Cho Em Mượn Bờ Vai Anh Lần Nữa II

Chương 29: Đốt sông




Sa Vật Lượt cung kính đáp.
- Vi thần nguyện ra sức vì hoàng thượng.

- Còn cái đồng hồ báo giờ tiên sinh tặng ta cũng rất thích, nhưng trong cung không ai biết dùng, phải nhờ tiên sinh tới chỉ dẫn một phen.

Với yêu cầu của hoàng đế, Sa Vật Lược đương nhiên là đồng ý cả.

Trong ba ngày tiếp theo, Sa Vật Lược chẳng ngại ngày đêm giải thích nguyên lý và cách sử dụng đồng hồ cho thái giám nghe. Đám Phùng Bảo khổ công học tập, đề phòng sai sót, còn viết lại lời Sa Vật Lược không thiếu một chữ.

Long Khánh cho Sa Vật Lược thân phận "nhạc sư cung đình" cho phép ra vào cung dạy tiểu thái giám học tập nhạc khí tây dương, sau đó do bọn họ truyền lại cho Lý phi.

Sa Vật Lược thông qua năng lực giao tiếp cực giỏi, chỉ dạy đám thái giám ba ngày đã rất thân thuộc. Qua chuyện trò, ông ta biết kỳ thực quý phi của hoàng đế muốn học nhạc khí, liền lấy làm lạ hỏi:
- Vì sao không trực tiếp tới học mà còn nhờ các vị truyền thụ, như thế hiệu quả kém đi nhiều.

Đám thái giám cười ha hả:
- Ngài muốn trực tiếp dạy nương nương cũng được, chỉ cần giống chúng tôi, làm một đao ở phía dưới là xong.

Sa Vật Lược mặt dù khổ tu không gần nữ sắc, nhưng không đại biểu ông ta có thể vứt bỏ của quý, thấy đám thái giám nhìn mình với ánh mắt bất thường, liền cảm thấy sống lưng lạnh toát, vội che phía dưới:
- Không, không không ...


Sa Vật Lược qua nhiều năm quan sát, phát hiện quy củ vận hành ở Đại Minh, muốn được truyền bá phúc âm, phải có chí tôn hoàng đế ủng hộ, cho nên mới ra sức lấy lòng người trong cung.

Chính vì thế Sa Vật Lược và truyền giáo đội của ông ta đem mục tiêu khóa chặt lên người Long Khánh. Nhưng bọn họ quá nóng lòng, vứt bỏ con đường Thẩm Mặc vạch ra.

Kết quả khi bọn họ ra sức kéo gần quan hệ, làm vui lòng hoàng đế, khiến một số người ngứa mắt, đầu tiên là quan viên lễ khoa dâng tấu nói :" Người tây dương không cùng tộc với chúng ta, mang theo toàn đồ của phương sĩ thần tiên, kẻ lai lịch bất minh này sao có thể để lại?"

Nội các xin chỉ thị, Long Khánh đương nhiên không vui, áp tấu sớ xuống. Thấy hoàng đế không trả lời, quan viên lại dâng tấu, lấy quy củ triều đình ra, nó sứ đoàn ngoại quốc lưu lại kinh thành có hạn chế thời gian, bọn họ đã gặp hoàng đế rồi thì phải nhanh chóng trở về.

Sau đó là quan viên lễ bộ liên tục dâng tấu, Long Khánh không chịu nổi phiền phức, đành không cho Sa Vật Lược vào cung nữa.

Lúc này Sa Vật Lược mới biết, chỉ lấy lòng mỗi hoàng đế là còn xa mới đủ, vì ảnh hưởng số đông quan viên, thậm chí còn hơn cả hoàng đế đơn độc.

Truyền giáo đoàn cuống lên, bọn họ hối hận không nghe lời Thẩm Mặc, giờ bị số đông ghét bỏ rồi, cả hoàng đế cung không quan tâm nữa ... Nếu cứ thế rời Bắc Kinh, 20 năm nỗ lực của giáo hội Da Tô sẽ trôi theo dòng nước, không ai gánh được hậu quả này.

