Chứng Cứ Không Tiếng Động

Chương 3




Trò chuyện với nhau được mấy câu, tôi trực tiếp đề nghị được tớn nơi mà Từ Nghị Giang và Trương Thụy Bảo đã chết. Trần Phú Lập dẫn tôi đến khu phòng giam, sau khi đi vào trong một sân bóng rổ đưọc đổ nền bê tông liền chỉ tay vào một chỗ ở giữa sân, nói: “Chính là ở chỗ này. Ba năm trước, Trương Thụy Bảo đã dùng gạch dập chết Từ Nghị Giang ở đây, sau đó thì tự sát.”

Tôi rút ra một điếu thuốc đưa cho anh ta, lại giúp anh ta châm lửa, sau đo mới hỏi: “Có người nào tận mắt chứng kiến sự việc không?”

”Có.” Anh ta rít một hơi thuốc, đáp: “Chính là tôi.”

“Anh có thể miêu tả sơ qua một chút được không?”

”Ừm.” Anh ta giậm nhẹ chân xuống đất một cái, bắt đầu kể: “Lức đó là tháng 2 năm 2009, còn chưa qua tháng Giêng, cái sân bóng này thì vừa mới bắt đầu được xây dựng. Khi ấy tôi dẫn theo hơn ba mươi phạm nhân, tuy tất cả đều mắc trọng tội nhưng tính cách thì coi như là ngoan ngoãn, chưa từng tham gia vào những vụ ẩu đả Nghịêm trọng. Đó là một buổi chiều, trời âm u, tôi gọi tổ trướng của tổ phạm nhân này lại kêu trông chừng mọi người, mình thì chuẩn bị ra ngoài gặp một người ban. Nhưng tôi còn chưa kịp bước chân ra ngoài khu phòng giam thì đã nghe thấy một tràng những tiếng huyên náo ầm ĩ. Tôi vội vàng quay trở lại, thấy

Đầu của Từ Nghị Giang đã bị đập cho nứt toác. Trương Thụy Bảo thì vẫn đang ngồi trên người anh ta, trong tay cầm nửa viên gạch. Những người khác đều chỉ đứng bên ngoài nhìn, không có ai dám đi tới can ngăn. Tôi lập tức kêu to:“Trương Thụy Bảo, anh làm gì đấy?” Anh ta hét lớn một tiếng, đưa tay ôm đầu, kế đó liền dùng gạch đập vào đầu mình liên tục, đến cuối cùng đã ngã gục xuống đất rồi mà vẫn cứ đập mãi.” Nói đến đây, anh ta không kìm được cất lời cảm thán: “Ôi, thực sự là đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện đó, cả đời này tôi chưa từng nhìn thấy người nào hung hãn đến như vậy.”

Tôi hỏi: “Lúc trước không phải anh ta rất ngoan ngoãn, thật thà ư?”

”Thì vốn biết người, biết mặt, không biết lòng mà.” Trần Phú Lập nói. “Theo như kinh nghiệm của tôi, càng là người ngoan ngoãn, thật thà thì lại càng nguy hiểm. bởi tất cả mọi cảm xúc luôn bị bọn họ kìm nén trong lòng.”

Tôi lại hỏi tiếp: “Nghe nói trước đó anh ta có quan hệ không tệ với Từ Nghị Giang đúng không?”

Trần Phú Lập cười nhạt một tiếng, nói: “Gã Từ Nghị Giang đó được chuyển vào đây hồi tháng 10 năm 2008, tính đến lúc chết cũng chỉ mới ở đây được khoảng bốn tháng mà thôi. Đúng thế, Trương Thụy Bảo và gã có quan hệ không tệ, nhưng tôi cảm thấy chẳng qua là Trương Thụy Bảo muốn bợ đợ gã mà thôi. Gã Từ Nghị Giang này dường như không đơn giản chút nào, khi chuyển đến đây hồ sơ bị thiếu rất nhiều, mãi đến cuối cùng vẫn chẳng được bổ sung đầy đủ. Anh và anh Phó đã là chỗ thân quen với nhau từ lâu, vậy tôi sẽ nói với anh nhiều một chút. Khi đó có một người mỗi tháng đều qua đây lo lót, nhưng anh ta không chịu nói ra mình và Từ Nghị Giang có quan hệ như thế nào, chỉ nhờ cậy tôi để mắt giúp đỡ Từ Nghị Giang. Tôi còn từng nghe anh Phó nhắc đến chuyện giảm án cho Từ Nghị Giang, mà Trưởng trại giam dường như cũng rất xem trọng chuyện này. Tóm lại, tôi cảm thấy Từ Nghị Giang có lai lịch không nhỏ. Có điều, người chết thì đã chết rồi, lai lịch lớn hay nhỏ thì cũng như nhau cả thôi.”

Tôi suy nghĩ một chút rồi bèn hỏi: “Người đến đây lo lót cho Từ Nghị Giang mỗi tháng có bộ dạng như thế nào vậy?“. “Đó là một người đàn ông, tuổi chắc vào chừng bốn, năm chục“. Trần Phú Lập nói: “Còn về tướng tá thì tôi chỉ nhớ là anh ta rất trắng trẻo, béo tốt còn hay mặc một bộ âu phục rộng thùng thình.”

Tôi không kìm được hít sâu một hơi, trong lòng nảy sinh những sự biến hóa khó mà miêu tả bằng lời.

Trướcc đó, bất kể lời miêu tả của Diệp Thu Vi có chân thực cỡ nào, hợp lý cỡ nào, sau khi rời khỏi phòng bệnh của cô ta, trong lòng tôi vẫn còn tồn tại những mối hoài Nghị nhất định, mà đây cũng chính là nguyên nhân khiến tôi phải không ngừng đi điều tra và chứng thực những lời cô ra đã nói. Gỉa Vân Thành và Trần Phú Lập đều từng nhắc đến người đàn ông béo tốt trắng trẻo mặc âu phục rộng thùng thình kia, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết “Trần Hy và Từ Nghị Giang cùng thuộc về một tổ chức thần bí nào đó” của Diệp Thu Vi là hoàn toàn có cơ sở. Nếu nói bằng phong cách của Diệp Thu Vi thì chính là như thế này:

Một câu nói đơn giản của Trần Phú Lập đã khiến tôi phát hiện ra điểm trùng khớp giữa lời kể của cô ta và hiện thực.

Lòng tin của tôi với Diệp Thu Vi lập tức tăng lên rất nhiều, cùng với đó tôi cũng hết sức tò mò về người đàn ông béo tốt trắng trẻo mặc âu phục kia.

Tôi khẽ gật đầu, lại rút ra thêm một điếu thuốc, Trần Phú Lập vội vàng xua tay tỏ ý không hút nữa. Tôi đút điếu thuốc về trong bao, kế đó lại hỏi: “Anh nói tiếp về Trương Thụy Bảo đi, biểu hiện của anh ta khi được tôi phỏng vấn có giống với biểu hiện thường ngày không vậy?”

”Hoàn toàn giống hệt.” Trần Phú Lập nói giọng chắc nịch. “Anh ta nổi tiếng là một người thật thà. Nói thật với anh, nhà anh ta thuộc loại không có tiền cũng chẳng có thế, cho nên việc giảm án cơ bản là không có chút hy vọng nào. Loại phạm nhân như vậy thường xuất hiện hai trạng thái cực đoan, một bộ phân nhỏ thì trở nên hưng phấn ngỗ ngược, bất chấp tất cả, phần lớn còn lại thì chấp nhận số phận, trở nên tê dại và mất đi niềm tin vào cuộc sống, giống như Trương Thụy Bảo vậy.”

