng vẫn còn nguyên như xưa.

“Em.”Mio nói, “đã rất hạnh phúc.”

“Thếà?”

“Vâng.Vì em đã gắn bó với người đầu tiên em yêu, có được cậu con trai dễ thương, vàđến giờ cả gia đình mình vẫn đang sống hạnh phúc.”

Em cóhạnh phúc không?

Anh tựhỏi mình.

Em đãcưới một người đủ thứ bệnh như anh, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi tại thị trấnnhỏ bé này trong khi chưa một lần được đi du lịch. Thế mà em vẫn bảo anh rằngem hạnh phúc?

“Cònanh?” Mio hỏi. “Anh có hạnh phúc không? Em có làm cho anh hạnh phúc không?”

“Anhhạnh phúc lắm!” tôi nói. “Rất hạnh phúc.”

Tôi làcon chim cánh cụt bay trên trời.

Nhờ cónàng dẫn dắt, tôi đã bay cao ngoài sức tưởng tượng.

Suýtchạm được tới các vì sao.

Từ trêncao, mọi thứ xấu xa, bẩn thỉu dưới mặt đất khiến con người phiền não trongchẳng khác gì một tấm thảm tuyệt đẹp.

Đó làhạnh phúc.

Thế rồinàng biến mất, khiến tôi trở lại đúng là một con chim cánh cụt. Chuyện nàng bỏđi khiến tôi rất buồn nhưng nàng đã để lại cho tôi một cậu bé có sải cánh dàigiống nàng cùng một vùng ký ức trống rỗng.

Tómlại, vẫn có thể coi tôi là con chim cánh cụt hạnh phúc thi thoảng gặp phảichuyện đau buồn.

“Anh kểtiếp đi.” Nàng nói.

Chúngtôi lại nằm thành chữ Xuyên, nhìn lên trần nhà nhuộm ánh sáng màu cam nhạt.

“Ừ,”tôi nói. “Anh sẽ kể đến khi em ngủ.”

Thậtra, tôi gần như đã quên sạch chuyện hồi đó. Sau này, nhờ Mio kể đi kể lại nhiềulần mà tôi mới có cảm giác đó là ký ức có thật.

Rất kỳlạ.

Nhữngchuyện ngày xưa Mio kể lại cho tôi khi tôi không còn nhớ thì bây giờ, đến lượttôi kể lại cho nàng khi nàng đã quên. Đây giống như trò chơi truyền khẩu giữahai chúng tôi. Sau nhiều lần lặp đi lặp lại, những kỷ niệm biến thành ký ứctrong mơ, được thêu dệt lại còn đẹp hơn cả sự thật trong quá khứ. Kỷ niệm làvậy mà.

Trướchết là câu chuyện về lần hẹn hò đầu tiên của hai chúng tôi.

Chúngmình vào một quán giải khát đối diện nhà ga. Anh gọi nước gừng, còn em gọi càphê đá.

Ba năm,chúng mình hoặc là ngồi cạnh nhau, hoặc là ngồi đằng trước hoặc đằng sau, cònhôm nay, lần đầu tiên chúng mình ngồi đối diện.

Hôm naycũng là lần đầu tiên anh được nhìn rõ mặt em. Mắt em rất to, dù là mắt một mí.Mũi em cao, môi em mỏng. Em có cả răng khểnh nữa. Mỗi người sẽ có một ấn tượngkhác nhau khi nhìn khuôn mặt em.

Còn anh,anh cảm chấy đó là kiểu mặt con gái anh yêu thích từ nhỏ. Tình yêu là vậy đấy.

“Cậu đểtóc dài à?” anh nói.

“Ừ. Tấtcả mọi người trong đội thể dục nhịp điệu đều để tóc như vậy.”

Mọingười đều búi cóc cao. Em bảo anh.

“Nhìncậu thật khác.”

“Vậyư?”

“Ừ,trông rất người lớn.”

Aiocũng thế. Em bảo.

“Tớcũng thấy cậu người lớn hẳn lên.”

“Cậucao lên à?” em hỏi.

“Ừ, mộtchút.”

“Giờcậu cao bao nhiêu?”

“Khoảngmột mét bảy bảy. Vận động viên điền kinh cự ly trung bình cần phải cao hơnnữa.”

“Nhìncậu có vẻ cao hơn thế.”

“Chắctại tớ đi giày.”

Hồi cấpIII, chúng mình chỉ gặp nhau ở lớp học. Nghĩa là chỉ những khi đi dép trongnhà. Đã thế anh còn chuyên đi đôi giày đánh bowling vứt trong phòng tập thểthao nữa chứ.