Sa Vật Lược đành đi cầu cứu Thẩm Mặc, nhưng không được tiếp đón, ông ta biết Thẩm đại nhân bất mãn, lòng hết sức hổ thẹn. Trở về viết một bức thư, biểu đạt xin lỗi, đồng thời thề không làm trái ý y nữa, xin y ra tay giúp đỡ.

Có giấy trắng mực đen, Thẩm Mặc mới bảo quan viên thủ hạ ngừng công kích, đồng thời bảo học sinh ở công bộ dâng tấu xin hoàng đế giữ đám Sa Vật Lược ở lại kinh thành để xây dựng tháp chuông đồng hồ.

Lời này nói trúng lòng Long Khánh, nhưng hắn nghe lời Thẩm Mặc, không hạ chỉ phê tấu sớ, mà sai thái giám thông báo cho đám Sa Vật Lược có thể thường trú tại Bắc Kinh, mỗi tháng do đại nội chi trả phí sinh hoạt.

Cùng lúc này quốc vương Lạp Cổ Tô Lai Mạn của Lữ Tống phái người tới Đại Minh cầu viện, người Tây Ban Nha tới, nội bộ bọn họ chưa đánh đã loạn, chia làm hai phái, phái chủ chiến của Cổ Tô Lai Mạn chủ trương né tránh mũi nhọn, lui về phương bắc tích tụ lực lượng chuẩn bị tái chiến.
Phái chủ hòa của Lạp Cổ Mãn Thàn Đặc cho rằng kháng cự chỉ tăng thêm thương vong không bằng đầu hàng.

Hai bên tranh chấp mãi không xong, cuối cùng ai đi đường nấy, Tô Lai Mạn dẫn bộ đội rời khỏi Mã Ni Lạp, còn Mã Thản Đạt triệt bỏ công sự phòng ngự, cho người Tây Ban Nha không hao tổn chút nào tiến vào Mã Ni Lạp.

Ngày 19 tháng 05 năm nay, tướng lĩnh hải quân Tây Ban Nha là Lê Nha Thật Bỉ tuyên bố chiếm lĩnh Mã Ni Lạp, bắt đầu thống trị thực dân.

Ngày 03 tháng 06, Tô Lai Mạn liên hợp mười mấy bộ lạc phát động phản công người Tây Ban Nha, đáng tiếc đã thất bại. Tô Lai Mạn kiên trì tác chiến mấy tháng, kết quả bị đuổi khỏi lục địa, cuối cùng trong một lần hải chiến, đã hi vinh vì nước.

Đương nhiên người dân Lữ Tống không chấp nhận hiện thực tàn khốc này, bọn họ vẫn lấy danh nghĩa Tô Lai Mạn, tiếp tục chiến đấu chống lại phản kháng kẻ thực dân.

Làm Thẩm Mặc lo lắng là chủ thể phản kháng đã chuyển từ bộ lạc đương địa sang người Hoa, so với thổ dân đương địa tính cách cam chịu, người Hoa nhìn rõ vận mệnh của mình hơn.
Một khi người Tây Ban Nha đứng vững chân ở đây, chờ đợi mình chỉ có đồ sát hoặc nô dịch.
Cho nên bọn họ gánh lấy trách nhiệm phản kháng kẻ xâm lược, đồng thời cầu viện những hải thương hay qua lại thân thiết, hi vọng được bọn họ giúp đỡ.

Thực lòng mà nói, những hải thương kia rất muốn giúp, bọn họ kinh doanh trên biển nhiều năm, hiểu tầm quan trọng của khống chế tuyến đường biển ...

Mỗi năm thuyền đội qua Lữ Tống tới Mặc Tây Ca, đều bị người Tây Ban Nha thu thuế cực cao hơn hai ngàn vạn, còn chi phí bổ xung đắt đỏ, chẳng khác gì chặn đường ăn cướp.
Nếu như có thể đuổi người Tây Ban Nha ra khỏi Lữ Tống, hoặc ít nhất là khiến chúng không dám tùy tiện thu thuế nữa, với hải thương mà nói là tin mừng lớn.