Tôi khẽ gật đầu. Cái gọi là tê dại chẳng qua là một quá trình tích lũy áp lực trong tâm lý. Đối với loại người như X và Diệp Thu Vi, việc khống chế những người tê dại hiển nhiên là dễ dàng hơn so với khống chế những người bình thường rất nhiều.

Tôi lại hỏi tiếp: “Trong quãng thời gian hơn một tháng kể từ khi tôi tiến hành phỏng vấn đến khi xảy ra chuyện, có người nào từ bên ngoài vào thăm Trương Thụy Bảo không?”

Trần Phú Lập suy nghĩ một lát rồi nói: “Có, nhưng chỉ có một lần thôi. Hình như đó là một người em họ của anh ra, tên là Trương Thụy… gì gì đó thì phải.”

“Bọn họ đã nói với nhau những gì?”

“Chuyện này thì tôi làm sao mà nhớ rõ được.” Trần Phú Lập cười gượng, nói: “Có điều sau cuộc gặp mặt lần đó Trương Thụy Bảo tỏ ra rất không vui, còn từng đánh nhau một lần với một người bạn tù, vậy nên tôi mới có chút ấn tượng.”

Tự nơi đáy lòng tôi bất giác giật thót một cái, thế là vội vàng truy hỏi: “Anh có biết Trương Thụy Bảo quê ở đâu không? Ngoài ra, liệu có thể tra ra được tên của người em họ kia của anh ta không?”

“Quê của anh ta thì tôi có biết.” Trần Phú Lập suy nghĩ một chút rồi bèn đáp: “Cách thành phố B khoảng mười kilomet về hướng chính tây có xã D, trên bãi sông nằm về phía bắc của xã này có thôn Lập Trương, đó chính là quê của Trương Thụy Bảo. Còn về tên của em họ anh ta thì tôi chắc chắn đã ghi lại rồi, có điều thời gian qua đã lâu nên muốn tìm được thì chỉ e không dễ dàng cho lắm.”

Tôi thở dài một hơi, nói: “Chuyện này rất quan trọng với tôi, mong anh hãy chịu khó vất vả một chút vậy.”

“Có gì đâu.” Anh ta xua tay, nói. “Thế này đi, đợi lát nữa tôi sẽ đi kiểm tra lại hồ sơ, sau khi tìm ra thì sẽ gửi tin nhắn cho anh. Anh thấy vậy có được không?”

Tôi không ngừng tỏ ý cảm ơn, cuộc trò chuyện đến đây là kết thúc. Sau đó, tôi ngồi trong đại sảnh ở tầng một của tòa nhà văn phòng để chờ tin tức của Phó Hữu Quang. Ước chừng bốn rưỡi, anh ta gọi điện thoại tới cho tôi, nói là cuộc họp này có lẽ phải kéo dài đến tận bảy, tám giờ, nếu tôi có bận việc gì thì cứ đi trước, nhưng buổi tối nhất định phải ở lại đây ăn cơm. Gần như cùng lúc, Trần Phú Lập nhắn tin đến cho tôi, nói là đã tra ra được tên của người em họ năm xưa từng đến thăm Trương Thụy Bảo, người này tên là Trương Thụy Lâm.

Tôi không ngừng nghe ngóng hỏi thăm, rốt cuộc cũng đến đưọc thôn Lập Trương vào lúc năm giờ hai mươi phút. Có mấy người dân đang ngồi ở cửa thôn trò chuyện vu vơ, khi được biết tôi muốn tìm Trương Thụy Lâm thì không ngờ bọn họ lại để lộ ra vẻ giật mình bừng tỉnh. Một người đàn ông tuổi chừng bốn chục đứng dậy, hỏi: “Anh là bác sĩ tới từ thành phố đúng không? Lần này sao chỉ có một mình anh thôi vậy? Liệu có ứng phó nổi với anh ta không đấy? Có cần chúng tôi giúp đỡ một tay không?”

Một người phụ nữ trung niên bên cạnh vội vàng kéo góc áo anh ta, nhỏ giọng làu bàu: “Đừng có lắm chuyện như thế!”

Tôi lờ mò hiểu ra được điều gì, bèn đáp qua loa: “À, tôi là chuyên gia tâm lý, tới đây là để kiểm tra xem tình trạng anh ta thế nào. Tôi mới lần đầu tới đây, xin hỏi nhà của Trương Thụy Lâm nằm ở đâu vậy?”

”Nên mời chuyên gia đến chữa trị cho nó từ sớm mới phải.” Một ông cụ ngậm tẩu thuốc trong miệng chậm rãi đứng dậy, nói: “Đi thôi, để tôi đưa cậu qua đó. Lúc này chắc nó vẫn còn đang bị trói đấy.”

Trong lòng tôi dâng lên một dự cảm chẳng lành.

Hai phút sau, ông cụ dẫn tôi đến cổng của một ngôi nhà bề thế, đẩy cửa cổng vốn không khoá ra. Sau khi đi vào trong nhà, ông cụ hô to bằng giọng khàn khàn: “Xán Hà đâu rồi?”

Trong nhà vang lên tiếng dép lê quệt xuống mặt đất, rồi kế đó một người phụ nữ thò nửa người ra ngoài, hé cặp mắt kèm nhèm ra, hỏi: “Sao vậy ông tư?”

“Giờ này mà mày còn ngủ à?”

“Cháu vừa mới dậy. Hôm qua cháu phải làm việc ở chỗ ao cá đến tận hơn bốn giờ sáng, mà hôm nay vẫn còn phải đi nữa.” Người phụ nữ đó đưa tay dụi mắt, sau khi nhìn thấy tôi thì bèn hỏi: “Đây là ai vậy?”

“Chuyên gia tâm lý từ thành phố đến.” Ông cụ khẽ ho một tiếng hỏi: “Thụy Lâm thế nào rồi?”

Người phụ nữ đó lộ rõ vẻ ngạc nhiên. “Vẫn còn đang bị trói, đã trói được hai ngày nay rồi. Cháu đâu có gọi điện thoại cho Bệnh viện Số 4 (Bệnh viện tâm thân của thành phố B) nhỉ, sao chuyên gia trong thành phố lại biết chuyện này?”

Tôi vội vàng giải thích. “Bệnh viện Số 4 không nhận được cuộc điện thoại nào cả, có điều quãng thời gian này tôi đang tham gia hội chẩn ở Bệnh viện Số 4, vừa hay được nghe lãnh đạo ớ đó nói về chuyện của Trương Thụy Lâm, thế là mới muốn qua đây xem thử một chút.”

“Có gì hay đâu mà xem?” Người phụ nữ đó lộ rõ vẻ buồn bực. “Chỉ cần trói mấy ngày là ổn thôi. Ngày nào cũng phải chữa bệnh, dù có kiếm được bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì cũng chẳng đủ cho anh ta tiêu.”

“Tôi không lấy tiền.” Tôi nói. “Tôi chỉ muốn tìm hiểu một chút về bệnh tình của Trương Thụy Lâml thôi. Tôi vốn làm về Nghịên cứu lý luận, chưa biết chừng lại có thể tìm được biện pháp để chữa tận gốc bệnh của anh ta.”

Ông cụ kia nói: “Chuyên gia người ta một mình từ xa đến đây, mày nói cho người ta biết tình hình cụ thể thì chết được à? Đây là một cơ hội, nếu có thể chữa khỏi hẳn bệnh cho Thụy Lâm thì không phải là mày đỡ khổ hơn ư?”

