Cho Em Mượn Bờ Vai Anh Lần Nữa II

Chương 42: Năm người




Nhưng Trương Cư Chính sinh không gặp thời, năm xưa Từ Giai dưới sự áp chế của Nghiêm đảng, vì bảo vệ "thiên hạ kỳ tài" nên Từ Giai giao cho hắn nhiệm vụ bảo vệ bản thân.
Không ngờ đấu tranh giằng co thời gian dài vượt ngoài dự liệu của Từ Giai, ánh hưởng nghiêm trọng tới sự tiến bộ của Trương Cư Chính.

Nghiêm Tung ngã rồi, Từ Giai ngồi vững chỗ, thình lình phát hiện ra một học sinh khác của mình vùn vụt, bỏ Trương Cư Chính lại đằng sau.
Càng tệ hơn nữa là ông ta chưa kịp đầu tư đủ tình cảm cảm cho Thẩm Mặc, làm sư đồ luôn xa cách.
Chẳng còn cách nào, tiên đế cố ý khiến Thẩm Mặc cô độc, ông ta không thể quá thân cận. Đợi tiên đế băng hà thì Thẩm Mặc đã trưởng thành, lỡ thời cơ ban ơn.

Cho nên Từ Giai càng kiên định kế hoạch đưa Trương Cư Chính lên, vì thế ông ta một mặt tăng cường vốn liếng cho Trương Cư Chính, một mặt dùng hết khả năng đàn áp Thẩm Mặc.

Chiêu rút củi dưới đáy quá lợi hại, Thẩm Mặc trong tay không có công việc ở bộ, trong nội các Từ Giai không cho cơ hội, y chỉ có thể làm một số việc phụ trợ, tất nhiên không có điều kiện tiến bộ nữa.

Thuyền đi ngược dòng không tiến thì lui, sau kinh sát, khoảng cách hai người không còn lớn nữa.

Từ Giai nghĩ như thế.

Chắc ông trời thấy ngứa mắt, nên đang yên đang lành làm Trương Cư Chính va chạm với Dương Bác.

Từ Giai cho rằng có gông cùm sư đồ, mình có làm quá đáng một chút, Thẩm Mặc cũng chỉ tức giận trong lòng, chẳng thể làm được gì.
Nhưng Cao Củng nói đúng, ông ta ngồi ở ghế thủ phụ quá lâu, cho rằng thế giới đều xoay quanh mình, không ngờ Thẩm Mặc đã nhịn tới mức không nhịn được nữa.

Hơn nữa ông ta đàn áp Thẩm Mặc đã ảnh hưởng tới hình tượng của mình, rất nhiều quan viên cho rằng ông ta hiện giờ trở nên ngông cuồng, không còn là Từ các lão khiêm nhường khi xưa nữa.

Đương nhiên trong sóng gió kinh sát, trừ đại nhân vật như Dương Bác, Cao Củng thì chẳng ai dám nghị luận thủ phụ.

Kết quả ảnh hưởng tới phán đoán của Từ Giai, tưởng rằng mọi người còn chưa hiểu ra, có điều ở vị trí của ông ta không thể nghe thấy lời thật lòng nếu như người bên cạnh không muốn.

Ông ta quên mất, trong ba người mới, Thẩm Mặc là người duy nhất được đình thôi nhập các, tức là y được đa số quan lớn trong triều thừa nhận, còn trong mắt họ, Trương Cư Chính chưa đủ tư cách.

Với bách quan cũng tương tự, giờ Từ Giai ngang nhiên đàn áp nhân tuyển được mọi người thừa nhận, đề cao nhân tuyển của mình, tuy "một vạn lời phía dưới chẳng bằng một lời lãnh đạo", nhưng ông ta càng làm thế mọi người càng phản cảm Trương Cư Chính, đồng thời đồng tình với Thẩm Mặc.

Ví như Tả đô ngự sử Chu Hành, nếu như ông ta kiên trì xử lý Thẩm Mặc và đồng niên, y sẽ vẫn tổn thất thảm trọng. Nhưng ông ta cho rằng Từ Giai quá đáng, không muốn sát muối vào vết thương của Thẩm Mặc.

Tái ông thất mã sao biết không phải phúc, Thẩm Mặc lấy xui xẻo của mình, đổi lại may mắn cho phần tử Thẩm đảng, coi như chưa quá thảm.

Cao Củng và Dương Bác than thở một hồi, Dương Bác nói:
- Ông đừng chỉ biết lo cho người khác, lần này ta hạ mấy tên ngôn quan, bọn chúng chẳng dám làm gì ta, nhưng tám phần sẽ báo thù ông.

Cao Củng dửng dưng vuốt râu:
- Sợ cái gì, binh đến tướng ngăn, nước lên đê chắn, ngán gì mấy thằng hề.

Dương Bác nghĩ cũng phải, Cao Củng và Long Khánh tình như phụ tử, ai làm gì nổi? Nhưng vẫn tốt bụng nhắc nhở:
- Ông cũng phải kiềm chế một chút, ta thấy ông không đâu lại Từ Giai đâu.

- Ta biết, ta biết.
Cao Củng cảm thấy cổ họng đắng chát:
- Lão ta giờ như Nghiêm Tung năm xưa, nhưng ta chẳng kiên nhẫn bằng lão ta khi đó.

- Nói tới kiên nhất , ông phải học Thẩm Mặc.
Dương Bác thực ra không nên nói nhiều như thế, nhưng lo Cao Củng bị Từ Giai đuổi về nhà, nên đành làm trái tính cách, lắm mồm vài câu:
- Y chịu ấm ức lớn như thế, gặp ông ta nên cười vẫn phải cười, ta thấy cứ như y còn tôn kính Từ Giai hơn xưa vậy.