Nhưng Nam Dương thuộc phạm vi thế lực của thuyền chủ Ngũ Phong, ông ta chưa lên tiếng, không ai dám lỗ mãng giúp đỡ, chỉ len lén bán cho họ chút vũ khí.

Đương nhiên nguyên nhân chủ yếu là vì người Tây Ban Nha vũ khí tối tân, sức chiến đấu mạnh mẽ, mọi người mong lão thuyền chủ đi đầu. Nhưng Vương Trực mãi không tỏ thái độ, vì ông ta đợi ý kiến của Thẩm Mặc. Vương Trực thường nhớ lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi kia, khi đó vị đại nhân ấy còn rất trẻ, đã dự đoán được chính xác chuyện xảy ra mấy năm sau.

Vương Trực nhờ đó mà kiếm khẳm, chẳng cần hâm mộ Từ Hải nữa. Nếu như đổi lại là Từ Hải chắc chắn đã gọi huynh đệ đi đập vỡ đầu người Tây Ban Nha rồi, nhưng Vương Trực tuổi đã cao, chuyện gì cũng cầu ổn thỏa, vả lại ông ta biết hạm đội Tây Ban Nha vô địch thế giới, lục chiến cũng vô cùng lợi hại. Có nên chọc vào kẻ địch hùng mạnh này không, Vương Trực do dự, muốn nghe ý tứ của Thẩm Mặc, cùng phản ứng của triều đình rồi mới quyết định.

Rốt cuộc có khai chiến với người Tây Ban Nha hay không, cần quyết sách của Thẩm Mặc.
Từ tình bảo tổng hợp, lúc này lục chiến đội của người Tây Ban Nha ở đảo Lữ Tống chừng 500 người, cùng 200 quan binh hải quân, đó là lực lượng nòng cốt của Lê Nha Thực Bỉ, số thủy thủ da đen và binh sĩ Ấn Độ tuy đông nhưng gần như không có sức chiến đấu.

Người Tây Ban Nha vốn thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng, lại phải chia quân trú ở Mã Ni Lạp và Túc Vụ, sở dĩ chúng dám phạm vào đại kỵ binh gia, vì chúng căn bản không coi thổ dân bản địa vào đâu.
Khi chinh phục quần đảo Tây Ấn, bọn chúng chỉ dùng 400 lục quân, 100 hải quân; chinh phục Mặc Tây Ca, được gọi là cuộc chiến gian khổ nhất trên lịch sử thực dân Tây Ban Nha cũng chỉ dùng tới 800 lục quân.

Thẩm Mặc biết sức chiến đấu của Vương Trực, hạ Mã Ni Lạp thì không thành vấn đề. Vấn đề là liệu có chọc giận người Tây Ban Nha không?

Phải biết thời ấy trên hải dương có hơn ngàn quân hạm Tây Ban Nha, có gần vạn lục quân tinh nhuệ bảo vệ lợi ích và hải quyền của đế quốc lớn nhất thế giới.
Cho nên một khi khai chiến có khiến chủ lực Tây Ban Nha có kéo tới hay không cần suy nghĩ cho kỹ.

Sau khi xem xét kỹ càng, Thẩm Mặc cho rằng, chủ lực người Tây Ban Nha không thể rời khỏi lãnh thổ Châu Âu, lý do có ba điều.

Thứ nhất, khoảng cách hai bên quá xa, mất 8 tháng trời mới tới, huống hồ Châu Á và Châu Phi là phạm vi thế lực của người Bồ Đào Nha, sao có thể cho chúng mượn đường để đụng chạm vào sân sau của mình?
Cho nên người Tây Ban Nha muốn tới Lữ Tống phải tới Mặc Tây Ca (Mexico) trước, sau đó vượt qua Thái Bình Dương tới mục tiêu, ít nhất mất một năm ba tháng, đó là chặng đường khó khăn khủng khiếp, với kinh nghiệm hàng hải khi đó, đi biển một năm, tỉ lệ tổ thất nhân viên tới 50%, người Tây Ban Nha không chịu nổi tổn thất này.