Người phụ nữ đó mời tôi và ông cụ vào nhà, sau khi trò chuyên được mấy câu, tôi đã biết đại khái về tình hình ơ nơi này. Người phụ nữ tên Vân Xán Hà, là vợ của Trương Thụy Lâm, còn ông cụ thì là ông tư của Trương Thụy Lâm, tên là Trương Chiêm Võ. Bắt đầu từ mùa hè năm 2009, Trương Thụy Lâm bị mắc chứng rối loạn tâm thần cách quãng, ban đầu thì chỉ ăn nói linh tinh, về sau thì không còn biết ai với ai cứ nhìn thấy người là đánh, hơn nữa chu kỳ phát bệnh cũng càng lúc càng ngắn. Vân Xán Hà cũng từng đưa anh ta tới chỗ bác sĩ để khám bệnh, nhưng chữa mãi mà bệnh vẫn chẳng khỏi. Thời gian lâu dần, Vân Xán Hà liền quyết định từ bỏ việc chữa trị và nghe theo lời khuyên của ngưòi dân trong thôn, đó là làm một chiếc giường sắt ở trong nhà, cứ khi nào Trương Thụy Lâm phát bệnh thì mọi người trong thôn lại hò nhau trói anh ta vào chiếc giường sắt đó. Sau khi bị trói mấy ngày là Trương Thụy Lâm sẽ tự động trở lại như bình thường, không còn quậy phá nữa.

“Thế thường ngày thì sao?” Tôi hỏi. “Khi không phát bệnh, anh ta có biểu hiện gì khác thường không?”

“Ban đầu thì còn đỡ.” Vân Xán Hà vừa nói vừa đưa tay day mặt. “Khi không phát bệnh anh ấy chỉ ít nói và nhát gan thôi. Năm kia sau khi uống thuốc được một năm thì số lần phát bệnh đã ít đi nhiều, nhưng sau khi dừng uống thuốc thì tình hình còn trở nên tệ hơn lúc trước nữa, anh ấy không chỉ phát bệnh nhiều hơn mà thường ngày đầu óc cũng không tỉnh táo, chỉ toàn ăn nói linh tinh thôi, không làm được việc gì cả. Bây giờ tôi còn chẳng dám cho anh ấy ra ngoài, vì cứ nhìn thấy đàn ông là anh ấy lại muốn đánh chết người ta.”

“Đàn ông?” Tôi cảm thấy hơi lạ thường, thế là bèn ghi điều này lại, sau đó mới hỏi: “Tôi có thể gặp trực tiếp anh ta một chút không?”

Vân Xán Há đưa mắt liếc nhìn Trương Chiêm Võ, sau một phen do dự, rốt cuộc đã chậm rãi đứng dậy đi đến trước một cánh cửa phòng ở mé bên của phòng khách, lại mở hé cửa ra và ngó vào bên trong, sau đó mới ra hiệu cho tôi đi tới. Tôt đi tới bên cạnh cửa. khi nhìn qua khe cửaa thì thấy bên trong có một chiếc giường sắt được dựng thành môt góc chéo 45 độ so với mặt đất, một người đàn ông bị trói chặt bằng dây thừng trên giường, và đó tất nhiên chính là Trương Thụy Lâm. Trương Thụy Lâm tóc tai rối bù, trên mặt có mấy vết thương có thể nhìn thấy rõ, quần áo trên người thì bị xé rách mất mấy chỗ. Anh ta lúc này đang nhắm mắt, vậy nhưng mí mắt vẫn hơi máy động, dường như còn chưa ngủ. Tôi thở dài một hơi, anh ta nghe thấy tiêng động thì liền mở mắt ra, nhìn tôi vẻ sợ hãi, sau đó chợt trừng mắt lên giận dữ và bắt đẩu ra sức giãy giụa tựa như một con mãnh thú bị thương, đồng thời còn dùng giọng hằn học mắng chửi: “Mẹ mày! Tao phải giết mày! Mẹ mày! Tao phải giết mày!”

Tôi hít sâu một hơi, cảm thấy toàn thân đều không thoải mái dưới ánh nhìn đó của anh ta. Vân Xán Hà vội vàng đóng cửa lại, đôi môi mím chặt, từ trong cổ họng vang ra một tiếng “ực” nghe khá rõ, dường như là đang cố nén nước mắt. Có thể nhìn ra, người phụ nữ này có tình cảm rất sâu đậm vói chổng mình, bằng không thì đã chẳng xúc động đến thế.

”Anh ấy cứ như vậy đấy.” Một lát sau cô ta mới nói: “Cứ nhìn thấy đàn ông là lại nổi điên lên, đặc biệt là những người đàn ông trong độ tuổi ba, bốn mươi như anh. Trong thôn có mấy người cỡ tuổi này đã bị anh ấy đánh cho bị thương rồi đấy.”

Tôi ngồi xuống rồi bèn hỏi: “Anh ta phát bệnh là vì nguyên nhân gì? Chuyện này mọi người đã làm rõ được chưa?”

Vân Xán Hà lật đật đi vào phòng trong lấy ra mấy tập tài liệu đưa cho tôi. Tôi lật ra xem một chút, thấy đó toàn là giấy chuẩn đoán cùng với bệnh án của Trương Thụy Lâm. Kết quả chuẩn đoán của các bác sĩ về cơ bản là thống nhất: Trương Thụy Lâm mắc chứng tâm thần phân liệt thể không biệt định.

Tôi ít nhiều cũng có một chút hiểu biết về các chứng bệnh tâm thần, căn cứ theo các nhân tố gây bệnh và đặc điểm của người bệnh, bệnh tâm thần phân liệt được chia ra làm rất nhiều thể như thể hoang tưởng, thể căng trương lực, thể đơn thuần, thể thanh xuân, vân vân. Cái gọi là thể không biệt định chính là chỉ tình trạng người bệnh đã có những biểu hiện đáp ứng đủ tiêu chuẩn để chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, vậy nhưng lại không thể xếp vào bất cứ thể nào nói trên, điều này cũng có nghĩ là rất khó có thể thông qua biểu hiện của người bệnh để tìm ra những nhân tố nội tại và ngoại tại gây bệnh. Do đó, việc chữa trị cho những người bệnh mắc chứng tâm thần phân liệt thể không biệt định – đặc biệt là chữa trị về mặt tâm lý – thông thường đều khá khó khăn.

Tôi thở dài một hơi, sau khi suy nghĩ một chút bèn hỏi: Trước khi phát bệnh, anh ta có triệu chứng gì không? Tâm trạng có xuất hiện những sự xao động lớn không?“

“Có.” Vân Xán hà nói giọng chắc nịch, “Lần đầu tiên anh ấy phát bệnh là vào mùa hè ba năm trước, nhưng trên thực tế từ mùa xuân năm đó, tôi đã cảm thấy anh ấy có vẻ không bình thường rồi. Cứ khi nào có người đến nhà chơi là anh ấy lại lập tức nấp vào phía sau cánh cửa để quan sát, nếu thấy người đó là phụ nữ thì còn đỡ, nhưng nếu là đàn ông thì anh ấy sẽ tỏ ra rất mất tự nhiên. Lần đầu tiên anh ấy phát bệnh chính là vào lúc hai vợ chồng nhà Thụy Cường đến chơi, anh ấy nhìn thấy Thụy Cường thì vội vàng trốn vào phòng trong, Thụy Cường theo vào nói với anh ấy mấy câu, anh ấy liền đá cho Thụy Cường một cái, còn túm tóc cậu ta nữa. Sau đó Thụy Cường chạy ra đến ngoài cửa rồi mà anh ấy còn đuổi theo đánh cậu ta, nói cái gì mà “tao giết chết mày”, “tao đập chết mày”, kể từ đó về sau mọi người hầu như không dám đến nhà tôi chơi nữa.”