Đôigiày này vốn do một anh học trước mượn từ sân bowling cạnh trường rồi khôngtrả. Giày màu trắng, mũi và gót màu xanh lam. Trên giày có thêu số “61” màu tímđỏ. Anh đi đôi giày ấy suốt cả ba năm học

Hôm naylà lần đầu tiên chúng mình gặp nhau với đôi giày có cổ và có gót. Cũng phải nóithêm, hôm nay cũng là lần đầu tiên anh thấy em mặc chiếc váy liền màu đỏ sẫm.Lần đầu tiên anh thấy em tô son. Lần đầu tiên anh thấy mái tóc em đung đưa mỗilần em nghiêng đầu, lần đầu tiên anh cảm thấy bồn chồn không yên khi nói chuyệnvới em.

Tất cảđều là lần đầu tiên, đến nỗi mà khó tìm được một thứ không phải lần đầu tiên.

Chúngmình ở trong quán suốt năm tiếng đồng hồ. Thật không thể tin nổi.

Khônghiểu chúng mình đã nói những chuyện gì?

Chúngmình đều muốn biết thêm về người kia.

Chúngmình đều là người nghiêm túc nên tìm hiểu nhau là bước không thể thiếu trướckhi tiến tới tình yêu.

Khôngđược phép nắm tay khi chưa biết gì về nhau. Tên bố mẹ người yêu còn chưa biết,thế mà đã khoác tay thì còn ra thể thống gì. Phải biết người kia đi giày sốmấy, cỡ quần áo bao nhiêu, mấy tháng biết đi, lặn được bao lâu dưới nước... rồimới tiến tới giai đoạn tiếp theo được.

Tìmhiểu nhau là bước rất quan trọng. Đó là mong muốn biết thêm về nhau, cũng nhưmong muốn người kia biết con người thật của minh. Có thể suy nghĩ của chúng mìnhhơi đặc biệt, nhưng chúng mình đã chọn cách đến với nhau thận trọng như vậy.

Do đó,việc chuyện trò cùng nhau thật cần thiết. Chúng mình đã chuyện trò suốt cả nămtiếng nhưng chưa chạm được vào ngón út của nhau. Tình hình này không biết phải nóichuyện bao lâu mới tới được đám cưới đây? (Tuy lúc ấy, anh mới mười tám và emlà người đầu tiên anh hẹn hò chính thức nhưng anh cũng đã tính chuyện cưới xinrồi. Anh nghĩ yêu nhau là phải như vậy.)

Anhcũng hiểu, tuy chỉ mang máng, rằng ngay cả giai đoạn hôn thôi cũng cần phải cóthời gian. Anh không vội, hơn nữa, em là người sẽ sống cùng anh cả đời nên vẫncòn khối thời gian. Ít ra thì chúng mình đã mất ba năm mới hẹn hò nhau lần đầu,kể từ sau lần nói chuyện đầu tiên. Cho nên, muốn tiến tới được giai đoạn hônthì cũng phải mất thêm ba năm nữa.

Anh đãnghĩ vậy.

Tronglần trò chuyện năm tiếng này, chúng mình đã tiến gần đến đoạn hôn nhau.

(Khôngbiết lúc hôn, cái răng khểnh của em có bị vướng không?)

Anh đãnghĩ thế lúc nhìn vào môi em.

Trờitối, chúng mình phải về.

Giờnhìn lại có thể nói lần hẹn hò này là bước mở đầu cho giai đoạn tiếp theo,nhưng thú thật với em là khi ấy, anh không đủ tự tin để nghĩ vậy. Nhiệm vụtrước mắt của anh là phải hẹn cho được em lần sau chứ không phải cái chuyện hônhay cưới em.

Ra khỏicửa hàng, chúng mình mua vé ở ga. Lúc này, cuộc hẹn sau vẫn chưa được nhắc tới.Chúng mình qua cửa soát vé, bước xuống sân ga. Năm phút nữa tàu anh sẽ đến, sauđó hai phút là tàu của em. Thế mà anh vẫn cứ say sưa kể cho em chuyện chăm concủa loài cánh cụt hoàng đế.

(Anhkhông nhớ tại sao chúng mình lại nói chuyện này nhưng anh rất am hiểu chuyệnchăm con của chim cánh cụt hoàng đế. Anh sẽ kể cho em nghe sau.)

Em lắngnghe rất chăm chú, trong khi lòng anh như đang có lửa đốt. Xe điện sắp tới rồi.Và xe điện tới thật.

“À...”anh nói. “Tớ đến Ekinoda xong rồi mới về. Tớ sẽ đợi chuyến sau.”