- Học cái đó ta nghẹn chết mất.
Cao Củng lắc đầu, rồi cười lạnh:
- Từ Giai đúng là mù mắt, không nhận ra đứa học sinh này như cùng một khuôn với lão ta đúc ra, ta thấy tương lai lão ta thế nào cũng bại trong tay Thẩm Mặc.

- Phải, Thẩm Mặc tâm cơ thâm trầm, giỏi tính kế, ta ít thấy ai được như vậy ... Ông đã từng thấy một các lão 30 tuổi chưa? Cho nên ta mới nhịn y hết lần này tới lần khác, đáng tiếc Từ Giai bị một cái lá che mất núi Thái Sơn.

- Chúng ta cùng rửa mắt mà đợi đi.
Cao Củng bật cười.

Đại nội chẳng phải chỗ tán dóc, hai người nói một lúc thì chia tay, Dương Bác về lại bộ, Cao Củng tới cung Càn Thanh.

Thông báo xong, Cao Củng đợi ở cửa cung rất lâu Phùng bảo mời truyền ông ta vào.

Cao Củng sắc mặt rất khó coi, vì ông ta đoán ra hoàng đế tám phần lại dâm dục giữa ban ngày rồi. Long Khánh đăng cơ chưa tới nửa năm, nhưng cái danh háo sắc đã lan khắp toàn triều, nghe nói mỗi ngày hắn sủng hạnh mấy mỹ nữ khác nhau, từ sáng tới tôi không rời vòng tay mỹ nhân.
Kết quả bị người ta đặt cho cái biệt danh "tiểu mật phong” thành trò cười của quan trường.

Thân là đế sư, Cao Củng thấy mất mặt lắm, càng lo cho long thể của hoàng đế, cho nên nhìn thấy khuôn mặt hao mòn vì buông thả tình dục của Long Khánh, ông ta quỳ xuống khuyên:
- Hoàng thượng , nhân chủ thâm cư cấm dịch, tả hữu nịnh hạnh khuy tý bách xuất, hoặc dĩ yến ẩm thanh nhạc, hoặc dĩ du hí kỵ xạ. Cận tắc tổn tệ tinh thần, tật bệnh sở do sanh. Cửu tắc phương luy chánh sự, nguy loạn sở do khởi. Bỉ giả nhân ngôn tịch tịch, vị bệ hạ yến nhàn cử động, hữu phi lượng ám sở nghi giả ..

Đại ý là, hoàng thượng, người cả ngày ở trong thâm cung, chẳng gặp một người tốt, cứ suốt ngày chung chạ với đám thái giám nịnh nọt ngài làm điều bậy, dụ dỗ ngài làm chuyện hoang đường, như thế nguyên khí mau chóng tổn hại, bệnh tật từ đó sinh ra. Lâu dần sẽ khiến đại thân xem thường, tiểu nhân sinh lòng quá phận, làm quốc gia nguy loạn. Hiện giờ bên ngoài đồn thổi, hoàng thượng có chút hành vi không nên ở kỳ tang lễ, đây khẳng định là lời bậy ba. Nhưng thần không thể không nói với hoàng thượng một tiếng, mong ngài chú ý sức khỏe, cho tiểu đệ nghỉ ngơi một thời gian, đừng làm chuyện xấu tổn uy đức kia nữa.

Cao Củng tuy nói rất uyển chuyển, nhưng Long Khánh chưa tới mức không hiểu được, ngượng ngụng nói:
- Làm sư phụ lo lắng rồi, không có chuyện đó đâu, gần đây trẫm thanh tâm quả dục lắm..
Nói tới đó vô thức đưa tay lên gãi đầu, ai ngờ một cuốn sách từ ống tay áo rơi xuống.

Chẳng cần tới gần, đứng xa cũng thấy một đôi nam nữ dùng một tư thế khó coi quấn lấy nhau ...

Long Khanh đỏ mặt vội khom người nhặt lên, còn cho rằng Cao Củng không nhìn thấy, nói:
- Sách tranh ấy mà.

Cao Củng đành vờ đi không thấy.

Long Khanh ban Cao Củng ngồi, rồi hỏi:
- Sư phụ tới có chuyện gì thế?

Cao Củng bấy giờ mới nhớ ra việc chính, đưa tài liệu hộ bộ lên:
- Đây là kết quả kinh sát sơ bộ, mời hoàng thượng ngự lãm.

- Quốc sự có sư phụ, trẫm rất yên tâm.
Long Khánh không xem, nói luôn:
- Sư phụ thấy được là được.

Cao Củng lắc đầu:
- Lão thần không thể vượt quyền.
Thấy bộ dạng Long Khánh như thế, tận đáy lòng ông ta mong hắn có thể thay đổi, nên đi ngược lại tư tưởng "thiên tử cai trị không cần làm gì" của ông ta.

- Vậy cứ để tạm đó.
Long Khánh đành nhận lấy, nắm tay Cao Củng nói:
- Năm mới hai chúng ta còn chưa có lúc nào nói chuyện với nhau nghiêm chỉnh, giờ khó khăn lắm mới rảnh, chúng ta nói chuyện một chút.

Cao Củng kín đáo rụt tay về:
- Thần cũng rất nhớ hoàng thượng, lần đầu đón năm mới trong cung, hoàng thượng có quen không.

- Có gì mà không quen, bình thường thôi mà .
Long Khánh thầm nghĩ :" Trẫm ngày nào chả giống năm mới, còn cảm thấy gì được nữa?" Lại nói:
- Nghe nói sư phụ đóng cửa, cả xuân tiết tiêu dao bên ngoài?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.