”Mẹ mày! Tao phải giết mày?! Mẹ mày! Tao phải giết mày!” Đúng lúc này, từ trong căn phòng ở phía không xa lại một lần nữa vang ra tiếng gào thét của Trương Thụy Lâm.

Dù biết rõ là anh ta lúc này đang bị trói chặt, vậy nhưng tôi vẫn không khỏi có chút thấp thỏm lo âu. Tôi lại trò chuyện với Vân Xán Hà thêm mấy phút nữa, cảm thấy thời cơ đã chín muồi, thế là bèn hỏi: “Cô thử nhớ lại một chút xem, dịp Tết năm 2009, chồng cô có từng làm ra chuyện gì kỳ lạ không? Chẳng hạn như, vào thời điểm đó anh ta có đi gặp người lạ mặt nào không?”

Vân Xán Hà nhớ lại một chút, sau đó bàn cau mày nói: “Có một chuyện này khá kỳ lạ, nhưng đối phương không phải là người lạ mặt. Hồi tháng Giêng năm 2009, mới vừa sang năm mới được mấy ngày thì Thụy Lâm đột nhiên lên thành phố một chuyến, nói là muốn đi thăm Trương Thụy Bảo.” Cô ta trầm ngâm kể: “Trương Thụy Bảo cũng là người của thôn Lập Trương, nhưng quan hệ họ hàng cới nhà chúng tôi đã xa lắm rồi, thậm chí không thể tính là cùng một nhánh nữa. Nhiều năm trước đây anh ta đã giết Trương Thụy Khanh, sau đó thì phải ngồi tù. Thụy Lâm trước đây vốn chẳng thân thiết gì với anh ta lắm, mà anh ta thì đã ngồi tù được bảy, tám năm rồi, trong thời gian đó Thụy Lâm không hề đi thăm anh ta lần nào, thế mà lúc ấy lại đột nhiên nói là muốn đi thăm. Tôi cảm thấy rất bất ngờ, thế là bèn hỏi anh ấy là tại sao lại phải đi, anh ấy bèn đáp lại một câu rằng: Thụy Bảo kêu anh đi chứ sao.”

Tôi ghi câu nói này lại, sau một thoáng suy nghĩ bèn hỏi tiếp: “Thế sau đó thì sao? Khi quay về, chồng cô có nói gì với cô không?”

Vân Xán Hà ngấn ngơ suy nghĩ suốt một hồi lâu, hơi thở vẫn đều đặn, lồng ngực thì liên tục phập phồng một cách rất có tiết tấu. Đột nhiên, cô ta đang hít hơi thì dừng lại mất nửa giây, sau đó còn chưa hít xong đã lại vội vã thở ra, cùng lúc đó, vẻ mặt cô ta tuy không có sự thay đổi gì lớn, thế nhưng bàn tay phải thì lại nhẹ nhàng xoa bóp đầu gối chân phải. Sau đó, cô ta liếc nhfin Trương Chiêm Võ một chút rồi vội vã cúi đầu, thân thể hơi ngả về phía sau, chiếc ghé cũng được nhích về hướng ngược với hướng Trương Chiêm Võ một chút. Cuối cùng, cô ta đan hai tay lại để trước ngực, thấp giọng nói: “Không, anh ấy chẳng nói gì với tôi cả.”

TôI nhanh chóng hiểu ra tâm tư của cô ta: cô ta nhất định là đã nghĩ ra điều gì đó, thế nhưng lại không muốn để Trương Chiêm Võ biết. Thế là tôi bèn nói: “Vậy được rồi, mục đích chủ yếu của tôi hôm nay chỉ là hỏi han một chút để có được một sự hiểu biết bước đầu thôi. Việc trị bệnh này vốn không thể gấp được, hôm nay trạng thái của Thụy Lâm không được tốt, vậy tôi không làm phiền thêm nữa. Sau khi quay về, tôi sẽ tiến hành tổng kết và phân tích các tin tức mà mọi người vừa nói, đợi một thời gian nữa sẽ lại đến dây để làm kiểm tra chi tiết cho Thụy Lâm.”

Hai người cũng không giữ tôi lại. Sau khi trò chuyện khách sáo thêm vài câu, tôi liền nói lời từ biệt rồi cùng Trưong Chiêm Võ rời đi. Khi đi đến cửa thôn, tôi giả bộ để quên điện thoại, rồi liền một mình quay trở lại nhà Trưong Thụy Lâm. Vân Xán Hà vừa giúp tôi tìm điện thoại vừa hỏi tôi bệnh của Trương Thụy Lâm liệu có thể chữa khỏi được không. Tôi lấy điện thoại của mình ra, tỏ vẻ như vừa tìm được, rồi bèn hỏi: Cô thử nhớ lại đi, dịp Tết năm 2009, sau khi từ thành phố quay về, Thụy Lâm đã nói gì với cô vậy?”

Cô ta bất giác sững người ra, muốn nói gì đó mà lại thôi.

”Chuyện này cô hẳn là không tiện nói với người khác.” Tôi nói. “Đặc biêt là những người trong thôn. Tôi nói đúng chứ?“

Cô ta lộ rõ vẻ ngạc nhiên, bật thốt: “Sao anh lại biết?”

Tôi cười, nói: “Tôi vốn Nghịên cứu về tâm lý học mà, người khác nghĩ gì tôi chỉ cần nhìn thoáng qua là biết ngay.”

Khi nói ra những lời này, tôi còn chưa ý thức được rằng mình đã thay đổi rất nhiều sau một thời gian tiếp xúc với Diệp Thu Vi, hoặc cũng có thể nói tôi đã bị cô ta âm thầm cải tạo.

”Thảo nào.” Trong mắt Vân Xán Há lúc này ngợp đầy những tia kính trọng. “Bác sĩ Trương, bệnh của Thụy Lâm thực sự có thể chữa khỏi được ư? Anh tài giỏi như vậy, nhất định là có cách đúng không?”

”Vậy thì còn phải xem cô có chịu phối hợp hay không.”

Tôi nhìn cô ta, Nghịêm túc nói: “Chỉ cần là chuyện có liên quan tới Thụy Lâm, cô nhất định phải nói cho tôi biết. Tôi biết càng tường tận thì khả năng chữa khỏi được cho Thụy Lâm sẽ lại càng lớn.”

Cô ta cắn chặt môi, chậm rãi ngồi xuống ghế, vuốt lại mái tóc của mình một chút, sau một hồi lâu giằng xé mới thấp giọng nói: “Anh ấy ở lại trong thành phố một ngày, hôm quay về thì xách theo một chiếc túi da màu đen, bân trong có đựng hai trăm nghìn tệ tiền mặt.”

Tôi nín thở hỏi: “Là ai đưa cho anh ta vậy?”

“Tôi đã hỏi rồi.” Vân Xán Hà nói. “Nhưng anh ấy không chịu nói nhiều với tôi, chỉ bảo rằng đó là một người rất ghê gớm.”

“Một người rất ghê gớm?” Tôi lại hỏi. “Thế anh ta có nói cho cô biết tại sao người đó lại đưa tiền cho anh ta không?”

“Anh ấy nói là anh ấy đã làm việc cho người đó.”

”Việc gì vậy?”