Xe điệncủa em tới.

“Ồ...”em nói. “Chuyến sau vẫn kịp.”

Em phảivề ký túc trước sáu giờ. (Giờ giới nghiêm của trường nữ là sáu giờ tối! Thế nàythì anh làm sao rủ em đi xem pháo hoa được.)

Chúngmình có thêm được bảy phút, nhưng bảy phút đó cũng trôi vèo trong nháy mắt. Giảsử có thêm ba mươi ngày nữa thì cũng chẳng thay đổi được gì. Quyết định luônrơi vào những giây cuối cùng.

Xe điệncủa em tới, cửa xe mở, hành khách bắt đầu bước lên. Em đi theo sau họ. Emngoảnh lại mỉm cười với anh. Mãi tới lúc đó anh mới thốt lên.

“Lầntới bọn mình gặp nhau nhé?”

Còi tàuvang lên, em nói:

“Tớphải quay về ký túc xá rồi.”

Em hétlên thật to để át tiếng còi tàu:

“Tớ sẽviết thư cho cậu.”

Cửa xeđiện đóng lại.

“À, thếhả?”

Anh nóivới con tàu đang chuẩn bị rời ga.

Nhưngkhông sao, đây chưa phải là hồi kết. Mở đầu và kết thúc chỉ khác nhau như cửavào và cửa ra. Có cửa vào nghĩa là có thứ gì đó ở bên trong. Thứ đó hẳn sẽ rất tuyệtvời

Khi ấy,anh đã nghĩ như vậy.

Mộttuần sau, thư của em đến. Anh viết thư trả lời em ngay ngày hôm sau. Khoảng mộttuần sau nữa lại có thư của em. Lần này, anh để cách ba ngày mới viết cho em.

Đấy lànhịp độ tiến tới của chúng ta.

Nhữngngười cuồng nhiệt nhìn chúng ta hẳn sẽ thất vọng lắm, nhưng đó là mức độ vừaphải với cả hai. Tình yêu giữa hai con người nghiêm túc, chậm dậy thì tiếntriển một cách lặng lẽ, chậm rãi và khiêm tốn. Trong thời buổi hỗn độn này, đâyquả là một việc xa xỉ.

Ký túcxá của em ở Setagaya có đúng một chiếc điện thoại. Cổng ký túc cũng có bốt điệnthoại công cộng nhưng bọn em không được phép ra ngoài sau giờ giới nghiêm. Thờiấy, điện thoại di động chưa phổ biến như bây giờ, như giả sử có phổ biến thìchưa chắc chúng mình đã dùng.

Chúngmình không thích điện choại.

Điệnthoại là thứ vô duyên, kênh kiệu và hung hãn. Chúng kết nối chúng ta với nhữngngười vô duyên, kênh kiệu và hung hãn. Đó là nhân viên tiếp thị, người vận độngbầu cử, hoặc một người bạn chẳng mấy thân thiết gọi điện nhờ điểm danh hộ. Điệnthoại và mấy người đó có mức độ tương thích rất cao.

Đến cảcâu nói đầu tiên phát qua điện thoại cũng thuộc loại kênh kiệu.

“Watson,đến đây ngay!” (Tất nhiên, đây là câu nói của Graham Bell.)

Câu nóiđã ám chỉ đến tính cách của điện thoại sau này.

Tómlại, chúng mình thích liên lạc với nhau qua thư hơn là điện thoại.

Chữ emđẹp ghê. Nét chữ của một học sinh xuất sắc, xinh xắn, mảnh mai với phần đuôichữ hơi run run làm anh liên tưởng tới giọng nói của em.

Việcnày khiến anh hơi xấu hổ. Vì chữ anh xấu đến mức khó tin.

Cho anhthanh minh một chút là việc này bắt nguồn từ suy nghĩ bảo thủ của bố mẹ. Hồinhỏ, anh bị bố mẹ bắt sửa thói quen thuận tay trái. Vì tin vào một cái thống kêvớ vẩn nào đó rằng ai thuận tay trái sẽ chết sớm nên bố mẹ anh đã dùng dây tróitay trái của anh lại. Chẳng còn cách nào khác, anh đành phải dùng tay phải vốnđã vụng về để cầm đũa, ném bóng, viết chữ... Cánh tay trái sau thời gian bị cấmđoán trở nên rụt rè hơn, không nhanh nhẹn như trước nữa. Giờ thì anh viết taynào cũng xấu như nhau.

Hìnhnhư em vẫn giữ thư của anh đấy nhưng anh không muốn em đọc lại đâu.