Thứ hai, dù người Tây Ban Nha đã đánh bại nước Pháp, quốc lực tới đỉnh cao, nhưng gặp phải kẻ địch quá nhiều. Đồng thời đón nhận khiêu chiến của Hà Lan, Anh và ứng phó với chiến tranh ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức.
Quân đội có nhiều tới đâu cũng bị kiềm chế ở Châu Âu, không phải rút quân ở thuộc địa về đã là giỏi lắm rồi, sao mà điều quân đi được nữa.

Thứ ba, học sinh ngoan Thẩm Mặc còn nhớ sách giáo khoa lịch sử nói Tây Ban Nha thôn tính Bồ Đào Nha vào năm 1508, tức là bốn năm sau. Hiển nhiên người Tây Ban Nha sớm có kế hoạch bắt giặc bắt vua trước, tiếp quản thực dân Á Phí, không thể để xảy ra chuyện ngoài ý muốn vào lúc này được.

Tổng hợp ba lý do trên, Thẩm Mặc tin, nếu không có thâm thù đại hận, thì dù Phì Lực đệ nhị cuồng nhân chiến tranh, cũng không viễn chinh mỏi mệt tới phương đông xa xôi.

Cho nên kẻ địch tranh đoạt Lữ Tống chỉ có thể từ Mặc Tây Ca và Nam Mỹ tới, sức uy hiếp nhỏ hơn nhiều, chỉ cần kế hoạch thỏa đáng, có thể nhân cơ hội này đứng vững tại Lữ Tống.

Thẩm Mặc đập bàn nói:
- Trời cho không lấy, ắt sẽ bị phạt.

Quyết định xong, Thẩm Mặc bảo Hồ Dũng:
- Chuẩn bị kiệu, ta muốn tới lại bộ.

Nghe tin Thẩm Mặc tới chơi, Dương Bác cau mày nói với người bên cạnh:
- Mèo mò vào nhà ban đêm, chẳng phải chuyện tốt, e rằng tên tiểu tử này muốn tính kế ta.
Dương Bác tự cho mình tinh minh, nhưng lần nào cũng bị Thẩm Mặc quay cho chóng mặt, cuối cùng bị bán còn giúp y đếm tiền.

Xa đâu chưa nói, lần binh biến Tuyên Đại gần đây, ông ta ra thành đàn áp, gặp Thẩm Mặc ở cổng thành, cả đường đi y nhũn nhặn nói lời ngon ngọt.
Kết quả bản thân bị mê hoặc, tưởng Thẩm Chó Đen thành thanh niên lỡ bước, tưởng y có thể lãng tử quay đầu.

Chính vì tin lời Thẩm Mặc, ông ta mới không xử phạt Mã Phương, còn phái hắn theo Thẩm Mặc xuất chinh. Đáng lẽ mình đủ lấy đức báo oán rồi chứ? Ai ngờ tên tiểu tử đó chỉ cảm kích bề ngoài, trộm binh phù của mình, điều Thần cơ doanh của Thích Kế Quang đi.

Tới mức đó rồi Dương Bác vẫn ảo tưởng về lời hứa của Thẩm Mặc, tới khi tin thắng trận truyền về, ông ta mới tỉnh mộng, đáng hận cả đời anh minh bị tên tiểu tử đó làm cho chảy ra sống ra biển hết.

Nghĩ tới đó Dương Bác tức phát điên, nhưng đối phương nay đã khác rồi, đã thành đại học sĩ. Dù ông ta chẳng để các lão vào trong mắt, nhưng "thà bắt nạt người già, chớ khinh khi thiếu niên", Dương Bác không muốn gây họa cho con cháu, nên dù lòng trăm lần chẳng muốn vẫn phải mặc quan phục tới sân nghênh đón.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.