Vân Xán Hà cắn chặt môi, hạ thấp giọng nói: “Anh ấy không nói rõ, nhưng về sau tôi đã dần dần hiểu ra. Người đó đã nói với anh ấy mấy lời, bảo anh ấy vào trong trại giam nói lại cho Trương Thụy Bảo nghe. Chắc anh còn chưa biết, anh ấy mới đi thăm Trương Thụy Bảo được mấy ngày thì Trương Thụy Bảo đã chết trong trại giam. Về sau, có một lần Thụy Lâm uống rượu xong liền nói với tôi: “Xán Hà, là anh hại chết Trương Thụy Bảo, là anh gián tiếp giết chết anh ta.” Có điều, nguồn cơn cụ thể trong chuyện này thì tôi cũng không rõ lắm...” Cô ta nhíu chặt đôi mày lộ rõ vẻ buồn bã.“Bác sĩ, chuyện này có liên quan gì tới căn bệnh của anh ấy không?”

“Khả năng lớn là có.” Tôi nói. “Hơn nữa, cho dù không liên quan gì thì cô nói ra được cũng là chuyện tốt, bằng không cứ kìm nén mãi thì cô rất có thể cũng sẽ mắc bệnh giống như chồng cô đấy.”

Cô ta gạt nước mắt nói: “Chuyện này anh nhất định đừng nói lại với người khác đấy, mọi người trong thôn sớm đã hoài Nghị khoản tiền dùng để đấu thầu ao cá của nhà chúng tôi có nguồn gốc bất chính rồi. Nếu để người nhà của Trương Thụy Bảo biết được chuyện này, họ nhất định sẽ không chịu bỏ qua đâu. Ông tư vốn đi lại thân thiết với bọn họ, vậy nên vừa rồi tôi mới không dám nói.”

Tôi khẽ gật đầu. “Chuyện này thì cô cứ việc yên tâm, tôi hỏi nhiều như vậy cũng chỉ vì một mục đích, đó là chữa khỏi bệnh cho Thụy Lâm. Mỗi một chi tiết nhỏ có liên quan đến anh ta đều rất quan trọng. Cô hãy thử nghĩ kĩ lại xem, cô có bỏ sót chi tiết nào trong chuyện xảy ra hồi đầu năm 2009 đó không? Ví dụ như anh ta từng mang thứ gì đó về từ trong thành phố, hoặc còn nói với cô một số lời khác nữa chẳng hạn.”

Cô ta trầm ngâm suy nghĩ, có lúc thì lắc đầu, có lúc thì lại gật đầu.

Thấy cô ta như vậy, tôi suy nghĩ một chút rồi bèn hỏi: “Cô nói là Thụy Lâm đã ở lại trong thành phố một đêm, vậy cô có biết anh ta ở đâu không?”

Nghe thấy câu này, hai mắt cô ta chợt sáng lên, rồi bèn đứng dậy đi vào phòng trong, chừng hai phút sau thì trở ra phòng khách, đưa cho tôi một cuốn sách mỏng, nói: “Anh ấy cũng chẳng ra gì, chưa từng được ở khách san cao cấp bao giờ, lần đó sau khi quay về thì mang theo một cuốn sách giới thiệu về khách sạn mà mình vừa mới ở. Còn nhớ hồi ấy anh ấy đã khoe khoang trong thôn suốt mày ngày liền, về sau thì tôi liền cất thứ này đi.”

Tôi nhận lấy cuốn sách mỏng đó, thấy đó là một cuốn sách giới thiệu sơ lược về một khách sạn năm sao ở thành phố B. Tôi mở ra xem một chút, rồi tại trang thứ hai tính từ cuối trở về trước, tôi nhìn thấy một dãy số được ghi lại bằng bút bi ở một chỗ bỏ trống: 1727.

Tôi hỏi Vân Xán Hà: “Con số này mang ý nghĩa gì vậy? Thụy Lâm có nói với cô không?”

”Có chứ.” Cô la khẽ gật đầu. “Đều là để khoe khoang cả ấy mà. Anh ấy nói đây là số phòng mà anh ấy đã ở.”

Trên đường trở về thành phố B, tôi cẩn thận sắp xếp lại toàn bộ tiền nhân hậu quả trong vụ án mạng xảy ra tai trại giam hồi đầu năm 2009 đó.

Tháng 9 năm 2008, sau một thời gian đấu đá xung quanh vu án của Từ Nghị Giang, cuối cùng tổ chức thần bí đã giành được phần thắng và Từ Nghị Giang đă giữ được tính mạng, đến tháng Mười thì được đưa đến trại giam số 1 của tỉnh. Sau khi Từ Nghị Giang vào trại, tổ chức thần bí lại tiếp tục có hành động hòng giúp ông ta được giảm án. Trần Phú Lập từng nói, ngay đến Trưởng trại giam cũng tỏ ra hết sức xem trọng chuyện giảm án cho Từ Nghị Giang.

Dựa vào những tin tức này thì có thể đưa ra được ba kết luận: Thứ nhất, tổ chức thần bí đứng sau lưng Từ Nghị Giang quả thực có dính dáng đến nhà nước, hơn nữa còn có quyền lực cực kỳ to lớn; thứ hai, Từ Nghị Giang là một thành viên vô cùng quan trọng trong tổ chức này; thứ ba, trong cuộc đấu đá giữa tổ chức thần bí và Tập đoàn A, lãnh đạo trại giam đứng về phía tố chức thần bí.

Mục đích của Tâp đoàn A là lấy đi tính mạng của Từ Nghị Giang, do đó sau khi phải nhận thất bại trong giai đoạn xét xử tuyên án, bọn họ tất nhiên sẽ tiếp tục nghĩ cách. Cách đơn giản nhất là mua chuộc cán bộ trại giam hoặc là phạm nhân trong trại giam, nhờ bọn họ trực tiếp trừ khử Từ Nghị Giang. Nhưng trong trường hợp này, thứ nhất là lãnh đạo trại giam không đứng về phía Tập đoàn A, thứ hai là cách làm này tuy đơn giản nhưng rất dễ để lại dấu vết và sơ hở cho người khác nắm được, do đó cách này hiển nhiên là không khả thi.

Cùng với đó, bởi vì trong trại giam có các biện pháp cách ly cực kỳ Nghịêm ngặt, do đó X muốn tiếp xúc với các cán bộ trong trại giam để rồi tiến hành tác dộng cũng không phài là việc dễ.

Cũng bới nguyên nhân này, Tập đoàn A đã phải không ngừng tìm kiếm cơ hội, Từ Nghị Giang thì vì thế mà được sống yên ổn trong trại giam hơn ba tháng. Đầu năm 2009, sau một thời gian dài quan sát và trù tính, Tập đoàn A rốt cuộc đã nghĩ ra một kế hoạch hoàn hảo, đó là dùng tiền bạc dụ dỗ Trương Thụy Lâm, lại để X ra mặt dạy cho anh ta một số phương pháp ám thị, sau đó kêu anh ta dùng danh nghĩa đi thăm người thân để vào trại giam tiếp xúc với Trương Thụy Bảo và tiến hành tác động lên Trương Thụy Bảo, khích Trương Thụy Bảo ra tay trừ khử Từ Nghị Giang.

Vậy, hành vi tự sát của Trương Thụy Bảo sau khi giết chết Từ Nghị Giang phải chăng cũng nằm trong dự tính của X? Nếu đúng là như vậy thì X quả thực quá ư đáng sợ, dù dựa vào mấy lời nói được truyền đạt qua miệng của người khác mà có thể trừ khử dược hai con người. Có lẽ, sức mạnh tinh thần của X còn ghê gớm hơn cả Diệp Thu Vi nữa.

Tạm gác những chuyện này qua một bên không xét tới. Nếu sự việc quả thực đúng như là phán đoán của tôi, vậy Trương Thụy Lâm chỉ là một người nông dân bình thường, chưa từng được trải qua một sự huấn luyện nào về mặt tâm lý, X dựa vào đâu để xác định anh la có thể thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ?