“Thưcủa em còn ở đây chứ?” Mio hỏi.

“Còn.Sau khi cưới, anh có mang theo.”

“Emmuốn đọc lại. Không biết trong thư viết gì.”

“Mấychuyện thường nhật thôi, việc luyện tập ở câu lạc bộ, ước mơ sau này.”

“Ước mơsau này?”

“Ừ.”

“Tốtnghiệp xong em có đi làm đúng không?”

“Ừ. Emhọc cao đẳng nên hai mươi tuổi em đã đi làm mà.”

“Emchọn nghề gì? Đúng như em mơ ước không?”

“Có. Emđã chọn đúng nghề em mơ ước.”

“Nghềgì? Em rất muốn biết. Kể cho em đi.”

“Em..”tôi nói. “Em trở thành giáo viên dạy nhảy tại câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ.”

“Dạynhảy?”

“Ừ.Nhảy Aerobic.”

“Em?”

“Ừ,em.”

“Khôngthể tin nổi.”

“Côngnhận.”

Nhưng..,tôi nói.

“Em họcthể dục nhịp điệu cả cấp III và cao đẳng nên việc này không có gì là xa vờicả.”

“À,vâng. Em tập thể dục nhịp điệu mà.”

“Ừ. Emthích nhảy. Em cũng thích làm giáo viên nữa. Vì vậy em đã chọn cách đem niềmvui nhảy múa đến cho mọi người.”

“Em cócảm giác mình làm giáo viên thì hợp hơn.” “Em có bằng sư phạm đấy. Nhưng cuốicùng em đã chọn dạy nhảy.”

“Em làmgiáo viên dạy nhảy cho đến khi lấy anh?

“Đếnkhi em mang bầu Yuji. Đúng ra là em phát hiện mình mang bầu hơi muộn nên lúc đóem mới nghỉ.”

Mio thởdài.

“Cuộcđời của em.” Nàng nói, mắt vẫn nhìn lên trần nhà nhuộm ánh đèn màu cam. “Tựnhiên...”

“Saocơ?”

“Tựnhiên em có cảm giác mình làm được quá nhiều. Theo em hiểu em chỉ là một họcsinh trầm tĩnh và nghiêm túc.”

“Ừ.”

“Vì vậyem hình dung một người như em sẽ có cách sống bình dị và đơn giản hơn.”

“À,cũng có thể.”

“Đúngkhông? Em chọn nghề không phải vì thích hay ghét, mà vì nghề đó ổn định, cóchút danh tiếng, làm một nhân viên văn phòng bình thường thôi cũng đủ làm emmãn nguyện. Em cảm giác đó mới chính là em.”

“Ừ.”

“Em lấychồng cũng không phải xuất phát từ tình yêu mà là do một người họ hàng nào đógiới thiệu, và em cũng thấy hài lòng với một cuộc đời như vậy. Giả sử anh kểcho em một câu chuyện kiểu đó em cũng sẽ gật đầu đồng ý.”

“Anhhiểu” tôi nói. “Em vẫn nói mà. Rằng em đã cố quá sức mình. Người như em chỉchọn con đường an toàn, thế mà chẳng biết từ lúc nào, em lại nhắm mắt, chạy hếttốc lực qua cây cầu không có tay vịn.”

“Vậyư?”

“Ừ. Emgiỏi lắm.”

“Giỏi?”

“Em đãlấy một người như anh. Riêng quyết định này đã là quá giỏi rồi.”

“Nhưngmà...”

“Anhbảo sẽ kể sau cho em. Về những vấn đề của anh.”

“Nếutính cả chuyện này thì cách sống của em không hề bình dị và đơn giản chút nào.”

“Thếsao?”

“Chuyệnđó thì...”

“Anh kểđi.”

“Để mainhé.”

“Trời!”

“Maiđi.”

“Anh đãkể đến đoạn này rồi cơ mà?”

“Ừ.Nhưng kể tiếp thì dài lắm.”

“Nhưngmà.”

“Anh màkhông ngủ sớm thì mai không làm việc nổi đâu.”

“Mới cómười rưỡi.”

“Vớianh là nửa đêm rồi đấy.”

“Thậtsao?”

“Ừ.Chúc em ngủ ngon.”

“Chúcanh ngủ ngon.”

“Anhngủ thật à?”

“Thật.”

“Nhưngmà...”

“Ngủngon nhé.”

“Chúcanh ngủ ngon.”

“Thếhả?”

Thế hả?

“Yujinói mê đấy. Em đừng để ý. Ngủ đi nhé.”

“Chúcanh ngủ ngon.”

“Thếhả?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.