Tôi liếc nhìn cuốn sách mỏng mà mình để trên ghế phụ kia, rất hiển nhiên, một người nông dân thậm chí chẳng mấy khi lên thánh phố như Trương Thụy Lâm ắt chẳng thể nào chủ động vào ở trong một khách sạn năm sao cả. Nhất định là Tập đoàn A đã sắp xếp việc này, đồng thời tiến hành đào tạo Trương Thụy Lâm một cách thật nghiêm ngặt trong buổi tối hôm anh ta ở lại khách sạn, qua đó đảm bảo cho sự thành công của kế hoạch.

Cứ dựa theo dòng suy nghĩ này mà tiếp tục suy đoán: Một người co bộ dạng như nông dân vào làm thủ tục lưu trú ở quầy lễ tân của một khách sạn năm sao, hơn nữa còn không hiểu gì về các quy trình làm thủ tục, việc này nhất định sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều người, mà như thế thì hiển nhiên là không phù hợp với tác phong làm việc cẩn thận và kín kẽ của Tập đoàn A. Do đó, thủ tục lưu trú ở khách sạn nhất định là đã được làm sẵn từ trước, mà họ tên của người đăng ký rốt cuộc sẽ là gì đây? Tuy rất có thể là Trương Thụy Lâm, song cũng có thể là không phải. Chỉ cần là một khả năng có thể tồn tại, vậy cũng đáng để cho tôi đi điều tra rồi.

Sau khi sắp xếp xong những suy nghĩ này, tôi rốt cuộc đã thoát ra khỏi con đường nhựa đầy những ổ gà của xã D, tới được con đường lớn bằng phẳng chạy thẳng đến thành phố B. Tôi gọi cho Trần Phú Lập, từ đó biết được số chứng minh thư của Trương Thụy Lâm cùng với thời gian cụ thể mà anh ta vào trại giam thăm Trương Thụy Bảo, đó là ngày 8 tháng 2 năm 2009, một ngày trước khi Tạ Bác Vân chết vì tai nạn xe.

Vừa mới về đến thành phố B thì Phó Hữu Quang đã gọi cho tôi, nói là đã đặt sẵn chỗ dùng bữa tối rồi, tôi cứ qua thẳng đó là được. Tối đó anh ta tỏ ra rất hưng phấn, còn mang theo hai chai rượu ngon, nói là muốn xả láng với tôi một bữa, tôi hết cách chỉ đành chiều lòng anh ta.

Ban đầu, chủ đề câu chuyện của chúng tôi chỉ xoay quanh mảng nhân vật của Nguyệt san Phổ Pháp. Trong giới báo giấy pháp luật, Nguyệt san Phổ Pháp có thể nói là khá nổi tiếng, ngoài các cơ quan công an, kiểm sát và tư pháp ra, rất nhiều cơ quan khác vẫn thường đặt mua hàng tháng.

Do đó, mảng nhân vật của báo có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao thanh danh cá nhân. Lãnh dao rất coi trọng tôi, mỗi lần chọn người đều nghiêm túc cân nhắc ý kiến của tôi, cũng vì nguyên nhân này nên tôi mới có cơ hội làm quen với các quan chức lớn nhỏ, thậm chí là nhận đưọc sự tôn trọng của bọn họ.

Phó Hữu Quang làm Trưởng phân khu ở đây cũng đã được sáu, bảy năm rồi, chưa từng có chút biến động nào. Anh ta rất biết chi tiền, nhưng người biết chi tiền không phải chỉ có một mình anh ta, hơn nữa có lúc tiền không phải là yếu tố then chốn. Do đó, anh ta cần có một cơ hội để khiến cấp trên nhìn thấy mình, mà cơ hội này hiện đang nằm trong tay tôi.

Sau khi uống được hơn nửa chai rượu, anh ta vỗ vai tôi mấy cái, buông lời than thở: “Tiểu Trương này, chú nói xem cái xã hội này rốt cuộc là như thế nào vậy chứ? Muốn biếu tiền mà cũng phải xếp hàng! Đã thế xếp hàng mất mấy năm rồi mà vẫn chưa tới lượt anh.”

Tôi cười, nói: “Chuyện này không giống như ra chợ mua thịt mua rau, không phải cứ có tiền là được, anh bây giờ đang thiếu một cơ hội.”

Anh ta ngẩng đầu cười vang, chỉ tay vào tôi, nói: “Cho nên chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau.”

Tôi kính anh ta một ly rượu, lại ăn một miếng thức ăn, sau đó mới nói: “Hiện giờ, em có chuyện này đang muốn làm phiền anh đây.”

”Đừng nói là làm phiền, nghe khách sáo lắm.” Anh ta xua tay, nói: “Chú có chuyện gì thì cứ thoải mái nói ra đi, anh tuy chỉ là một con tép riu, song ở thành phố B này thì vẫn tạm coi là được việc.''

Tôi hỏi:“Anh có biết Khách sạn Quốc tế X không? Em muốn tra cứu thông tin đăng ký lưu trú của một người từ ba năm trước, liệu có thể tra ra đựoc không?”

Anh ta tỏ vẻ cảnh giác hỏi lại: “Chú định điều tra chuyện gì vậy?”

Tôi giả bộ do dự một chút, sau đó còn chửi tục mấy câu, cuối cùng mới nói:“Việc này nói ra thì quả thực có hơi mất mặt. Khi đó vợ em từng một mình đến thành phố B một chuyến, còn ở trong Khách sạn Quốc tế X. Em ngờ rằng cô ấy đã đi hẹn hò với ai đó, cho nên sớm đã muốn điều tra chuyện này rồi.”

Phó Hữu Quang cười ha hả, sau khi vỗ mạnh bàn một cái liền lấy điện thoại ra bấm số gọi cho ai đó. Sau khi người ở đầu bên kia nhấc máy, anh ta liền nói: “Chào Giám đốc Vương, là tôi, Hữu Quang dây. Phải rồi, bây giờ có tiện không? Chỗ tôi bây giờ có một anh bạn từ vùng khác đến, là trinh sát hình sự. Cậu ấy muốn lấy một ít thông tin từ chỗ khách sạn của các anh, ừm, được...” Nói tới đây, anh ta liền bịt điện thoại lại, quay sang hỏi tôi: “Tiểu Trương, chú muốn tra cứu cái gì vậy?”

Tôi nói: “Thông tin về người đăng ký lưu trú tại phòng 1727, ngày 7 tháng 2 năm 2009.” Sau đó lại bổ sung thêm. “Nhân tiện hãy kiểm tra luôn cả thông tin trong thời gian trước và sau đó một tuần đi.”

Phó Hữu Quang truyền đạt lại lời của tôi, rất nhanh sau đó đã nhíu chặt đôi mày, nói: “Được, được, tôi biết rồi, anh không cần phải giải thích nữa, tôi sẽ tự nghĩ cách khác. Chuyện này anh nhớ phải giữ bí mật đấy, ừm.” Sau khi gác máy, anh ta quay qua nhìn tôi vẻ nghi hoặc. “Tiểu Trương, thông tin đăng ký ở phòng 1727 và các phòng xung quanh trong thời gian mà chú nói đã thất lạc hết rồi, chú thực sự đang điều tra vợ mình đấy chứ?”

Tôi vội vàng chuyển chủ để: “Đó là khách sạn năm sao cơ mà, thông tin đăng ký làm sao lại bị thất lạc được?”

Anh ta nhìn tôi vẻ hết cách. “Chuyện này thì chú đừng hỏi. Thế này đi, anh cho chú một số điện thoại, nếu có thời gian thì chú hãy liên lạc thử xem, các thông tin lưu trữ bị thất lạc có lẽ chỗ anh ta có đấy. Có điều, chú nhớ là đừng nhấc gì đến anh đấy, anh với anh ta cũng chẳng quen thân lắm. Anh chỉ có thể giúp chú được tới đây thôi.”

Thấy anh ta như vậy, tôi cũng không tiện truy hỏi gì thêm, chỉ cẩn thận ghi lại số điện thoại mà anh ta cung cấp, sau đó lại nói qua chủ đề khác. Khi chai rượu thứ hai chỉ còn lại một nửa, anh ta có vẻ đã khá say rồi. Tôi một mặt khuyên anh ta đừng nên uống thêm nữa, một mặt mượn hơi rượu hỏi: “Anh này, nghe nói tay Từ Nghị Giang đó có lai lịch rất ghê gớm phải không?”

Anh ta nheo mắt hỏi lại: “Bạn chú không phải là có quen gã đó sao?”

Tôi nói: “Nói là bạn em vậy thôi, thực chất đó là một lãnh đạo ở tỉnh. Trước đây ông ta dường như có một thời gian thường hay qua lại với Từ Nghị Giang, thế nên mới nhờ em hỏi. Còn về bản thân em, em thực sự chẳng biết chút nào về Từ Nghị Giang cả.”

”Ừm.” Anh ta xem chừng đã say thật rồi nên nói năng cũng không còn quá chú ý nữa. Sau khi châm một điếu thuốc liền nói: “Gã Từ Nghị Giang này rốt cuộc là ai thì anh cũng không rõ lắm, nhưng anh có thể nói cho chú biết một chuyện. Trong một cuộc họp hồi cuối năm 2008, Mã Lão Tam (biệt hiệu của Trưởng trại giam khi đó) đã giữ anh lại, dặn anh hãy lưu tâm đến Từ Nghị Giang nhiều một chút, nếu có cơ hội giảm án thì hãy giữ lại cho người này, còn về bên phía Cục Quản lý trại giam và tòa án thì anh không cần phải lo. Khi đó anh liền hỏi: “Gã Từ Nghị Giang nay rốt cuộc là ai vậy?“.” Anh ta rít một hơi thuốc, sau đó nhăn răng nói tiếp: “Lão Tam liền nói: “Là người mà hai chúng ta đều không dây vào được. Chú nhớ để mắt tới người này một chút, bảo người quản lý trực tiếp bảo vệ anh ta cho cẩn thận, nhất định đừng để anh ta xảy ra chuyện gì đấy!”.”

Tôi không kìm được hít vào một hơi khí lạnh. Mã Lão Tam tên thật là Mã Tam Quân, từng làm Trưởng trại giam ở trại giam số 1 của tỉnh suốt mười mấy năm liền. Nghe ý của Phó Hữu Quang thì Mã Tam Quân sớm đã biết rằng tng có thể sẽ xảy ra chuyện, điều này đồng nghĩa với việc ông ta đã biết được thân phận của tng, thậm chí còn biết cả nguyên nhân khiến tng phải vào tù, mà chưa biết chừng ông ta còn là một thành viên của tổ chức thần bí kia nữa.

Có điều, một năm trước, Mã Tam Quân đã được điều chuyển lên làm việc ở Sở Tư pháp, bây giờ tiếp xúc với ông ta chỉ là đã chẳng còn được dễ dàng như ngày xưa nữa rồi.

Phó Hữu Quang vỗ bán một cái, ủ rũ nói: “Anh nghĩ chỗ đó là trại giam, có thể xảy ra chuyện gì được chứ? Cùng lắm cũng chỉ là tự sát hoặc đánh nhau với các phạm nhân khác mà thôi. Anh đã cất công đi tìm một bác sĩ tâm lý tốt nhất tới, nhờ theo dõi tình trạng của gã thật sát sao, còn sắp xếp cho gã đến chỗ của Trần Phú Lập nữa. Mẹ nó, không ngờ đến cuối cùng vẫn xảy ra chuyện, chú thử nói xem, tại sao anh lại xui xẻo như vậy chứ?” Nói xong, anh ta rít một hơi thuốc thật dài.

Tối đó, tôi gọi một người lái xe thuê đến nhờ chở Phó Hữu Quang về nhà, mình thì đi tìm một khách sạn vào nghỉ. Tuy tôi đã cố hết sức kiềm chế, nhưng rốt cuộc vẫn uống hơi nhiều, vừa mới bước vào phòng liền lập tức đổ gục xuống giường và ngủ say. Tôi đã nằm mơ, trong mơ tôi nhìn thấy một người đàn ông đang đứng ở cửa phòng vệ sinh, nhìn tôi bằng ánh mắt hết sức lạnh lùng. Tôi mơ mơ màng màng trở dậy, hỏi anh ta là ai. Anh ta ban đầu thì nói mình là Từ Nghị Giang, về sau lại nói mình là Mã Tam Quân, kế đó còn nói mình la Trần Ngọc Long (một người bạn mà tôi đã nhiều năm không gặp), cuối cùng thì lạnh lùng nói ra mấy chữ: “Tôi chính là X.” Tôi sững người, sau đó chợt nghe thấy một giọng nữ quen thuộc: “Anh Trương, anh càng ngày càng giống tôi rồi đấy.” Tôi cả kinh, bèn ngẩng lên nhìn, bỗng phát hiện mình lại đang ở trong phòng bệnh của Diệp Thu Vi. Diệp Thu Vi vẫn ngồi ở phía bên kia của bức tường thủy tinh, mắt nhìn tôi hờ hững, bên khóe miệng thoáng qua một nụ cười quái dị.

Tôi giật mình bừng tỉnh, cứ thế lăn lông lốc từ trên giường xuống đất. Tôi lồm cồm bò dậy, đầu óc vẫn rất nặng nề, cổ họng thì khô khốc, vô cùng khó chịu. Tôi nhìn thấy trên bàn trà có mấy gói trà túi lọc, bèn cầm lấy siêu điện mang vào trong nhà vệ sinh lấy nước. Khi đi tới trước bồn rửa mặt, tôi bỗng thấy bụng mình nhộn nhạo một hồi, rồi liền nôn thốc tháo toàn bộ những thứ đã ăn hồi tối ra. Đến khi nôn xong, tôi vừa lấy nước vừa soi gương ở ngay trên bồn rửa mặt, bất giác nhớ đến giấc mơ vừa rồi, thế là lại nôn thêm lần nữa, đương nhiên lần này thì chỉ là nôn kha.

Sau khi uống mấy ngụm trà nóng, thân thể tôi thoải mái hơn phần nào. Tôi mở đèn lên, ngó nhìn đồng hồ, thấy lúc này vừa khéo là một giờ ba mươi phút sáng. Tôi lấy điện thoại ra, bỗng lại nhìn thấy số điện thoại mà Phó Hữu Quang đã cung cấp cho mình hồi tối. Sau mấy phen do dự, tôi thử gọi vào số điện thoại đó để xem thế nào.

Đối phương rất nhanh đã bắt máy, song phía bên đó có vẻ rất ồn ào, một giọng nam ồm ồm vang lên: “Này, làm cái gì đó? Đánh cho đàng hoàng vào chứ! Tôi sắp ù rồi đây! Hầy, các cậu đợi một lát!” Sau đó, những tiếng ồn ào xung quanh nhanh chóng tắt hẳn, rồi người đó hỏi: “Có chuyện gì không?”

Tôi dè dặt nói: “Tôi muốn tra cứu thông tin đăng ký lưu trú ở Khách sạn Quốc tế X từ ba năm trước.“

Người đó cất giọng bình thản: “Ồ, chào anh. Có số chứng minh thư thì năm trăm, chỉ có tên không thì một nghìn, đây là đơn giá cho một người trong một lần, xin hỏi anh muốn tra cứu thông tin gì?”

Tôi khẽ cất tiếng thở dài, cuối cùng quyết định phải thử một phen, nói: “Thông tin đăng ký lưu trú của phòng 1727 vào ngày 7 tháng 2 năm 2009.”

Đối phương do dự một lát rồi mới nói: “Không có tên cũng không có số chứng minh thư, vậy thì cần một nghìn năm trăm, tiền trao cháo múc, nếu anh đồng ý thì giờ tôi sẽ gửi số thẻ ngân hàng của tôi cho anh. Trong vòng hai phút sau khi anh chuyển khoản, tôi sẽ gửi thông tin anh cần đến số điện thoại này của anh.”

Tôi nói: “Tôi có thể tin anh được không? Thông tin khách sạn đã làm thất lạc mà anh cũng có thể tra ra được ư?”

Đối phương cười thân thiện, nói: “Đương nhiên là có thể rồi. Trong khắp thành phố B này, anh không thể tìm ra người thứ hai nào chuyên nghiệp như tôi được đâu.”

Tôi chẳng có tâm trạng đâu mà để ý tới những chỗ sơ hở trong lời nói của đối phương, nhanh chóng ra ngoài tìm cây ATM để chuyển khoản. Chừng một phút sau, người đó gửi cho tôi một tin nhắn:

Khách sạn Quốc tế X, ngày 7 tháng 2 năm 2009, phòng 1727, số chứng minh thư đăng ký: 410****************, họ tên người đăng ký: Trần Ngọc Long.

Tôi tức khắc ngây người ra.

Năm 2001, trong quá trình xử lý việc gia đình, tôi quen với một luật sư trẻ tuổi tên là Trần Ngọc Long. Chúng tôi tuổi tác tương đương, tính cách tương đồng, do đó rất nhanh đã trở thành những người bạn thân. Năm 2003, cậy ta đi nơi khác để phát triển sự nghiệp, sự qua lại giữa chúng tôi cũng theo đó mà ngày một ít dần, đến dịp Tết năm 2005 thì hai bên chỉ còn gửi tin nhắn chúc Tết đến nhau, sau đó thì không còn tin tức gì của nhau nữa.

Ngày 7 tháng 2 năm 2009, người đăng ký lưu trú ở phòng 1727 của khách sạn Quốc tế X cũng tên là Trần Ngọc Long, đây liệu chăng là một sự trùng hợp? Dựa theo thông tin trên số chứng minh thư thì người tên Trần Ngọc Long này cùng quê với tôi, còn ngang tuổi với tôi nữa(*), ít nhất thì về hai điểm này anh ta cũng hoàn toàn giống hệt người bạn luật sư kia của tôi.

(*). Tại Trung Quốc, số chứng minh thư tổng cộng có mười tám chữ số, trong đó sáu chữ số đầu là mã vùng, tám chữ số tiếp theo là năm, tháng, ngày sinh, (người Trung Quốc nói thời gian theo thứ tự năm, tháng, ngày), ba chữ số tiếp theo là số thứ tự, trong đó riêng chữ số thứ mười bảy thì số lẻ được cấp cho nam, số chẵn được cấp cho nữ, còn chữ số cuối cùng thì là mã kiểm tra. Do đó, nhìn vào số chứng minh thư người ta có thể biết được người chủ sở hữu của nó nguyên quán ở đâu, tuổi tác thế nào, giới tính ra sao. – ND.

Tôi bất giác rùng mình nghĩ bụng: Nếu hai người này thực sự là một, vậy thì phải chăng tôi sớm đã có dính dáng đến sự kiện M rồi?

Mà có một việc khác còn khiến tôi cảm thấy khó hiểu hơn, đó là tại sao vừa rồi khi nằm mơ, tôi lại nghe thấy cái tên Trần Ngọc Long này chứ? Chẳng lẽ trong quá trình điều tra vừa rồi có người đã tiến hành ám thị tôi bằng một biện pháp nào đó? Hoặc giả xuất phát từ một mục đích nào đó mà tôi còn chưa hiểu, người bán tin tức kia đã cố ý nói cho tôi biết cái tên này hòng làm rối loạn cuộc điều tra của tôi?

Tôi cố giữ lòng bình tĩnh, gửi tin nhắn hỏi lại: “Anh chắc chắn chứ? Thực sự là người này ư?”

Đối phương nhanh chóng trả lời: “Đảm bào một trăm phần trăm, sai một đền mười.”

Tôi vẫn còn chưa yên tâm, thế là bèn gọi điện thoại qua bên đó để xác nhận lại, sau đó từ trong giọng điệu và lối dùng từ của đối phưong đã xác định được rằng anh ta không hề lừa gạt mình. Cuối cùng, tôi hỏi anh ta là có thể giúp đỡ tra ra ảnh chứng minh thư của người tên Trần Ngọc Long này không. Anh ta bật cười, nói: “Anh đúng là dân ngoại đạo. Lần này thì tôi không lấy tiền của anh nữa, cho anh một trang web này, anh tự mình lên đó là tự khắc sẽ tìm được thứ anh cần.”

Một phút sau, tôi vào trang web mà anh ta đã cung cấp, chỉ bỏ ra mười lăm nhân dân tệ, rốt cuộc đã tra được ảnh chứng minh thư tương ứng với cái tên Trần Ngọc Long cùng số chứng minh thư kia. Tòi vừa nhìn đã nhận ra ngay, người trên ảnh chính là anh bạn luật sư mà tôi đã nhiều năm không gặp.

Tôi kiểm tra kĩ lại danh bạ điện thoại, thế nhưng chẳng thể nào tìm thấy cái tên Trần Ngọc Long đâu. Ngẫm lại cũng đúng thôi, chúng tôi đã gần tám năm không liên lạc với nhau rồi, mà trong tám năm này, tôi đã thay điện thoại cùng số điện thoại không biết bao nhiêu lần mà kể, làm sao mà còn giữ số điện thoại của cậu ta được. Một người bạn mà đã gần tám năm không gặp rồi, bây giờ bỗng dưng lại xuất hiện trong tầm mắt của tôi theo một phương thức như thế, điều này rốt cuộc mang ý nghĩa gì đây?

Các dòng suy nghĩ đều đã trở nên tắc nghẽn. Tôi nằm trên giường, cảm thấy đầu óc quay cuồng.

Sáng sớm ngày hôm sau, trên đường trở về, tôi liên lạc với văn phòng luật sư mà Trần Ngọc Long từng làm việc. Người phụ trách ở đó nói với tôi, không đầy hai năm sau khi Trần Ngọc Long rời đi, bọn họ đã hoàn toàn mất liên lạc với cậu ta. Anh ta chỉ biết rằng Trần Ngọc Long đã đến thành phố S (một thành phố trực thuộc của tỉnh khác), từng làm việc một năm ở một văn phòng luật sư mà trong tên có hai chữ “Khải Hàng”. Sau khi gác máy, tôi dùng điện thoại lên mạng tra cứu một chút, phát hiện ở thành phố S có ít nhất hai mươi mấy văn phòng Iuật sư mà trong tên có hai chữ “Khải Hàng”.

Muốn tìm được Trần Ngọc Long, e rằng tôi phải tự mình đến thành phố S một chuyến.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.